Một cảnh sát gốc Việt đã bị truy cứu sai lầm cách đây hơn 10 năm trước. Theo đó người này đã làm kết hôn giả với 1 phụ nữ là em vợ của ông và mới bị phát hiện. Trong thực tế ông này và vợ đã có với nhau 2 người con. Một người từng làm cảnh sát lâu năm tại thị xã Chicopee, tiểu bang Massachusetts đã nhận tội trước tòa án liên bang vì từng khai man trong hồ sơ di trú. Ông đã phạm tội vì muốn giúp một thân nhân bên vợ.
Hình chụp năm 2000 khi ông Trương Duy Nhạc còn làm việc tại Sở Cảnh Sát Springfield trước khi qua Chicopee năm 2004.
Theo các tin địa phương, ông Trương Duy Nhạc, 44 tuổi, sống tại East Longmeadow đã nhận tội vào ngày thứ Năm vừa qua, 21 tháng 2, 2019. Tội của ông liên quan đến hồ sơ di trú từng được nạp vào năm 2008 và năm 2009, tức là hơn một thập niên trước.
Lúc bấy giờ ông Nhạc đã làm thủ tục di trú để cưới một phụ nữ tại Việt Nam mà ông nói là hôn thê của ông. Thế nhưng sau này nhà chức trách khám phá người phụ nữ ấy lại chính là em vợ của ông Nhạc.
Hồ sơ tại tòa án cho biết vào ngày 15 tháng Hai, 2011, Trương Duy Nhạc đã có mặt tại Sài Gòn để ký nhận hai mẫu đơn hữu thệ. Cho đến lúc đó, ông đã không khai báo gì về việc ông đã có vợ. Thế nên trong mẫu đơn thứ nhì được ký để hỗ trợ cho mẫu đơn thứ nhất, ông Nhạc khai rằng ông chưa hề sống chung nhà hoặc gặp mặt chị của người hôn thê, mà thật ra người chị đó chính là vợ của ông. Và không những vậy, vợ chồng đã có hai đứa con.
Ông Nhạc bị tòa liên bang truy tố vào tháng 11 năm ngoái.
Theo luật Di Trú Hoa Kỳ, một công dân Mỹ có thể làm đơn bảo lãnh một vị hôn thê hoặc vị hôn phu, với điều kiện họ phải kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi vị hôn phối đến Hoa Kỳ. Hôn nhân phải hợp lệ thì hôn phối mới được cấp quy chế thường trú nhân, thường được gọi là Thẻ Xanh. Luật ghi rằng “hôn nhân là để cho hai người được sống chung với nhau, không phải là để được hưởng quyền lợi di trú.”
Vì lỗi lầm trong quá khứ, ông Trương Duy Nhạc đã chính thức xin từ chức tại Sở Cảnh Sát Chicopee vào ngày thứ Tư, một ngày trước khi ông nhận tội trước tòa hôm thứ Năm, 21 tháng Hai. Ông đã làm việc tại sở cảnh sát này từ 2004.
Trước đó, vào năm 1998, ông làm việc tại Springfield và được biết là cảnh sát viên gốc Việt đầu tiên trong lịch sử tại Springfield. Đến năm 2004, vì thành phố Springfield cần cắt giảm ngân sách, ông Nhạc và một số nhân viên công lực khác đã bị cho nghỉ việc. Cũng trong năm đó, ông được thuê tại Sở Cảnh Sát Chicopee.
Trong thỏa thuận nhận tội gian lận luật di trú, ông Nhạc phải cam kết rằng kể từ nay ông sẽ không bao giờ xin việc làm trong một cơ quan công lực nào khác tại Hoa Kỳ.
Chỉ Huy Cảnh Sát Michael Wilk của sở Chicopee cho biết ông Nhạc “chưa bao giờ bị kỷ luật trong suốt thời gian làm việc ở sở này.” Ông Wilk nói rằng ông Nhạc đã gặp Cảnh Sát Trưởng William Jebb vào ngày thứ Tư để thông báo việc ông từ chức ngay từ lúc đó.
Thẩm Phán Mark Mastroianni sẽ tuyên án vào ngày 29 tháng Năm. Tội khai man nói trên mang án lên tới 10 năm tù giam, ba năm bị giám sát tại ngoại, và tiền phạt $25,000.
No comments:
Post a Comment