Nhớ cả Khung Trời Mây Trắng Bay!
(Những đoản khúc mùa Đông. Thân kính gởi về “Thần Phong Nguyễn Ngọc-Khoa”, Trung-Tá Lê Bá-Định, Đại-Tá Nguyễn Văn-Bá. Đại Tá. Hoàng Thanh Nhã cùng những người mà tên tuổi đã đi vào huyền-thoại trong quân-sử. Thân thương gởi đến các bạn khóa 63A/SVSQKQ.).
Trần Ngọc Nguyên Vũ
***
Chiều nay, một buổi chiều Đông buốt giá. Cơn bão tuyết cuối mùa kéo về phủ kín cả bầu trời phố núi. Ngồi bên lò sưởi nhìn ngọn lửa hồng bập bùng nhẩy múa, như những bước luân vũ dìu tôi về một vùng dĩ vãng xa xăm nào đó…Rồi những hình ảnh nhạt nhòa của ngày xưa, cứ ẩn hiệntrong đầu tôi như những bông hoa tuyết đang quay cuồng theo từng cơn gió giật bên ngoài. Hình ảnh hào-hùng của những người bạn đồng-minh, đồng ngũ chợt đến, chợt đi qua đời tôi như bóng mây, nhưng tất cả đều để lại trong tôi những kỷ-niệm với những dấu vết sâu đậm không bao giờ phai nhạt. Mà kỷ-niệm thì bao giờ cũng bắt đầu từ một khoảng thời-gian và trong một khoảng không-gian nào đó của con người, và trong cuộc đời của chúng ta, trải qua suốt một thời chinh chiến, đã có biết bao nhiêu là dấu vết được ghi khắc trong lòng, biết chọn một dấu vết nào để dàntrải tâm-tình…Thôi thì…cứ chọn cái thủa ban đầu của lần nhập cuộc, để góp thêm một điệp-khúc bi hùng cho “bản trường thiên anh hùng ca” bất hủ trong quân sử…
Khóa 63A! Thể hệ “mầu tím hoa sim”
Sinh ra và lớn lên trong thời ly loạn, thế-hệ của chúng tôi đã được hun đúc bằng những luồng hào-khí ngút trời của tiền nhân để lại trên những trang chiến sử, và những hình ảnh bi hùng lãng-mạn của các chinh nhân, chinh phụ qua áng văn chương thơ nhạc tuyệt vời của dân-tộc…Để đến ngày mà cả thành phố SàiGòn đều rúng động bởi tiếng nổ long trời lở đất, tiếp theo là những tiếng rơi vỡ loảng soảng của những tấm kiếng bể nát, khi chiếc phản lực cơ F102 của đồng minh vượt bức tường âm thanh ở cao độ thấp, và tất cả mọi người đều ngẩng cổ trố mắt nhìn những chiếc F86 thuộc phi-đội Lôi-Hổ của Không-Lực “Trung Hoa Quốc Gia” vẽ một bông hoa lan đẹp tuyệt vời trên nền trời xanh thẳm trong ngày đại-hội Không-Quân của Quân-Lực VNCH thủa nào… Thì tất cả những gì được ấp ủ trong lòng từ lâu, đã sủi bọt và bùng lên như nồi nước sôi bật tung nắp, dẫn chúng tôi đến gặp nhau ở Lăng Cha Cả trước cổng Phi-Long của phi-trường Tân Sơn Nhất, để được khảo sát và tuyển chọn đưa ra Nha-Trang…
Nha-Trang! Tháng Giêng năm 1963 đó. Cái mốc của nơi chốn và thời gian đã in dấu chân hồ hải của những người trai thuộc thế-hệ “mầu tím hoa sim” từ các nẻo đường đất nước tụ về…Kẻ trước người sau, quỳ gối dưới ánh nến lung-linh trong gian vũ-đình-trường cao rộng, giơ tay thốt lên một lời thề cho “Tổ-Quốc, Danh-Dự và Trách- Nhiệm”, và sau đó đã khoác lên mình bộ áo của những người được mang danh là Người Lính Không Quân của quân lực VNCH… Rồi chia tay nhau bung tỏa ra khắp bốn phương trời, mỗi người gánh trên vai một định-mệnh riêng biệt của đời mình, cùng với định-mệnh khắc-nghiệt chung của dân-tộc. Khóa 63A có những người trai giạt dào tình-cảm, những người lính đầy tính nhân bản biết mỉm cười ngạo mạn ngoài chiến trường, và biết xót xa cho kiếp hồng nhan bạc phận nơi hậu tuyến. Những tên tuổi như Bùi Đại Giang, Nguyễn Hoàng Dự, Nguyễn Long Đăng, Phạm văn Thặng, Bùi Ngọc Bình, Sử Ngọc Cả, Lê Vàng, Nguyễn Thành Tri, Nguyễn Phúc Hưng, Nghiêm Ngọc Ẩn, Tạ Thượng Tứ, Ngô Đức Cửu, Vũ văn Cần, Nguyễn Quý An, Nguyễn Quốc Đạt, Trần văn Nghiêm, Phan Hiền Tính, Trần Thanh Liêm, Huỳnh Hải Hổ, Lê Văn Bút, Huỳnh Văn Bông, Ng. Văn Thân, Khổng Hữu Trí, Trần Phi, Nguyễn Ngọc Bình, Hà văn Đàng, Trần (Nguyễn) Phước Hội, Nguyễn Hữu Sung, Nguyễn Văn Ve-Chai, Ngô Văn Kim, Lý Bửng…và còn biết bao nhiêu người nữa đã làm cho chiếc áo lính trở thành biểu tượng của sự hy-sinh, một nếp sống hào hùng và lãng mạn…
… Các anh, những người trai thế-hệ, bước vào cuộc lữ khi dòng sử mới vừa được mở ra…Ầm ầmnhư ngọn trường giang loạn sóng, cùng với cơn mưa gào gió thét kinh hoàng… và dòng cuồng lưu cuồn cuộn chảy, xô giạt mọi vật theo lớp mây ngàn bạt đỉnh, chẻ đôi hai bờ Nam – Bắc…Anh-hùng hào-kiệt một thời quay cuồng trong cơn lốc xoáy, phóng tay điểm lên “bức tranh sơn hà” những đường nét bi tráng, rồi theo trang sử từ từ khép lại…Bỏ sau lưng cho đời cả một khung trời mây trắng bay…
Bây giờ thì đã hơn nửa thế kỷ trôi qua; dù rằng cái khoảng thời gian của một phần đời người đã mất, có làm phai nhạt đi ít nhiều những mầu sắc trong cuộc sống, nhưng trong tôi vẫn ấp ủ hình ảnh những người bạn ban đầu của một lần gặp gỡ…
Các anh Lính Không Quân khóa 63A ơi! Đến bao giờ thì chúng ta sẽ cùng nhau trở về vùng trời quê-hương yêu dấu bằng những chuyến bay chất đầy Hào-Khí Của Tiền-Nhân? Và của những người đang:
…bao năm mài gươm dưới nguyệt
Mà tưởng nghe hồn thép réo sông sâu…(1)
Biệt Đoàn 83! Đơn vị đầu đời:
Biệt Đoàn 83! Cái tên nghe vừa bí mật lại vừa hào hùng và lãng mạn. Nhưng chiếc áo không làmnên thầy tu, một cái tên không tự nó tạo ra huyền thoại mà là do những người mà phong độ và việc làm của họ đã đi vào huyền thoại tạo nên…những cái tên như Cò Trắng: Nguyễn Cao Kỳ, Phan Thanh Vân, Lưu Kim Cương, Nguyễn Ngọc Khoa, Nguyễn Văn Tâm…Thần Phong: Nguyễn Văn Tường, Huỳnh Văn Vui, Nguyễn Huy Cương, Nguyễn Thế Tế, Nguyễn V. Quý, Nguyễn Quốc Phiên, Trần Bá Hợi, Nguyễn Quốc Thành. Nguyễn Ngọc Thức…Long Mã: Hồ Bảo Định, Nguyễn Văn Nghĩa, Đỗ Văn Hiếu, Nguyễn Quý An, Nguyễn Văn Thắng, Phạm Công Khanh…Queen Bee Trương Văn Vinh….Những người mà ngày đêm vẫn thản nhiên đi-về trên quãng đường sinh – tử để thi hành những công tác cực kỳ khó khăn và nguy hiểm…Những công việc họ làm tưởng chừng như chỉ được nghe kể trong những câu chuyện thần thoại…Họ chính là những người đã viết ra một pho “huyền sử” được mang tên là “Biệt Đoàn 83”.
Hồi còn ở ngoài dân sự, tôi thường hay ghé phòng đọc sách của Trung Tâm Văn Hoá Việt Mỹ ở góc đường Lê Lợi – Nguyễn Huệ để mượn những tạp chí có bài viết đăng hình ảnh của KQVNCH. Tôi say mê nhìn ngắm chiếc áo bay đen có thêu tấm huy hiệu “Thần Phong” và ước ao sau này mình được mặc nó…Khi ra nhập KQ và được huấn luyện để trở thành một phi công khu trục, rồi được thuyên chuyển về BĐ83, tôi tưởng minh đang nằm mơ…nhưng giấc mơ ấy đã trở thành sự thật…Khi viết bài này tôi không viết “lịch sử của Biệt Đoàn 83″ vì tôi không đủ tư cách mà chỉ viết theo cảm nhận và những trải nghiệm riêng của mình…”Biệt Đoàn 83”! Một đơn vị mà từ sự thành lập đến cách điều hành nhân sự quá phức tạp. Phạm vi hoạt động của nó trải khắp lãnh thổ hai miền Nam Bắc, vượt qua biên giới Lào, Thái, Miên..và liên quan đến nhiều tổ chức khác nhau…Từ “sở liên lạc” của Trung Tá Kính thuộc “Tổng thống phủ” thời “đệ nhất Cộng Hoà” đến “Nha Kỹ Thuật” của Đại Tá Nu thuộc phòng 7 của bộ Tổng Tham Mưu thời “đệ nhị Cộng Hoà” tới các cơ quan MacV, MacSOG của Hoa Kỳ. “Biệt Đoàn 83” tuy là một đơn vị KQ nhưng lại không thuộc quân số của BTL KQ, nó có thể coi như là một “Bộ Tư Lệnh KQ” thu nhỏ, nó sở hữu hầu hết các loại phi cơ của Không Lực VNCH thời bấy giờ, từ vận tải, trực thăng,quan sát đến khu trục…Sự có mặt của “Phi Đoàn Khu Trục 522” cạnh BĐ cũng đã gây ra sự “hiểu lầm” cho giới quan sát thời bấy giờ. Thật ra thì PĐ 522 không thuộc quân số của BĐ mà thuộc quân số của “Không Đoàn 33 chiến thuật”. Hầu hết những “nhân vật gạo cội” của Biệt Đoàn ngày xưa đã không còn nữa. Hiện nay người duy nhất có đủ uy tín để viết về BĐ 83 là Trung Tá Nguyễn Ngọc Khoa, nhưng ông đã “rửa tay gác kiếm” giã từ “Giang hồ” từ lâu…Tôi viết “đoản khúc mùa Đông” này bằng tất cả sự ngưỡng mộ và kính trọng không những chỉ đối với một cấp chỉ huy cũ mà còn đối với “Người Lính Chiến” của một thời ly loạn nữa…
Cất tờ sự-vụ-lệnh trong túi áo bay, tôi chạy xe vào căn cứ Tân-Sơn-Nhất. Tới chiếc cổng có rào cản quấn bằng giây kẽm gai chắn ngang, tôi dừng xe lại. Một người lính từ trong chiếc chòi canhcũ kỹ thò đầu ra hỏi: – Thiếu Úy muốn gặp ai. Tôi nói với anh ta là tôi vào trình diện đơn-vị trưởng. Anh lính gác bước vội ra, đứng thẳng người nện gót giầy kêu đánh cốp một cái, giơ tay chào tôi, rồi chạy lại kéo rào cản cười nói: – Dạ Thiếu Uý cứ đi thẳng, văn phòng ổng ở trong hangar phía tay trái. Tôi cám ơn người lính trẻ rồi từ từ chạy xe vào. Dọc đường, nhìn về phía tay mặt, tôi thấy rải rác những chiếc AD6, hai bên cánh nặng chĩu bom đạn và hỏa tiễn, nằm phơi mình trong ánh nắng. Tôi dừng xe lại, ngắm nhìn những “con chiến mã” mà tôi sắp sửa được cưỡi nó, mà như ngửi thấy mùi vị của chiến tranh phảng phất đâu đây. Nhìn đồng hồ tay thấy chỉ11:15, tôi sợ mình đến trễ, nên vội phóng xe vào hangar. Vừa dựng xe xong, còn đang ngơ ngáo nhìn quanh không biết phòng của sếp ở đâu, thì một ông Đại-Úy trông trẻ măng, mặc bộ đồ bay đen, trên ngực áo đeo tấm huy-hiệu “Thần Phong”, bên tay áo thêm một cái “badge” nhỏ thêu hình chiếc AD6, dưới có đề chữ “83rd SAG”, cùng khẩu “P38” đeo xệ bên hông, trông thật “gồ ghề, oai-phong lẫm-liệt” từ trong bước ra. Tôi đứng nghiêm giơ tay chào. Ông không chào lại mà khoác tay nói:
– Lần sau khỏi chào nghe, tôi là Thành, mới về hả?
– Dạ…Ông vỗ vai tôi thân mật nói:
– Ở đây mọi người gọi tôi là “Thành Cóc”, “nick name” của cậu là gì?
– Dạ “Cà Chớn”.
Ông phì cười để lộ ra hàm răng khểnh trông thật có duyên:
– Hì hì… trông cậu đẹp trai hiền lành thế này sao lại lấy cái tên khó nghe “dzậy”.
– Dạ, tại “mấy thằng bạn cà chớn” dưới miệt Biên-Hòa thấy em đẹp trai hơn tụi nó, nên tụi nó ganh, và đặt cho em cái “nick” này để ém tài.
– Hà hà… cậu đấu nghe cũng được lắm. Để mai mốt có dịp, tôi giới thiệu cậu với “Không quân tứ quái”. Mà cậu biết họ là những ai không.
– Dạ em mới về nước, chỉ nghe đại danh: “Nhất Luyến, nhì Phiên, tam An, tứ Hợi”, nhưng chưa được hân hạnh diện kiến.
Ông lại cười hì…hì…giục tôi lên xe:
– Thôi được rồi, lên xe đi, mình đi ăn trưa. Hôm nay câu lạc bộ đóng cửa, mình ra ngoài ăn.
Tôi ngập ngừng nói với ông là tôi chưa trình ký SVL thuyên chuyển. Ông cười nói:
– Đi bay hết cả rồi. Ăn trưa về tôi dẫn cậu vào gặp sếp và đi lãnh đồ trang bị cá nhân.
Tôi leo lên chiếc xe “Jeep” mui trần, theo ông đi ăn trưa, quên luôn vụ gặp đơn vị trưởng. Khi chạy ngang qua cổng của biệt đoàn, ông ngừng xe ngoắc một anh lính phòng thủ lại hỏi:
– Ăn uống gì chưa?
– Dạ rồi Đại-Úy. Em vừa xuống ca trực.
– Tốt, vậy cậu đi theo coi dùm cái xe cho tụi này ăn trưa.
