Saturday, November 23, 2019

Chuột rút chân ban đêm & Cách giảm huyết khối (cục máu đông)

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

Hỏi: 
Tôi gần đây rất hay bị chuột rút, nhất là lúc trở mình vào ban đêm. Xin cho biết bệnh và thuốc nào có thể là nguyên nhân gây ra chuột rút? Và tôi phải làm gì để tránh bị chuột rút?

Đáp:
Chân bị vọp bẻ (chuột rút) vào ban đêm, tiếng Anh gọi là “nocturnal leg cramps,” rất thường gặp ở người lớn tuổi và không phải là hiếm gặp ở người trẻ hơn. Tuy gây khó chịu, mất ngủ, nhưng chứng này thường không nguy hiểm.

Thường thì chuột rút chỉ kéo dài vài giây hoặc nhiều lắm là vài phút, nhưng sau đó triệu chứng ê đau có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày.

Ở người lớn tuổi, thần kinh ở chân, nhất là vùng bắp chuối hoặc bàn chân thường trở nên “khó chịu,” dễ bị kích thích hơn. Điều này làm cho bắp thịt bị co bóp và đọng chất calcium ở trong các tế bào của các bắp thịt nhiều hơn, khiến cho chúng khó giãn ra hơn.

Nguyên nhân thường gặp nhất cuả chứng vọp bẻ là… không có nguyên nhân rõ ràng (idiopathic – tự phát). Ngoài ra, các nguyên nhân có thể gặp là:

-Sự thiếu nước và chất khoáng trong cơ thể như calcium, magnesium, sodium, potassium. Điều này có thể xảy ra sau khi thể dục, lọc thận, đổ mồ hôi quá nhiều mà không bù đủ nước và muối, dùng thuốc lợi tiểu (để chữa cao huyết áp hay sưng phù), khi có bầu (có thể do thiếu chất magnesium)…

-Ngồi lâu, tư thế cuả chân không thích hợp lúc nghỉ ngơi, sự giảm độ lõm cần thiết của lòng bàn chân (flat feet).

-Bệnh tiểu đường, thiếu máu, hạ đường huyết.

-Đôi khi, một số bệnh thần kinh như bệnh Parkinson, các bệnh về bắp thịt (myopathies), các rối loạn về thần kinh (neuropathies) cũng gây ra triệu chứng chuột rút.

Việc đầu tiên là phải xem xem ta có bị các yếu tố nào như đã kể trên hay không, để tránh. Việc thiếu các chất khoáng có thể xác định bằng cách thử máu. Uống sữa hoặc một hai viên calcium mỗi ngày (nhớ uống nhiều nước khi uống calcium) cũng là điều tốt ở người lớn tuổi – dễ bị loãng xương. Ở người lớn tuổi, cảm giác khát thường giảm đi, và do đó, có thể bị thiếu nước mà không biết. Nên nhớ uống đủ nước, đặc biệt là trước và sau khi tập thể dục.

Những người ít vận động có thể thử ngừa chuột rút ban đêm bằng cách đạp xe đạp tại chỗ (stationary bicycle) một ít phút buổi tối trước khi đi ngủ.

Các bài tập đơn giản làm căng (stretch) bắp chuối cũng có thể có ích. Một trong những cách đơn giản có thể làm tại nhà là đứng thẳng cách tường khoảng một thước, giơ thẳng hai tay chống vào tường, rồi nghiêng người về phiá trước, làm cho bắp thịt ở bắp chuối căng ra. Giữ ở tư thế này khoảng 10-30 giây, lập lại khoảng 5 lần, làm như vậy bốn lần một ngày trong tuần đầu, sau đó mỗi ngày hai lần.

Một số điều khác cũng có thể có ích là chườm nóng ở các bắp thịt bị ảnh hưởng, nhất là trước và sau khi tập thể dục. Cũng cần để ý mang giày vừa vặn và thích hợp. Người Việt Nam chúng ta thường mang săng đan hoặc giày ba ta đế phẳng mềm khi đi bộ, có thể làm cho bàn chân bị mất độ vòm cần thiết, cũng có thể gây ra chuột rút và đau bắp chuối hay các bắp thịt ở bàn chân. Chúng ta nên dùng các loại giày đi bộ đế cứng, loại tương đối tốt.

Khi đã bị chuột rút, lắc lắc bắp thịt chỗ bị chuột rút rồi sau đó nâng cao chân lên cũng có thể giúp ích.

