Vì sao các quan chức cấp cao của ĐCSTQ sống thọ hơn người bình thường?
Những nhà quan sát trên thế giới thấy rằng, các quan chức cấp cao của Trung Quốc đều sống rất thọ, phải chăng trong đó có những bí mật bị che đậy? Một bài báo mới đây đã tiết lộ về những “chế độ đặc biệt” đối với các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Giang Trạch Dân năm nay 93 tuổi, vẫn xuất hiện tại cổng thành Thiên An Môn nhân dịp mừng 70 năm ngày thành lập chính quyền của ĐCSTQ. (Ảnh: BBC)
Tạp chí World Journal đã xuất bản một bài báo ngày 5/10, đặc biệt tiến hành phân tích vấn để tuổi thọ của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Theo Ủy ban Sức khỏe và Vệ sinh Quốc gia Trung Quốc thì tuổi thọ hiện tại ở Trung Quốc trung bình là 77 tuổi. Các nhà lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Trung Quốc rõ ràng sống thọ hơn, nhiều người trong số họ có thể sống đến 90 tuổi, và nhiều quan chức cấp cao đã hơn 100 tuổi.
Tại sao các quan chức cấp cao so với người bình thường lại sống thọ hơn? Bài báo viết, theo thể chế của Trung Quốc, đây là một bí mật sẽ không được công khai chính thức, được gọi là chế độ “ưu đãi đặc biệt”.
Đến ngày hôm nay, các cơ quan cấp cao vẫn còn được hưởng các “ưu đãi đặc biệt”, bao gồm ưu đãi gạo mì, rau củ, thuốc lá, rượu, trà, dược phẩm, nước thậm chí không khí. Nói cách khác, cùng ở tại Bắc Kinh nhưng không khí hít thở của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ cũng khác với người dân thường.
Ở các nước dân chủ, Tổng thống và quan chức các cấp được người dân bầu chọn, sau khi rời chức vụ thì sẽ không còn còn quyền hạn gì nữa. Nhưng ở Trung Quốc, những quan chức cấp cao về hưu vẫn còn được hưởng rất nhiều đặc quyền, hơn nữa người nộp thuế nuôi dưỡng không chỉ là quan chức hành chính đương chức và về hưu, mà còn bao gồm hàng loạt các quan chức thuộc đảng uỷ mà vốn phải do ĐCSTQ tự nuôi sống họ.
Đãi ngộ đối với quan chức về hưu tại Trung Quốc khiến người ta phải kinh ngạc. Theo Tạp chí Động hướng tại Hồng Kông đưa tin, năm 2014, chi phí cho quan chức cấp cao nghỉ hưu lên đến hơn 67,5 tỉ Nhân dân tệ. Năm 2014, chỉ riêng cán bộ cấp cao nghỉ hưu như Thường uỷ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ, Uỷ viên trưởng Nhân đại, Phó Chủ tịch Trung Quốc, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Cố vấn Trung ương, chi tiêu công lên đến 326 triệu Nhân dân tệ, bình quân mỗi người 27,25 triệu Nhân dân Tệ. Các cấp bậc khác cũng được nâng theo từng cấp bậc, khiến cho chi phí ngân sách thành con số khổng lồ.
Trong đó cao tầng của ĐCSTQ và quan chức cấp cao có được đãi ngộ đặc thù về điều trị y tế đã được gián tiếp xác minh. Nguyên Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương ĐCSTQ Trương Chấn qua đời ở tuổi 101, có đài truyền thông giới thiệu cái gọi là “kinh dưỡng sinh” của ông; nhưng đài truyền thông thân với ĐCSTQ là Nhật báo Đông phương tại Hồng Kông có bài bình luận chỉ ra, “Lấy những đạo lý dưỡng sinh kết hợp cùng với nhau, tự nhiên sẽ có lợi vô hại, nhưng có thể trường thọ được hay không thì cần phải vẫn cần phải đặt thêm một dấu hỏi lớn. Sở dĩ Trương Chấn có thể sống đến hơn 100 tuổi, tuyệt đối không phải là vì có bí quyết dưỡng sinh nào đó, bí quyết dưỡng sinh là vô dụng đối với người thường. Bùa dưỡng sinh thực sự của Trương Chấn chính là giá trị bản thân ông ta, đảng và nhân dân đã nuôi sống ông ta ‘bằng bất cứ giá nào’”.
