Sunday, November 17, 2019

Thời Sự Hàng Tuần 16 tháng 11, 2019 – Máu nhuộm Hồng Kông Đường!


Đỗ Văn Phúc
Cuộc đấu tranh cho dân chủ của người Hong Kong đã bước qua tháng thứ bảy với những cuộc biểu tình liên tục trên khắp đuờng phố, công viên, khuôn viên đại học; và con số tham dự có khi lên cao đến hơn 1.5 triệu người. Vào thời điểm hiện nay, người biểu tình đã cho thấy quyết tâm của họ là buộc nhà cầm quyền phải quy phục trước những yêu sách chính đáng của dân Hong Kong.
Những cuộc biểu tình đã đi đến tình trạng bạo động khi thanh niên ném gạch đá, bom xăng vào hàng rào nhân viên cảnh sát và ngược lại, phía cảnh sát bắn trả lại bằng lựu đạn cay, vòi phun nước và đạn cao su. Trong hai ngày mới đây, sự đụng độ khốc liệt đã diễn ra bên ngoài khuôn viên trường Đại Học Trung Hoa tại Hong Kong. Sinh viên dùng tất cả những thứ gì có được trong tầm tay để phong toả không cho cảnh sát tiến vào bên trong trường cũng như tại nhiều vị trí trọng yếu ở khu vực trung tâm tài chánh của thành phố. Một cuộc thượng lượng do ông Viện trưởng Đại học là Tuan Sung Chi đứng ra để tạm lắng tình hình đã không thành công. Chính ông cũng bị trúng lựu đạn cay khi phái đoàn của ông chuẩn bị rời hiện trường để đi thăm các sinh viên bị cảnh sát bắt giữ. Ông cựu viện trưởng Joseph Sung Jao-yiu cũng đành bất lực trong cố gắng thuyết phục sinh viên.
Mặt trận chính tại Đại Học Trung Hoa tại Hong Kong là khoảng rộng quanh cầu số 2, nhìn ra xa lộ Tolo. Tại một góc khác của khuôn viên, sinh viên đã phóng hoả đốt một chiếc xe hơi đã bị phá, tạo nên một ngọn lửa lớn. Những người biểu tình mang theo các khẩu hiệu mang dòng chữ: “Giải phóng Hong Kong”, “Cách Mạng của Thời Đại chúng ta”
Từ khuôn viên đại học này, sinh viên đã gửi ra những lời kêu gọi sinh viên các trường khác hãy kéo đến để tiếp sức cũng như gửi thêm vật dụng và thực phẩm. Những người tiếp viện đã mang đến các trạm tiếp nhận nào là mì gói, thức ăn đóng hộp, thực phẩm khô; mặt nạ phòng hơi cay, nước tẩy độc… Điều này chứng tỏ tinh thần cuả thanh niên sinh viên rất cao dù đã trải qua nhiều tuần, nhiều tháng đối đầu với bạo lực.
Đến khuya, cảnh sát đành thúc thủ và rút ra khỏi vị trí.. Người ta e rằng sự căng thẳng này có thể làm cho chính quyền Hong Kong phải khuất phục nếu không muốn bị sụp đổ!
Trong ngày thứ Hai vừa qua, cảnh sát đã bắt giữ 287 người, trong đó có 190 là sinh viên. Cảnh sát đã bắn ra 255 lựu đạn cay, 204 viên đạn cao su, 45 túi đạn nhỏ (bean bag) và 96 lựu đạn sponge grenades.
Hôm thứ Tư mới đây, phe biểu tình đã tiến thêm một bước bằng cách đem ra sử dụng các mũi lao (thương) và cung tên. Điều này cho thấy tình hình trở nên càng lúc càng nghiêm trọng. Đến ngày 13, cảnh sát Hong Kong đã bắt đầu đưa xe bọc thép ra hiện trường để trấn áp người biểu tình
Những cái chết
Cũng trong ngày thứ hai, hai cảnh sát đã rút súng thật khi xe của họ bị một nhóm khoảng 30 người bao vây và họ cảm thấy bị áp đảo. Trong ngày hôm trước, đã xảy ra vụ một cảnh sát bắn sát mặt một người biểu tình tên là Chow Pak-wan, sinh viên 21 tuổi. May thay vết đạn chỉ làm anh bị trọng thương mà không gây tử vong. Trong ngày, lại có vụ một nhân công xây dựng Leung Chi Cheng, bị những người biểu tình châm lửa đốt. Anh này bị phỏng cấp hai và đang ở trong tình trạng nguy ngập.
