ORA ET LABORA - CẦU NGUYỆN VÀ HÀNH ĐỘNG
Ngày xửa ngày xưa, tôi rất mê đọc truyện cổ tích. Cho đến khi lớn và đến khi già đi, cũng vẫn còn mê. Tôi thích kết thúc có hậu trong truyện cổ tích. Kẻ ác được sáng mắt ra sẽ được tha thứ. Nếu không, phải bị đền tội xứng đáng và kẻ hiền lúc nào cũng gặp lành.
Lúc đó tôi chỉ ngờ ngợ có những bài học hay rút ra từ truyện cổ tích, tức là công dụng về mặt giáo dục. Nhưng hoàn toàn không ngờ có ngày tôi có thể áp dụng truyện cổ tích để trị liệu cho bệnh nhân. Những khám phá này đều nhờ công trình nghiên cứu uyên thâm của bác sĩ tâm lý Carl Jung người Thụy Sĩ.
*
BỤT ƠI, CỨU CON VỚI!
Có lẽ vi đọc nhiều truyện cổ tích ngày xưa, nên ngày nay tôi hay chọn phương pháp này để tìm hiểu thêm về chính mình.
Một trong những điều mà tôi biết mình rất ghét trong các truyện cổ tích, nhưng lại rất thường xảy ra, là bản tính thụ động, ăn bám và hay nhờ vả của người Việt Nam.
Thụ động ở đây không có nghĩa là họ ăn không ngồi rồi, không làm gì hết. Ngược lại, họ có khi là những người cần cù lao động cực nhọc vất vả.
Tuy nhiên, mỗi khi có chuyện gì khó khăn xảy ra, họ hay ngồi bệch xuống đất khóc và kêu 'Bụt ơi, cứu con với!'. Bụt cũng hiện ra thiệt và cứu họ. Có khi thành công, có khi không.
Từ nhỏ, tôi đã không tán thành thái độ thụ động hay nhờ vả này. Có chuyện gì một chút là mọi người như ăn quen, mở miệng ra cầu cứu Bụt ngay.
Tại sao có tay, có chân, có đầu óc, có trí tuệ mà không tận dụng để giải quyết vấn đề?
Tại sao phải 'làm phiền' đến Bụt trong khi tôi tin Bụt có nhiều người cần được cứu hơn?
Bụt cũng từng là người, và có nhiều phen cũng phải tự giải quyết vấn đề. Nhờ vậy ông Bụt mới trở thành Bụt được.
*
CHÚA ƠI, CỨU CON VỚI!
Bất ngờ vào tuổi 16, khi vào sống chung với cha mẹ nuôi Hòa Lan, là tín đồ của Cơ Đốc Phục Hưng, tôi học được ba chữ 'Ora et Labora', có nghĩa là 'Cầu nguyện và Hành động'.
Câu này không có trong Kinh Thánh, Tân Ước cũng như Cựu Ước, mà xuất phát từ giòng Thánh Benedict (không biết tên thánh bằng tiếng Việt!), nhưng được đại đa số người Hòa Lan dùng làm câu kinh điển. Và nó đã trở thành dân tộc tính.
Họ biết khắc phục thiên nhiên nghiệt ngã, để trở thành một đại cường quốc với một nền an sinh vượt bực.
Chọ họ một đất nước nằm dưới mực nước biển, họ xây tàu bè và đi khám phá hết 5 châu.
Cho họ một nạn lụt tàn sát hàng ngàn người dân, họ xây đâp Delta nổi tiếng thành kỳ quan thứ 8 trên thế giới.
Cho họ một củ bông vô danh từ Thổ Nhĩ Kỳ, họ biến hoa tu líp thành biểu tượng quốc gia độc nhất vô nhị.
Đất nước Hòa Lan tuy nhỏ, nhưng con người họ không 'nhu nhược'.
Nhưng điều thú vị nhất ở Hòa Lan là khi tôi khám phá ra, truyện cổ tích Hòa Lan không có người lâm nạn nào ngồi phệch xuống đất kêu: 'Chúa ơi, cứu con với!' và ngồi yên đó chờ chúa giáng thế.
Ngược lại mỗi khi họ lâm nạn, họ luôn cầu nguyện đến Đấng Tối Cao, cho họ thêm sức mạnh và trí tuệ để tìm cách giải quyết vấn đề. Lời cầu nguyện luôn đi song song với hành động.
Có lẽ nhờ vậy tôi rất thích hap với lối sống của người Tây phương. Tự lập, tự vươn lên bằng đôi tay, đôi chân, bằng tim óc để trưởng thành.
Và có lẽ vì vậy, tôi ngày càng muốn lánh xa bản chất thụ động, khôn lõi, hay nhờ vả và muốn lệ thuộc của người Việt Nam.
*
HỒNG KÔNG CẦU NGUYỆN VÀ HÀNH ĐỘNG
Mừng thay có một dân tộc Á châu, cũng nhỏ nhưng không nhu nhược. Tinh thần bất khuất trước nghịch cảnh của họ, xứng đáng đẻ chúng ta ngả mũ khâm phục.
Sang tuần thứ 20 của cuộc chiến chống bạo quyền Bắc Kinh ác độc, tôi luôn tin vào một kết thúc có hậu. Người Hồng Kông hiền hòa rồi chắc chắn sẽ gặp lành.
Lữ Thi Tường Uyên
Thứ Bảy, 19-10-2019
No comments:
Post a Comment