Tướng lĩnh cấp cao Quân đội Trung Quốc, nguyên Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, trung tướng Trương Chấn qua đời, thọ 101 tuổi. (Ảnh: Giaoduc)
Bài viết còn nói, từ thời ông Mao Trạch Đông, lãnh đạo ĐCSTQ đã bắt đầu trường thọ, bản thân Mao sống đến 83 tuổi, Chu Ân Lai sống 78 tuổi, Chu Đức sống 90 tuổi. Khi đó, tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc là 65 tuổi, cho nên so với người dân bình thường họ được coi là “hạc đứng giữa bầy gà”. Nhưng hiện nay, lãnh đạo ĐCSTQ khiến họ phải thua kém, hầu như ai cũng là hoặc ít nhất sống gần 100 tuổi; ví dụ: Đặng Tiểu Bình sống đến 93 tuổi, nguyên Chủ tịch Trung ương ĐCSTQ Uông Đông Hưng sống đến 100 tuổi, nguyên Bí thư Ban Bí thư ĐCSTQ Đặng Lực Quần sống đến 100 tuổi, nguyên Uỷ viên Quốc vụ Trương Cẩn Phu sống đến 101 tuổi, Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Lữ Chính Thao và Lôi Khiết Quỳnh lần lượt sống đến 105 tuổi và 106 tuổi.
Bài viết nói, “Một khi gặp phải động đất, sập mỏ hoặc tai nạn khác liên quan đến an toàn sản xuất, lãnh đạo thường xuyên chỉ đạo nói, cần phải cứu sống người bị nạn bằng mọi giá. Kỳ thực quốc gia đang thực sự không tiếc cái giá phải trả, nhưng duy nhất để đảm bảo sức khoẻ, an toàn và cuộc sống cho lãnh đạo sau khi nghỉ hưu. Quan chức cấp Thứ trưởng trở lên, có thể trú hàng tháng hàng năm trong bệnh viện chuyên khoa hoặc phòng bệnh dành cho cán bộ cấp cao để hưởng thụ điều trị y tế tỉ mỉ chu đáo, dùng những loại thuốc tiên tiến nhất, đắt nhất trên thế giới, mỗi ngày tiêu tốn hàng triệu Nhân dân tệ để tiếp tục sống. Năm 2013, truyền thông nhà nước từng đưa tin, một vị cán bộ cấp tỉnh một lần nằm viện là tiêu tốn đến 3 triệu Nhân dân tệ. Vậy lãnh đạo đảng và cấp quốc gia tiêu tốn bao nhiêu, chúng ta có thể đoán được phần nào”.
Năm 2017 tỷ phú lưu vong ở Mỹ Quách Văn Quý đã vạch trần việc nội tạng của các quan chức của ĐCSTQ cũng được “ưu đãi đặc biệt”. Quách Văn Quý nói rằng họ có thể thay nội tạng để kéo dài sự sống, “thu hoạch nội tạng sống, giết người theo yêu cầu”. Quách tiết lộ, Giang Miên Hằng, con trai Giang Trạch Dân thay thận 3 lần đã giết chết 5 người; Mạnh Kiến Trụ thay thận cho mẹ, đã giết các tù nhân lấy nội tạng.
Chuyên gia y tế cho biết, thay thế nội tạng đều có giới hạn tuổi thọ, nhiều nhất duy trì 10 năm, có nội tạng chỉ có thể sống sót được 2 – 3 năm. Điều này có nghĩa muốn kéo dài tuổi thọ, thì cần phải thay nội tạng định kỳ.
Năm 2016, sau sự kiện Toà án Tối cao của ĐCSTQ “xử lại” vụ án Nhiếp Thụ Bân, người bị giết oan cách đây nhiều năm, có tin đồn lan truyền rộng rãi nói rằng Nhiếp Thụ Bân bị vội vã xử tử là vì biết được thông tin liên quan đến nhà ngoại giao nổi tiếng ĐCSTQ Chương Hàm Chi (Zhang Hanzhi) thay thận. Thông tin công khai cho thấy, Chương Hàm Chi đã thay thận 2 lần vào năm 1995 và năm 2002. Luật sư nổi tiếng Trung Quốc Lý Trang từng tiết lộ, “cơ quan nội tạng của Nhiếp Thụ Bân có khả năng vẫn đang sống”.
Con gái của Chương Hàm Chi là Hồng Hoảng (Hung Huang) từng có bài viết đăng trên Tuần san Nam Đô, phủ nhận việc Chương Hàm Chi cấy ghép thận có liên quan đến vụ án Nhiếp Thụ Bân, nhưng không thể khẳng định thận mà bà cấy ghép không có liên quan đến Vương Thụ Bân, Trương Thụ Bân hay một tử tù nào đó.