Người đầu tiên bị tai nạn chết là sinh viên Alex Chow Tsz-Lok, 22 tuổi, học tại Đại Học Khoa Học Kỹ Thuật Hong Kong. Ngày 4 tháng 11, trong một cuộc biểu tình anh bị cảnh sát rượt đuổi phải chạy lên tầng thứ ba của một nhà chứa xe (parking garage) và sau đó rơi xuống tầng hai. Anh được đưa đến bệnh viện Queen Elizabeth Hospital nhưng đã tắt thở vài ngày sau đó. Phía cảnh sát thì cho rằng anh Alex bị té; nhưng những người biểu tình cáo buộc rằng cảnh sát đã xô đẩy anh ta xuống rồi tìm cách ngăn cản không cho xe cứu thương vào kịp thời. Nhiều tổ chức quốc tế đã yêu cầu nhà cầm quyền mở cuộc điều tra làm sáng tỏ nguyên nhân dẫn đến cái chết của Alex.
Ngoài cái chết của Alex, chúng ta còn có thể kể thêm về nhiều vụ tự vẫn để phản đối mà theo báo chí, kể từ tháng Sáu đến nay có ít nhất là 9 người. Trong đó, 5 người đã để lại thư tuyệt mệnh. Một bức thư có ghi rằng “Hong Kong ngày nay cần phải có một cuộc cách mạng!”
Vụ đầu tiên xảy ra lúc 4:30 chiều ngày 15 tháng 6. Anh Marco Leung Ling-kit đã trèo lên tận nóc của toà nhà Pacific Palace, một trung tâm buôn bán ở Admiralty. Anh mặc chiếc áo mưa màu vàng với hàng chữ phản đối màu đen viết trên lưng áo “Bọn cảnh sát khát máu, tàn bạo” và “Carrie Lam đang giết chết Hong Kong”. Anh cũng treo lên dàn cao hai cái băng khẩu hiệu bằng hai thứ chữ Hoa và Anh chống lại dự luật dẫn độ lúc đó sắp được đưa ra lập pháp Hong Kong để thông qua. Sau hơn 5 giờ đồng hồ trên dàn cao, khi đám cảnh sát và Dân biểu đảng Dân Chủ Roy Kwong đang tìm cách kéo anh xuống, anh đã buông mình lao xuống mặt đất tìm cái chết.
Cái chết oanh liệt này đã được nhiều báo chí nói đến, đã gây ra một làn sóng ngưỡng mộ với hàng ngàn người tụ tập quanh một khu tạm làm nơi vinh danh anh. Ngay cả những nghệ sĩ ở Prague, Tiệp Khắc, cũng vẽ lên bức tường Lennon hình ảnh để tưởng niệm anh.
Một vụ tiếp là cô Hiu-yan, 21 tuổi, sinh viên Đại học Giáo dục Hong Kong cũng nhảy từ cao ở toà nhà Ka Fuk Estate ở Fanling ngày 29 tháng 6. Cô để lại hai thư ngắn viết bằng mực đỏ trên bức tường dọc theo cầu thang cũng như trên mạng xã hội. Qua ngày hôm sau, một phụ nữ 29 tuổi là Zhita Wu, tự tử từ trên tầng cao của Trung tâm Thương mại Quốc tế. Ngày 4 tháng 7, một phụ nữ tên Mak, 28 tuổi, cũng tự tử tại cao ốc ở Cheung Sha Wan. Vụ thứ 5 xảy ra ngày 22 tháng 7, khi một thanh niên tên Fan, 26 tuổi nhảy từ cao ốc Kwong Yuen Estate sau khi anh cãi với cha mẹ về sự tàn bạo của cảnh sát.
Ngoài các vụ trên, còn nhiều vụ cảnh sát bắn vào mặt người biểu tình gây trọng thương. Người ta còn quay được cảnh một cảnh sát dí súng bắn tận mặt một thanh niên.
Thành phố Hong Kong tê liệt.
Những vụ biểu tình hàng trăm ngàn ngưòi xuống đường cùng một lúc đã gây tê liệt cho thành phố Hong Kong, một trong những trung tâm tài chánh ngân hàng quan trọng nhất của thế giới.
