Saturday, February 16, 2019

Mỹ kiện cựu kỹ sư Coca-Cola lấy cắp bí quyết công nghệ cho Trung Quốc



Một cựu kỹ sư của Coca-Cola đã bị kiện ở Tennessee vào ngày 14/2 vì bị tình nghi ăn cắp bí mật thương mại trị giá 120 triệu đô la cho một công ty đối thủ ở Trung Quốc. (Ảnh: Wikimedia/Autiger, CC BY-SA 3.0)

Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tuyên bố, một cựu kỹ sư cấp cao của Coca-Cola đã bị khởi tố ở Tennessee vào ngày 14/2 vì cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại trị giá 120 triệu USD cho một công ty Trung Quốc.
Theo AFP, bà Du Hiểu Dung (You Xiaorong), một công dân Mỹ gốc Hoa 56 tuổi, bị buộc tội ăn cắp kỹ thuật lớp phủ bao bì không chứa Bisphenol A (BPA) thuộc sở hữu của một số công ty Hoa Kỳ, trong đó có một nhà tuyển dụng trú tại Atlantar không được nêu tên trong bản cáo trạng.
Phát ngôn viên của Coca-Cola từ chối bình luận, nhưng xác nhận rằng bà Du Hiểu Dung từng làm việc tại Coca-Cola.
Bà Du Hiểu Dung từng làm việc lại Coca-Cola. (Ảnh: Pixabay)
Theo bản cáo trạng, bà Du đã cùng một người đàn ông Trung Quốc tên Liêu Hướng Thời (Liu Xiangchen, 61 tuổi, tỉnh Sơn Đông) và người họ hàng của ông Liêu, thông đồng để đánh cắp bí quyết công nghệ lớp phủ bao bì không chứa BPA. Bà Du còn bị cáo buộc vi phạm bảy tội trộm cắp bí mật thương mại và một vụ lừa đảo chuyển khoản điện tín khác.
Bản cáo trạng cho biết ông Liêu đang chuẩn bị kế hoạch phát triển dây chuyền sản xuất bao bì không có chứa BPA, một chất gây hại cho thân thể con người nếu tiếp xúc. Ông Liêu đã đề nghị bà Du Hiểu Dung giúp đỡ ông ta lấy được kỹ thuật này và hứa sẽ giúp bà giành được giải thưởng “Kế hoạch Ngàn Nhân Tài” của Trung Quốc.
Công tố viên Tennessee J. Douglas Overbey tuyên bố, bị cáo Du Hiểu Dung “bị buộc tội trộm cắp và chuyển giao bí mật thương mại trị giá hơn 100 triệu D để thành lập một công ty Trung Quốc khác – có thể trở thành đối thủ của các công ty Mỹ”.
“Thật không may, Trung Quốc lại tiếp tục sử dụng các chương trình quốc gia như Kế Hoạch Ngàn Nhân tài để thu hút và khen thưởng cho những kẻ trộm ăn cắp bí mật thương mại và quyền sở hữu trí tuệ của chúng tôi”, Công tố viên Overbey nhận xét.
Sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp từ các trường đại học Anh tham gia Ngày hội việc làm LSE Bắc Kinh ngày 3/9/2012. (Ảnh: Mark Ralston / AFP / GettyImages)
Kế hoạch Ngàn nhân tài được lập ra vào tháng 12/2008, là một chương trình khen thưởng khuyến khích nhân tài đang làm việc ở nước ngoài về Trung Quốc lập nghiệp, hoặc mang công nghệ nước ngoài về Trung Quốc để thúc đẩy nền kinh tế. Kế hoạch này được Bắc Kinh tài trợ kinh phí nhiều nhất, nhằm lôi kéo các nhà nghiên cứu và các giáo sư đại học về đại lục. Cộng đồng tình báo Mỹ nhìn nhận đây là một phương tiện tạo điều kiện cho Bắc Kinh lấy công nghệ từ Mỹ vào Trung Quốc.
Phát biểu với tờ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung, giáo sư Tạ Điền, thuộc Học viện Aiken, Đại học South Carolina của Mỹ, cho rằng: “Kế hoạch Ngàn Nhân tài không phải là cách tuyển dụng nhân tài bình thường, chẳng hạn như sử dụng lương cao để thu hút nhân tài, trở lại Trung Quốc. Các yêu cầu của chương trình là rất lạ thường, trong đó các ứng cử viên sẽ làm việc một vài tháng ở Trung Quốc mỗi năm, trong khi vẫn duy trì công việc tại các nước khác. Trên thực tế, đó là công việc xuyên quốc gia”.
“Trung Quốc sử dụng nhiều phương pháp để ăn cắp công nghệ từ Mỹ”, Nghị si Francis Rooney (tiểu bang Florida) nhận định.
Nghị si Francis Rooney (Ảnh: Florida Daily)
Nghị si Rooney nói, một trong những thí dụ như vậy là các Viện Khổng Tử, chúng giúp cho: “Đảng Cộng sản Trung Quốc thâm nhập vào các trường đại học Mỹ để khai thác môi trường nghiên cứu và phát triển cởi mở, tuyên truyền sâu rộng và tuyển dụng đặc vụ. Mối đe dọa này đối với an ninh quốc gia của chúng ta, phải được xem xét nghiêm túc”.
Thiết Tâm

No comments:

Blog Archive