Anh lính trẻ cười toe toét nhẩy lên ngồi băng sau. Ông chạy xe thẳng ra cổng Phi-Long, hai người lính quân cảnh đứng nghiêm giơ tay chào theo đúng “quân phong quân kỷ”. Tôi liếc nhìn ông bằng tia mắt thán phục, rồi ngả người gác chân lên thành xe, và cảm thấy hãnh-diện mỗi khi có người quay qua nhìn chúng tôi. Buổi trưa hôm ấy, ông bao tôi một chầu ăn trưa tại nhà hàng Maxim, trên đường Tự-Do. Đó là kỷ-niệm đầu đời của một người lính sau khi trải qua những ngày tháng rèn luyện ở quân trường, rồi trường bay, để được lột xác từ một anh chàng “bạch diện thư sinh” thành một “người lính chiến.” Tôi quen ông “Thành Cóc” cũng kể từ ngày đó… Mới đầu tôi cứ tưởng vì ông “nhỏ con” nên mọi người gán cho ông cái “nick” này nhưng sau này tôi mới biết là ông có thằng con trai đầu lòng trông rất kháu khỉnh, ông thường dẫn nó vào chơi trong BĐ, anh em thấy nó dễ thương nên gọi nó là “thằng cu Cóc” và thằng Cóc nghiễm nhiên được gắn liền với tên bố là “Thành Cóc”.
Những ngày tháng sau này, cuộc đời bay bổng của tôi dính liền với ông Thành cóc cùng những phi công gạo cội của đơn vị như Nguyễn Ngọc-Thức, Nguyễn Quý Chấn, Lê Mộng-Hoan, Lê Phước-Cung, Trần Văn Việt, Phan Khôi, Thái Phương Thủy, Trần Mạnh-Khôi, Huỳnh Thanh-Minh, Tạ Thượng-Tứ, Trần Thanh-Liêm, Nguyễn Đăng Huấn, Nguyễn Hữu Thuyết, Vũ Ngô Dzũng, Hồ Đình Chi, Sử Ngọc Cả, Bùi Đức Nhân, Nguyễn Công Bắc, Lê Hải, Thanh, và một người không phải là dân không-quân nhưng lại rất gắn bó với KQ, đó là ông “Cò Quận 5 Tr/Tá Lê Ngọc Trụ”, theo với định-mệnh thăng trầm trong cuộc chiến, cho đến ngày Biệt-Đoàn giải tán… Sau này mỗi khi cầm khúc bánh mì leo lên chiếc phi cơ chất đầy bom đạn, nghĩ đến bữa ăn trưa thịnh-soạn tại nhà hàng Maxim ngày nào (mặc dù là ông ký sổ), tôi lại thấy bâng khuâng…
Tôi ngửa mặt nhìn trời, như muốn gởi theo những đám mây trắng đang lững lờ trôi một lời cám ơn đến ông “Thành Cóc”.
Về biệt đoàn một thời gian ngắn tôi đã nhận ra là đơn vị này quả là có nhiều “kỳ nhân, dị khách”. Ngoài ông “Thành cóc” và “không quân tứ quái” ra phải kể đến “hắc công tử” Trần Mạnh Khôi và “bạch công tử” Lê Mộng Hoan. Nhị vị công tử này tuy không “đốt tiền nấu trứng để khoe minh giầu” như các “Công tử Bạc Liêu” ngày xưa nhưng cũng nhất mực hào hoa, “thay đào đổi xế” như thay áo. Riêng “Bạch Công Tử”, ngoài vẻ “hào hoa phong nhã” của một người lính ra, người còn có tài “chơi chữ” không thua gì các bậc “tiền bối” như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du ngày xưa cả. Đặc biệt trong giới “làng xoa” Lê Công Tử đã “nhân cách hóa” các con bài “mạt chược” một cách tài tình, đọc lên nghe rất “sexy” quyến rũ. Chẳng hạn như khi bốc được con “bạch bản”, người bèn lật ngửa con bài để nằm tô hô trên bàn rồi than: – Khiếp, xui bỏ bu! Đúng là “láng coóng như con bạch bản”. Hoặc mó được con “phát xồi” người phán: – Kinh thiệt, sờ thấy rậm rạp cứ như sờ phải chùm “thuốc lào Bà Cả Nghị”, hay vớ được con “hồng trung” người bèn xổ nho: – có thế chứ, nắm đúng được cây gậy của “Hồng bang chủ” đây rồi. Mủn cun nhá! Tiếng “cây gậy” trong câu này lấy ý từ câu vè trong dân gian “Của anh như cây gậy thằng ăn mày – Bạ đâu cũng thọc có ngày gẫy cây”. Nhưng câu nói “đắc ý” nhất của “Lê Công Tử” phải là câu “Nhờ anh tí”. Câu này khi vừa được công tử sáng tác đã phổ biến và lan chuyền rất nhanh trong giang hồ khắp bốn vùng chiến thuật. Phe ta hồi đó thích câu này kể gì. Nhưng câu “nhờ anh tí” phải nói theo giọng miền Bắc với “thổ âm” sang cả của “người Hà Nội trước 54” thì nghe mới đã. Còn nếu nói theo giọng miền Nam hay miền Trung thì… “nhờ anh tị…ị…” nghe không được “mát tai” cho lắm.
… Nói về “huyền thoại” của “Không Quân Tứ Quái” thời bấy giờ thì phải kể đến “Nhị quái Nguyễn Quốc Phiên” và “Tứ Quái Trần Bá Hợi” là hai người nổi nhất. “Nhị Quái Nguyễn Quốc Phiên” hỗn danh là “Phiên Rách”. Truyền thuyết của cái tên này là do trong một phi vụ hành quân, người bị phòng không địch bắn hạ, nhưng với kinh nghiệm của một phi tuần trưởng dầy dạn chiến trường khi còn phục vụ tại “phi đoàn 2 khu trục” nên người đã bung dù thoát hiểm… Chỉ có điều là khi được “rescued” về thì toàn bộ “Flying gear” của người cũng bay theo khói lửa, chỉ còn lại cái áo thun và chiếc quần lót, nên anh em đã dán lên ngực người cái nhãn “Phiên rách”, nhưng người chỉ rách trong “bàn xoa”, còn ngoài đời người giầu hơn cả Thạch Sùng, Vương Mãng ở bên Tầu. Với số tài sản khiêm nhường này, Người có thể mua đứt con phố Lê Lợi để mở tiệm cũng còn được…Sau này khi “xuyên huấn” F5 xong, người bỏ KQ qua đầu quân cho “Air VietNam”.
Tứ Quái Trần Bá Hợi còn kinh hơn. Người mang một cái tên nặng ngàn cân trên vai: “Hợi Voi!” “Mỹ danh” này anh em dựa theo câu thành ngữ “trăm voi chẳng được bát nước sáo”. Trần quái hiệp nói chuyện rất có duyên lại có số “đào hoa” và thích chơi “phong lan” Đà Lạt. Trong nhà người luôn luôn có hai “giò lan” quanh năm trổ bông thơm ngát… Chỉ tiếc là “quái hiệp” không gắn bó với anh em được lâu. Còn nhớ hôm chia tay, anh em tổ chức một bữa tiệc từ biệt, “Tứ Quái Trần Bá Hợi” bật khóc nức nở, người “khóc như thiếu nữ vu quy nhật”…Anh em tưởng người không muốn rời Không Quân nên xúm lại khuyên nhủ, nhưng khuyên thế nào cũng không nguôi, nên mọi người đành ngậm ngùi đưa “quái hiệp” sang sông để về với “Air VietNam” bay “Boeing 727″…
Ông “Phiên rách” và ông “Hợi voi” ơi, tuy tôi và hai ông không có duyên đi trọn quãng đường chông gai trong cuộc chiến, nhưng hình ảnh hào hùng của những người trai thuộc “thế hệ mầu tím hoa sim” ngày nào đã một thời là “thần tượng” của người “lính trẻ” như tôi khi mới về Biệt Đoàn. Sau này mỗi khi đậu sau chiếc phi cơ 727 của hãng hàng không Việt Nam nơi đầu phi đạo để chờ cất cánh bay vào vùng trời lửa đạn, tôi lại nghe văng vẳng trên tần số có tiếng cô ca si nào đó hát bài “Em về với người” của Mặc Thế Nhân, tiếng ca nức nở xoáy vào lòng người nghe: “- Người ấy và tôi…chung trời…cách nhau mấy đời!”…
Tam Quái Nguyễn Ngọc An thì sau khi hiến dâng “một cánh tay thần” cho đại cuộc, đã gác kiếm từ giã giang hồ về sống cuộc đời “mây ngàn hạc nội”, thỉnh thoảng ghé thăm anh em kể chuyện “ngày trở về” của “người thương binh”.
Còn “Đại Quái” hỗn danh “Mụ Luyến” thì vẫn nặng nợ trần ai, chưa ngộ được “chân lý” “đời là bể khổ” nên vẫn dấn thân vào cuộc “gió tanh mưa máu” cho đến khi người bị Thiếu Hiệp “Luân Trực Thăng” một đàn em xa lắc chưa có tiếng tăm, hạ đo ván trong cuộc tranh giải “diễn giả xuất sắc” do trường “Chỉ huy tham mưu trung cấp KQ. Nha Trang” tổ chức, bấy giờ người mới chịu “xếp tàn y lại để dành hơi”. Cũng kể từ đó “huyền thoại KQ Tứ Quái” được khép lại. Sau này trên “Giang Hồ” nếu có ai đó còn nhắc đến, thì cũng chỉ là để “tôn vinh” những người “Lính Không Quân” một thời vẫy vùng ngang dọc…
Tứ Quái Trần Bá Hợi còn kinh hơn. Người mang một cái tên nặng ngàn cân trên vai: “Hợi Voi!” “Mỹ danh” này anh em dựa theo câu thành ngữ “trăm voi chẳng được bát nước sáo”. Trần quái hiệp nói chuyện rất có duyên lại có số “đào hoa” và thích chơi “phong lan” Đà Lạt. Trong nhà người luôn luôn có hai “giò lan” quanh năm trổ bông thơm ngát… Chỉ tiếc là “quái hiệp” không gắn bó với anh em được lâu. Còn nhớ hôm chia tay, anh em tổ chức một bữa tiệc từ biệt, “Tứ Quái Trần Bá Hợi” bật khóc nức nở, người “khóc như thiếu nữ vu quy nhật”…Anh em tưởng người không muốn rời Không Quân nên xúm lại khuyên nhủ, nhưng khuyên thế nào cũng không nguôi, nên mọi người đành ngậm ngùi đưa “quái hiệp” sang sông để về với “Air VietNam” bay “Boeing 727″…
Ông “Phiên rách” và ông “Hợi voi” ơi, tuy tôi và hai ông không có duyên đi trọn quãng đường chông gai trong cuộc chiến, nhưng hình ảnh hào hùng của những người trai thuộc “thế hệ mầu tím hoa sim” ngày nào đã một thời là “thần tượng” của người “lính trẻ” như tôi khi mới về Biệt Đoàn. Sau này mỗi khi đậu sau chiếc phi cơ 727 của hãng hàng không Việt Nam nơi đầu phi đạo để chờ cất cánh bay vào vùng trời lửa đạn, tôi lại nghe văng vẳng trên tần số có tiếng cô ca si nào đó hát bài “Em về với người” của Mặc Thế Nhân, tiếng ca nức nở xoáy vào lòng người nghe: “- Người ấy và tôi…chung trời…cách nhau mấy đời!”…
Tam Quái Nguyễn Ngọc An thì sau khi hiến dâng “một cánh tay thần” cho đại cuộc, đã gác kiếm từ giã giang hồ về sống cuộc đời “mây ngàn hạc nội”, thỉnh thoảng ghé thăm anh em kể chuyện “ngày trở về” của “người thương binh”.
Còn “Đại Quái” hỗn danh “Mụ Luyến” thì vẫn nặng nợ trần ai, chưa ngộ được “chân lý” “đời là bể khổ” nên vẫn dấn thân vào cuộc “gió tanh mưa máu” cho đến khi người bị Thiếu Hiệp “Luân Trực Thăng” một đàn em xa lắc chưa có tiếng tăm, hạ đo ván trong cuộc tranh giải “diễn giả xuất sắc” do trường “Chỉ huy tham mưu trung cấp KQ. Nha Trang” tổ chức, bấy giờ người mới chịu “xếp tàn y lại để dành hơi”. Cũng kể từ đó “huyền thoại KQ Tứ Quái” được khép lại. Sau này trên “Giang Hồ” nếu có ai đó còn nhắc đến, thì cũng chỉ là để “tôn vinh” những người “Lính Không Quân” một thời vẫy vùng ngang dọc…
Ở Biệt Đoàn thì “Dị khách” cũng nhiều và “Kỳ Nhân” cũng không hiếm. Trong số những người mà phong độ và việc làm của họ đã “đi sâu vào lòng người” phải kể đến bốn vị “Biệt Đội Trưởng biệt đội Khu Trục” trong “Đoàn Phi Công Tây Tiến” của Biệt Đoàn 83, thay phiên dẫn anh em đi hành quân ngoại biên vùng Tây Bắc của dẫy Trường Sơn Lào – Viêt. Đó là Đại Uý Huỳnh Văn Vui, Đại Uý Nguyễn Quốc Thành, Trung Uý Nguyến Ngọc Thức, và Trung Uý Lê Mộng Hoan…Bốn ông “Thần Phong” này mỗi ông mỗi vẻ mười phân vẹn mười…
Ông Vui “vua mủn cun”, gió nào ông cũng ngả vài ba ván “tui tui toàn hàng không hoa lá” nên trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh bạc tiền. Rượu uống nguyên chai “ông già chống gậy” cũng chưa thấy thấm. Mỗi buổi chiều sau những phi vụ hành quân, ông cầm quyển sổ đi điểm danh các hội viên trong làng nhậu, tên nào “rách” quá ông cho “nhậu free”, anh em ai cũng quý mến ông.
Ông Thành cóc vua “bay đêm” chống pháo kích, rất ít khi ngủ nhà. Vào phòng trực gặp ông nói chuyện, tên nào đangn gái ngủ cũng phải “ngỏng cổ” dậy nghe…Khi có “phi vụ hiểm nghèo” khẩn cấp ông cần nhờ đến, anh em tranh nhau nhận “bay” thế cho ông.
Ông Thức, vua “bonsai”, thích chơi cây cảnh và sưu tầm các loài “kỳ hoa dị thảo”. Trong túi áo bay lúc nào người cũng thủ một lọ “linh đan”, anh em ai “bay” nhiều cảm thấy mệt mỏi, người cho một viên ngậm là khỏe liền.
Lê công tử, “vua đấu hót”, dân Chu Văn An chính gốc “trường Bưởi” Hà Nội, nói chuyện rất có duyên, bạn cùng lớp Chu Văn An với cò “Trẩn Minh Công”, một nhân vật “huyền thoại” trong “làng cò” của miền Nam thời bấy giờ. Lê công tử vừa là một cao thủ trong làng “bay”, lại vừa là người “văn võ song toàn”, nhưng chỉ tiếc là đường chỉ tay “danh vọng” của người hơi ngắn nên chưa bốc lên được. Thầy bói nói số người chỉ phát về hậu vận nên đành ở ẩn như “Ngọa Long Tiên Sinh” để chờ thời…
Tuy nhiên nếu nói về “dị khách” thì phải kể đến một nhân vật mà diện mạo trông thật “cổ quái” và hành tung cực kỳ bí mật…hàng ngày người ngồi một minh trên chiếc L20 như ” Cao Biền” cưỡi diều giấy, bay lượn trên vòm trời cao rộng để tìm kiếm và chấm tọa độ những nơi đóng quân và chôn dấu vũ khí của địch rồi gởi về phòng 7 BTTM. Người mà mới chỉ nghe nhắc đến tên thôi, cũng đủ làm xanh mặt, nổi da gà, sởn tóc gáy những cao thủ của “giang hồ hai đạo hắc bạch.” Đó là “đại ca Hùng ống nhổ” Biệt Đội Trưởng biệt đội “Trắc Giác” của biệt đoàn. Tôi là lính mới thuộc lớp đàn em xa lắc, lại khác ngành, nên rất ít có dịp được hầu chuyện và tâm tình cùng người…
Ông Vui “vua mủn cun”, gió nào ông cũng ngả vài ba ván “tui tui toàn hàng không hoa lá” nên trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh bạc tiền. Rượu uống nguyên chai “ông già chống gậy” cũng chưa thấy thấm. Mỗi buổi chiều sau những phi vụ hành quân, ông cầm quyển sổ đi điểm danh các hội viên trong làng nhậu, tên nào “rách” quá ông cho “nhậu free”, anh em ai cũng quý mến ông.