Khắp nơi trong thành phố là những hình ảnh của sự tàn phá do bạo động gây ra. Nhất là vào ngày thứ hai vừa qua, được coi là dữ dội và nghiêm trọng nhất từ 6 tháng nay đến nỗi cảnh sát phải lên tiếng cáo buộc người biểu tình đang đưa Hong Kong vào sự sụp đổ.
Tại khu thương mại Festival Walk ở Kowloon Tong, sát trường đại học của thành phố, người ta ghi nhận hình ảnh những cửa kính bị đập vỡ và nhiều cây thông Noel bị đốt cháy. Khu buôn bán nổi tiếng Mong Kok, nơi dân chúng và du khách ưa đi bộ mỗi chiều, cũng chỉ thấy hình ảnh tàn phá. Những giới chức bệnh viện cho hay vào nửa đêm thứ Hai, bệnh viện Prince of Wales tiếp nhận 51 người được đưa vào phòng cấp cứu với nhiều vết thương trong đó có một người bị trầm trọng.
Các đại học thì bị đóng cửa, các lớp đang mùa thi cũng bị đình lại. Hệ thống lưu thông bị gián đoạn. Xe bus công cộng và xe điện ngầm ngưng hoạt động vì có đến hơn 10 trạm xe điện bị đóng cửa. Nhều hành khách kể cả phụ nữ mang thai, phải đi bộ hơn 100 mét để tìm vào được trạm xe còn hoạt động.
Trong một buổi họp báo ngắn diễn ra trước giờ họp của Hội Đồng Hành Pháp, bà Carrie Lam đã kết án người biểu tình là chỉ vì lợi ích riêng mà làm thành phố tê liệt. Bà nói rằng những người đang sử dụng internet muốn tạo ra hình ảnh một Hong Kong đang ngưng hoạt động; mà bà thì cho rằng nếu chính phủ của bà cũng ngưng các hoạt động, đó là rơi vào bẩy của những người phản động.
Vì thế, bà vẫn cho tiến hành cuộc bầu cử các hội đồng khu vục dự trù vào ngày 24 tới đây, dù rằng nhiều nhóm trong đó các các cựu viên chức đã ra một bản tuyên bố yêu cầu lượng định lại tình hình. Theo một viên chức cao cấp, ông Kong Wing-cheung, xã hội Hong Kong đang ở bên bờ vực của sự phá hủy hoàn toàn.
Sự ủng hộ từ các giới
Phát ngôn viên nhà cầm quyền Yang Guang tuyên bố sẽ không dung thứ những hành vi bạo động và kêu gọi yểm trợ chính quyền, cảnh sát để có những biện pháp hữu hiệu nhằm vãn hồi trật tự xã hội.
Dù thế, khắp nơi, người ta lại thấy nhiều giới bày tỏ sự yểm trợ đối với người biểu tình. Ngay tại khu trung tâm doanh nghiệp, người biểu tình mang mặt nạ đã xuất hiện vào giờ ăn trưa trong hai ngày liên tiếp. Người ta biết trong số này có những doanh nhân như ông Jackie Cheung, 34 tuổi thuộc ngành ngân hàng đầu tư. Trong bộ suit màu nâu và chiếc mặt nạ, ông cho rằng việc biểu tình ở khu trung tâm này sẽ lôi cuốn sự chú ý của thế giới. Ông nói: “Đó là việc chúng ta phải làm để chống lại một chính thể đang dùng sức mạnh để trấn áp chúng ta.”
Tại các đại học, còn có nhiều nhân viên của trưòng cũng đứng về phía sinh viên.
Hạ Viện Hoa Kỳ vừa qua đã thông qua dự luật Hong Kong Human Rights and Democracy Act để yểm trợ Dân Chủ cho Hong Kong. Trong dự luật, nêu lên quyền của người dân Hong Kong mưu tìm tự do và dân chủ và các nhân quyền căn bản. Dự luật này còn chở thông qua ở Thượng Viện. Nếu có hiệu lực, nó sẽ cho phép Hoa Kỳ sự chế tài đối với các viên chức Hong Kong và Trung Cộng nếu họ vi phạm các điều khoản về nhân quyền. Hoa Kỳ còn có thế phong toả các trương mục ngân hàng của những người này tại Hoa Kỳ và cũng có thể cấm họ nhập cảnh vào Mỹ.
