Monday, June 29, 2020

Ly cà phê về Steve Bannon

John Bolton trong quyển sách mới của mình, tuy nói Trump không ra gì, nhưng vẫn giành những lời lẽ tôn trọng đối với Steve Bannon. 

Steve Bannon là một nhân vật rất đặc biệt, lúc còn làm việc ở Bach Cung, office của ông nằm sát phòng làm việc của Jared Kushner, kế phòng Kushner là phòng bầu dục – phòng của POTUS Donald Trump. Thiên hạ giành mọi sự chú ý cho Donald Trump, mà quên mất rằng trên chặng đường đi vào Bach Cung, người trong bóng tối điều hành rất nhiều sự tình là Steve Bannon. 

Có một chuyện thú vị, nơi này hay nhắc tới Ronald Reagan khi nói về Donald Trump. Quả tình là khi Ronald Reagan rời nhiệm sở vào năm 1988, ông để lại một tình huống có phần khó hiểu cho nhiều người Mỹ lúc đó. Nguyên do là các đồng minh của Hoa Kỳ ở Âu Châu, Nhật Bản, và Trung Đông hầu như không phải móc hầu bao như đã hứa, và qua đó lợi dụng sự bảo vệ của Hoa Kỳ trong nhiều năm. Năm 1988, Donald Trump đã nhắc về chuyện này trên Oprah show. 

Donald Trump có một thứ mà Bannon nhìn ra, không hề có ở các chính trị gia khác: ông rất thật. Chính trị gia phải gặp nhiều hạng người. Và nhiều khi, vì để bảo vệ bản thân, nhiều lúc họ nói rất nhiều mà sau cùng chẳng ai nhớ là họ nói gì. Thứ kiểu cách sáo rỗng trở nên thịnh hành từ lâu, rằng dẫu sự tình có thế nào thì người ta vẫn phải ứng xử và nói chuyện trong một khuôn phép và nguyên tắc nhất định. Chính vì vậy nên nhiều khi lắng nghe chính trị gia, cũng như là dò radio, cứ phải lắng nghe thông điệp “between the lines”. 

Donald Trump và Bannon có điểm chung, là cả hai đều dày dạn kinh nghiệm thương trường, sau làm ăn trong lĩnh vực truyền thông cũng rất thành công. Nên trái với nhiều người nghĩ, Donald Trump thực ra rất biết read the audience, và rất biết cách nói chuyện. Ông nói chuyện với dân Mỹ ruộng rất thoải mái; ice breaking, pha trò,… rất điệu nghệ. Ngược lại, Marco Rubio, Ted Cruz, và Mitt Romney học sâu hiểu rộng đều không có cái khả năng đó. 

Hơn nữa, Donald Trump là một counter puncher: ai nện ông, ông nện lại. Nếu như ông biết ai là đối thủ của ông, ông tiên hạ thủ vi cường, đi kiếm chuyện trước. Mitt Romney không bao giờ làm vậy. Mitt Romney là một loại người thích hợp cho công việc ngoại giao, hay quản lý nhân sự, chứ không phải là một chiến binh mà người Republicans tìm kiếm. Nhưng chính vì người Republicans cũng loay hoay không biết nên chiến đấu thế nào, thì lại xuất hiện ông bợm Donald Trump. Và họ thấy ông rất hiệu quả. Ai đấm dưới thắt lưng ông, ông chơi tới bến. Mitt Romney đối diện với những chuyện như vậy, lại né đi và dùng thái độ ôn hòa đối đãi, ông giải quyết xung đột rất nhanh. Nhưng là lãnh đạo thì không, vì ông không inspiring. Ông không hiểu và không có khả năng đấu với người Democrats, chứ đừng nói tới người Cộng Sản. 

(Note: đây có lẽ là kinh nghiệm cho rất nhiều người ở Việt Nam. Bởi vì suy cho cùng, cái biệt tài nói những chuyện phức tạp từ thượng tầng chính trị và truyền tải lại đối với người dân lao động ở dưới, vốn có trí nhớ ngắn hạn và suy nghĩ nông cạn là một tài năng vô cùng quý giá.