Ông Thành cóc vua “bay đêm” chống pháo kích, rất ít khi ngủ nhà. Vào phòng trực gặp ông nói chuyện, tên nào đangn gái ngủ cũng phải “ngỏng cổ” dậy nghe…Khi có “phi vụ hiểm nghèo” khẩn cấp ông cần nhờ đến, anh em tranh nhau nhận “bay” thế cho ông.
Ông Thức, vua “bonsai”, thích chơi cây cảnh và sưu tầm các loài “kỳ hoa dị thảo”. Trong túi áo bay lúc nào người cũng thủ một lọ “linh đan”, anh em ai “bay” nhiều cảm thấy mệt mỏi, người cho một viên ngậm là khỏe liền.
Lê công tử, “vua đấu hót”, dân Chu Văn An chính gốc “trường Bưởi” Hà Nội, nói chuyện rất có duyên, bạn cùng lớp Chu Văn An với cò “Trẩn Minh Công”, một nhân vật “huyền thoại” trong “làng cò” của miền Nam thời bấy giờ. Lê công tử vừa là một cao thủ trong làng “bay”, lại vừa là người “văn võ song toàn”, nhưng chỉ tiếc là đường chỉ tay “danh vọng” của người hơi ngắn nên chưa bốc lên được. Thầy bói nói số người chỉ phát về hậu vận nên đành ở ẩn như “Ngọa Long Tiên Sinh” để chờ thời…
Tuy nhiên nếu nói về “dị khách” thì phải kể đến một nhân vật mà diện mạo trông thật “cổ quái” và hành tung cực kỳ bí mật…hàng ngày người ngồi một minh trên chiếc L20 như ” Cao Biền” cưỡi diều giấy, bay lượn trên vòm trời cao rộng để tìm kiếm và chấm tọa độ những nơi đóng quân và chôn dấu vũ khí của địch rồi gởi về phòng 7 BTTM. Người mà mới chỉ nghe nhắc đến tên thôi, cũng đủ làm xanh mặt, nổi da gà, sởn tóc gáy những cao thủ của “giang hồ hai đạo hắc bạch.” Đó là “đại ca Hùng ống nhổ” Biệt Đội Trưởng biệt đội “Trắc Giác” của biệt đoàn. Tôi là lính mới thuộc lớp đàn em xa lắc, lại khác ngành, nên rất ít có dịp được hầu chuyện và tâm tình cùng người…
Trong đám “cù lũ nhí” chúng tôi, người đáng nể nhất phải kể đến “Thiếu Hiệp Tạ Thượng Tứ”. “Tạ thiếu hiệp” với bộ ria mép kiểu “Clark Gable” luôn luôn được cắt tỉa và tô điểm công phu; tuy bề ngoài trông rất “lạnh lùng”, gương mặt lúc nào cũng “nghiêm và buồn”, và rất ít khi cười, nhưng bên trong ẩn đấu một trái tim đẫm chất tình người, và một tấm lòng giạt dào tình cảm. Đối với các bạn đồng ngũ người xử rất “ngọt”, luôn luôn để ý giúp đỡ một cách tận tình những ai gặp khó khăn trong công việc. Còn nhớ khi ở trường bay Whiting Field, Pensacola, người đã cứu nhiều khoá sinh có thể bị loại vì thiếu khả năng bay nhào lộn, trong số đó có Phạm Văn Thặng. Trong lúc bay với thầy, Tứ đã học được “bí quyết” do thầy chuyền lại là khi nhào lộn, điều quan trong nhất là phải giữ “hòn bi” của đồng hồ “cân bằng vị thế phi cơ” nằm ở giữa hai lần kẻ ngang dọc bằng cách kềm “rudder và airleron” không để nó chạy lộn xộn như “Tôn Ngộ Không” được. Nhờ “tuyệt chiêu” này mà Thặng và một số khoá sinh khác không những “thoát nạn” mà sau này còn trở thành những tay bay nhào lộn cừ khôi trong KQ. Cũng cần nói là muốn trở thành một phi công “Khu Trục” oanh kích hay nghênh cản, thì phải bay nhào lộn thật nhuyễn, tay nào nhát đèn, lạng quạng làm một cái “loop” trông méo mó, nhăn nheo như miệng núi “Hàm Rồng” trên Pleiku, hoặc “Roll” một cái mà mất vài ngàn bộ thì sẽ được thầy cho chuyển ngành để tránh hậu hoạn…
Riêng tôi, tôi còn nhớ mãi một buổi trưa nào trời “Sài Gòn có lá me bay và mưa rơi lất phất”, anh vào phòng nghỉ của nhân viên phi hành dựng tôi dậy đưa tôi đến thăm “một người”. Sau khi thả tôi xuống “điểm hẹn”, anh không nói một lời, chỉ nhếch miệng cười nhẹ, nụ cười khinh bạc cố hữu, rồi lạnh lùng quay lưng, phóng xe về trực thế cho tôi suốt buổi chiều hôm đó. Anh Tứ ơi, việc làm tế nhị cùng với phong độ hào sảng của anh tuy “chỉ là chuyện nhỏ” như anh vẫn thường nói, nhưng dù chỉ là một chuyện nhỏ thôi cũng đủ để cho tôi nhớ đến suốt đời…Mùa hè năm 75, anh ngụp lặn theo với dòng sinh mệnh của lịch sử…Trải qua mười một năm trói cuộc đời dâu bể với non sông khi đại cuộc không thành, chịu đựng biết bao nhiêu những gian khổ cực hình như để trả cái “nợ ba sinh” cho đồng bạn, nhưng anh vẫn ngạo nghễ mỉm cười coi đó “chỉ là chuyện nhỏ”…
Riêng tôi, tôi còn nhớ mãi một buổi trưa nào trời “Sài Gòn có lá me bay và mưa rơi lất phất”, anh vào phòng nghỉ của nhân viên phi hành dựng tôi dậy đưa tôi đến thăm “một người”. Sau khi thả tôi xuống “điểm hẹn”, anh không nói một lời, chỉ nhếch miệng cười nhẹ, nụ cười khinh bạc cố hữu, rồi lạnh lùng quay lưng, phóng xe về trực thế cho tôi suốt buổi chiều hôm đó. Anh Tứ ơi, việc làm tế nhị cùng với phong độ hào sảng của anh tuy “chỉ là chuyện nhỏ” như anh vẫn thường nói, nhưng dù chỉ là một chuyện nhỏ thôi cũng đủ để cho tôi nhớ đến suốt đời…Mùa hè năm 75, anh ngụp lặn theo với dòng sinh mệnh của lịch sử…Trải qua mười một năm trói cuộc đời dâu bể với non sông khi đại cuộc không thành, chịu đựng biết bao nhiêu những gian khổ cực hình như để trả cái “nợ ba sinh” cho đồng bạn, nhưng anh vẫn ngạo nghễ mỉm cười coi đó “chỉ là chuyện nhỏ”…
Tôi cũng còn nhớ mãi hôm đứng làm mẫu cho họa si Trọng Nội, trong lúc đợi người họa si tài hoa này điểm vài nét chấm phá cuối cùng trên bức tranh của Phan Khôi…Nhìn bức hình người “Phi Công” mặc bộ đồ “G Suit”, tay ôm chiếc nón bay có gắn ống dưỡng khí, trên lưng đeo bộ dây buộc dù, và khẩu súng giắt bên cạnh sườn, tôi thật sự cảm thấy hãnh diện và tự hào về những người bạn của mình…Nét vẽ xuất thần và sống động của Trọng Nội đã làm toát ra vẻ đẹp kiêu hùng của người “Hiệp Sỹ không gian”…Hồi đó Trung Tá Lưu Kim Cương cho mời Hoạ Si Trọng Nội, một họa si nổi tiếng về môn vẽ truyền thần vào Biệt Đoàn để vẽ cho mỗi người một bức “Chân dung người Phi Công” thời chiến, với đầy đủ bộ lệ, rồi chụp hình thu nhỏ lại treo trên tường của câu lạc bộ “Mùa Hoa Phượng”, mà ông “Hợi voi” gọi là “Kỳ Lân Các”. (*)
“Mùa Hoa Phượng” cái tên nghe thật “thơ và nhạc” là một câu lạc bộ sang trọng của Biệt Đoàn thời bấy giờ. Nội thất được trưng bầy, phối hợp một cách hài hòa theo một cung cách tân kỳ. Những chậu cây, giỏ hoa, giây leo bên trong và ngoài được bầy đặt và cắt tỉa kỹ lưỡng, tạo nên một khung cảnh thơ mộng và ấm cúng. Bàn ghế, ly tách, bát đũa đều được mua từ Hồng Kông, Đài Loan, và Nhật Bản, cộng thêm một thực đơn phong phú với những món ăn khoái khẩu thay đổi hàng ngày do đích thân “cựu hoa khôi Đà Lạt” đứng ra coi sóc như: Canh của đồng nấu với rau đay và mướp, cà pháo muối xổi đi với “mắm tôm xanh” chanh ớt, đậu hũ nhồi “nấm, thịt heo xay” chiên dòn, canh chua cá bông lau đi với cá kho tộ, hay canh riêu cá chép nấu với “thì là” đi với cá rô chiên, cơm được nấu bằng gạo “Nàng Hương Chợ Đào” một. loại gạo thơm ngon nhất miền Nam, đặc biệt các món tráng miệng như kem, bánh ngọt do nhà hàng Givral cung cấp đã đạt đúng “tiêu chuẩn” của “Cụ Tản Đà” ngày xưa là: “Đồ ăn ngon mà bát đũa không ngon thì cũng không ngon. Đồ ăn ngon, bát đũa ngon mà chỗ ngồi không ngon thì cũng không ngon. Đồ ăn ngon, bát đũa ngon, chỗ ngồi ngon mà người cùng ngồi ăn không ngon thì cũng chưa gọi là ngon!” Tiêu chuẩn này kể từ khi Cụ đặt ra rất ít người theo được…Nhưng “Mùa Hoa Phượng” đã làm vừa lòng Cụ Đồ khó tính nhất nước này…
Hãy thử tưởng tượng vào một buổi trưa nào “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát – Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông” đến thăm…”Người Phi Công” trẻ trong bộ đồ bay đen, trên ngực áo gắn tấm huy hiệu “Thần Phong” và chiếc khăn quàng “mầu tím hoa sim” thắt chéo trên cổ, mái tóc lòa xoà phủ trên trán. kín đáo che dấu sự mệt mỏi trên khuôn mặt phong trần một cách rất nghệ sỹ và đáng yêu của người “Lính không quân” vừa vật lộn với tử thần ngoài chiến trận trở về, sánh vai cùng “cô bạn gái” sinh viên, ngập ngừng theo tà áo dài quấn quýt bước chân son như những đám mây bồng bềnh nâng gót ngọc bước vào quán. Bầu không khí mát rượi như trời Thu Đà Lạt bên trong đã đánh tan đi cái nóng bên ngoài…Rồi người Phi Công trẻ nghiêng mình, lịch sự kéo ghế cho cô bạn gái ngồi. Tiếng dương cầm, vĩ cầm dìu dặt nổi lên như hơi gió vi vu luồn qua ngàn thông xanh lá đưa thực khách vào chốn “bồng lai tiên cảnh”…Rồi thì đồ ăn thức uống được mang ra bốc hơi thơm phức, quyện cùng với tiếng cười giọng nói của trai anh hùng và gái thuyền quyên quấn vào nhau như đôi chim quyên múa cánh…Đứng trước cảnh này thì đến Cụ Tản Đà sống dậy cũng phải kêu lên là “ngon quá”…”quá ngon!”… “quá đẹp”!
Hãy thử tưởng tượng vào một buổi trưa nào “Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát – Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông” đến thăm…”Người Phi Công” trẻ trong bộ đồ bay đen, trên ngực áo gắn tấm huy hiệu “Thần Phong” và chiếc khăn quàng “mầu tím hoa sim” thắt chéo trên cổ, mái tóc lòa xoà phủ trên trán. kín đáo che dấu sự mệt mỏi trên khuôn mặt phong trần một cách rất nghệ sỹ và đáng yêu của người “Lính không quân” vừa vật lộn với tử thần ngoài chiến trận trở về, sánh vai cùng “cô bạn gái” sinh viên, ngập ngừng theo tà áo dài quấn quýt bước chân son như những đám mây bồng bềnh nâng gót ngọc bước vào quán. Bầu không khí mát rượi như trời Thu Đà Lạt bên trong đã đánh tan đi cái nóng bên ngoài…Rồi người Phi Công trẻ nghiêng mình, lịch sự kéo ghế cho cô bạn gái ngồi. Tiếng dương cầm, vĩ cầm dìu dặt nổi lên như hơi gió vi vu luồn qua ngàn thông xanh lá đưa thực khách vào chốn “bồng lai tiên cảnh”…Rồi thì đồ ăn thức uống được mang ra bốc hơi thơm phức, quyện cùng với tiếng cười giọng nói của trai anh hùng và gái thuyền quyên quấn vào nhau như đôi chim quyên múa cánh…Đứng trước cảnh này thì đến Cụ Tản Đà sống dậy cũng phải kêu lên là “ngon quá”…”quá ngon!”… “quá đẹp”!