Dĩ nhiên Trnng công phản đối dự luật trên và doạ sẽ trả đũa. Cả Trung Cộng lẫn Hong Kong dều lên tiếng cảnh cáo các nước khác không nên can dự vào nội bộ của họ.
Joshua Wong, người cầm đầu phong trào dân chủ Hong Kong biện giải rằng việc chấp nhận một quốc gia hai hệ thống giữa Hong Kong và Trung Cộng là một thoả ước có tính chất ràng buộc quốc tế và đã được đăng bạ tại Liên Hiệp Quốc. Vì thế, cộng đồng thế giới có quyền theo dõi, điều tra về việc thi hành chính sách tự trị của Hong Kong.
 





Để hỗ trợ cho phong trào dân chủ Hong Kong, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ đã ra một bản tuyên bố kêu gọi các cộng đồng thành viên và đồng hương tham gia vào chiến dịch ký lá thư gửi các vị Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ để thúc đẩy họ sớm thông qua dự luật Hong Kong Human Rights and Democracy Act để yểm trợ Dân Chủ cho Hong Kong. Bản thông báo và mẫu thư có thể tìm thấy trong trang web “Tiếng Gọi Công Dân”. Quý vị in mẫu thư ra, ghi tên và địa chỉ của Thượng Nghị Sĩ thuộc tiểu bang của mình, ký tên bên dưới và gửi đi, càng sớm càng tốt.
Tỷ phú Michael Bloomberg tham gia cuộc tranh cử Tổng Thống
Không rõ ma xui quỷ ám gì mà bà Hillary Clinton vẫn còn mơ tưởng chuyện ra tranh cử Tổng Thống một lần nữa. Theo bà, lẽ ra bà đã thắng cử năm 2016 nếu, nếu, nếu và nếu…
Rồi cũng có tin cho hay bà Michelle Obama được người ta khuyến khích ra tranh cử.
Nhưng điều chắc chắn, ngoài các vị ứng cử viên Dân Chủ hiện nay, lại sắp có thêm một vị nữa cũng Dân Chủ. Đó là nhà tỷ phú Michael Bloomberg, một doanh nhân nổi tiếng và cũng từng là Thị trưởng thành phố New York. Ông này đã ký hồ sơ ứng cử, đệ nạp tại Tiểu bang Arkansas hôm thứ Ba. Ông Reed Brewer, Giám Đốc Thông Tin của Đảng Dân Chủ Arkansas đã xác nhận điều này.
Ông Bloomberg đã giải thích rằng những ứng cử viên Dân Chủ hiện nay không có ai là đối thủ tương xứng với Tổng Thống Trump. Vì thế, ông phải nhảy ra nhập cuộc. Mà cũng đúng thế khi ông Joe Biden, người đứng đầu trong các ứng cử viên phe Dân Chủ đã không nhận được sự ủng hộ mạnh mẻ như mong đợi.
Mike Bloomberg nhảy từ đảng này sang đảng kia khá thường xuyên. Trước năm 2001, ông theo Dân Chủ, rồi nhảy sang Cộng Hoà từ 2001 đến 2007. Sau đó theo đảng độc lập từ 2007 đến 2018 thì trở lại đảng Dân Chủ. Ông có thể coi là một trong những người giàu nhất thế giới với tài sản 52.3 tỷ đô la.
Sự dối trá của Adam Schiff
Hôm thứ Tư, buổi điều trần đầu tiên trong vụ điều tra để đàn hặc Tổng Thống Trump đã diễn ra tại Hạ Viện. Adam Schiff, Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo đã chủ toạ buổi điều trần với hai nhân chứng đầu tiên là George Kent, Phó Phụ Tà Bộ Ngoại giao và William Taylor, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine. Adam Schiff đã bị tố cáo là tự ý thay đổi luật lệ về điều trần vào giữa chương trình. Dân biểu Devin Nunes cũng tố cáo Adam Schiff và những dân biểu Dân Chủ đã tạo ra một cuộc chiến tranh chống Tổng Thống Trump một cách phi lý, hao tốn thay vì tập trung giải quyết những hồ sơ đang nằm trên bàn họ như dự thảo về Thoả Ước Thương Mại Mỹ-Mexico và Canada. Ông Shiff cũng đã lên tiếng cắt lời Dân Biểu John Ratcliff khi ông này hỏi William Taylor. Schiff cảnh cáo ông Taylor phải cẩn thận khi trả lời những câu hỏi liên quan đến những dữ kiện mà không phải là những bằng cớ có trước mặt.
