Monday, October 14, 2019

TV Canada đt ‘nghi vấn’ v người ty nạn của VOICE


Ông Võ Văn Dũng, tức Dũng Loa, đưa hai ngón tay cái khi vừa đến phi trường Toronto năm 2016. (Hình: Facebook Pho Duc Lam)

OTTAWA, Canada. Đài truyền hình CBC của Canada hôm Thứ Năm, 10 Tháng Mười, đưa ra một phóng sự có tựa đề “How a special program to resettle Vietnamese boat people revealed flaws in Canada’s immigration system” (Chương trình tái định cư thuyền nhân Việt Nam cho thấy sơ hở trong hệ thống di trú Canada).

Phóng sự này đặt nghi vấn một số người ở Thái Lan mà tổ chức “Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment (VOICE)” giúp nộp hồ sơ, và sau đó họ được định cư tại Canada, nhưng lại có một quá khứ “đáng nghi ngờ” và “không đáng” được tiêu chuẩn ty nạn.

CBC cho biết có ít nhất năm trường hợp những người được VOICE giúp điền hồ sơ ty nạn tại Canada là những người trước đó có cuộc sống khá giả, qua lại Việt Nam, và có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam, hoặc tại Thái Lan.

Đơn cử, một trong những người này là ông Võ Văn Dũng, thường được gọi là Dũng Loa, làm chủ công ty du lịch Saigon Red Travel Company Limited ở Sài Gòn, thường tổ chức du lịch giữa Việt Nam và Thái Lan.

Ông Dũng công khai quảng cáo hình ảnh hoạt động của các chương trình du lịch, trong đó có cả hình ông chụp với nhân viên, trên các mạng xã hội, vẫn theo CBC.

VOICE chỉ giúp làm hồ sơ
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, ông Trịnh Hội, giám đốc điều hành VOICE, nói: “Thực ra, khi VOICE nhận hồ sơ từ Cha Peter Namwong, nếu thấy đủ tiêu chuẩn thì giúp. VOICE chưa bao giờ điều tra các hoạt động làm ăn của người nộp đơn. Đối với tôi, trong gần 30 năm ty nạn, từng bươn chải qua nhiều hoạt động giúp người ty nạn, thật là không công bằng khi thấy một vài người như ông Dũng Loa, làm ăn khấm khá, mà trừng phạt họ, thì thật là không công bằng.”

“Đến gần sau này, tôi mới biết ông Dũng Loa làm ăn khấm khá,” ông Hội nói tiếp. “Cho đến bây giờ, tôi cũng không cảm thấy bị lừa gạt gì cả. Thấy họ đủ điều kiện thì mình giúp thôi. Nhiệm vụ của VOICE là giúp họ, chứ không phải điều tra họ.”

Những thuyền nhân không tổ quốc
Quảng cáo công ty du lịch ở Sài Gòn do ông Võ Văn Dũng làm giám đốc.

“Sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc vào năm 1975, gần 1 triệu người bỏ nước ra đi, đa số bằng thuyền, mà theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, có tới một phần tư trong số này chết trên biển,” theo CBC.

Đa số thuyền nhân đến được bến bờ của các quốc gia xung quanh như Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, và Hồng Kông, trước khi được nhận định cư tại quốc gia thứ ba.

Trong số này, Canada nhận khoảng hơn 100,000 người, vẫn theo CBC.

Đến năm 1996, Việt Nam nhận nhiều ngàn người hồi hương.

Trong khi đó, một số người không muốn trở về vì sợ bị trả thủ hoặc vì lý do chính trị. Vì vậy, họ trở thành những người sống không có tổ quốc tại những nơi như Thái Lan.
Năm 2006, Liên Đoàn Người Canada Gốc Việt (VCF) và VOICE, một tổ chức bất vụ lợi ở Mỹ, kêu gọi chính quyền Canada nhận những người đang kẹt tại Thái Lan.

Ông Jason Kenney, hiện là thủ tướng tỉnh bang Alberta, và từng là bộ trưởng Di Trú Canada vào thời điểm đó, bí mật gặp các giới chức Thái Lan, để bảo đảm là vương quốc này cấp giấy xuất cảnh cho những người Việt Nam này, nếu họ được Canada nhận, theo CBC.