Nhưng “Mùa Hoa Phượng” cũng là một cái tên của “định mệnh”, nó không luôn luôn là những buổi trưa Hè lộng gió với tiếng ve kêu ru hồn người khách lữ, mà nó còn ẩn dấu cả “một trời mênh mang” phủ kín tâm tình u uẩn của người “Lính chiến”…Anh Phan Khôi ơi! Mới ngày nào tôi và anh còn đứng cho người họa si vẽ hình đây mà, sao hôm nay anh đã vội bỏ người thân, bỏ con tầu, bè bạn, bỏ lại sau lưng cả một khung trời mây tím dăng…Tôi mở cửa bước vào quán, chọn một chỗ ngồi nơi góc phòng. Qua khung cửa kính nhìn ra ngoài, tôi thấy những chiếc phi cơ nhạt nhoà đi chuyển trước mắt mà tưởng như có Phan Khôi ngồi trong đó…Cô tiếp viên quen thuộc đặt tờ thực đơn lên bàn đon đả hỏi tôi: “- Hôm nay Thiếu Uý dùng gì ạ” Tôi ngước mắt nhìn cô mà như nhìn vào cõi hư vô…Thấy cặp mắt đỏ hoe của tôi, cô tiếp viên khựng lại như đã hiểu, rồi luống cuống cúi đầu nói như hơi gió thoảng: “Em xin lỗi!”…Ngày Biệt Đoàn giải tán, câu lạc bộ “Mùa Hoa Phượng” như những bông “Phượng hồng rũ cánh tả tơi bay” theo với những cơn bão lửa của một thời ly loạn…
Tôi cũng còn nhớ rất rõ những lần theo ông “Thành cóc” đi biệt phái “Nakhorn Phanom” trên Bắc Thái…Với những buổi chiều ngồi trong chiếc quán lá trên gềnh đá, mà “Lê công tử” gọi là “Hoàng Hạc Lâu” cạnh bờ sông Mekong. Bên kia bờ là buôn Takhet của vương quốc Lào, với những cuộn khói lam chiều ảo huyền bốc ra từ những chiếc lò đất, quyện hương thơm ngào ngạt,lan tỏa trong không-gian như đưa hồn tráng-sĩ về nhập thể cùng với “Phù-Dung Tiên-Tử”. Tôi thấy ông ném tia nhìn khinh bạc xuống dòng sông, nơi có những tấm thân trần nõn nà của các cô “Nòong Sảo” đang nô đùa trong lòng nước bạc, để chia xẻ cùng anh em những nỗi âu lo về chuyến vượt biên ban đêm…Và những đêm trăng mờ huyền hoặc, chúng mình cùng xuyên mây vượt đỉnh Trường-Sơn Tây, qua thung lũng Trường-Sơn Đông, bay sâu vào vùng đất địch. Từ trên cao độ nghe văng vẳng bên tai những âm thoại vô tuyến khi mờ khi tỏ, chập chờn như tiếng gọi của “hồn ma bóng quế” nơi cõi vô hình nào đó vọng về:
“Hồng… Hà… Hồng Hà… đây Sao… đỏ… gọi!… Sao… đỏ… Sao… đỏ… đây Hồng… Hà… gọi…” (**) Và nhìn những tia đạn lửa vút lên như những “ngôi sao băng ngược” mà thấy lạnh người, để khi về đáp, còn mang theo những âm thanh và hình ảnh hãi hùng vào trong giấc ngủ liêu-trai…
… Tôi cũng không thể nào quên được những giây phút lâng lâng, cùng ông, và “hắc công tử” Trần Mạnh Khôi ngồi dưới ánh đèn mầu bên ly rượu, thả hồn vào tiếng nhạc, rồi đưa bước chân bồng bềnh theo tấm thân mềm mại của kiều-nữ giai-nhân, để quên đi những nỗi nhọc-nhằn, nguy-hiểm sau những chuyến bay vật lộn với tử-thần ngoài chiến trận…Nửa khuya trước khi ra về, ông gọi chị “Tài-Pán” đem quyển sổ dầy cộm cho chúng mình ký tên, và dành cái vinh dự được trả tiền cho anh Khoa (Đen) và “Ông Cò Quận 5” dạo ấy.
Rồi một buổi trưa nào buồn hiu hắt, với những đám mây nặng chĩu tâm-tình của vùng núi đồi trầm lặng, trên sân bay Cam-Ly, chúng ta cùng ghé vai khiêng chiếc quan tài của người trai anh dũng đã hy-sinh, Tr/Úy Trương Văn Đồng đó ông nhớ không; người phi-công khu-trục quê ở Đơn Dương vừa được thiên táng giữa vòm trời lửa đạn, để trả lại những kỷ vật của anh về với vòng tay ấp ủ ngàn đời của “Mẹ Việt Nam” yêu dấu…
Và làm sao tôi quên được lần ông Tường (Mực) dẫn anh em ra “nằm vali, trải nệm” tại phi-trường Đà-Nẵng, vào thời kỳ biến động miền Trung. Tôi bay số hai cho Tr/Úy Việt, trong phi-vụ “tuần phòng võ trang” trên bầu trời Đà-Nẵng. Đang bay thì bị hai chiếc phản lực F8 Crusader của Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ bay lên nghênh cản, ép chúng tôi phải bay ra biển…Việt nhất định đòi ăn thua đủ, anh đạp “rudder” ra hiệu cho tôi vào “combat trail”, ông thần này thuộc dân “Pensacola”, trông lầm lỳ và rất “Hot”. Tôi hồi hộp lạng ra “trail”, tay run run lên nòng 4 khẩu đại bác 20mm, sẵn sàng theo lệnh “leader”…Nhưng chưa đầy 30 giây sau đó, chúng tôi được Panama chuyển một mật lệnh kêu chúng tôi phải về đáp gấp…thật là hú vía! Sau khi đáp, tôi thay bộ đồ bay định ra phố ăn tô “bún bò xóm mả” cho ấm bụng, nhưng phi-trường ở trong tình trạng “cấm trại” nên không ra cổng được. Còn đang đứng xớ rớ thi gặp Tr/Úy Dục, trưởng phòng An-Ninh KQ Đà Nẵng, tôi dựa hơi, khều Dục chở ra phố. Khi trở về, vừa vào đến căn cứ, tôi thấy cả biệt đội đang quay máy sửa soạn cất cánh. Tôi hoảng hồn phóng lên chiếc phi-cơ còn lại, mặc nguyên bộ đồ dân sự, chân đi dép cao xu, để đầu trần, bay theo ông Tường về Tân-Sơn-Nhất. Khi vào cận-phi bên cánh phải, ông quay qua nhìn tôi, cặp mắt trợn trừng như muốn tóe lửa. Lần đó tưởng thế nào cũng bị lãnh củ, nhưng thấy ông không nói gì tôi mừng húm. Ông Tường ơi! Có phải vì muốn phạt tôi, mà trong lúc bay về SàiGòn ông đã cho phi-tuần bình phi ở cao độ 12,000 bộ, làm tôi lạnh teo…
… Tôi cũng còn nhớ “những kiện hàng bất đắc dĩ” được bí mật đem vào phi-trường NKP…Nửa đêm hôm ấy, Huỳnh Thanh-Minh cùng Lê Phước-Cung, Tạ Th. Tứ và Việt dựng anh em dậy để “luận chuyện giang-hồ…” Rồi trên đường về, khi bay ngang thị trấn Savanakhet để vào “in bound” không phận nhà, bốn chiếc khu-trục AD5 sơn mầu rằn-ri, không cờ hiệu, do “bạch công tử” Lê Mộng Hoan dẫn đầu bị một phi-tuần 2 chiếc F102 Delta Wing của người bạn đồng-minh,không biết cất cánh từ đâu, bay lên nghênh cản. Dẫn độ phe ta một đoạn đường…Và những lời xin lỗi của “Trung-Tâm Kiểm-Báo Tiger” cho sự nhầm lẫn “chết người” này.
…Tôi cũng còn nhớ đến cái chết tức tưởi của Tr/Tá Tuấn, khi chiếc xe jeep của ông đậu trước nhà bị gài lựu đạn nổ tung. Mang theo những bí ẩn không bao giờ được bạch hóa trên trang quân sử.
Và làm sao tôi quên được lúc chia tay cùng các anh em phi đạo, kỹ thuật, phòng thủ, của đơn vị, những người đã chia sẻ cùng tôi những cảm xúc vui buồn, những nỗi nhọc nhằn nguy hiểm của người “Lính” trong thời chiến. Trước hôm lên đường ra Đà Nẵng, tôi bùi ngùi nhìn lại những chiếc phi cơ đã bao lần cùng tôi đi về trên quãng đường sinh tử, bây giờ đã được tháo gỡ bom đạn. Huy hiệu “Thần Phong” cũng đã được cạo đi, lòng tôi quặn thắt…Khi đi ngang qua phòng hành quân của “Biệt Đoàn” chân tôi như khựng lại…Còn nhớ cách đây chưa đầy 3 năm, tôi bước vào căn phòng này với một tâm trạng cực kỳ vui sướng và hãnh diện. Tôi đeo khẩu P38 mới toanh vừa lãnh trong kho vũ khí ra, vào trình diện Đại Uý Khoa (Đen) và được ông trao cho khẩu “Browning”. Nhận khẩu súng nhỏ như chiếc bật lửa zippo từ tay ông, tôi có cảm tưởng như mình vừa nhận thanh “đoản kiếm” của một “Samurai”, biểu tượng cho tinh thần “hiệp sỹ đạo” của người “Hiệp Sỹ”. Thanh kiếm chỉ dùng để “tự sát”…
Tôi ngập ngừng gõ cửa vào chào ông “Tâm râu” lúc này đang xử lý chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Biệt Đoàn và thay Trung Tá Khoa để làm thủ tục bàn giao quân dụng và đóng cửa đơn vị. Ông bắt tay tôi rồi mở ngăn kéo lấy ra khẩu “Browning” mới còn nguyên trong hộp và một hộp đạn đưa cho tôi rồi nói: “- Đây là khẩu súng cuối cùng của Biệt Đoàn, Hà giữ lấy làm kỷ niệm. Bay bổng cẩn thận nghe. Chúc Hà gặp nhiều may mắn. Hy vọng có ngày gặp lại.” Cầm khẩu súng trong tay, tôi cảm động đến lặng người. Tôi đứng nghiêm mình giơ tay chào ông một lần cuối. Nhìn ông tôi thấy tận cùng nơi đáy mắt của ông đang cuồn cuộn nổi lên cơn “ba đào ly biệt”, và bên tai tôi lời thơ của Thâm Tâm như hơi gió lạnh bốc theo: “Đưa người ta không đưa qua sông – Sao có tiếng sóng ở trong lòng”…Tôi quay lưng loạng choạng bước ra khỏi phòng…
Sau ngày đóng cửa đơn vị, ông rời KQ qua bay cho “Hãng Hàng Không ViêtNam”. Ông là một “trưởng phi cơ” dân sự ngoại hạng, ông nói thông thạo được 5 thứ tiếng: “Anh, Pháp, Nhật, Hoa, và Hàn”. Trên những chuyến bay quốc ngoại, ông chào đón hành khách ngoại quốc, và thông báo “phi trình” bằng tiếng bản địa của họ khiến cho chuyến bay thêm phần trang trọng và ấm cúng. Tới phi trường ông liên lạc với đài kiểm soát bằng tiếng địa phương khiến họ càng thêm nể phục ông…
Tôi ngập ngừng gõ cửa vào chào ông “Tâm râu” lúc này đang xử lý chức vụ Trưởng Phòng Hành Quân của Biệt Đoàn và thay Trung Tá Khoa để làm thủ tục bàn giao quân dụng và đóng cửa đơn vị. Ông bắt tay tôi rồi mở ngăn kéo lấy ra khẩu “Browning” mới còn nguyên trong hộp và một hộp đạn đưa cho tôi rồi nói: “- Đây là khẩu súng cuối cùng của Biệt Đoàn, Hà giữ lấy làm kỷ niệm. Bay bổng cẩn thận nghe. Chúc Hà gặp nhiều may mắn. Hy vọng có ngày gặp lại.” Cầm khẩu súng trong tay, tôi cảm động đến lặng người. Tôi đứng nghiêm mình giơ tay chào ông một lần cuối. Nhìn ông tôi thấy tận cùng nơi đáy mắt của ông đang cuồn cuộn nổi lên cơn “ba đào ly biệt”, và bên tai tôi lời thơ của Thâm Tâm như hơi gió lạnh bốc theo: “Đưa người ta không đưa qua sông – Sao có tiếng sóng ở trong lòng”…Tôi quay lưng loạng choạng bước ra khỏi phòng…
Sau ngày đóng cửa đơn vị, ông rời KQ qua bay cho “Hãng Hàng Không ViêtNam”. Ông là một “trưởng phi cơ” dân sự ngoại hạng, ông nói thông thạo được 5 thứ tiếng: “Anh, Pháp, Nhật, Hoa, và Hàn”. Trên những chuyến bay quốc ngoại, ông chào đón hành khách ngoại quốc, và thông báo “phi trình” bằng tiếng bản địa của họ khiến cho chuyến bay thêm phần trang trọng và ấm cúng. Tới phi trường ông liên lạc với đài kiểm soát bằng tiếng địa phương khiến họ càng thêm nể phục ông…
Ông “Tâm râu” ơi, kể từ buổi chia tay hôm ấy, tôi chưa lần nào gặp lại ông, và cũng không bao giờ còn có dịp gặp lại ông nữa, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên được “đôi mắt buồn u uẩn” của “cò trắng” Nguyễn Văn Tâm, người phi công thuộc thế hệ “mầu tím hoa sim” của một thời chinh chiến…
Tôi không được vinh hạnh dự buổi lễ chào cờ ngày thành lập đơn vị, nhưng cũng đã may mắn được cùng các bậc đàn anh và bạn bè trong Biệt Đoàn đi chung một quãng đường đầy chông gai theo với những trang quân sử…Ngày Biệt Đoàn giải tán, anh em phân tán mỗi người mỗi ngả. Một toán theo ông “Tường mực” đi Hoa Kỳ xuyên huấn F5. Một nhóm theo ông Vui về Bình Thuỷ. Số còn lại gồm 8 người theo ông “Thành cóc” ra Đà Nẵng sát nhập vào Phi Đoàn “Phi Hổ”516, Phi Đoàn trưởng là Đại Uý Nguyễn Văn Vượng. Phi Đoàn “Phi Hổ 516” vốn là thối thân của “Phi Đòan 2 Khu Trục” đồn trú tại Nha Trang, đã từng được chỉ huy bởi những nhân vật “thượng thặng” của KQ như Phạm Lòng Sửu, Võ Xuân Lành…Nhưng chỉ một tuần sau thì Đại Uý Nguyễn Quốc Thành và Trung Uý Lê Phước Cung có Công Điện gọi về trình diện Đại Tá Lưu Kim Cương ở Sài Gòn. Như vậy nhóm “The last Samurai” chúng tôi chỉ còn lại 6 người là Lê M. Hoan, Trần Văn Việt. Huỳnh Thanh Minh, Tạ. Thượng Tứ. Thái Phương Thủy và tôi hàng ngày cùng các anh em Phi Hổ thi hành những phi vụ hành quân yểm trợ cho Quân Đoàn 1 Quân Khu 1. Thỉnh thoảng theo “Biệt Đội trưởng Lê Mộng Hoan” đi “Tây Tiến”, nhưng cũng kể từ ngày đó thì “Ai đi Tây Tiến chiều sương ấy – Đường về Đà Nẵng chẳng về xuôi.”…
Riêng Trung Tá Nguyễn Ngọc Khoa đã chọn cho mình một con đường riêng biệt. Ông lui về Đà Lạt, ngày ngày xới đất trồng khoai, sống cuộc đời ẩn dật của một “Đại Trượng Phu” bất phùng thời…Đại Sứ Martin lên Đà Lạt tìm ông, trao cho ông một danh sách 10 người, tên ông đứng đầu sổ, thuộc loại “tối nguy hiểm” mà phủ Tổng Thống đang đặc biệt lưu tâm theo dõi. Ông mỉm cười khinh mạn cám ơn viên Đại Sứ Hoa Kỳ… Xin được nghiêng mình chiêm ngưỡng luồng hào khí ngút trời của Tráng Si.
Riêng Trung Tá Nguyễn Ngọc Khoa đã chọn cho mình một con đường riêng biệt. Ông lui về Đà Lạt, ngày ngày xới đất trồng khoai, sống cuộc đời ẩn dật của một “Đại Trượng Phu” bất phùng thời…Đại Sứ Martin lên Đà Lạt tìm ông, trao cho ông một danh sách 10 người, tên ông đứng đầu sổ, thuộc loại “tối nguy hiểm” mà phủ Tổng Thống đang đặc biệt lưu tâm theo dõi. Ông mỉm cười khinh mạn cám ơn viên Đại Sứ Hoa Kỳ… Xin được nghiêng mình chiêm ngưỡng luồng hào khí ngút trời của Tráng Si.
