Saturday, June 6, 2020

LẠI CHUYỆN BẠO ĐỘNG DA ĐEN

Vụ cảnh sát Minneapolis chặn cổ một anh đen đến chết đã kích động hàng loạt biểu tình phản đối của dân, phần lớn là da đen. Mới đầu thì các cuộc biểu tình phản đối cảnh sát bộc phát trong ôn hòa tại Minneapolis, rồi mau chóng biến thành nổi loạn cướp bóc, tràn lan ra cả nước.

Kịch bản này hầu như đã thành kịch bản cổ điển tiêu biểu cho cái xứ Kỳ Cục này từ lâu rồi. Mười lần như một, giống nhau, từ thời Eisenhower tới Obama, chứ không phải là phát minh mới dưới thời Trump. Cái khác biệt chỉ là tên các tài tử chính, thời điểm và địa điểm đóng tuồng.

Ta xem lại để hiểu cho rõ hơn.

Trước hết, phải nói ngay là có HAI chuyện đã xẩy ra chứ không phải là MỘT chuyện, tuy hai chuyện có liên hệ ít nhiều với nhau.

Chuyện thứ nhất là vụ cảnh sát quá tay giết chết một anh da đen, và chuyện thứ hai là chuyện nổi loạn cướp bóc.

CẢNH SÁT QUÁ TAY

Câu chuyện chỉ là chuyện lắt nhắt nhưng lại đưa đến hậu quả chết người.

Anh da đen George Floyd vào tiệm mua bánh ngọt gì đó, trả tiền bằng tờ giấy 20 đô, chủ tiệm khám phá ra là tiền giả, gọi cảnh sát đến bắt, còng tay anh ta, lấy đầu gối đè lên cổ và gáy anh ta, chẳng hiểu vì lý do hay nhu cầu gì, rồi anh ta chết.

Hai lần giảo nghiệm đã được thực hiện. Theo giảo nghiệm thứ nhì, anh bị chặn cổ, máu không lên óc được trong ít nhất 5 phút, chết tại chỗ, trước khi lên xe cứu thương.

Các video về nội vụ cho thấy anh Floyd đã bị còng tay sau lưng, bắt đứng tựa vào tường, trong 3 phút đầu không có gì đặc biệt xẩy ra. Rồi anh ta bị giắt qua một chiếc xe cảnh sát bên kia đường để đưa về bót. Sau đó video bị gián đoạn, khi chiếu lại thì thấy anh này đã bị còng tay sau lưng, đè nằm xấp và bị anh cảnh sát da trắng lấy đầu gối chặn cổ rồi. Rất có thể trong khúc video bị gián đoạn, anh Floyd đã chống cự mạnh nên mới bị đè xuống đất.

Câu hỏi là sao lại còn bị đè xấp mặt xuống đất, chặn cổ họng tới 8 phút trong khi hai tay đã bị còng sau lưng. Nhiều người chung quanh đã hô hoán anh ta đang nghẹt thở, và chính anh ta lúc đầu còn la “Làm ơn, tôi không thở được”, nhưng anh cảnh sát vẫn tỉnh bơ, chấn cổ họng như thường. Ngay cả sau khi anh ta đã nằm bất động vẫn bị chặn họng. Trong khi anh cảnh sát gốc Hmong đứng chặn như không cho dân quanh đó can thiệp cứu anh Floyd.

Việc làm của anh cảnh sát da trắng nhìn qua video khó ai có thể tìm được lý do để bênh vực hay bào chữa giùm, tuy còn phải chờ kết quả điều tra (cả chính quyền liên bang và tiểu bang đã mở cuộc điều tra).

Có nhiều câu hỏi mà cuộc điều tra sẽ phải trả lời, như

- tại sao anh đen khi bị chủ tiệm trả lại tờ giấy tiền giả đã không trốn chạy mà lại bình tĩnh ra xe ngồi cả mấy chục phút chờ cảnh sát tới bắt?