Bannon và Trump cũng nhìn ra một sự tình. Người dân lao động ở Hoa Kỳ, nhất là nhóm người da màu, kỳ thực là những người có tư tưởng convervative. Trong khi người Democrats, đám radicals lại chủ yếu tới từ nhóm người có trình độ cao hơn một chút, ở trong các trường đại học, các công ty công nghệ. Dẫu rằng nhóm này có tầm ảnh hưởng, nhưng cái quyết định nền kinh tế Hoa Kỳ, vẫn là lớp người lao động ở công xưởng. Bannon lớn lên ở những khu dân cư như vậy ở Richmond, Virginia, nên ông hiểu rõ rằng lớp người này mới là lợi thế của người Cộng Hòa.
Và vì vậy, nên thông điệp tranh cử của Trump, như bạn đã thấy, là tập trung mang lại công việc cho người Mỹ. Đặc biệt là công việc ở hãng xưởng, vốn đã bị rơi vào tay Trung Quốc dưới thời Bush và Obama.
Người Democrats trong khi đó, lại chọn đi một nước cờ sai lầm, là họ bước quá sâu vào identity politics – chính trị dựa trên màu da, định hướng giới tính. Bởi vì cho tới cuối ngày, cái mà người dân Mỹ quan tâm là có thức ăn ở trên bàn hay không? Cho tới khi người Democrats nhận ra sai lầm, và thoát ra khỏi cái ổ nhền nhện đó cũng mất rất nhiều thời gian, vì nhóm identity politics trong đảng này đã quá mạnh.

(Identity politics, identity communisms là một nhóm theo chủ nghĩa Cộng Sản và chính trị dựa trên màu da sắc tộc và định hướng giới tính)

Hơn nữa, toàn cầu hóa là một khái niệm xa vời, và nhiều khi, có phần nhức đầu. Người lao động bình thường suy cho cùng, cũng chỉ quan tâm tới sự ổn định của pay cheque. Một khi công việc không còn nhiều như trước nữa, mọi câu chuyện về một thế giới không còn biên giới là chuyện ở đâu đâu, và thiên hạ vẫn phải lo kiếm tiền trả bills, hay lấp đầy cái bao tử sôi ùng ục.

Donald Trump đọc được tín hiệu đó, nhờ cố vấn từ phía Bannon, nên từ năm 2016 trở đi, Bannon liên tục đưa vào bài phát biểu của Trump những từ ngữ phác họa Donald Trump là một người theo chủ nghĩa quốc gia cực hữu, dân túy. Nhờ Steve Bannon, mà một team được thành lập, liên tục liên lạc với những người Cộng Hòa kỳ cựu trong đảng. Nhóm người này gọi là “standard-bearer”, nói ra thì có hơi phức tạp. Có thể hiểu là họ là những người bảo vệ cho các giá trị truyền thống của người Cộng Hòa, trong khi Donald Trump là một ứng viên làm họ ngứa mắt. Ngứa mắt tới độ thà thua Hillary Clinton cũng được. 

Steve Bannon là chất xúc tác làm thay đổi cục diện đó, với lời hứa rằng Donald Trump sẽ o bế những thẩm phán thiên hữu vào hệ thống tư pháp vốn rất thiên tả từ cuối những năm Bush 43 trở đi. Dần dần Steve Bannon thuyết phục được nhóm người này. Vì suy cho cùng, trong thể chế tam quyền phân lập, POTUS phần nhiều vẫn chỉ có tầm quan trọng ở mức đại diện cho quyền lợi của Hoa Kỳ đối với thế giới bên ngoài. Rất nhiều sự tình bên trong thì còn có thống đốc các tiểu bang, và hệ thống tư pháp độc lập vận hành. Bush 43 từng đưa lộn một ông thẩm phán thiên tả và nhát gan là John Roberts vào tối cao pháp viện, việc này người Cộng Hòa không bao giờ quên. Donald Trump khi trở thành tổng thống, đã hoàn thành lời hứa đó bằng hàng loạt các thẩm phán thiên hữu tòa địa phương, cũng như ở Tối Cao Pháp Viện là Brett Kavanaugh. 

