Wednesday, November 13, 2019

Ngọn lửa vĩnh cửu

Chuyện có thật về ngọn lửa vĩnh cửu, cháy suốt 4.000 năm bất kể mưa tuyết và nơi được mệnh danh là ‘vùng đất lửa thiêng’

Aliyeva Rahila, một hướng dẫn viên du lịch cho biết: "Ngọn lửa này đã cháy liên tục trong vòng 4.000 năm. Ngay cả mưa to, gió lớn hay bão tuyết cũng không dập tắt được nó". Trước mặt anh là ngọn lửa đang "nhảy múa" không ngừng trên một sườn đồi dài 10 mét, khiến một ngày nắng trở nên thêm nóng nực.
Ngọn lửa "vĩnh cửu" tại Yanar Dag.

Nơi đây có tên là Yanar Dag (Tạm dịch là sườn đồi rực lửa) nằm trên bán đảo Absheron của Azerbaijan

Yanar Dag được xem là vùng đất thiêng ở Azerbaijan vì sự kỳ lạ của nơi đây, khi mà ngọn lửa vĩnh cửu chưa bao giờ tắt trong suốt 4.000 năm qua.

Cho dù mưa, gió lớn hay tuyết rơi, ngọn lửa này chưa từng bị tắt trong 4.000 năm qua. Ảnh: Getty

Ngày nay, hầu hết du khách đến trung tâm của khách du lịch Yanar Dag đều vì cảnh tượng ngoạn mục, thay vì sự thỏa mãn tôn giáo. Trải nghiệm là ấn tượng nhất vào ban đêm, hoặc vào mùa Đông. Khi tuyết rơi, những mảnh vỡ tan trong không khí mà không bao giờ chạm được xuống đất, anh Rahila cho hay.

Lửa cháy ngay cả khi băng tuyết...

Tuyệt đối không bao giờ tắt 

Từ Baku sầm uất tiến theo hướng Bắc khoảng nửa giờ lái xe, trước mắt bạn sẽ là một sườn núi đang bốc cháy. Nó được gọi tên là Yanar Dag, có nghĩa là "ngọn núi đang cháy".

Đúng như cái tên, Yanar Dag đã cháy liên tục được cả 4000 năm và sẽ không bao giờ dừng lại. Bất chấp mưa gió bão bùng hay tuyết rơi giá buốt, những lưỡi lửa của nó vẫn thi nhau nhảy nhót trên một vạt đồi thấp.



Từ các lỗ hổng của những phiến sa thạch bao quanh khoảng 10m của sườn đồi này, lửa chui ra, dữ dội bốc cao cả mét và cháy không ngừng nghỉ

Yanar Dag cháy rừng rực cả vào ban ngày, nhưng đặc biệt đẹp rạng ngời vào ban đêm. Xung quanh ngọn lửa trải rộng này là đồi núi trơ trọi, hoàn toàn hoang vắng. Ánh lửa vì thế mặc sức tỏa rạng, thắp sáng cả một vùng.


Vào những ngày mùa đông, Yanar Dag lại càng lộng lẫy đến kỳ diệu. Những bông tuyết bay trong không khí, chưa kịp rơi xuống đất đã bị lửa sấy khô, tan biến như mất hút vào hư vô.

No comments:

Blog Archive