Dựng trên vách tường phía sau lưng Ủy Ban, ngay trước mắt mọi người, là tấm bảng lớn có lời của dân biểu Al Green (Texas) viết rằng: “Nếu chúng ta không impeach Tổng Thống, thì ông ta sẽ tái đắc cử năm 2020.” Diều này cho thấy cái dã tâm của phe Dân Chủ là chỉ muốn triệt hạ Tổng Thống Trump thay vì chờ đến mùa bầu cử sang năm để cho dân chúng có sự lựa chọn. Họ quá sợ, và tin chắc sự thắng cử của ông Trump nên hết sức đẩy mạnh việc đàn hặc! Khi cho rằng ông Trump sẽ thắng năm 2020, phe Dân Chủ đã nhìn thấy sự ủng hộ của người dân đối với Tổng Thống Trump, và sự bất mãn với các sách lược của phe Dân Chủ mà biểu hiện rõ nhất là ngay người dẫn đầu chỉ nhận được chưa tới 1 phần 4 sự ủng hộ của cử tri trong đảng!
Buổi điều trần đã bộc lộ những gian dối của Adam Schiff đối với công chúng khi ông ta trả lời Dân Biểu Jim Jordan rằng ông không biết người tung tin (whistle blower) về cuộc điện đàm giữa hai Tổng Thống là ai. Ông Jordan đã yêu cầu tên loan tin này phải ra đối chất trước Ủy Ban. Schiff nói: “Tôi không biết lai lịch của người đưa tin và tôi sẽ bảo vệ không để lý lịch người này bị tiết lộ” Ông ta còn đe doạ sẽ không dung tha kẻ nào tiết lộ tên của người loan tin vì cho việc đó là vi phạm quy ước về ứng xử.
Thật ra, Schiff và những thành viên đảng Dân Chủ đã nhiều lần tiếp xúc với tên này ngay cả trước khi y loan tin ra. Người này đã gặp, trò chuyện với các nhân viên trong Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện trước khi nộp hồ sơ về vụ điện đàm. Anh ta cũng hỏi ý kiến làm sao để tiến hành và chính Adam Schiff đã biết qua nội dung của hồ sơ. Nhiều báo cáo xì ra trong tuần trước cho thấy Ủy Ban Tình Báo đã phổ biến tên của người này nhưng có dấu bôi xoá. Trong buổi điều trần kín của Ủy Ban tuần trước đây, ông Willaim Taylor đã bị một luật sư của Ủy Ban hỏi có nghe biết cái tên Eric Claramella hay không. Đó là tên của người loan tin.
Qua buổi điều trần, cử toạ chỉ nghe từ nhân chứng những gì được biết qua sự kể lại, nghe lén, tin đồn, ngồi lê đôi mách chứ không thấy các nhân chứng đưa ra điều gì cụ thể. Ví dụ ông George Kent thì nói rằng ông nghe từ một nhân viên trong Bộ Ngoại Giao nói về cuộc điện đàm giữa hai Tổng Thống Mỹ và Ukraine. Có ai có thể chấp nhận lối nói của dân biểu Dân Chủ Mike Quigley, D-Ill., rằng: “những điều nghe lén (hearsay) có thể là những bằng chứng tốt hơn là nghe trực tiếp!” (hearsay can be much better evidence than direct); hoặc “Thiếu gì những người bị kết tội do những điều nghe lén bởi vì các toà án thường cho phép và tạo ra những điều miễn trừ cần thiết cho việc nghe lén!” (countless people have been convicted on hearsay because the courts have routinely allowed and created, needed exceptions to hearsay.)
Ngược lại, cũng có dân biểu Dân Chủ tỏ ra trung thực hơn. Bà Elissa Slotkin của Tiểu Bang Michigan thì nói rằng: “Các cử tri của tôi mong tôi có một quyết định khách quan mà suốt buổi điều trần đã không thấy có.” (My constituents expect me to make an objective decision, not one based on an hour of testimony.).