Lúc đó, chính quyền Canada cho biết phía Thái Lan không muốn làm rùm beng vụ này vì sợ sẽ có hàng ngàn người khác chạy qua Thái Lan để được vào Canada.

“Tôi có đến Bangkok… và chúng tôi có thương thuyết với họ nhiều lần,” ông Kenney nói với những người Việt Nam vừa đến Vancouver hồi năm 2014, theo những gì chiếu trên một đoạn YouTube. “Chúng tôi hứa sẽ thương thuyết trong bí mật.”

Theo CBC, trích nguồn giới chức chính quyền Canada, tiêu chuẩn để hơn 100 người mà VOICE giúp điền đơn và cuối cùng được định cư là rất cụ thể: “Họ phải là người ty nạn ở Thái Lan trong thời gian từ năm 1984 đến năm 1991. Điều này có nghĩa là những ai hồi hương về sống ở Việt Nam hoặc sống ở nơi khác không hội đủ tiêu chuẩn.”
Tuy nhiên, ông Guidy Mamann, một luật sư di trú ở Toronto, nói với CBC rằng, có một lỗ hổng trong việc quy định tiêu chuẩn trong trường hợp này.

Đó là, quy định không bao giờ nói rõ những người này phải “sống liên tục ở Thái Lan.”

“Đây là một lỗ hổng… Vấn đề mấu chốt ở đây là người ta tin rằng những người này không thể trở lại quê hương, và đang bị kẹt ở Thái Lan, giống như họ đang ở trên một hòn đảo giữa đại dương, và chúng ta đến cứu họ,” ông Mamann nói. “Quy định này được viết một cách cẩu thả và không chính xác.”

Có tất cả 108 người được VOICE giúp điền đơn và định cư tại Canada cho tới nay.

Nhóm đầu tiên đến năm 2014 và nhóm cuối cùng đến năm 2017, và sau đó VOICE bị cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ cũng như hải ngoại chỉ trích vì giúp một số người này.

Trong cuộc họp báo ở Garden Grove, California, vào ngày 27 Tháng Bảy, 2018, ông Trịnh Hội khẳng định việc xét duyệt cho những người này vào Canada là của sở di trú đất nước này.

“Chúng tôi không làm công việc của cơ quan di trú,” ông Hội nói.

“Mục tiêu của chúng tôi là giúp càng nhiều người Việt Nam đi ty nạn càng tốt. Chúng tôi thông báo với những người ty nạn tiêu chuẩn để được cơ quan di trú Canada nhận vào, rồi hướng dẫn họ nộp đơn, rồi nhân viên di trú phỏng vấn họ. Nếu đậu, VOICE sẽ gây quỹ để giúp họ vào Canada vì chính phủ nước này bắt chúng tôi phải ký quỹ $10,000/người.”

Bị chỉ trích
Một số người ty nạn còn kẹt ở Thái Lan mà Linh Mục Nguyễn Thiện nói rằng bị VOICE từ chối nhận đơn.

Phóng sự của CBC cũng đề cập đến ba nhân vật và cho rằng, trong số những người được VOICE giúp điền đơn, có một số người “không đủ tiêu chuẩn.”

Nói với Người Việt, Linh Mục Nguyễn Thiện, một người làm thiện nguyện giúp người dân tộc thiểu số Việt Nam lánh nạn ở Thái Lan, nêu trường hợp ông Bạch Hồng Quyền.

Linh Mục Nguyễn Thiện hiện là linh mục phó giáo xứ St. Francis Assisi Church ở Tonawanda, New York, và là linh mục tuyên úy bệnh viện South Mercy Buffalo Hospital.
“Chiếu theo quy định thì rõ ràng là có kẽ hở trong việc ai đạt tiêu chuẩn vào Canada. Tuy nhiên, có những trường hợp nộp đơn cho VOICE, nhưng bị VOICE từ chối, nhưng không cho biết lý do. Ngoài ra, nếu chiếu theo quy định thì không biết đúng hay sai, nhưng rõ ràng có sự khác biệt, vì có những người đủ tiêu chuẩn lại không được đi. Tôi không dám chắc là có tham nhũng 100%, nhưng có thể có,” Linh Mục Nguyễn Thiện nói tiếp.