Một số phương pháp đơn giản khác đôi khi cũng có thể giúp ích là đi tắm hoặc ngâm (trong bồn tắm) nước ấm hoặc xoa bóp bằng nước đá.

Nếu các biện pháp trên chưa đủ hiệu quả, một số thuốc có thể giúp ích. Trước đây, thuốc thường được dùng nhất là “ký ninh” (Quinine – ở Việt Nam thường được dùng trị sốt rét) dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên thuốc này nay không còn được dùng trong trường hợp này, vì có thể gây loạn nhịp tim, dẫn đến tử vong ở một số bệnh nhân.

Ngoài ra, một số thuốc khác cũng có thể sẽ đươc bác sĩ cho dùng thử. Các thuốc này có thể là thuốc làm giãn bắp thịt, vitamin E, diphenhydramine, Verapamil, Chloroquine. Gabapentin… Các thuốc này thường chỉ dùng theo kinh nghiệm, chứ chưa được chứng minh một cách khoa học bằng các nghiên cứu. Có thuốc có hiệu quả ở người này nhưng lại không có hiệu quả ở người khác.

Điều quan trọng là mỗi thuốc đều có thể có các tác dụng phụ nguy hiểm (tùy theo từng trường hợp riêng biệt) và được dùng ở liều thích hợp cho từng người và từng bệnh khác nhau. Nếu không được theo dõi bởi bác sĩ, không nên tự tiện dùng thuốc dù mua không cần toa bác sĩ hoặc “mượn” thuốc của người quen.

Nếu thử các biện pháp không dùng thuốc mà vẫn chưa thấy bớt, ta nên đến bác sĩ để được thăm khám, thử máu, và được kê toa thích hợp.
Nếu không chỉ là chuột rút thỉnh thoảng vào ban đêm, mà là đau, chuột rút thường xuyên khi đi bộ, đó có thể là triệu chứng của nghẽn các động mạch đến chân. Trong trường hợp này, cần đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Cách giảm huyết khối

Nếu một ống nước không được làm sạch, các vết bẩn sẽ bám chặt vào thành ống, gây nên tắc nghẽn và trầm tích. Sau một thời gian dài, ống nước sẽ bị hư hỏng và rò rỉ.

Mạch máu của chúng ta cũng vậy; tất cả các mạch máu trong cơ thể đều được liên kết với nhau, với tổng chiều dài hơn 150.000 km. Với một “đường ống” dẫn máu dài như vậy, đương nhiên, rất dễ bị tắc nghẽn. Khi nó bị tắc, cơ thể có thể “sụp đổ” ngay lập tức. Theo thống kê, tử vong do bệnh huyết khối gây ra chiếm 51% trong tất cả các trường hợp tử vong trên toàn thế giới, vượt xa khối u, chết vì bệnh truyền nhiễm, và các bệnh khác gây ra bởi hô hấp và khí quản.
Huyết khối tắc ở đâu đều có thể gây ra tử vong

“Thủ phạm” đầu tiên gây tắc nghẽn mạch máu chính là tắc động mạch hay còn gọi là “cục máu đông”, nó giống như nút chai tắc nghẽn các mạch máu trong cơ thể.

Trong điều kiện bình thường, cơ thể sẽ tự phá vỡ những cục máu đông, nhưng do tuổi tác, căng thẳng cuộc sống, ít vận động và các lý do khác, quá trình phá vỡ cục máu đông của cơ thể bị chậm lại. Một khi huyết khối không thể bị phân hủy, nó sẽ tích tụ trên thành mạch máu và có thể di chuyển trong dòng lưu thông máu.

Tắc động mạch bất luận ở đâu, cũng đều có thể ảnh hưởng tính mạng.. Nếu tắc động mạch tại động mạch cổ, có thể dẫn đến nhồi máu não.

Nếu cục máu đông đi tới đường ruột có thể gây chảy máu ruột, ruột thiếu máu hoại tử, không kịp thời cứu chữa sẽ dẫn đến tử vong. Cục máu đông chạy tới thận, có thể dẫn đến tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc.
Phương pháp điều trị trong 10 giây

Chỉ 10 giây nhưng có thể giúp làm sạch mạch máu và ngăn ngừa huyết khối. Thực hành động tác này, thông qua sự chuyển động của khớp mắt cá chân, đóng vai trò như một máy bơm, tăng tuần hoàn máu ở các chi dưới và ngăn ngừa sự hình thành huyết khối.

No comments:

Blog Archive