Chúng ta còn nhớ trước đây, dân biểu Adam Schiff đã gian lận khi ông này tự ý sửa đổi văn bản của cuộc điện đàm giữa Tổng Thống Trump và Tổng Thống Ukraine Zelensky hồi tháng 7 vừa qua. Làm như thế, ông Schiff chứng minh rằng Tổng Thống Trump đã lạm dụng vai trò Tổng Thống Hoa Kỳ gây áp lực dùng ngân sách viện trợ để mặc cả việc Ukraine điều tra sự tham nhũng của Hunter Biden, con trai của cựu Phó Tổng Thống Joe Biden. Theo Tổng Thống Trump, ông Schiff đã sưả bản văn khác với bản chính thức mà Toà Bạch Cung đã công bố ngay sau đó. Ông muốn Hạ Viện phải yêu cầu Adam Schiff trả lời lý do thế nào mà dám sửa đổi bàn văn cuộc điện đàm!
Adam Schiff năm nay 59 tuổi, được dân California bầu vào Hạ Viện Hoa Kỳ từ năm 2001 đến nay đã 10 nhiệm kỳ.
Bà Nikki Haley bào chữa cho Tổng Thống Trump.
Xuất hiện trong chương trình Sean Hannity của đài Fox News tối thứ Hai vừa qua, bà Nikki Haley, cựu Thống Đốc South Carolina và cũng là cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc đã hết lòng bào chữa cho Tổng Thống Trump khi bà nói rằng ông đang bị mọi sự hiểu lầm.
Theo bà ông Trump là người thực sự lo lắng cho đất nước và là ngưòi có ước mong làm hết sức mình để làm cho nước Mỹ cường thịnh. Nguyên văn: “What you see behind the scenes is someone who really cares about America and wants to do everything he can to strengthen it’
Đó là trong dịp bà lên đài để giới thiệu cho cuốn sách mới viết “With All Due Respect: Defending America with Grit and Grace” và cũng nhân dịp, bà đề cập đến việc các dân biểu Dân Chủ đang làm chuyện đàn hặc Tổng Thống Trump hiện nay.
Bà quả quyết rằng Tổng Thống Trump đã không là một điều gì sai mà đã đưa đến tình trạng phe phái có những hành vi chính trị chống lại ông.
Bà nói “Tôi đã nói từ trước rồi. Quý vị hãy đọc bản văn cuộc điện đàm cho kỹ. Rõ ràng Tổng Thống Trump đã không thúc bách Tổng Thống Ukraine phải làm việc điều tra cha con ông Biden.”
Theo bà cuộc điện đàm ngày 25 tháng 7 vừa qua giữa Tổng Thống Trump và Tổng Thống Ukraine chỉ là cuộc trò chuyện bình thường giữa hai nguyên thủ quốc gia. Cũng chẳng có gì là bí mật khi Tổng Thống Trump yêu cầu nhà cầm quyền Ukraine điều tra về cha con ông Biden. Bà cho rằng sẽ không hay ho gì khi đòi hỏi Ukraine phải điều tra cho Hoa Kỳ mà chính chúng ta phải tự điều tra lấy. Người Mỹ nên đặt ra câu hỏi về ông Joe Biden cũng như những câu hỏi về ông Hunter Biden để biết chính xác những gì đã xảy ra mà gây ra nông nổi này.
Theo bà, tại sao lại có nhiều cuộc điều tra một chiều chống lại Tổng Thống Trump mà không hề có cuộc điều tra ngược lại về phía kia?
Trong cuốn sách mới phát hành, bà có đề cập đến các chi tiết tại sao các cựu bộ trưởng Ngoại Giao Rex Tillerson và cựu Tham Mưu Trưởng Bạch Cung John Kelly đã chống lại Tổng Thống và ý đồ của họ muốn kéo bà về phe của họ. Bà tái khẳng định mối quan hệ vững chắc của bà với Tổng Thống Trump và cho rằng ông đã bị nhiều sự hiểu lầm.
Quý vị chắc không quên hình ảnh một phụ nữ Mỹ gốc Ấn cương nghị đã nhiều lần cất tiếng nói dõng dạc, cứng rắn tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc khi bà thay mặt Tổng Thống Trump để xiễn dương chính sách “Vì một nước Hoa Kỳ trên hết”. Bà đã rời chức Đại sứ từ tháng 10, 2018.
Hiện có nhiều tin đồn cho rằng bà sẽ đứng chung liên danh với Tổng Thống Trump trong kỳ bầu cử 2020, thay thế ông Mike Pence. Bà bác bỏ điều này và tố cáo ngược lại Steve Schmidt hoặc bất cứ ai loan tin đồn này gây ra những hiểu lầm không đáng có.