Đúng như lời tiên đoán của ông thầy bói mù ở “Lăng Ông Bà Chiểu” hôm nào, kể từ khi rời Biệt Đoàn, số “Bạch Công Tử” lên như diều gặp gió. Trước hết người gặp lại “tri kỷ” Trần Minh Công. Trần Đại Hiệp hiện đang là “Cảnh Sát Trưởng” Đà Nẵng và là cánh tay mặt của “Giám Đốc CSTP” “Hung Thần Võ Lương”, người nắm trong tay số phận của các “Đại tài phiệt” Đà Thành.
Ông Cò đãi bạn rất hậu, còn hơn cả “Lưu Bị đãi Khổng Minh”. Hôm anh em gặp nhau, ông Cò dẫn Công tử cùng cả bọn ra “quán nhà” tọa lạc bên bờ sông Hàn. Đây là một quán ăn nổi tiếng nhất Đà Thành, do “Ba Quy”, tay đầu bếp trứ danh từ thời Tây còn sót lại lo việc nấu nướng. Chủ quán đích thân đứng ra đôn đốc nhân viên phục vụ khách quý… Trước khi ra về “Ông Chủ người Việt gốc Hoa” này còn thòng thêm một lời mời cho những lần sau chắc như đinh đóng cột. Thế là từ đó cứ hai ngày một “tiểu yến”, ba ngày lại một “đại yến”. Khi thì “consommé froid”, “tôm hùm hấp ướp lạnh” đi với “Bordeaux” trắng. Lúc thì “gratinet” đút lò, “ChateauBriand” cuốn mỡ chài đi với “Cordon Rouge”. Hôm thì “súp măng cua”, “sườn trừu non xông khói” đi với “Rhum Antigua” 12 năm. Lâu lâu lại có “thực đơn” đặc biệt như “Thịt Thầy trăm tuổi hầm thuốc Bắc” đi với “Mai quế Lộ” ngâm “bạch sâm” Cao Ly..Anh em đi theo “Bạch Công Tử” ăn uống mệt nghỉ… Cung “huynh đệ” của “Lê Công Tử” đã phát thì số “đào hoa” của người cũng phát theo…
Vào một buổi chiều bầu trời Đà Nẵng nhạt nhòa trong cơn mưa bụi, chuyến Boeing 727 “Đà Nẵng – Sài Gòn” do trưởng phi cơ Trần Văn Hiền điều khiển, trước khi cất cánh đã phát giác ra là thiếu mất một nữ “tiếp viên” xinh đẹp nhất trong đoàn. Đại Tá Hiền hoảng hồn báo cho Trung Uý Dục trưởng phòng an ninh KQ Đà Nẵng. Trung Uý Dục liên lạc với Thiếu Tá Lâm Đôn. Th/Tá Đôn tung cảnh sát dã chiến lục soát khắp thành phố, nhưng cũng không tìm ra dấu vết của “Nàng Tiên vừa hạ giới”…“Nàng Tiên ấy xuống dương trần một chiều mưa bay nhiều – Và vì thương đời Lính, thương kiếp sống phong sương…” nên nàng đã bỏ “Thiên đình” để đi theo tiếng gọi của con tim… Khi Tiên đã yêu thì Trời cũng phải bó tay… Tối hôm đó “Lê Công Tử” huy động anh em biến dẫy cư xá độc thân thành khu “Tử Cấm Thành” của “Lê Triều”, và đêm hoa đăng đã bừng lên trong ánh mắt của giai nhân để bắt đầu cho một “cuộc tình lãng mạn” nhất thế kỷ…
Ông Cò đãi bạn rất hậu, còn hơn cả “Lưu Bị đãi Khổng Minh”. Hôm anh em gặp nhau, ông Cò dẫn Công tử cùng cả bọn ra “quán nhà” tọa lạc bên bờ sông Hàn. Đây là một quán ăn nổi tiếng nhất Đà Thành, do “Ba Quy”, tay đầu bếp trứ danh từ thời Tây còn sót lại lo việc nấu nướng. Chủ quán đích thân đứng ra đôn đốc nhân viên phục vụ khách quý… Trước khi ra về “Ông Chủ người Việt gốc Hoa” này còn thòng thêm một lời mời cho những lần sau chắc như đinh đóng cột. Thế là từ đó cứ hai ngày một “tiểu yến”, ba ngày lại một “đại yến”. Khi thì “consommé froid”, “tôm hùm hấp ướp lạnh” đi với “Bordeaux” trắng. Lúc thì “gratinet” đút lò, “ChateauBriand” cuốn mỡ chài đi với “Cordon Rouge”. Hôm thì “súp măng cua”, “sườn trừu non xông khói” đi với “Rhum Antigua” 12 năm. Lâu lâu lại có “thực đơn” đặc biệt như “Thịt Thầy trăm tuổi hầm thuốc Bắc” đi với “Mai quế Lộ” ngâm “bạch sâm” Cao Ly..Anh em đi theo “Bạch Công Tử” ăn uống mệt nghỉ… Cung “huynh đệ” của “Lê Công Tử” đã phát thì số “đào hoa” của người cũng phát theo…
Vào một buổi chiều bầu trời Đà Nẵng nhạt nhòa trong cơn mưa bụi, chuyến Boeing 727 “Đà Nẵng – Sài Gòn” do trưởng phi cơ Trần Văn Hiền điều khiển, trước khi cất cánh đã phát giác ra là thiếu mất một nữ “tiếp viên” xinh đẹp nhất trong đoàn. Đại Tá Hiền hoảng hồn báo cho Trung Uý Dục trưởng phòng an ninh KQ Đà Nẵng. Trung Uý Dục liên lạc với Thiếu Tá Lâm Đôn. Th/Tá Đôn tung cảnh sát dã chiến lục soát khắp thành phố, nhưng cũng không tìm ra dấu vết của “Nàng Tiên vừa hạ giới”…“Nàng Tiên ấy xuống dương trần một chiều mưa bay nhiều – Và vì thương đời Lính, thương kiếp sống phong sương…” nên nàng đã bỏ “Thiên đình” để đi theo tiếng gọi của con tim… Khi Tiên đã yêu thì Trời cũng phải bó tay… Tối hôm đó “Lê Công Tử” huy động anh em biến dẫy cư xá độc thân thành khu “Tử Cấm Thành” của “Lê Triều”, và đêm hoa đăng đã bừng lên trong ánh mắt của giai nhân để bắt đầu cho một “cuộc tình lãng mạn” nhất thế kỷ…
Cuộc sống của con người sở dĩ tồn tại được là nhờ vào cái “định luật bất quân bình” của trời đất. Nếu có đêm thì phải có ngày, có hợp thì phải có tan như những đám mây trời “tán – tụ”. Mới ngày nào tôi cùng anh em rời Sài Gòn bay ra đáp Đà Nẵng để nhận nơi này làm quê hương, thế mà hôm nay đã phải tiễn anh em lên đường đi “xuyên huấn A37”. Tôi nghĩ thầm trong đầu: “- Lại xuyên huấn! Không biết còn bao nhiêu phi đoàn phải đi xuyên huấn nữa đây?” Ngày chia tay Tứ đến gặp tôi, vẫn với gương mặt “nghiêm và buồn”, nhưng lần này tôi biết Tứ “buồn” thật sự. Anh nắm chặt tay tôi như để gởi gấm một lời ủy thác của người trai thế hệ… Rồi cũng đến lượt tôi phải rời nơi này để ra đi, không phải đi “xuyên huấn”, mà để xoải cánh bay về một “phương trời mịt mù sương khói” khác. Bỏ lại vùng trời miền hỏa tuyến với những đám mây nặng chĩu tâm tình níu kéo bước chân của “Người Lữ Khách”, bỏ lại phố phường Đà Nẵng với những “buổi trưa nào mưa về che lối – Lần hẹn hò vội vã đón đưa”, bỏ lại “Con đường nằm nghe đêm buồn kể lể – Chuyện những lần bay…bay mãi không về”… và bỏ lại người con gái đêm nào chong đèn ngồi khâu tấm huy hiệu Phi Hổ lên chiếc áo bay cho tôi, vậy mà lúc ra đi cũng không kịp nói lời từ giã… thôi thì cho tôi được gởi dòng tâm tình này đến “người con gái yêu tôi” như một lời tạ lỗi… Rồi đây trong cuộc hành trình đầy gian khổ, và hiểm nguy của người Lính chiến, ngược xuôi trên những nẻo đường tầu vô định, mà đường tầu nào chẳng có lắm sân ga…” Xin em coi tôi như một ga nhỏ dọc đường” ***
Tết Mậu-Thân! Vùng trời hỏa tuyến:
…Hàng năm cứ mỗi độ Xuân về, lòng tôi lại dấy lên những kỷ-niệm bi thảm khó quên của ngày đầu Xuân năm ấy, ngày đầu Xuân của cái Tết Mậu-Thân với tiếng bom đạn nổ vang trời thay cho tiếng pháo……6 giờ sáng ngày Mồng Một Tết, tôi cùng Nguyễn-Du thi-hành phi-vụ tuần-thám võ-trang “Đà-Nẵng Quảng-Ngãi Đà-Nẵng”. Chúng tôi cất cánh sớm hơn giờ dự trù, hy-vọng về đáp sớm để còn bay một phi-vụ không-hành về Sài-Gòn ăn Tết với gia-đình. Khi vừa lên cao độ bình-phi thì chúng tôi phát hiện một đoàn người từ hướng núi tiến ra bờ sông Hàn, và như đang định bơi qua sông để vào Đà-Nẵng. Mới đầu chúng tôi tưởng là dân chúng đi trẩy hội Tết, nên bay xuống thật thấp để làm một cú “bay thấp” chúc Tết mừng Xuân. Nhưng vừa xuống khoảng 100 thước thì ở dưới bắn lên tới tấp. Chúng tôi hoảng hồn phóng vút lên lấy cao độ, rồi báo cáo về Panama là có một đoàn quân Cộng-Sản đang vượt sông Hàn để vào Đà-Nẵng. Panama không dám quyết định, yêu cầu chúng tôi làm vòng chờ trên cao độ đợi xin lệnh quân-đoàn I. Đoàn người ở dưới biết là đã bị lộ nên ào hết xuống sông để qua bờ bên kia. Nguyễn Du tính nóng như lửa, hối thúc tôi phải hành động ngay, vì nếu để đám quân này qua được bờ sông thì chúng sẽ lẩn vào nhà dân chúng, và tình thế sẽ trở nên rất nguy hiểm. Hai chiếc khu-trục A1 cùng song hành lao xuống thật thấp, oanh-kích trực xạ vào đoàn quân Cộng-Sản…Từng chùm hỏa tiễn từ hai chiếc khu-trục cơ phóng vụt ra, cầy tan mặt đất… Xác người vỡ nát, thịt xương bắn tung lên. Những viên đại-bác 20ly công phá, xuyên thủng những tấm bia thịt đang ngụp lặn giữa dòng sông… Xác địch nổi lềnh bềnh như xác quân Mãn-Thanh, mặt nước đỏ ngầu như nước sông Hồng mùa Xuân năm Kỷ-Dậu…Chỉ trong khoảng thời-gian chưa đầy 15 phút, hai chiếc khu-trục A1 đã trút hết hoả-tiễn và đại-bác 20ly, tiêu diệt gần một nửa số người trong đoàn quân xung-kích của địch. Đám người còn lại quay đầu chạy ngược vào phía núi… Lúc đó thì Panama mới liên-lạc cho biết lệnh Quân-Đoàn là phải ngăn chặn đoàn quân này bằng mọi giá. Chúng tôi cho Panama biết là phi-vụ đã hoàn tất. Trên vùng cũng vừa có Thiên-Phong 11 của PĐ 110 tiếp-tục công việc theo dõi, và một phi-tuần Phi-Hổ của Đoàn-Toại và Trịnh Đức-Tự cũng vừa lên kịp để thay thế cho chúng tôi về đáp…
Khi về đến phi-đoàn chúng tôi thấy toàn bộ chỉ-huy của KĐ41 chiến-thuật cùng Phi-Đoàn-Trưởng, Phi-Đoàn Phó, Truởng Phòng Hành-Quân và các nhân-viên phi-hành của PĐ516 đều có mặt đầy đủ… Chỉ thiếu có mấy viên cố-vấn Hoa-Kỳ. Đặc biệt có qúy phu-nhân của Trung-Tá Tư-Lệnh KĐ, Thiếu-Tá Liên-Đoàn-Trưởng LĐ41/Tác-Chiến cùng Đại-Uý Phi-Đoàn-Trưởng PĐ516 tíu tít sắp bánh chưng, giò chả và kẹo mứt trên bàn để mời những người lính chiến KQ ănTết tại chỗ. Tiếng chuông điện thoại reo tới tấp, và trên bảng phi-lệnh chi chít những phi-vụ chờ cất cánh. Lệnh cấm trại 100% được ban hành, lúc bấy giờ chúng tôi mới biết là Việt-Cộng tổng công-kích toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam…
Rồi đến ngày Mồng Ba Tết…Tôi còn nhớ rất rõ hình ảnh chiếc L19/PĐ110 của Th/Úy Dương Như Chót và Tr/Úy Nguyễn Tuấn-Dị từ trên cao lạng xuống như một chiếc lá rơi, đáp trên phi-đạo, lao về phía tôi, rồi một cánh tay thò ra chụp lấy tôi kéo thốc lên. Chiếc phi-cơ quay đầu 180 độ, hai bánh xe cà trên mặt nhựa đến tóe khói và muốn bốc lửa…Chiếc L19 phóng tới bốc mình lên, mang theo người phi-công khu-trục bị bắn gẫy cánh, vừa làm crashed ngay đầu sân bay của phi-trường Quảng-Ngãi, trước những con mắt lạc thần của đám quân cuồng khấu…
Những ngày đầu Xuân của cái Tết Mậu-Thân năm ấy, trong một hoàn cảnh rất tình cờ, mà Nguyễn Du và tôi đã cứu được thành phố Đà-Nẵng thoát khỏi thảm họa do đám người cuồng tín gây ra như ở Huế và các thành phố khác…Sau này khi đang ở PleiKu, tôi nghe tin Nguyễn Du cùng Trịnh Đức Tự đã lần lượt hy-sinh, tôi chỉ biết cúi đầu thắp một nén nhang lòng, để tưởng nhớ đến những tri-kỷ không được cùng nhau đi trọn một đoạn đường …
Thủy Táng!