- tại sao trong những phút đầu, anh ta không có chống kháng gì, mà sau đó lại bị đè xấp mặt xuống đất, lấy đầu gối chặn cổ?

Riêng chuyện có phải là ‘diễn tuồng’ không thì nghe hết sức vô lý khi hai vai chính thì một người chết, một người có thể đi tù ít nhất 25 năm. Ai khùng đến độ chấp nhận đóng tuồng kiểu này?

Trên phương diện nhân đạo, hãy thử tưởng tượng một người thân của chính mình, như con mình, anh em mình đang nằm dưới đất như trong hình thì ta sẽ nghĩ sao? Có tìm quá khứ phạm tội lăng nhăng của nạn nhân để bào chữa cho cảnh sát không? Có tìm cách biện giải anh này đã chết vì yếu tim, cao máu, hay đang say rượu hay đang say xì-ke ma túy không?

Nếu muốn ‘bào chữa’ thì có thể nói anh cảnh sát này đã không được huấn luyện chu đáo để hiểu là lấy đầu gối chặn cổ trong cả chục phút có thể gây chết người. Hoặc giải thích là cảnh sát phải đối đầu với dân hung dữ nhất mỗi ngày nên phải mạnh tay quen rồi. Cùng lắm thì có thể nói anh cảnh sát phạm tội ngộ sát, không phải là cố tình giết người vì kỳ thị, nhưng vẫn là đã giết người vì mạnh tay quá đáng, khó chấp nhận được. Và người dân biểu tình phản đối cảnh sát là chuyện khó tránh.

Tội của anh Floyd là cái tội vớ vẩn xài tờ 20 đô giả, chỉ cần còng tay mang về bót làm biên bản phạt ít tiền là xong. Dù anh ta không bị chặn cổ, có chạy mất cũng chẳng phải là đại họa.

Hành động của anh cảnh sát không phải vì anh thuộc loại ‘thượng tôn da trắng’ kỳ thị màu da vì vợ anh ta là dân gốc Lào, mà chỉ vì tánh vừa ác vừa vô ý thức, không hiểu được hậu quả việc mình làm sẽ nghiêm trọng như thế nào khi mà những vụ bạo hành của cảnh sát vẫn luôn luôn bị dân da đen lợi dụng làm cớ đi cướp bóc, cũng như giúp đảng DC và TTDC khai thác lá bài kỳ thị da đen.

99,9% cảnh sát là những người hùng, làm đúng luật, chấp nhận tính mạng bị đe dọa để giữ an ninh trật tự cho chúng ta, kể cả cho dân da đen trong những khu bất an của họ. Nhưng chỉ cần một hai con sâu là đã có thể làm rầu nồi canh dễ dàng. Nếu vì một vài con sâu đó mà đổ cả nồi canh, chửi bới tất cả cảnh sát, đốt xe cảnh sát, đập phá trụ sở cảnh sát, đòi hủy bỏ luôn cả ngành cảnh sát… thì đúng là ngu xuẩn. Không có cảnh sát, ai bảo vệ chúng ta chống trộm cướp, giết người?

Những cố gắng kết buộc tên cảnh sát này vào TT Trump, coi như hắn là biểu tượng cho tính kỳ thị của Trump, của đảng CH và của hơn 60 triệu người ủng hộ TT Trump quả thật là xuyên tạc thô bạo. Khi anh cảnh sát da đen Mohamed Noor bắn chết bà da trắng Justine Damond cũng tại Minneapolis cách đây ít năm, thì anh Noor có là biểu tượng cho tính kỳ thị da trắng của TT da đen Obama không?