Hồng Hoảng nói, dù là người nhà, nhưng chưa từng tham gia tìm kiếm cơ quan nội tạng phù hợp để cấy ghép, cũng không nghe ngóng về nguồn nội tạng. Tất cả những việc này đều là do các bác sĩ bố trí. Sở dĩ không tham gia, không nghe ngóng, là vì có một loại cảm giác “có thể chúng tôi không muốn biết quá trình này, có thể rất đáng sợ”.
Ngày 15/09, trên Wechat Trung Quốc rầm rộ quảng cáo về bệnh viện Bắc Kinh 301, chủ yếu quảng bá về “công trình y tế” của các lãnh đạo ĐCSTQ. Mục quảng cáo cho thấy rằng, ngay từ năm 2008, tuổi thọ trung bình của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã lên tới 88 tuổi, và bây giờ mục tiêu kéo dài cuộc sống được đặt ra là 150 tuổi. Trong số đó, một trọng tâm chính của công tác chăm sóc sức khỏe lãnh đạo chính là tái tạo chức năng của nội tạng.
Theo các nguồn tin khác, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, đặc biệt là Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của ĐCSTQ rất xem trọng các chuyên gia cấy ghép nội tạng và đã trực tiếp gặp họ nhiều lần. Ngô Mạnh Siêu – “Cha đẻ của Khoa phẫu thuật gan Trung Quốc” về hưu hồi đầu năm 2019, hiện nay đã 97 tuổi, ông đã từng gặp gỡ Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và các quan chức cấp cao.
Tờ báo “Tuần san Tân Kỷ Nguyên” ở nước ngoài đã trích dẫn lời của người biết sự việc này, tờ báo viết: Quan hệ của Giang và Ngô rất đặc biệt. Mỗi lần Giang tham gia Hội nghị Y học Thế giới thì nhất định hỏi câu: “Ngô Mạnh Siêu ở Thượng Hải đến chưa?”. Người biết sự việc này còn tiết lộ, vào năm 2011, khi Giang sắp chết cũng chính là Ngô Mạnh Siêu làm phẫu thuật cấy ghép nội tạng cho ông.
Ca phẫu thuật ghép thận của Giang Miên Hằng, con trai của Giang Trạch Dân nghe nói là do bác sĩ phẫu thuật chính của Bộ Tổng tham mưu Bệnh viện Đa khoa Quân khu Nam Kinh ĐCSTQ Lê Lỗi Thạch phụ trách.
Theo đoạn ghi âm do (WOIPFG) công bố ngày 30/9/2014 thì Giang Trạch Dân là người đứng đằng sau việc mổ sống các học viên Pháp Luân Công rồi lấy nội tạng đem bán. (Ảnh: TH)
Theo báo cáo truyền thông ở Trung Quốc, năm 2004, trong các cuộc phẫu thuật cấy ghép thận của Lê Lỗi Thạch và các sinh viên của mình thì tỷ lệ sống sót của người và thận là 100%. Trung tâm ghép thận của Lê Lỗi Thạch là một trong những trung tâm ghép thận lớn nhất của Trung Quốc.
Lê Lỗi Thạch cũng từng được Giang Trạch Dân đích thân đến gặp. Đáng chú ý là, sau khi Lê Lỗi Thạch mất năm 2010 thì Lưu Diên Đông, Lý Nguyên Triều, Từ Tài Hậu, Tưởng Thụ Thanh, Lương Quang Liệt và các quan chức nội bộ ĐCSTQ nhộn nhịp phát điện thư, văn kiện, hoặc tặng vòng hoa và lẵng hoa để chia buồn.
Lê Lỗi Thạch bị “Tổ chức Thế giới điều tra cuộc đàn áp Pháp Luân Công” (WOIPFG) tiến hành điều tra và liệt vào những người có trách nhiệm trong việc cấy ghép nội tạng sống. WOIPFG từng công bố, Trung Quốc tồn trữ kho chứa các cơ quan nội tạng sống khổng lồ, chủ yếu là lấy từ học viên Pháp Luân Công, đồng thời cũng có người dân tộc Tây Tạng, dân tộc Duy Ngô Nhĩ, tín đồ Cơ Đốc giáo và những người Trung Quốc khác.
Nhật Hạ (Theo Secretchina)
No comments:
Post a Comment