Tôi cũng không thể nào quên được chuyến bay “định mệnh” cùng với Trần Đình Thiệt trong một phi vụ “tuần thám võ trang” ban đêm…Vì thời tiết xấu, chúng tôi phải xuyên mây để lên cao độ. Khi ra khỏi trần mây và bình phi ở 2500 bộ, tôi mất liên lạc với Thiệt. Tôi gọi về đài kiểm soát Đà Nẵng thì đài cho biết là sau khi cất cánh chưa nghe Phi Hổ báo cáo rời tần số. Tôi gọi đài kiểm báo Panama thì được Panama cho biết là chưa nhận được tín hiệu vô tuyến nào từ Phi Hổ 41…Tôi hoảng hồn nhờ Panama gọi về phòng “Hành Quân Chiến Cuộc” của Không Đoàn 41CT báo cho họ biết là chúng tôi đã mất liên lạc với PH41, và PH42 tiếp tục ở trên vùng để đợi và tìm kiếm…Tôi một mình lang thang trên bầu trời hoang lạnh, dưới ánh trăng thượng tuần mờ nhạt ẩn hiện sau những đám mây đen…Tôi làm vòng chờ theo lộ trinh Đà Nẵng – Hội An – Điện Bàn – Đà Nẵng, và dùng tất cả các tần số được trang bị như VHF, UHF, FM để gọi Thiệt nhưng đều không nhận được âm thanh phản hồi…Nhìn xuống bên dưới, tôi không nhận ra được một dấu vết nào của chiếc phi cơ lâm nạn, mà chỉ thấy cả một bờ cát dài đang quằn quại nằm nghe trùng dương gào thét…
Thời tiết càng lúc càng xấu, trần mây xuống thấp hơn, tôi đành phải rời vùng về đáp. Tôi taxi về bãi đậu mà thấy lòng hụt hẫng như vừa đánh mất một cái gì thật quý giá…Mới chỉ cách một khoảng thời gian ngắn ngủi trước đây thôi, bên tai tôi còn nghe giọng nói trầm ấm, như vỗ về dặn dò của người bạn cùng khoá vang lên trong nón bay: “Cẩn thận nghe Hà, minh sẽ bay IFR để xuyên mây, sau khi ra khỏi trần mây, minh sẽ tập hợp ở phía Đông Bắc Sơn Trà…” Cả đêm hôm ấy, hình ảnh của Thiệt cứ nhạt nhòa hiện ra trước mắt tôi qua giấc ngủ chập chờn…
Khoảng một tuần sau, vào một buổi sáng mưa dầm gió bấc, có một ông lão thuyền chài đến cổng Phi Trường xin vào gặp Trung Tá Khánh, Tư Lệnh KĐ41 để cho ông biết là đêm ấy cụ thấy một chiếc phi cơ đâm xuống biển. Được tin này Trg/Tá Khánh lập tức liên lạc với Hải Quân Đà Nẵng cho đội người nhái lặn xuống để tìm kiếm, và họ đã thấy chiếc AD6 nằm cắm đầu dưới đáy biển ở độ sâu 20 thước. Da thịt của Thiệt đã bị những loài thủy tộc rỉa hết chỉ còn trơ lại bộ xương…Mọi người còn chưa hết bàng hoàng về sự ra đi của Thiệt thì bên phi đoàn Trực Thăng UH1 lại liên tiếp xẩy ra hai tai nạn chết người một cách bí mật. Cả hai phi cơ gặp nạn đều chung một trường hợp là phi cơ bị tắt máy đâm bổ xuống đất khi đang trên đà lấy cao độ, khiến phi công không đủ thời giờ báo cáo và làm những động tác cần thiết để thoát hiểm. KĐ41CT lập tức cho đình chỉ các phi vụ hành quân cũng như huấn luyện để kiểm soát lại toàn bộ số phi cơ còn lại. Đồng thời phòng An Ninh KQ Đà Nẵng cũng kết hợp với Liên Đoàn 41KT để điều tra tìm nguyên nhân. Không phải chờ đợi lâu, các nhân viên An Ninh đã khám phá và bắt giữ toàn bộ tổ đặc công VC được gài vào LĐ41KT để thi hành công tác phá hoại. Tổ trưởng của toán đặc công này là một Trung Sĩ Thuộc LĐ41KT, người Quận Điện Bàn thuộc tỉnh Quảng Nam. Trong khi lấy khẩu cung, tên tổ trưởng khai là chúng được lệnh cho đường vào bình xăng của phi cơ. Đường không tan trong dung dịch xăng và đọng lại ở đầu ống dẫn xăng vào ổ máy. Sau khi cất cánh, xăng không được bơm vào ổ máy nên phi cơ bị tắt máy trong lúc bay lên để lấy cao độ…Nhờ được khám phá và chận đứng kịp thời nên KĐ41CT đã tránh được những tai nạn thảm khốc sau này do toán đặc công gây ra.
Kể từ đêm Thiệt ra đi, tôi thường ra bờ biển Mỹ Khê vào mỗi buổi chiều sau những phi vụ hành quân để thăm Thiệt. Ngồi một mình trên gềnh đá nghe tiếng sóng vỗ rì rào mà tưởng như đang nghe Thiệt tâm sự với tôi…Anh Thiệt ơi, xuất thân từ “lò luyện thép Thiếu Sinh Quân” và là một phi tuần trưởng khu trục dạn dầy chiến trận, đã bao lần thản nhiên ra vào nơi chốn tử sinh, sao anh lại kết liễu đời mình một cách âm thầm và oan nghiệt như thế này hả anh…Một con sóng lớn ập tới đập vào ghềnh đá cuốn theo cơn gió lạnh như một luồng âm phong từ đáy biển thổi lên bắntung bọt nước. Biển đang giận dữ gầm thét…từng tảng mây đen từ dẫy Trường Sơn ùn ùn kéo về…Trời nổi cơn giông. Nhìn lên đỉnh đèo tôi thấy một cánh chim lạc đàn đang miệt mài xoải cánh bay theo với ráng chiều…Tôi thì thầm nói với Thiệt: “Thôi nhé anh Thiệt, xin vĩnh biệt anh! Và xin nguyện cầu cho anh cùng những cánh chim trời phiêu bạt đêm nay về đậu nơi cõi vĩnh hằng cao diệu vợi!”
Biên Hoà Vùng Trời Xứ Bưởi!
…Kể từ ngày rời Biệt-Đoàn 83, tôi bắt đầu dấn thân vào con “đường gió bụi”, với những lần thuyên chuyển như cánh chim di tới mùa, xoải cánh ngược xuôi khắp 4 vùng chiến-thuật.
Còn nhớ sau Tết Mậu-Thân một thời gian, vào khoảng đầu năm 69, tôi gánh hai cái “chiến thương bội tinh”, khăn gói qủa mướp, giã từ miền hỏa-tuyến, lên đường xuôi Nam về vùng trời xứ Bưởi, trình diện Th/Tá Hoàng Thanh-Nhã. Ông sếp mới của tôi gốc Đà-Lạt, khổ người mảnh mai, ăn nói nhỏ nhẹ, dáng điệu từ tốn như một tiểu thư khuê-các. Nếu ông không mặc bộ đồ bay cùng khẩu P38 đeo xệ bên hông, thì người ta khó có thể ngờ ông là chỉ huy trưởng một đơn vị tác chiến lừng danh của KQVNCH…Phi-đoàn “Phượng-Hoàng 514”, vốn là thối thân của “Đệ Nhất Phi-Đoàn Khu-Trục” của không-lực, với những nhân vật mà mới chỉ nghe nhắc đến tên thôi, cũng đủ làm khiếp vía “giang hồ hai đạo Hắc Bạch”, như Nguyễn Quang Tri, Nguyễn Văn Long, Phạm Phú-Quốc, Nguyễn văn Cử, Lê Bá-Định, Lê Văn-Thảo…
Về Biên-Hòa tôi gặp lại ông “Tường Mực”. Lúc này ông đã là “Tư Lệnh Phó” của sư đoàn 3KQ, nhưng trông ông vẫn xuề-xòa và chí tình như xưa. Ông thường hay ghé ngang phi đoàn bốc tôi đi ăn sáng. Gặp ông tôi nhắc lại chuyện cũ, ông vỗ vai tôi cười, trên má hằn lên hai núm đồng tiền trông có duyên chi lạ. Ông cất giọng khàn khàn nói: “- Chú mày ba gai tổ mẹ!”
Đổi về đây một thời gian, tôi thấy thương cái vùng đất hiền hòa mà phải chịu một định-mệnh khắt khe của cuộc chiến này. Biên Hòa! Vùng đất vừa chua vừa ngọt như những trái “bưởi thanh”, “bưởi ổi”. Nơi có con sông bên lở bên bồi, cùng những chuyến đò ngang của các cô gái mặc áo bà ba, với giọng hò u-uẩn và đôi mắt buồn vời-vợi như đám mây trời lờ lững, oằn vai mang nặng những “mảnh tình không trọn” của một thời ly loạn…
Giang-sơn nào anh hùng nấy…Ở Biên-Hòa cũng có đầy dẫy những “Kỳ-Nhân Dị Khách” củaKQ, những người đã từng lấy máu minh tô đậm từng nét chữ của đơn vị như Nguyễn Đình Danh, Lê Văn-Thảo (Nâu), Hiệp-sĩ Say Nguyễn Văn Phong, Lê Như-Hoàn, Phạm Đình Anh, Lê Quốc-Hùng, Phạm Đăng-Cường, Dan Hoài-Bửu, Nguyễn Tiến-Thành, Nguyễn Quan Vĩnh (Kều) hỗn danh “Spider man”, Cao Minh Châu (trắng), Lê Thanh Hồng-Vân, Nguyễn Quốc-Hưng (Phệ), Đàm Thượng-Vũ, Nguyễn Đạm-Thuyên, Nguyễn Đình-Lộc, Kiếm Khách Lê-Hải, Lập (Thanh Lan), Quang “Cao bồi” (Quái-Khách PB. Quang, vua đánh lộn, được giới giang-hồ xưng tụng là “Ông Thần Đỉa”. Tên nào vô phúc đụng phải Phạm Quái Khách thì chỉ có từ bị thương nhẹ cho đến bị thương nặng), Phạm Văn Thặng (Fulro), Mai (Râu), Hoàng Mạnh Dzũng, Vũ Văn Thanh, Bạch Diễn-Sơn, Lê Thuận Lợi, Trương-Phùng, Ấn Đen, Sơn (Đị), Trần Thế-Vinh, Nguyễn Ngọc Lành, Đào Văn-Lập, Ẩn Cọp, và Tám Soi (một Quái-Kiệt từ Bộ Binh biệt phái qua KQ)…
”Đại Hiệp Tám Soi” mang trong người một bản hồ sơ “lý lịch cá nhân” cực kỳ bí mật. Có người nói ông là “gián điệp tam trùng của CIA”, làm việc với cả ba phía “CIA, KGB, và sở tình báo trung ương của Trung Cộng”, lại có tin cho ông là nhân viên chìm của “Phủ Tổng Thống” được gài vào KQ để theo dõi đám “phi công Khu Trục”. Riêng tôi, tôi thấy ông là một người “hào phóng”, đối xử với “Giang hồ” rất có tình có nghĩa. Ông chơi thân với những tay “cự phách” trong giới Không Quân Biên Hoà như: “Phi Đoàn Phó” Dan Hoài Bửu, “Trường Phòng Hành Quân” Lê Thanh Hồng Vân, và “Hiệp Sỹ Say” Nguyễn Văn Phong…
Tôi quen “anh Tám” cũng là do tình cờ. Hồi mới về Biên Hòa, vào mỗi buổi chiều, buồn buồn tôi hay quá giang mấy tên bạn có xe về Sài Gòn. Một lần đang ngồi sau chiếc xe Honda đợi để qua cầu, nhìn sang bên cạnh tôi thấy một ông Thiếu Tá bộ binh trên chiếc xe Jeep. Thấy tôi nhìn, ông giơ tay vẫy như mời tôi qua. Tôi vỗ vai cám ơn từ giã “tên bạn Honda” rồi nhẩy lên ngồi chung với ông. Chỉ mới trên quãng đường chưa đầy 30 cây số của buổi chiều hôm ấy, mà tôi với ông tưởng như đã quen nhau tự bao giờ. Cũng kể từ đó, mỗi chiều ông thường ghé phi đoàn rủ tôi về Sài gòn, và sáng hôm sau lên BH sớm cho kịp phi vụ đầu tiên trong ngày. Có lần tôi làm mất chiếc xe Jeep của ông, ông vò đầu bứt tai nói: “- thằng em, mày hại tao rồi! ” Nhưng khi thấy tôi tỏ vẻ quá lo lắng, ông lại quay ra an ủi tôi: “- Thôi được rồi để tao tính” Chỉ mấy ngày sau đã thấy ông lái chiếc xe Jeep mới toanh đến rủ tôi đi ăn sáng. Tuổi tôi vốn kỵ VC nên thường bị phòng không địch bắn hạ. Mỗi lần thoát nạn trở về tôi lại lãnh thêm một khẩu P38 mới. Tôi biếu ông một cây, ông thích lắm, và bao tôi ăn nhậu “mút mùa lệ thủy”…
”Một Quái-Kiệt” nữa của PĐ518 là Đ/Úy Phạm Ngọc-Hà “Đệ Ngũ đẳng huyền-đai Nhu-Đạo”, người đã tay không hạ 5 tên “cướp cạn” có dao găm, mẫu tấu, và súng trong một đêm trăng mờ huyền ảo tại một quán nước bên bờ kinh cạnh xa lộ BH, khi người đang cùng “cô bạn gái” ngồi ngắm trăng “kể chuyện tâm tình” đã để lại cho tôi nhiều kỷ-niệm khó quên. Phạm Đại-Hiệp ngoài những chiến tích lẫy lừng được ghi trong quân-sử, còn có những hành tung cực kỳ bí-mật ngoài đời, biến hóa khôn lường, chẳng khác gì những nhân vật thần-thoại trong truyện “1001 đêm của Ả-Rập”. Tên của anh và tôi giống y chang, chỉ khác cái họ, nên anh thường gọi tôi bằng cái tên nghe thật thân thương: “Hà ta!” Ý chừng anh muốn dụ tôi nhập băng với anh chăng??? Mỗi lần nghe anh gọi như vậy thì tôi lại “né” anh.
”Đại Hiệp Tám Soi” mang trong người một bản hồ sơ “lý lịch cá nhân” cực kỳ bí mật. Có người nói ông là “gián điệp tam trùng của CIA”, làm việc với cả ba phía “CIA, KGB, và sở tình báo trung ương của Trung Cộng”, lại có tin cho ông là nhân viên chìm của “Phủ Tổng Thống” được gài vào KQ để theo dõi đám “phi công Khu Trục”. Riêng tôi, tôi thấy ông là một người “hào phóng”, đối xử với “Giang hồ” rất có tình có nghĩa. Ông chơi thân với những tay “cự phách” trong giới Không Quân Biên Hoà như: “Phi Đoàn Phó” Dan Hoài Bửu, “Trường Phòng Hành Quân” Lê Thanh Hồng Vân, và “Hiệp Sỹ Say” Nguyễn Văn Phong…
Tôi quen “anh Tám” cũng là do tình cờ. Hồi mới về Biên Hòa, vào mỗi buổi chiều, buồn buồn tôi hay quá giang mấy tên bạn có xe về Sài Gòn. Một lần đang ngồi sau chiếc xe Honda đợi để qua cầu, nhìn sang bên cạnh tôi thấy một ông Thiếu Tá bộ binh trên chiếc xe Jeep. Thấy tôi nhìn, ông giơ tay vẫy như mời tôi qua. Tôi vỗ vai cám ơn từ giã “tên bạn Honda” rồi nhẩy lên ngồi chung với ông. Chỉ mới trên quãng đường chưa đầy 30 cây số của buổi chiều hôm ấy, mà tôi với ông tưởng như đã quen nhau tự bao giờ. Cũng kể từ đó, mỗi chiều ông thường ghé phi đoàn rủ tôi về Sài gòn, và sáng hôm sau lên BH sớm cho kịp phi vụ đầu tiên trong ngày. Có lần tôi làm mất chiếc xe Jeep của ông, ông vò đầu bứt tai nói: “- thằng em, mày hại tao rồi! ” Nhưng khi thấy tôi tỏ vẻ quá lo lắng, ông lại quay ra an ủi tôi: “- Thôi được rồi để tao tính” Chỉ mấy ngày sau đã thấy ông lái chiếc xe Jeep mới toanh đến rủ tôi đi ăn sáng. Tuổi tôi vốn kỵ VC nên thường bị phòng không địch bắn hạ. Mỗi lần thoát nạn trở về tôi lại lãnh thêm một khẩu P38 mới. Tôi biếu ông một cây, ông thích lắm, và bao tôi ăn nhậu “mút mùa lệ thủy”…
”Một Quái-Kiệt” nữa của PĐ518 là Đ/Úy Phạm Ngọc-Hà “Đệ Ngũ đẳng huyền-đai Nhu-Đạo”, người đã tay không hạ 5 tên “cướp cạn” có dao găm, mẫu tấu, và súng trong một đêm trăng mờ huyền ảo tại một quán nước bên bờ kinh cạnh xa lộ BH, khi người đang cùng “cô bạn gái” ngồi ngắm trăng “kể chuyện tâm tình” đã để lại cho tôi nhiều kỷ-niệm khó quên. Phạm Đại-Hiệp ngoài những chiến tích lẫy lừng được ghi trong quân-sử, còn có những hành tung cực kỳ bí-mật ngoài đời, biến hóa khôn lường, chẳng khác gì những nhân vật thần-thoại trong truyện “1001 đêm của Ả-Rập”. Tên của anh và tôi giống y chang, chỉ khác cái họ, nên anh thường gọi tôi bằng cái tên nghe thật thân thương: “Hà ta!” Ý chừng anh muốn dụ tôi nhập băng với anh chăng??? Mỗi lần nghe anh gọi như vậy thì tôi lại “né” anh.