Và ông nêu trường hợp Bạch Hồng Quyền, người vừa được VOICE lo giúp và đến định cư tại Canada hồi Tháng Năm.
“Tôi từng gặp Bạch Hồng Quyền, là người VOICE đưa từ Việt Nam sang, làm cầu nối cho VOICE. Nếu ty nạn thì tiền bạc đâu mà Quyền chơi bạc, có tối thua tới $10,000. Tôi biết có nhiều nhân chứng, nhưng đang yêu cầu chính quyền Canada bảo vệ để họ có thể nói ra,” Linh Mục Nguyễn Thiện nói tiếp.

Ông cũng cho biết từng tìm cách tiếp xúc với VOICE để làm sáng tỏ vấn đề, nhưng không được.

“Tôi muốn đối thoại với VOICE cho rõ mọi chuyện, nhưng họ tìm cách tránh né. Làm thiện nguyện, khi có tai tiếng, thì phải giải quyết, minh bạch, chứ không thể nói ‘tôi biết chuyện tôi làm.’”

Từ Toronto, qua điện thoại, anh Bạch Hồng Quyền bác bỏ những gì vị linh mục ở tiểu bang New York nói.
“Tôi qua Thái Lan với hai bàn tay trắng, sống bất hợp pháp, không thể đi làm, không có tiền, thì làm sao có tiền đánh bạc,” anh Quyền nói với nhật báo Người Việt.

“Tôi cũng chẳng phải là cầu nối gì của VOICE. Khi vụ nhà máy Formosa gây ô nhiễm môi trường xảy ra, tôi có đến miền Trung giúp người dân đấu tranh, rồi bị truy nã, và trốn qua Thái Lan ty nạn. Tôi tự tìm đường đi.”

Về chuyện được vào Canada sớm, anh Quyền cho biết có nộp đơn lên Liên Hiệp Quốc, đáng lý phải chờ, nhưng biết VOICE có chương trình bảo trợ, nên nhờ VOICE can thiệp, sau đó được Canada chấp nhận.
Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, tổng giám đốc kiêm chủ tịch BPSOS, một tổ chức giúp di dân và người ty nạn Việt Nam, cũng nghi ngờ một số trường hợp người Việt nhập cư vào Canada qua sự giúp đỡ của VOICE.

Ông Nguyễn Đình Thắng nói với Người Việt: “CBC cho người đến gặp tôi, đưa các hồ sơ này ra nhờ tôi nhận định, tôi nói ngay, có một số người không đủ tiêu chuẩn, có người là công dân Cambodia.”

Ông nêu trường hợp ông Dũng Loa, bà Trương Thị Lan Anh, và ông Sabay Kieng.
“Ông Dũng Loa và bà Lan Anh sống ở Việt Nam trước khi qua Canada.. Sau đó, hai người này về Việt Nam làm ăn. Như vậy, họ không thể đủ điều kiện để vào Canada,” ông Thắng nói. “Còn ông Sabay Kieng, khi từ Thái Lan về Cambodia năm 1997, còn mở tiệc ăn mừng. Đùng một cái đi Canada, hàng xóm nghi ngờ, vì không phải là thuyền nhân, cũng không phải là người Việt.”

CBC cho biết điều tra của họ cho thấy bà Trương Thị Lan Anh làm chủ công ty dịch vụ du lịch Đồng Nhân ở Sài Gòn ít nhất là từ năm 2012.

Năm 2014, khi được chào đón tại Toronto, ông Kieng nói ông phải làm việc vất vả để cố gắng nuôi sống gia đình.

“Tôi [muốn] tìm một việc làm, nhưng không dễ dàng, nên tôi bán trái cây trên đường phố [tại Thái Lan]… để nuôi con trai và vợ tôi,” ông nói với CBC trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Ông cho biết ông đang làm việc trong ngành sản xuất xe hơi tại Toronto.

Công ty dịch vụ du lịch Đồng Nhân ở Sài Gòn mà CBC nói do bà Trương Thị Lan Anh làm chủ.