Donald Trump, cũng như Ronald Reagan, ông cao tới 6 feet 2, bờ vai ngang rất rộng, và hàm vuông rất khỏe. Điểm khác giữa Trump và Reagan rằng Trump có một đôi mắt rất nghiêm túc, trong khi Reagan rất tình cảm. Người Democrats rất ghét cả hai. Họ ghét Reagan tới độ chỉ hòng muốn giết ông cho được, chỉ tiếc là vụ ám sát không thành, đạn nhắm vào tim lại chệch đi vài cm. Ronald Reagan không những không chết, còn trải ra một con đường tranh cử hết sức dễ dàng cho người sau là Bush 41. 

Bannon từng được so sánh với Valerie Jarett, quân sư của Barrack Obama – thậm chí có người từng cho rằng real president chính là Valerie Jarett, chứ không phải Obama trước khi Trump bước vào tòa Bạch Cung. 

Ý tưởng về việc bức tường biên giới với Mexico không biết Trump lấy từ đâu, nhưng người liên tục thúc giục Trump phải làm cho bằng được chuyện này chính là Bannon. Sự tình này rùm beng tới mức người ta tưởng chừng như Trump sẵn sàng shut down government nếu Congress không thông qua ngân sách cho chuyện này. Nhờ có việc xây dựng bức tường, dòng người nhập cư lậu giảm hẳn ở biên giới phía Nam, nhân lực lao động từ đó trở nên khan hiếm, công việc nhiều hơn và lương cơ bản cũng bắt đầu cao hơn. Nên cái bức tường đó, kỳ thực hết sức hiệu quả.

Bannon cho rằng chừng nào người Democrats còn dùng lá bài identity politics, chừng đó họ không thể nào nhắc tới vấn đề kinh tế vốn hết sức quan trọng đối với các gia đình tại Hoa Kỳ. Và vì vậy, không cần engage với người Democrats trên phương diện đó. Suy cho cùng, người Mỹ gốc Phi cần là đời sống tốt hơn, chứ không phải là việc đào lại những vết thương phân biệt chủng tộc đã xảy ra vài tram năm trước. 

Ngoài ra, có hai việc nữa có dấu ấn của Bannon, chính là Trump rút khỏi Paris Accord, và rút luôn khỏi TPP. Việc này đặt Bannon vào thế đối đầu với Jared Kushner và Ivanka. 

Tháng 8, năm 2017, Bannon rời tòa Bạch Cung, với rất nhiều lời đồn đoán về xung đột với “Javanka” – vợ chồng Jared và Ivanka. 

Sau đó, ông trở lại Breibart News, và kể từ chuyện Covid-19, người ta lại thấy ông xuất hiện với tỷ phú lưu vong Quách Văn Quý. Ngày 4/6, nhân sự kiện Lục Tứ, ông cùng Quách Văn Quý và Hác Hải Đông đọc tuyên ngôn về một Liên Bang Trung Hoa mới. 

Ý tưởng về Liên Bang Trung Hoa mới, theo chia sẻ từ Quách, chính là từ Bannon. Bởi vì việc Quách Văn Quý và rất nhiều người Hoa đang làm, chính là lật đổ Trung Cộng. Để có danh nghĩa làm công việc này, đồng thời nhận được sự ủng hộ của các quốc gia Âu Châu đang ngày càng nhận rõ bộ mặt của Trung Cộng, việc ủng hộ Liên Bang Trung Hoa là một nước cờ khá hữu ích, vì cũng mở ra một cánh cửa để Âu Châu quay lại thị trường Hoa Lục hậu Cộng Sản. Liên Bang Trung Hoa mới xuất hiện, đã làm nức lòng nhiều người Hoa ở hải ngoại, và những người ở quốc nội hiểu chuyện.

Một thân phận khác cho người dân Trung Hoa không còn dính dáng tới Cộng Sản là điều mà họ mơ ước. 

Dân Việt Nam thì sao? Có lẽ bạn tự trả lời câu hỏi đó. 

Xin tạm dừng ly cà phê này ở đây.

FB Andrew Nguyen

No comments:

Blog Archive