… Nhưng dường như giữa tôi và anh đã có những sợi dây ràng buộc vô hình nào đó trong một phần của cuộc sống. Tất cả đều là những chuyện thật tình cờ, coi như cái “duyên giang-hồ” trong tình đồng đội. Tôi còn nhớ một lần vì mải gò một ván bài “Triple Mủn”, xém chút nữa là trễ giờ TOT. Nhìn đồng hồ chỉ còn 20 phút, tôi hoảng hồn vơ vội tấm bản đồ rồi cùng Tr/Úy Điền phóng ra ngoài bãi đậu. Vừa mở máy xong, tôi tống mạnh tay ga, chiếc phi cơ nhổm đít, quạt tung bình nước lạnh đổ vỡ tung toé, và thổi bay mấy người anh em cơ trưởng đứng gần đó. Cứ thế tôi phóng ra phi-đạo xin cất cánh. Lên trời gặp ông “FAC vui tính” lại là bạn cùng khoá, Đại Uý Đinh Trần Chính và “phi công” N V. Tiên vừa tìm ra một “Hot Target”. Sau khi đánh dấu mục-tiêu ông phán: “- Phượng-Hoàng 41, bạn cứ phang ngay vào ổ con chuồn chuồn đó cho tôi, coi chừng phòng không.” Phán xong ông và ông Tiên lạng ra xa cho chắc ăn, rồi làm vòng chờ nhìn chúng tôi “làm việc”. Tôi và Điền nhập cuộc, vào vòng bắn, nhào lộn, quay cuồng trong khói lửa một hồi, vừa “đi” rốc két vừa “táp-pi” bom nổ… FAC khen rối rít. Kết qủa ghi nhận là mục tiêu hoàn toàn bị phá hủy, và có nhiều tiếng nổ phụ. Khi về đáp, vừa leo ra khỏi phi-cơ, tôi thấy anh em phi-đạo chạy tới vây lấy hai chiếc khu-trục. Tôi giật mình tưởng anh em ra “đòi nợ máu”. Nhưng khi nhìn thấy mọi người ngước mắt đếm những lỗ đạn quanh thân tầu, có người lấy tay xoa những vết đạn như đang ve vuốt “vết thương” của người tình, tôi thấy lòng mình chùng xuống. Tôi khoác vai một anh lính trẻ đứng cạnh nói:
– Hồi nẫy bậy qúa, cho tôi gởi lời xin lỗi anh em nghe.
Anh lính cười nói:
– Đ/Uý và Tr/Uý đi bay hành quân bị lãnh đạn, không bị sứt mẻ gì, mà còn về đáp an toàn là tụi này mừng rồi. Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó. Có điều… bữa nay anh em không được uống nước lạnh. Hì…hì…
– Thôi để chiều nay tôi mời anh em ra quán thịt rừng Tân-Vạn để tạ lỗi. Mình uống “Ông già chống gậy” thay cho nước lạnh, chịu không.
Anh lính cười toe, rồi kể cho tôi nghe chuyện Đ/Uý Phạm Ngọc Hà “đổ vỏ ốc” cho tôi:…
– Hồi nãy Đ/U đi khỏang 20 phút thì ông Hà bên 518 về đáp, chưa kịp về phi-đoàn đã bị Tr/Tá Hoài lôi lên văn phòng “xát xà bông” tối tăm mặt mũi. Tội nghiệp lúc ổng đi ra, trông xiêu vẹo như “gà mắc dây thung”.
Tôi cười bóp chặt vai anh nói:
– Chiều nay tôi sẽ mời ổng đi luôn để uống “ly rượu tạ lỗi”.
Về tới phi-đoàn, sau khi ghi “chiến tích” trên sổ trực của PĐ và cùng Tr/Uý Điền giải trình phi-vụ xong, tôi vào gặp “Sếp” trình bày tự sự, rồi xin ông “yểm trợ” chút đỉnh cho bữa nhậu sắp tới. Ông nghe xong ngồi ngả người ra ghế, nhìn tôi cười, trông “hiền như Bụt”:
– Anh em phi-đạo làm việc rất cực nhọc, cậu không nên làm như vậy. Thôi được rồi, bữa nhậu chiều nay để tôi lo, tôi sẽ kéo ông Hoài đi luôn thể.
Nghe ông nói kéo “Ông Hoài đi luôn thể”, tôi giật mình…Nhưng cũng đành cám ơn ông, miệng nở một nụ cười như mếu…
… Tôi nằm nhà thương Cộng-Hòa được ít lâu thì một “biến cố” quan trọng xẩy đến với tôi. Nhà thương CH ngày ấy, đất hẹp người đông, nên sĩ-quan cấp uý cứ 4 ông “share” một phòng. Phòng tôi nằm thuộc hạng sang, khách hàng toàn thứ dữ. Tôi nằm giường dưới. Bên trên, một Đại-Hiệp Biệt-Động-Quân mang “Hồng Đai VoViNam”, để lại cặp giò ngoài chiến địa. Giường đối diện, tầng trên một ông Trung Uý Dù trẻ măng, đầu quấn băng trắng xóa chằng chịt, đã hiên ngang hiến hai con mắt cho đại-cuộc, được giang-hồ phong tặng tước hiệu “ Sir. Hiệp Sĩ Mù”. Tầng dưới là giang-sơn của ông Chuẩn Úy Bộ-Binh họ Tạ, vừa hạ san chưa đầy một tháng, dẫn trung-đội đi hành quân, đạp phải mìn bẫy, không thiệt hại gì nhiều, chỉ mất có “hai hòn” nơi hạ bộ. Cô y-tá xinh đẹp mỗi khi đến thay băng, thường gọi ông là “Tạ Công Công” (2). Hôm tôi nhập phòng, mọi người trong phòng đón tôi bằng những cử chỉ đầy ắp tình chiến hữu, làm ấm lòng người thương binh. “Hiệp sĩ mù” nói với tôi:
– Hồi còn hai con mắt, tôi đọc “Buồn Vui Phi-Trường” của Dương Hùng Cường, và thích nhất nhân vật “Pi Lốt Thái Bình”. Anh là dân KQ, nay tuy nằm cùng phòng mà lại không được thấy mặt, vậy tôi tặng anh cái mỹ hiệu này gọi là để nhớ lại một thời…xin đừng từ chối.
Tôi cười cảm động, nói với anh là tôi thì OK, chỉ sợ ông “Triệu, Pilot Thái Bình chánh hiệu con nai vàng” ông ấy kiện, thì chỉ có nước bán chiếc xe đạp đi mà đền. Sir. “Hiệp-Sĩ Mù” cất giọng cười sảng khóai. Thế là trên giang-hồ tôi có thêm một cái tên mới. Một buổi trưa, tôi đang nằm mơ mơ màng màng nghĩ đến ngày xuất viện thì nghe tiếng “Tạ Công Công” khẽ gọi:
– Ê “Pi-Lốt Thái Bình”, có người đẹp tới thăm kìa.
Tôi còn ngái ngủ vẫn quay lưng ra ngoài. Tôi nghe một giọng nói thanh thoát của người con gái nhẹ nhàng cất lên:
– Dạ, xin lỗi đây có phải là phòng Đ/U Hà không ạ.
Tiếng “Tạ Công Công” eo éo đáp lại:
– Ổng nằm bên kia kìa.
Tôi nhổm người dậy nhìn ra ngoài. Một người con gái trẻ đẹp, tay xách gỉo trái cây, đứng bên khung cửa. Tà áo lụa mỏng manh, phất phơ theo gió thổi, quấn lấy đôi chân dài tròn lẳn, xuyên qua ánh nắng, để lộ một thân hình bốc lửa như bức tượng thần Vệ Nữ. Bốn mắt nhìn nhau sao thấy ngỡ ngàng…Thì ra cô lầm tôi với người bạn trai của cô là Đại-Úy Phạm Ngọc Hà. Nhìn bộ điệu lính quýnh của người con gái, tôi thấy mình phải làm một cái gì để gỡ cái thế rối này cho nàng. Tôi đưa tay chỉ chiếc ghế cạnh chiếc bàn bên đầu giường, rồi cười nói:
– Vâng, tôi là Hà PĐ514, bạn của Đ/U Hà bên 518. Mời cô ngồi chơi. Xin lỗi cô là…
Mặt người con gái hơi hồng lên, nàng ngập ngừng nói:
– Dạ em là Liên. Nghe các anh Lê Thanh Hồng-Vân và Phạm Văn-Thặng nói là anh Hà nằm Cộng-Hòa, em cứ tưởng là Hà bạn em, nên…
Hiệp-Sĩ Mù từ giường bên ngồi dậy nói chõ xuống:
– Thì Hà nào cũng là Hà cả. Tôi từng biết nhiều cuộc gặp gỡ tình cờ, nhưng chưa thấy trường hợp nào kỳ thú như lần này. Cám ơn cô Liên đã đến thăm anh Hà và chúng tôi. Cô Liên biết không, nằm ở đây hàng ngày nhìn ra ngoài hành lang, tuy không thấy gì, nhưng chỉ nghe giọng nói, tiếng cười vui tươi vọng tới, cũng đủ thấy ấm lòng…
Có lẽ hình ảnh bi hùng của những người lính trước mắt, và câu nói như mũi dao nhọn xoáy vào tim của “Hiệp-Sĩ Mù”, đã làm mềm lòng người em gái hậu phương, nên Liên ngồi xuống, sắp trái cây lên bàn mời chúng tôi. Rồi mỗi người góp một câu khiến bầu không khí trong phòng vui nhộn hẳn lên. Liên lấy lại sự vui tươi ban đầu, cười nói líu lo thăm hỏi từng người. Nhìn Liên đi lại trong phòng, tà áo dài quấn quýt gót chân, tôi thấy như cả ngàn cánh phượng hồng tung bay trong gió…
Rồi tôi xuất viện, Sếp cho nghỉ hai tuần dưỡng bệnh. Trong hai tuần lễ này, ngày nào Liên cũng về Sài-Gòn thăm tôi. Chúng tôi hưởng trọn vẹn những “ngày vui qua mau”.
Nhưng rồi hai tuần nghỉ phép cũng như cơn gió thoảng… Hết phép trở về Biên-Hòa, tôi lại tiếp tục cuộc đời của một “chinh nhân”, và tôi không còn gặp lại Liên nữa. Người con gái đã đến và đi qua đời tôi như một giấc liêu-trai, nhưng đã để lại cho tôi những hương-vị tuyệt-vời, ngọt ngào thoang thoảng như mùi thơm hoa bưởi của một cuộc tình thoáng qua trong thời chiến… Có những điều bí-ẩn trong cuộc sống mà chúng ta không hiểu nổi; người con gái mà sau này tôi chọn làm người bạn đời của mình cho đến bây giờ, cũng tên Liên.
Ngày tôi rời Biên-Hòa để đi “trấn thủ lưu đồn”, thì cái “duyên đồng-đội” của tôi và anh cũng chắp cánh bay xa. Anh Phạm Ngọc Hà ơi! Kể từ ngày đó, tôi không có dịp gặp lại anh, nhưng tôi vẫn theo dõi những chiến tích lẫy lừng của anh ngoài trận địa. Bây giờ xin anh cho tôi được gọi anh bằng cái tên “Hà ta!” thân thương ngày nào nhé. Gọi nó để nhớ đến người bạn đã một thời cùng nhau tung hoành trong khói lửa.
Chén rượu giang-hồ đậm tình tri-kỷ:
Đối với những người lính chiến như chúng tôi, dù ở đơn-vị hay cấp bậc nào đi chăng nữa, thì cuộc sống cũng vô cùng bấp-bênh và ngắn ngủi. Mới chỉ buổi sáng đây thôi, còn thấy anh ồn ào cùng chúng bạn, để đến đêm về, ở một nơi nào đó có ánh đèn mờ ảo như muốn che dấu những nỗi kinh hoàng trong lửa đạn, đã thấy bùng lên câu thơ: “Đêm tráng-sĩ qua sông lần vĩnh biệt – Tưởng đang còn tiệc rượu lúc tàn canh”. Cho nên dù chỉ là một lần gặp gỡ tình cờ, cũng sẽ đem lại cho chúng tôi những kỷ-niệm chập-chùng khó quên…
Còn nhớ một lần tôi cùng Thặng (Fulro), Long (lăng quăng), và Phúc (cháy), theo anh Khoa (Đen) đến dự đêm dạ vũ “Mây bốn phương trời” tại câu lạc bộ Huỳnh Hữu-Bạc trong căn cứ KQ Tân-Sơn-Nhất. Trong đêm vui này,ngoài những nhân vật quyền cao chức trọng trong chinh quyền, các vị tướng lãnh Việt Mỹ ra, còn có một số “phi-công nghênh cản” từ hàng-không mẫu-hạm Midway ngoài Thái Binh Dương cũng được mời về tham dự. Vừa bước vào phòng đã thấy ông Hưng (phệ) chạy ra đón. Rồi ông dẫn chúng tôi lại ngồi cùng bàn với những “người khách quý đặc biệt” này. Tất cả đều đứng lên trong khi ông Hưng giới thiệu: “Đây là những hoa-tiêu F4C thuộc không-đoàn nghênh cản của hạm đội số 7.” Rồi quay qua chúng tôi, ông nói với họ: “ Còn đây là những phi-công khu-trục A1 của KLVNCH.” Chúng tôi trao đổi với nhau những tia nhìn đầy thiện cảm, cùng những cái xiết tay chặt chẽ thân tình như đã quen nhau tự thủa nào…Một ông Đại-Úy trẻ măng, mặc bộ đồ bay mầu cam, nắm tay tôi nói:
Còn nhớ một lần tôi cùng Thặng (Fulro), Long (lăng quăng), và Phúc (cháy), theo anh Khoa (Đen) đến dự đêm dạ vũ “Mây bốn phương trời” tại câu lạc bộ Huỳnh Hữu-Bạc trong căn cứ KQ Tân-Sơn-Nhất. Trong đêm vui này,ngoài những nhân vật quyền cao chức trọng trong chinh quyền, các vị tướng lãnh Việt Mỹ ra, còn có một số “phi-công nghênh cản” từ hàng-không mẫu-hạm Midway ngoài Thái Binh Dương cũng được mời về tham dự. Vừa bước vào phòng đã thấy ông Hưng (phệ) chạy ra đón. Rồi ông dẫn chúng tôi lại ngồi cùng bàn với những “người khách quý đặc biệt” này. Tất cả đều đứng lên trong khi ông Hưng giới thiệu: “Đây là những hoa-tiêu F4C thuộc không-đoàn nghênh cản của hạm đội số 7.” Rồi quay qua chúng tôi, ông nói với họ: “ Còn đây là những phi-công khu-trục A1 của KLVNCH.” Chúng tôi trao đổi với nhau những tia nhìn đầy thiện cảm, cùng những cái xiết tay chặt chẽ thân tình như đã quen nhau tự thủa nào…Một ông Đại-Úy trẻ măng, mặc bộ đồ bay mầu cam, nắm tay tôi nói:
– Chúng tôi được nghe rất nhiều huyền-thoại về các bạn, những phi-công can đảm, chiến đấu hào hùng trong những điều kiện cực kỳ khó khăn và nguy-hiểm. Đêm nay được gặp, thật là vinh hạnh.