Cảnh sát Mỹ rất mạnh tay, theo luật, có quyền bắn chết nghi phạm tại chỗ, nhưng công bằng mà nói dân da đen Mỹ chắc chắn không phải là hiền như ma sơ, oan như Thị Kính. Những người ngoại quốc không sống ở Mỹ, nhất là dân Âu Châu, khó có thể hiểu được dân da đen Mỹ. Dân da đen Mỹ khác rất xa dân da đen Phi Châu và Âu Châu.

Dân da đen Mỹ là con cháu của nô lệ đã bị dân da trắng hành hạ cả trăm năm. Tuy xiềng xích nô lệ đã được TT Lincoln phá bỏ cách đây cả 150 năm, nhưng vẫn bị kỳ thị nặng cho tới thập niên 1960. Để rồi ngay đến bây giờ vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Loại thiệt thòi ‘khách quan’ chẳng phải lỗi ai cả, là nạn nghèo tuy không đến nỗi đói, ít học, làm lao động nặng mà lương không bao nhiêu, sống trong các ổ chuột tệ hại nhất. Tất cả đã nhốt họ trong nỗi ấm ức, dồn nén, bực mình, lúc nào cũng như nồi nước sôi bị đậy nắp quá kỹ, có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Họ luôn coi cái nghèo của họ, cái ít học của họ, vẫn chỉ là hậu quả của cả mấy trăm năm bị hành hạ, đàn áp, kỳ thị, ngay cả cho đến ngày nay. 

Tám năm dưới ông tổng thống da đen đã chẳng thay đổi được gì. Cần phải nói ngay cả TT Obama cũng đã bị nhiều dân da đen không chấp nhận vì họ cho rằng ông này thật sự không phải là da đen như họ, chưa hề nếm mùi làm nô lệ, bố là trí thức Phi Châu qua Mỹ du học trong khi mẹ là trí thức da trắng. Rồi cả hai vợ chồng Barack và Michelle đều đi học những trường lớn đắt tiền nhất nước của thượng lưu Mỹ.

Sự dồn nén triền miên đưa đến tình trạng đại đa số dân da đen Mỹ rất hung bạo, ăn nói tục tằn, hành xử thô lỗ, nếu có dịp ‘trả thù’ dân da trắng, đi cướp của, tức là đi lấy lại những gì họ cho là đã bị dân da trắng cướp của họ, là họ không bỏ qua. Tội phạm trong các khu da đen luôn luôn cao nhất nước. Dân đa đen chỉ là khoảng 12% dân số Mỹ, nhưng lại là đa số tuyệt đối trong tất cả các nhà tù. Khách du lịch mà đi lạc vào khu đen trong các thành phố lớn của Mỹ như Harlem của New York hay South Central của Los Angeles thì coi như tới số. Cảnh sát trắng cũng như đen đã bắn giết rất nhiều dân da đen, nhưng dân da đen cũng đã bắn giết rất nhiều cảnh sát trắng cũng như đen. Vấn đề ở đây đi xa hơn chuyện màu da rất nhiều. Thậm chí có thể nói chẳng liên quan gì đến màu da gì hết.

Nếu nói ‘lỗi’ thì chẳng phải là lỗi ai hết, mà là lỗi của định chế xã hội -social institution- đã có từ mấy trăm năm. Nói đây là thành tích của chính sách Make America Great Again của Trump chỉ lộ ra tư tưởng chống Trump một cách cuồng và bệnh hoạn nhất, lo bôi bác mà không biết mình nói gì. Những vụ như ta đang thấy đã có từ thời Trump còn mặc tã cho đến ngày “Yes, We Can” của ông tổng thống da đen. Mà lại thường xẩy ra tại những tiểu bang DC chống ‘Make America Great Again’ mạnh nhất.

DÂN DA ĐEN CƯỚP PHÁ

Cảnh sát dùng bạo lực thái quá rồi dân da đen phản ứng bằng cướp bóc là chuyện bình thường trong cái xứ Mỹ hung bạo này. Ai cũng hiểu nhưng chẳng ai biết làm sao sửa đổi.