Trong việc phe Dân Chủ đang mưu toan đàn hặc Tổng Thống Trump, bà Nikki Haley đã chính thức lên tiếng yêu cầu phe Dân Chủ hãy chơi sòng phẳng bằng cách để cho cử tri sẽ chọn lựa bầu lại hay bác bỏ ông Trump trong mùa bầu cử sang năm. Bà cũng nhắc nhở các dân biểu hãy tập trung vào những vấn đề thiết thực là giao thương, di dân bất hợp pháp và ngân sách quốc gia thay vì đeo đuổi việc đàn hặc.
Tối cao Pháp viện Mỹ ủng hộ Tổng Thống Trump trong vấn đề DACA
Vấn đề DACA mà chúng ta thường nghe và biết như một chương trình bảo trợ cho những đứa trẻ được cha mẹ thẩy vào nước Mỹ một cách bất hợp pháp mà không có thân nhân đi kèm. Khi làm việc này, những cha mẹ đã nắm đuợc yêu tố tâm lý đạo đức và cả pháp lý Hoa Kỳ là con cái họ sẽ được bảo đảm những sự săn sóc và có cơ may ở lại, thành công dân Mỹ để sau đó bảo lãnh cha mẹ. Con số trẻ em trong chương trình DACA lên tới gần 1 triệu người mà đa số là từ Trung và Nam Mỹ Châu. Nay có nhiều em đã trưởng thành.
Chương trình DACA do cựu Tổng Thống Obama đề ra năm 2012, khi đó nhằm lấy lòng cử tri latino. Khi tranh cử và sau khi cầm quyền, Tổng Thống Trump đã cho rằng Tổng Thống Obama khi ra quyết định về DACA, đã vượt quyền hạn hiến định của mình; ông đã tuyên bố sẽ chấm dứt chương trình này ngay khi lên cầm quyền. Vấn đề sau đó đã được vài tiểu bang như New York, California, Washington D.C. kiện và đưa lên Tối cao Pháp viện để xử.
Ngày 12 tháng 11, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ với đa số thẩm phán phe Bảo Thủ đã bộc lộ sự ủng hộ Tổng Thống Trump trong việc xóa bỏ chương trình DACA.
Người kiên quyết duy trì DACA là thẩm phán Sonia Sotomayor thuộc phe cấp tiến. Bà cho rằng việc làm của Tổng Thống Trump là một sự hủy hoại cuộc sống.
Thẩm phán John Roberts, người đứng đầu Tối Cao Pháp Viện cũng đứng về phía Tổng Thống Trump. Trong vụ xử về quyết định của Tổng Thống Trump cấm cửa những công dân của vài nước dính líu đến Hồi Giáo cực đoan, Tối cao Pháp viện đã bỏ phiếu cho phần thắng về phía Tổng Thống Trump.
Tưởng cũng nên nói sơ về những khoản tiền khổng lồ mà chính phủ Hoa Kỳ đã chi ra để giải quyết nạn di dân bất hợp pháp:
Năm 2017, tiền chi từ các cấp liên bang, tiểu bang, thành phố cho vấn đề này là 135 tỷ đô la. Trừ đi 19 tỷ thu được từ di dân bhp, tiền sai biệt mất đi là 116 tỷ! Đây là tiền dân đóng thu phải gánh chịu. Tính chi tiết như sau: Chi phí liên bang gần 46 tỷ, các tiểu bang, thành phố, xấp xỉ 89 tỷ.
Dựa trên số liệu ghi nhận vào ngày 14 tháng 11, 2019:
Số di dân bất hợp pháp trốn vào Mỹ năm 2019 là 1,017,331 người.
Tổng số di dân bất hợp pháp hiện ở Mỹ là 26,775,551 người.
Phí tổn chỉ trong một ngày 14 tháng 11, 2019 là 314 triệu đô la (đang tăng dần)
Phí tổn tính từ đầu năm đến ngày 14 tháng 11, 2019 là 237 tỷ 721 triệu, 751 ngàn đô la!
Xin nhớ các con số này tăng từng giây theo thời gian.
Cái hậu đáng sợ của sự chuyển giống!
Sách Kinh Thánh Cựu Ước, chương Sáng Thế Ký ghi rằng vào ngày thứ Sáu, Chúa Trời nặn ra người đàn ông theo hình dáng của Ngài, đặt tên là Adam. Xong, rồi lấy một chiếc xương sườn của Adam, nặn ra một người đàn bà, đặt tên là Eve. Chúa phán cùng họ: “Hãy sinh sôi nẩy nở cho đầy mặt đất, chế ngự thiên nhiên; cai quản muôn thú, muôn chim và bất cứ sinh vật nào sống trên trái đất.”