CBC cho biết họ thu thập được một số hồ sơ, hình ảnh, và video cho thấy ông Kieng điều hành một cơ sở kinh doanh đồ trang sức và hàng thủ công tại Cambodia, có tên là Craftworks Cambodia, ít nhất từ năm 2008. Có lần ông còn đến Manila, Philippines để trình bày về kinh nghiệm kinh doanh của mình tại một hội nghị.

Ông Nguyễn Thanh Tú, cư dân Houston, con cố nhà báo Đạm Phong, người từng bị hạ sát hồi thập niên 1980, cho nhật báo Người Việt biết ông là người cung cấp các tài liệu của những người này cho CBSA, cơ quan biên phòng Canada, và RCMP, cơ quan cảnh sát điều tra liên bang Canada, khi bắt đầu nghi ngờ hoạt động của VOICE.
CBC cho biết, ông Tú cũng đang điều hành một công ty an ninh mạng ở Houston.

“Ngoài hai cơ quan này của Canada, tôi còn tư vấn cho một cơ quan an ninh của Mỹ, liên quan đến vụ này, nhưng chưa tiện nói tên ra,” ông Tú nói. “Trong các vụ này, CBC mới nêu ra năm ‘trường hợp,’ không phải năm ‘người,’ và mỗi trường hợp có thể bao gồm vài người. Trong số 108 người mà VOICE giúp vào Canada, theo điều tra của tôi, có hơn một nửa là không đạt tiêu chuẩn, và hầu hết là đảng viên Cộng Sản cao cấp.

Ông Tú cho biết sở dĩ ông điều tra những trường hợp này là khi ông đang tìm sự liên hệ giữa VOICE và đảng Việt Tân thì có người email “cầu cứu ông giúp đỡ những thuyền nhân bị kẹt ở Thái Lan.”

“Vì cũng từng là thuyền nhân, nên tôi hiểu số phận của họ như thế nào. Thế là tôi tiếp xúc với bà Lê Thị Ba, và bà kể tôi nghe hết mọi chuyện, và tố cáo ông Trịnh Hội bỏ rơi một số người ty nạn,” ông Tú nói.

CBC cho biết không tiếp xúc được với ông Dũng Loa và bà Lan Anh để phỏng vấn. Còn ông Kieng có trả lời phỏng vấn CBC, nhưng sau đó CBC gọi lại thì ông không trả lời.

VOICE tiếp tục công việc, dù khó khăn
Ông Trịnh Hội cho biết mặc dù chương trình vận động thuyền nhân vào Canada đã chấm dứt năm 2016, VOICE vẫn đang vận động cho 50 người ty nạn khác vào đất nước này, và đã đưa được năm người vào, còn 45 người nữa.

“Chúng tôi vẫn tiếp tục công việc dù bây giờ có thể Bộ Di Trú Canada sẽ khó khăn hơn. Đó là hậu quả của những người muốn chương trình này bị trở ngại,” ông Hội nói.

Ông nói thêm: “Còn chuyện anh Tú tố cáo những người VOICE giúp đưa vào Canada là Cộng Sản thì tôi không biết anh căn cứ ở đâu, và anh đã làm như vậy trong nhiều năm qua. Tôi không hiểu tại sao. Thôi thì việc anh Tú làm anh cứ làm. Phóng sự của CBC cho thấy VOICE không làm gì sai trái, và chúng tôi vẫn tiếp tục làm theo đúng đạo đức và luật pháp.”
Trong khi đó, trên trang Facebook của mình, nhạc sĩ Nam Lộc, hiện là cố vấn của VOICE, có viết một bài tựa đề “Trời cao có mắt.”

Trong bài viết này có đoạn nói bài phóng sự điều tra của CBC “là một minh chứng rõ ràng phản lại những lời vu cáo thiếu đứng đắn, vô trách nhiệm nhằm vào tổ chức VOICE cùng một số thiện nguyện viên có lòng, nhưng cũng là nỗi buồn phiền cho các nhà bảo trợ có tâm và có đức trong nỗ lực giúp đỡ người đồng hương. Hậu quả chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tiến trình vận động định cư cũng như cuộc sống vốn đã khó khăn của đồng bào ty nạn Việt Nam đang lánh nạn tại Thái Lan hiện nay và mong có ngày được một quốc gia tự do cho phép họ định cư.”

Ðỗ Dũng

No comments:

Blog Archive