Một trong những cách sửa đổi là biểu tình phản đối của dân. Nhưng có hai loại biểu tình:

1) nổi loạn cướp phá như trong những hình dưới đây, là chuyện vi phạm tất cả mọi thứ luật mà không ai có thể chấp nhận hay thông cảm được.


2) biểu tình trong an toàn và trật tự như ở Houston trong hình dưới đây, được Hiến Pháp bảo đảm vì đó là biểu tượng của thể chế dân chủ, là người dân nói lên tiếng nói của mình bất kể tiếng nói đó đúng hay sai, là sức mạnh của thể chế dân chủ đúng như TT Bush con đã nhận định, một việc làm không bao giờ xẩy ra được trong các xứ độc tài.

Mà ngay cả biểu tình ôn hoà cũng tùy. Biểu tình phản đối cảnh sát quá mạnh tay và cần phải sửa đổi mô thức hành động là đúng; biểu tình chửi Trump kỳ thị là gian trá khai thác một tai nạn đáng tiếc thành công cụ chính trị phe đảng.

Phải nói cho rõ, yếu tố quan trọng nhất trong vụ lộn xộn hiện nay là đảng DC khai hỏa bằng cách đổ dầu vào lửa. Đảng DC đã cố khai thác lá bài Trump kỳ thị từ 3 năm qua, bây giờ đúng là mùa bầu cử, càng không thể bỏ lỡ cơ hội, tung lá bài kỳ thị tối đa ngay sau khi vụ anh Floyd nổ tung ra. Vừa kích động được quần chúng chống Trump, vừa có cơ hội khiến kinh tế kiệt quệ không phục hồi được, không cho TT Trump cơ hội khoe thành quả kinh tế.

Đổ dầu bằng cách nào?

- TT Trump chỉ trích cảnh sát đã quá mạnh tay, và cũng chỉ trích luôn đám côn đồ đã làm ô danh anh Floyd khi lợi dụng biến biểu tình phản đối thành lý cớ đốt phá hôi của, rồi kêu gọi tái lập an ninh trật tự, mang Vệ Binh Quốc Gia vào nếu cần. Phe DC và đồng minh TTDC ồn ào loan tin nhưng ‘quên’ không đăng cái đoạn TT Trump chỉ trích cảnh sát, mà phóng đại cái phần chỉ trích đám côn đồ đốt phá để tố TT Trump kỳ thị, khiêu khích, chọc giận dân da đen.

- TTDC thổi lửa không ngừng. New York Times chạy tít “Mỹ đang gặp hai đại dịch, đại dịch COVID và đại dịch cảnh sát giết dân đa đen” (chỉ một người da đen bị chết mà NYT đã gọi là ‘đại dịch’, trong khi cả ngàn dân da đen đi đốt phá cướp bóc trên cả nước thì không phải là đại dịch); trang mạng cực tả VOX phán “Vấn đề không phải bạo lực đập phá của đám biểu tình, mà là tính kỳ thị của Trump”. Trang mạng cực tả Slate nhận định “Đập phá tan tành trụ sở cảnh sát là phản ứng hợp lý”.

- Cụ xã nghĩa Bernie Sanders đổ dầu không kém, hô hoán tài phiệt Mỹ đã cướp của dân nghèo tư hơn 40 năm nay, bây giờ dân nghèo phải đáp lễ.

- Bà Hillary mau mắn tố cáo TT Trump cổ võ cho bạo lực khi ông kêu gọi Vệ Binh Quốc Gia tái lập an ninh trật tự vì theo bà không có gì cần đến VBQG. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau tuyên bố của bà Hillary, thống đốc DC của Minnesota đã ra lệnh VBQG của tiểu bang vào thành phố tái lập trật tự.

- Đáng sợ hơn là việc tổ chức thiên tả cực đoan ANTIFA đã cho người đi khắp nơi sách động nổi loạn bạo động. Cảnh sát thành phố Santa Monica tại Cali cho biết đã bắt giữ 400 người biểu tình bạo động, trong đó 95% là dân từ ngoài thành phố xâm nhập vào.

