Saturday, April 13, 2019

Những bóng đèn này có thể gây ra chứng đau nửa đầu và thậm chí là ung thư


Ảnh: Pixabay

Những bóng đèn này từng được tin rằng không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm tiền điện mà còn ‘tử tế’ với môi trường. Thật không may, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã cảnh báo mọi người rằng chúng thực sự có thể gây độc hại.
Tất cả chúng ta đều muốn tiết kiệm tiền trên mỗi hóa đơn điện của mình. Đây là lý do tại sao chúng ta tìm một trong những giải pháp là thông qua các bóng đèn tiết kiệm năng lượng (thường được gọi là bóng đèn compact). Trong trường hợp bóng đèn này bị vỡ, thứ mà bạn nghĩ có thể giúp bạn tiết kiệm năng lượng sẽ giải phóng chất độc hại.
Bóng đèn tiết kiệm điện chứa nhiều nguy cơ cho sức khỏe và mội trường. (Ảnh: Pexels)
Thông thường, chúng ta không quan tâm đến việc xử lý chúng, và chúng sẽ dễ dàng bị vỡ khi bị ném vào thùng rác. Tuy nhiên, điều đáng sợ hơn là khi bóng đèn bị vỡ trong nhà, chúng giải phóng nhiều thủy ngân hơn 20 lần trong không khí, có khoảng 5 mg thuỷ ngân được giải phóng đủ để gây ô nhiễm cho 22680 lít nước uống. Và điều này có thể gây ra một số vấn đề, chẳng hạn như:
  • Chóng mặt
  • Chứng đau nửa đầu
  • Nhức đầu
  • Động kinh
  • Lo lắng
  • Không có khả năng tập trung
  • Mệt mỏi
Chừng nào mà những bóng đèn tiết kiệm điện này vẫn hoạt động tốt, nghĩa là lượng thuỷ ngân độc hại vẫn còn được chứa trong bóng đèn, thì nó sẽ không gây ra vấn đề. Nhưng một khi bóng đèn này bị hư hỏng, chúng sẽ trở thành mối hiểm họa thật sự đối với môi trường và sức khỏe con người nếu chúng không được làm sạch và xử lý đúng cách.
1. Thủy ngân
Điều có lẽ thu hút chúng ta với những bóng đèn này là tuyên bố rằng chúng tiết kiệm năng lượng. Tuy nhiên, những bóng đèn này cũng đi kèm với thủy ngân, đây là một chất độc thần kinh mà phụ nữ mang thai và trẻ em không nên đến gần. Nó có thể làm hỏng não, gan, thận và hệ thần kinh. Thêm vào đó, thủy ngân cũng có thể có hại cho tim, hệ thống sinh sản và hệ thống miễn dịch.
2. Phenol
Ngoài thủy ngân, các bóng đèn cũng có phenol, một chất rắn kết tinh có tính axit thu được từ nhựa than đá. Chất tinh thể màu trắng này cũng độc hại.
3. Naphtalen
Đây cũng là một vật liệu tinh thể màu trắng khá dễ bay hơi. Điều này có được thông qua việc chưng cất than đá. Naphthalene được sử dụng để tạo ra băng phiến cũng như sản xuất các hóa chất khác.
Các bóng đèn mà bạn sử dụng ở nhà có thể được so sánh với việc có ánh nắng mặt trời trong chính ngôi nhà của bạn. Điều này là do các bóng đèn này phát ra các tia UV. Bạn càng tiếp xúc với những ánh sáng này, nguy cơ mắc ung thư càng cao – đặc biệt là ung thư da. Sử dụng bóng đèn thực sự an toàn để tránh các cuộc tấn công độc hại vào cơ thể của bạn.
Làm gì khi bóng đèn tiết kiệm điện bị vỡ?
Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) khuyến nghị bạn nên mở cửa sổ và rời khỏi phòng trong ít nhất mười lăm phút, ngay sau khi 1 bóng đèn bị vỡ.
  • Tắt lò sưởi, hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa không khí (nếu có).
  • Tuyệt đối không sử dụng chổi hoặc máy hút bụi để làm sạch các chất lỏng tràn ra từ bóng đèn, vì có thể phát tán thêm thủy ngân vào trong không khí.
  • Cẩn thận lấy các mảnh thủy tinh vỡ và đặt chúng trong một bình thủy tinh có nắp đậy bằng kim loại hoặc trong một túi nhựa kín.
  • Sử dụng băng dính để lấy mảnh vỡ nhỏ. Đặt các mảnh vỡ này trong lọ, túi, và đóng gói cẩn thận.
  • Liên lac với cơ quan có trách nhiệm để được hướng dẫn cụ thể về cách xử lý các vật liệu này.
Để tránh các nguy cơ bất lợi cho sức khỏe, bạn nên cẩn thận khi xử lý những bóng đèn hỏng, không làm đổ vỡ, không vứt bỏ cùng với rác sinh hoạt. Cần mang đến nơi có thể tái chế lại những bóng đèn này.
Ngọc Diệp
Nguồn tham khảo: StethNews

No comments:

Blog Archive