Do đó, sự kết hợp giữa hai người Nam và Nữ là nền tảng gia đình, với chức năng thiên nhiên là bảo tồn nòi giống.
Người Nam có thân thể cường tráng, tư chất mạnh bạo; trong khi người nữ mềm mại, ẻo lã và tính tình ôn nhu.
Nhưng trong thực tế, có nhiều người nam hay nữ, do cấu tạo bên trong bất thường mà tính tình, hình dạng không phù hợp với giới tính của mình. Ở những xã hội cổ truyền, hiện tượng này bị coi là xấu nên những nạn nhân thường âm thầm chịu đựng suốt đời.
Nhưng thời nay thì đã khác đi rất nhiều. Những cuộc cách mạng về giới tình làm cho người ta không còn mang mặc cảm tội lỗi về giới tính của mình. Họ không những không che đậy mà còn tỏ ra hãnh diện khi mình là người đồng tính (gay, lesbian) hay luỡng tính (bisexual). Tiến bộ về y học đã giúp cho người ta thay đổi thân thể của mình cho phù hợp với giới tính thật trong tâm lý. Những nam nhân hay phụ nữ được chích thêm kích thích tố để càng ngày càng thay đổi về thể xác. Họ cũng được mổ xẻ lắp ghép bộ phận sinh dục của nữ, hay nam giới. Những người này gọi là chuyển giới (transgender). Ở Thái Lan, nhiều cậu trai sau khi chuyển giới, trở thành các thiếu nữ đẹp như tiên. Nhưng nam giới có chuyển thành nữ thì vẫn khó thay được giọng nói ồ ồ nguyên thủy.
Một người nổi tiếng là bà Caitlyn Marie Jenner mà trước đây là ông William Bruce Jenner, một nhân vật hoạt động ngành truyền hình vừa là một thể tháo gia từng đoạt huy chương Thế Vận Hội; và đặc biệt từng là người mẫu nam của tạp chí Playgirl. Jenner có 3 đời vợ và 6 đứa con trước khi chuyển giống để thành bà Caitlyn Jenner năm 2015.
Nhưng làm gì trái thiên nhiên cũng khó mà tránh những hậu quả đau đớn đáng sợ.
Một người đàn ông sau nhiều năm chuyển giới, sinh hoạt như một phụ nữ, mới đây đã công khai lên tiếng cảnh báo về những tai biến của việc chuyển giới.
Ông Walt Heyer, lúc ở độ tuổi 40, là một người cha có 2 đứa con. Theo báo U.K. Daily Mail, sau 2 năm được chích hormone nữ vào cơ thể, Heyer trải qua một cuộc phẫu thuật để trở thành đàn bà vào năm 1983 . Nhưng đến năm 1991, sau 8 năm làm đàn bà, Heyer có một quyết định khó khăn, là xin trở lại làm đàn ông! Lần giải phẫu này cam go hơn nhiều vì các cơ phận sinh dục của ông ta đã bị thay đổi vĩnh viễn.
Sau đó, Heyer còn bị những dằn vặt và phiền toái tạo ra do ngay chính những người trong gia đình, làm cho ông ta lâm vào tình trạng phân vân không biết mình thực sự thuộc giới tính nào!
Cuối cùng, tất cả chỉ là sự tan vỡ. Ông mất cả việc làm, mất cả vị thế trong cộng đồng; mất cả vợ con, gia đình né tránh không ai tiếp xúc với ông. Và ông đâm ra thắc mắc có phải đó là hậu quả của việc giải phẫu thẩm mỹ hay không?
Nhưng điều đáng sợ là ông mất cả sự tin tưởng vào ngay chính ông! Điều này như một cơn ác mộng đến với ông hàng ngày, hàng giờ. “Tôi thực sự là ai? Là đàn ông hay là phụ nữ?”
Không phải ông Heyer là người đơn độc trong tình trạng này. Nếu vào tìm trong website, chúng ta thấy có hàng ngàn người đã được chuyển giống. Không biết có bao nhiêu người đang sống trong hoàn cảnh ông Heyer mà vì ngại ngùng không dám nói ra!
--------

No comments:

Blog Archive