- Nhưng trầm trọng nhất là TT Obama khi ông kêu gọi dân phải làm mạnh hơn, “phải khiến những người lãnh đạo cảm thấy không ổn” (nguyên văn “make people in power uncomfortable”). Một cựu tổng thống kêu gọi dân nổi dậy chống người kế nhiệm là chuyện chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử chính trị Mỹ.

Câu chuyện xẩy ra tại Minneapolis của tiểu bang Minnesota, cả thị trưởng lẫn thống đốc đều thuộc đảng DC, luôn cả cảnh sát trưởng cũng là một ông DC da đen, TT Trump ở tuốt Washington, chẳng dính dáng gì, nhưng nếu ta coi CNN thì có cảm tưởng dường như TT Trump có tới 4 cái đầu, vì ông là cảnh sát trưởng kiêm thị trưởng Minneapolis, cũng kiêm thống đốc Minnesota và kiêm tổng thống Mỹ luôn, là người chịu hoàn toàn trách nhiệm trong toàn bộ câu chuyện, từ cấp địa phương, tiểu bang đến liên bang.

Để có một khái niệm chính xác về tính phe phái của TTDC, dưới thời TT Obama cũng đã xẩy ra không ít vụ cảnh sát giết da đen rồi loạn xẩy ra. TTDC luôn luôn xúm vào hạch tội cảnh sát, không bao giờ có một chữ nào về trách nhiệm của TT Obama.

· 2009: Oakland, CA sau khi cảnh sát bắn chết anh đen Oscar Grant
· 2012: Anaheim, California sau khi hai ông gốc Mễ bị bắn chết
· 2014: Ferguson, MO riots sau khi anh đen Michael Brown bị bắn chết
· 2015: 2015 Baltimore riots sau khi anh đen Freddie Gray bị bắn chết
· 2015: Ferguson unrest khi dân đen biểu tình kỷ niệm một năm anh Michael Brown bị chết
· 2016: 2016 Milwaukee riots sau khi chị đen Sylville Smith bị bắn chết
· 2016: Charlotte riot, sau khi anh đen Keith Lamont Scott bị bắn chết

Nếu muốn nói đúng sự thật thì phải nói vấn đề an ninh trật tự theo Hiến Pháp là chuyện nội bộ thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của các chính quyền địa phương và tiểu bang. Chính quyền liên bang chỉ can thiệp khi các chính quyền địa phương và tiểu bang thất bại, không kiểm soát được tình hình.

Trong vụ anh Floyd này, các thành phố bị loạn lớn nhất, tất cả đều dưới sự ‘cai trị’ của đảng DC hết:

Minneapolis, MN (DC) Mayor Jacob Frey (DC)
Saint Paul, MN (DC) Mayor Melvin Carter (DC)
Los Angeles, CA (DC) Mayor Eric Garcetti (DC)
Oakland, CA (DC) Mayor Libby Schaaf (DC) 
New York, NY (DC) Mayor Bill de Blasio (DC)
Pennsylvania, PA (DC) Mayor Jim Kenney (DC)
Detroit, MI (DC) Mayor Mike Duggan (DC)
Portland, OR (DC) Mayor Ted Wheeler (DC)
Chicago, IL (DC) Mayor Lori Lightfoot (DC)
Atlanta, GA (CH) Mayor Keisha Bottoms (DC)
Washington, D.C. (DC) Mayor Muriel Bowser (DC)
New Orleans, LA (DC) Mayor LaToya Cantrell (DC)
Louisville, KY (DC) Mayor Greg Fischer (DC)

Câu hỏi hiển nhiên của tất cả mọi người: các quan chức DC đâu hết rồi?
Những thành phố và tiểu bang DC bị bạo động mạnh nhất cũng là những nơi bị dịch corona tàn phá mạnh nhất. Họ cai trị dân như vậy sao? Thế thì còn ai muốn một tổng thống DC?