Tôi bóp chặt tay anh cười nói:
– Chúng tôi cũng rất ngưỡng mộ các bạn, những “MiG Killer” của Hải-Không-Quân Hoa-Kỳ, hàng ngày vẫn bình thản “Đạp sóng đại-dương lướt gió ngàn”, quần thảo với phi-cơ và hỏa-tiễn địch trên vòm trời lửa đạn.
Rồi những giọng cười như con lốc xoáy, bốc lên theo hơi rượu của những con người mà mới chỉ một lần đầu gặp gỡ, đã thấy “mến nhau qua phong độ, trọng nhau vì tài”.
Anh Khoa (Đen) hai tay xách hai chai Martel cổ lùn lừng lững đi tới để tiếp viện phe ta, anh cất giọng hào-sảng nói:
Anh Khoa (Đen) hai tay xách hai chai Martel cổ lùn lừng lững đi tới để tiếp viện phe ta, anh cất giọng hào-sảng nói:
– Đêm nay các cậu phải uống cho thật say đó nghe.Tôi tiếp lời anh:
Say như tráng sĩ say hào khí
Tưới rượu không trung gột chiến bào
Trượng phu cất tiếng cười vang dội
Bầu trời rung chuyển cả trăng sao.
Anh ngửa mặt cười sảng-khoái, rồi mở chai rót rượu. Thặng (Fulro) với tay bấm nút chai soda, tưới những tia nước sủi bọt trắng xóa vào những chiếc ly thủy tinh. Tôi cười nói với Thặng:
– Rót nữa đi bạn: “Rót cho rượu tuôn như suối dồn thác đổ – Đã tiễn đưa đâu mà nói trường-đình”. Phải vậy không.
Tất cả đều nâng ly, ngửa cổ uống cạn ly rượu giang-hồ, và nhìn nhau bằng những tia nhìn long lanh qua ánh mắt, rồi cùng cất tiếng cười vang, át cả giọng hát nức nở của Lan-Ngọc vừa cất lên trong một bản nhạc tình diễm ảo…Đêm nay còn có thứ ngôn-ngữ nào diễn tả nổi tấm chân tình của tri-kỷ, và còn có men rượu nào sánh được với “men hào-khí” của chinh nhân…Bởi vì: “Ngày mai vào trận ai nào biết – Tráng-sĩ quay cuồng bom đạn rơi”…
Anh Khoa thân kính! Đã lâu lắm rồi, kể từ đêm tao ngộ với những cánh chim trời phiêu bạt tụ về cùng anh luận chuyện “binh đao” lần đó, chúng mình chưa một lần gặp lại nhau, nhưng em vẫn nhớ cái dáng dấp hiên-ngang quen thuộc thủa nào của “người Hiệp-Sĩ cô đơn lạc nẻo dòng đời…” khi anh cùng Th/Sĩ N.V. Nhất đáp chiếc “Tiền Phong 01” xuống Pleiku vào một buổi sáng mù sương, để gặp T/Tá Lê Bá Định và Tr/Tá Nguyễn văn Bá. Cuộc gặp gỡ bí-mật của những con người “Coi núi Thái-Sơn nhẹ như chiếc lông hồng” tuy thật ngắn ngủi, nhưng cũng đủ làm “nghiêng ngả cả giải giang-hà dưới gót chân”…
PleiKu! Thung lũng của Tử Thần:
…Lịch-sử của cuộc chiến là một bức tranh khổng lồ, mà mỗi người trong chúng ta chỉ có thể nhìn nó từ một góc cạnh rất nhỏ trong cuộc đời của mình. Có những góc cạnh mà người đứng nhìn tưởng như mình đang lạc vào một “chiều không-gian” khác biệt nào đó, để bất chợt bắt gặp một bông lan rừng nhô ra từ khe đá rong rêu, chênh vênh bên gềnh thác…Cũng từ cái góc cạnh đặc biệt này, niềm hoài-niệm đã đưa tôi trở lại với PleiKu vào một buổi chiều âm u sương khói…
Đồn BenHet! Mịt mù lửa đạn!
…Tôi quên thế nào được hình ảnh chiếc H34/PĐ219 của Đại/Úy Nguyễn văn Thắng chở toán Lôi-Hổ của Tr/Úy Thọ thuộc CĐ2XK/B15, lừng-lững từ trên không như một con quái điểu khổng lồ lao vào cơn bão lửa…Rồi anh Nghĩa (già), cùng các tráng-sĩ Lôi-Hổ từ trong lòng phi-cơ phóng ra. Anh Nghĩa vội vã tháo dây dù cho tôi, trong lúc toán biệt kích Lôi-Hổ bung ra làm vòng đai bảo vệ cho bãi đáp, để anh Nghĩa vác tôi lên vai chạy dưới làn mưa đạn của quân thù tại chiến trường Benhet ngày nào…
Charlie! Mùa hè năm 1972.
Charlie! Một địa danh mà vừa mới đọc lên người ta đã thấy khói lửa ngùn ngụt bốc lên phủ trùm cả một vùng núi đồi huyền hoặc…Nơi đây cũng đã hơn một lần đón nhận âm thanh tắc nghẹn trên tần-số của Th/Tá Hồng Khắc San, người phi-tuần trưởng gan lỳ của phi-tuần Thái Dương 51, khi chiếc số 2 của anh, Thiếu-Úy Dương Huỳnh-Kỳ, trầm mình trong biển lửa mịt mùng theo với dàn bom napalm hai bên cánh, và thân xác người phi công tài hoa son trẻ của phi đoàn 530 đã được “hỏa táng” ngay dưới chân của đỉnh Charlie…
Cùng trong khỏang thời-gian và không-gian đó, một cánh dù bung nở, mang theo người phi-công của phi-tuần kế tiếp, Thái-Dương 61, từ chiếc phi-cơ bốc cháy trên vòm trời lửa đạn, nhẩy xuống để tiễn Dương Huỳnh Kỳ, và “Anh Năm Nguyễn Đình Bảo”, cùng những “Tráng-Sĩ” của TĐ11 Dù đã qua sông, một đoạn đường… Anh Bảo ơi! Định mệnh nào đã đưa đẩy tôi chiều nay đến đây tiễn đưa anh cùng các bạn trong hoàn cảnh khắc nghiệt của lịch-sử này. Hôm đơn vị anh và tiểu đoàn của Nguyễn (sông) Lô dừng chân ở PleiKu, tôi không về kịp để được cùng anh, và các bạn cạn ly rượu giang-hồ…Sau này gặp Đoàn Phương-Hải “chống nạng gỗ” trong ngày tang lễ của “Thặng Fulro” ở SàiGòn, Hải nhắc đến “đêm Phượng Hoàng” trên PleiKu, tôi nghe mà thấy nhói trong tim.
Còn nhớ hồi Tết Mậu-Thân…Tôi làm sao quên được gương mặt phong trần của ông “Đại-Úy Nhẩy Dù Nguyễn Đình Bảo” trong bộ quân phục sặc mùi thuốc súng, ngồi bên ghế phải của chiếc khu-trục cơ AD5; rồi chúng mình cùng đội mưa, xuyên mây lên cao độ, từ Đà Nẵng bay về SàiGòn trong lúc mọi phương tiện vận chuyển ngày hôm ấy đều bị đình trệ. Thấm thoát thế mà đã hơn 4 năm. Trong 4 năm qua chúng ta đã thấy bao nhiêu là đổi thay, và mất mát trong cuộc chiến. Cho đến hôm nay thì tôi đã mất anh và mất thêm một số bạn bè… Để:
Cùng trong khỏang thời-gian và không-gian đó, một cánh dù bung nở, mang theo người phi-công của phi-tuần kế tiếp, Thái-Dương 61, từ chiếc phi-cơ bốc cháy trên vòm trời lửa đạn, nhẩy xuống để tiễn Dương Huỳnh Kỳ, và “Anh Năm Nguyễn Đình Bảo”, cùng những “Tráng-Sĩ” của TĐ11 Dù đã qua sông, một đoạn đường… Anh Bảo ơi! Định mệnh nào đã đưa đẩy tôi chiều nay đến đây tiễn đưa anh cùng các bạn trong hoàn cảnh khắc nghiệt của lịch-sử này. Hôm đơn vị anh và tiểu đoàn của Nguyễn (sông) Lô dừng chân ở PleiKu, tôi không về kịp để được cùng anh, và các bạn cạn ly rượu giang-hồ…Sau này gặp Đoàn Phương-Hải “chống nạng gỗ” trong ngày tang lễ của “Thặng Fulro” ở SàiGòn, Hải nhắc đến “đêm Phượng Hoàng” trên PleiKu, tôi nghe mà thấy nhói trong tim.
Còn nhớ hồi Tết Mậu-Thân…Tôi làm sao quên được gương mặt phong trần của ông “Đại-Úy Nhẩy Dù Nguyễn Đình Bảo” trong bộ quân phục sặc mùi thuốc súng, ngồi bên ghế phải của chiếc khu-trục cơ AD5; rồi chúng mình cùng đội mưa, xuyên mây lên cao độ, từ Đà Nẵng bay về SàiGòn trong lúc mọi phương tiện vận chuyển ngày hôm ấy đều bị đình trệ. Thấm thoát thế mà đã hơn 4 năm. Trong 4 năm qua chúng ta đã thấy bao nhiêu là đổi thay, và mất mát trong cuộc chiến. Cho đến hôm nay thì tôi đã mất anh và mất thêm một số bạn bè… Để:
Chiều nay giữa muôn trùng lửa đạn
Tiễn các anh đi một đoạn đường
Nơi chốn vô hình xa vắng đó
Ai người đứng đón dưới mưa sương.
Vâng, các anh đi rồi, không biết đêm nay có ai đứng đón các anh nơi cuối con đường ướt đẫm mưa sương ở một cõi vô hình nào đó…Còn tôi thì ở lại với cánh dù treo trên ngọn cây cao, đợi chờ một phép mầu xẩy đến. Rồi chiếc UH1/PĐ229 của Tr/Úy Tuấn (Bocassa), Tr/Úy Xuân (tóc đỏ) bay tới, nghiêng ngả như con thuyền ngụp lặn trong cơn phong ba bão táp giữa biển khơi, thả cuộn dây thừng cho tôi nắm lấy…Khoảng cách giữa sự sống và sự chết chỉ cách nhau chưa đầy một gang tay, mà sao tôi thấy nó dài như cả vạn dặm đường…Trong giây phút tưởng chừng như tuyệt vọng đó, thì một phép lạ chợt đến. Người cơ-phi xạ-thủ dũng-cảm của phi-hành-đòan trực-thăng cấp cứu, từ trong khoang tầu hiện ra như một “Thiên Thần”, leo xuống chiếc thang dây lơ lửng giữa trời, thòng cánh tay rắn chắc cho tôi nắm lấy, và chúng tôi cùng đong đưa theo lửa đạn,trước cặp mắt ngơ ngác của tử thần…Rồi cứ thế, chiếc phi-cơ “cứu tử” đưa tôi về căn cứ Võ-Định, nơi có đơn-vị tiền phương của Lữ-Đoàn 2 Dù trấn đóng. Sau khi thả tôi nằm trên tấm poncho dưới đất, các anh, những “Hiệp-Sĩ không-gian” của vùng trời biên trấn lại lạnh lùng quay lưng cất cánh, không để cho tôi có dịp gởi đến các anh một lời chào tạm biệt. Anh Tuấn (Bocassa), anh Xuân (tóc đỏ) và anh Cơ Phi tôi không biết tên ơi. Hôm nay xin các anh nhận nơi đây lời cám ơn chân thành của tôi dù rằng rất muộn nhưng vẫn đầy ắp chân tình này nhé.
… Tôi quên thế nào được những cử chỉ vỗ về, chăm sóc của những người bạn đồng ngũ ngoài chiến trường chiều hôm ấy. Th/Tá Phạm-Bính, PĐT/PĐ215, đã rót những liều thuốc tê vào tai tôi: “Ráng một chút nghe cưng, sắp xong rồi.” khi anh nắm chặt lấy hai cánh tay tôi cho Bác-Sĩ Hiệp, người y-sĩ trẻ của binh chủng nhẩy dù, khâu sống vết thương trên trán. Trong cơn mê mơ hồ thảng thốt, tôi nghe có tiếng cười đùa trao đổi giữa Th/Tá Huỳnh Hải-Hổ/PĐ235, người đang đè hai chân tôi, và vị Bác-Sĩ trẻ về vết thương chỉ cách con mắt chưa đầy hai đốt ngón tay của tôi.
…Rồi những ngày chinh chiến qua đi…Đã có biết bao nhiêu người bạn lạnh lùng quay lưng vượt “dòng sông định mệnh”, để lại cho đời những luyến tiếc nhớ thương, và cũng có biết bao nhiêu người bạn mới chỉ nghe danh, hoặc chỉ qua một lần gặp gỡ, mà tình tri-kỷ đã đậm đà thiên thu bất tận…
Bây giờ ngồi đây giữa cảnh đời luân-lạc, tôi nghĩ đến những người của ngày xưa đó, mà thấy lòng dâng trào cảm xúc, nhớ thương…Giờ này các anh đang ở đâu, có phải các anh đang cô-đơn xoải cánh dưới bầu trời giông bão, hay đã dừng chân nơi chốn lạ, và đêm về các anh có nghe được những ưu-tư khắc khỏai thầm lặng của cố nhân…
…Còn tôi vẫn nhớ ngày hôm ấy
Nhớ cả khung trời mây trắng bay
Rồi đây trên phiến thời-gian cũ
Tôi sẽ mang theo những tháng ngày.
Trần Ngọc Nguyên Vũ
Chú-Thích:
(1) Thơ Vũ Hoàng Chương
(1) Thơ Vũ Hoàng Chương
(2) Tiếng gọi các viên quan-thị, thái-giám.
(*) Đời nhà Đường, Đường Cao Tổ cho xây một căn lầu trên núi Kỳ Lân gọi là Kỳ Lân các để treo hình các “khai quốc công thần”, và các danh tướng.
(**) Danh hiệu của đài “Gươm Thiêng ái quốc” phát đi để liên lạc với các toán đi Bắc.
(***) “lời đắng cho cuộc tinh” Nhạc Nhật Ngân.
No comments:
Post a Comment