Công bằng mà nói, các quan chức DC ban đầu muốn đổ dầu vào lửa thật, bán cái qua TT Trump để chạy tội, nhưng có lẽ đã không ý thức được hậu quả, ‘lỡ tay’ đổ quá nhiều dầu trong những ngày đầu. Bây giờ cuống cuồng lo dập lửa.

Thống đốc DC của Minnesota cũng đã lên tiếng tố cáo vấn đề bây giờ đã không còn là chuyện anh Floyd bị chết oan nữa, mà đã trở thành cơ hội đi cướp phá hôi của. Ông đã ra lệnh cho 11.000 VBQG ra tái lập trật tự tại Minneapolis. Bộ trưởng Tư Pháp Minnesota cho biết ông có bằng chứng nhiều người từ tiểu bang khác đã vào Minneapolis để sách động dân da đen xuống đường bạo động cướp phá.

Thị trưởng Eric Garcetti của Los Angeles cũng đã báo động “đây không phải là chuyện phản đối nữa, mà là bạo động cướp bóc”.

Về phiá TT Trump, thái độ của ông đã rõ rệt ngay từ đầu.

TT Trump đã nói rất rõ: hy vọng là các chính quyền địa phương sẽ ổn định được tình hình, nhưng nếu họ không muốn làm hay không dám làm thì ông sẽ phải làm, sẽ cho quân đội can thiệp. Chứ chẳng lẽ cả nước ngồi trước TV coi cướp phá cả nước như coi phim hàng động rẻ tiền sao?

Nạn nhân của các cuộc nổi loạn của dân da đen, mỉa mai thay, trước tiên chính là những người da đen chứ không phải dân da trắng.

Đám nổi loạn đập phá, hôi của trong chính các khu da đen của họ chứ ít khi đi xa hơn. Tiểu thương da đen là nạn nhân đầu tiên và nhiều nhất, mà tệ hại hơn cả là không có bảo hiểm nào chịu đền bù thiệt hại vì nổi loạn bạo động -riots-. Sau đó là các siêu thị hay các chuỗi tiệm lớn như Target, Walmart cũng trong các khu đen, đưa đến hậu quả là các tiệm này bị đóng cửa, nhân viên bị sa thải, mà hầu hết nhân viên cũng đều là da đen luôn. Cũng có vài tiệm sang trọng trong khu đại gia tài tử, ca sĩ ở Beverly Hills phiá bắc Los Angeles bị cướp phá, nhưng tiệm Louis Vuitton có bị mất vài cái ví cũng chỉ là muỗi đốt gỗ.

Thảm trạng lớn chính là việc dân da đen giết hại dân da đen nhân danh việc chống dân da trắng.

Nạn nhân chính trị lớn nhất phải là cụ Biden và cả đảng DC. Ta có thể tin chắc là chiêu bài vận động tranh cử mới của TT Trump và đảng CH trong những tháng tới sẽ là ‘an ninh trật tự’ -law and order-, là chiêu bài từ ngàn xưa đến giờ, luôn luôn ăn khách nhất. Cử tri Mỹ, nhất là dân trung lưu và các phụ nữ, luôn luôn coi chuyện an toàn cá nhân là chuyện quan trọng nhất. Và trong câu chuyện này, ai cũng thấy TT Trump là người dám lấy quyết định mạnh để bảo vệ họ chống bạo động, cướp của giết người, trong khi các quan chức DC yếu đuối, run rẩy lo vuốt ve đám nổi loạn. Tiêu biểu nhất là thị trưởng New York. Hình ảnh cụ Biden chẳng những đi dự đám tang anh Floyd mà còn quỳ gối xuống tạ lỗi với anh ta, là một tay du thủ du thực cướp cạn vặt, khó có thể thu phiếu của đại đa số cử tri không phải da đen. Câu hỏi dễ trả lời nhất: các nạn nhân cướp phá sẽ bỏ phiếu cho ai trong kỳ bầu tới? Cho người muốn dẹp loạn hay cho người muốn biện minh cho loạn?

Có một chuyện cần lưu ý: trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đã cảnh báo việc cấm cung quá khắt khe đã khiến rất nhiều người cảm thấy tù túng, bực bội, sẽ gây ra nhiều chuyện bất lợi như trầm cảm, tâm lý dồn ép, lạm dụng rượu và ma túy, sanh ra nạn gia đình cãi cọ, ly dị, cướp của giết người gia tăng,… Hiện tượng nổi loạn đùng đùng khắp nơi là bằng chứng rõ nét nhất của tình trạng tâm lý bị dồn nén, cái nồi nước sôi bị đóng nắp quá kỹ đã nổ tung.

Như DĐTC đã bàn qua, dịch tấn công các khu đen mạnh nhất vì đây là những khu dân nghèo, sống chật chội trong tình trạng thiếu vệ sinh và thiếu tiện nghi nhất (một số lớn nhà không có điện nước vì không trả tiền điện nước đầy đủ mỗi tháng). Họ không thể cách ly được, mà cũng không chịu cấm cung vì khối dân này coi thường các lệnh cấm cung, cách ly và đeo khẩu trang. Vẫn tiếp tục tụ họp ăn nhậu như bình thường.
Việc cả ngàn dân da đen ào ào xuống đường biểu tình bất chấp các biện pháp ngừa dịch như cấm cung, cách ly, đeo khẩu trang,… chắc chắn sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng là giúp dịch corona phát tác mạnh lại. Cái gọi là đợt hai của dịch mà các chuyện gia e ngại sẽ xẩy ra khoảng tháng 9-10 có nhiều triển vọng sẽ xẩy ra tháng tới. Có phải đó cũng là điều ‘phe ta’ mong đợi không?

Nhưng không thấy có bất cứ một tờ báo hay một đài TV hay một chính khách DC nào than phiền về việc dân biểu tình bất chấp mối nguy dịch lây nhiễm này hết. Đọc TTDC, ta có cảm tưởng cô Vi đã về Vũ Hán cùng chuyến bay với tất cả ba cái lăng nhăng cấm cung, cách ly. Mai này dịch phát tác mạnh lại thì lại có dịp tố giác sách lược chống dịch của Trump thất bại.

Tóm gọn lại, biểu tình ôn hòa trong trật tự để phản đối một việc làm có vẻ như bất công, kỳ thị, cần thay đổi, là chuyện hoàn toàn chấp nhận được mặc dù quá sớm khi chưa có kết quả điều tra chính thức. Nhưng lợi dụng để nổi loạn đốt phá trộm cướp, hôi của là chuyện phải bị trừng phạt đích đáng. Luật pháp đã được thiết lập rõ ràng cho những trường hợp như vậy.

Nếu muốn tóm gọn lại thì phải nói hai vấn nạn Mỹ phải giải quyết là sự mạnh tay quá đáng của cảnh sát và tính côn đồ của nhiều thanh niên da đen. Tuyệt đối không phải là vấn đề cảnh sát trắng kỳ thị dân da đen như TTDC mô tả.

Vũ Linh

Đọc Báo Mỹ:

Trọn Vẹn Khúc Phim Về Anh Floyd

Cô Vi Nhường Chỗ Cho Nổi Loạn Trên TTDC – Real Clear Politics:

Cấm Cung, Cách Ly Bất Ngờ Không Cần Thiết Nữa – New York Daily News:

TT Trump Làm Đúng – USA Today:

Đa Số Thầm Lặng Sẽ Bầu Lại Cho TT Trump – The Spectator:

No comments:

Blog Archive