Chiến lược bành trướng của Tập Cận Bình: Nam tiến – Đông tiến – Bắc tiến – Tây tiến?
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
Tình trạng dân số Tàu Cộng đã quá tải, cộng với sự tăng trưởng kinh tế quá nhanh làm cho nước nầy phải đối mặt với các vấn đề cực kỳ phức tạp ở chỗ, dân Tàu Hoa Lục sẽ không còn đủ đất để sống. Nước Tàu sẽ không thể tồn tại trong các đường biên giới của nó hiện nay nếu không bành trướng để chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và lãnh thồ các quốc gia khác và đây mới là vấn đề thực tế. Một câu hỏi được đặt ra là: “Chiến lược bành truớng của Tập Cận Bình theo chiều hướng nào: “Nam tiến (Biển Đông & Hoa Đông), Đông - Bắc tiến hay Tây Tiến để mở rộng lãnh thổ?”.
Ray Washburn, chủ tịch và CEO của OPIC, một cơ quan liên chính phủ Hoa Kỳ cho rằng, Bắc Kinh vẫn chưa hề thay đổi cách vận hành sáng kiến kinh tế của nó, dù đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích với sáng kiến “một vành đai và một con đường” và cho rằng TQ đang lợi dụng mô hình này để lấy tài nguyên của các quốc gia đối tác. Ông Ray Washburn lập lại các chỉ trích rằng, TQ đang đẩy các nước đối tác lúng sâu vào cảnh nợ nần và dẫn chứng trường hợp cảng Hamabota ở Sri Lanka.
NAM TIẾN:
Tôi không nghĩ rằng, hướng bành trướng của Tập Cận Bình sẽ là Biển Đông & Hoa Đông vì khu vực này “đất hẹp, người đông” tương đối ít lãnh thổ và rất đông dân bản địa. Hơn nữa, Không quân & Hải quân Tàu Cộng chưa đủ tuổi để đối đầu với Hải quân & Không quân của Hoa Kỳ và Đồng minh Anh, Pháp, Nhật, Ấn, Australia… Chắc chắn rằng, bành trướng lãnh thổ về hướng Nam gồm Biển Đông và Hoa Đông sẽ là một quyết định đầy tốn kém và tổn thất nặng nề nếu như Bắc Kinh muốn theo đuổi chính sách “tự sát” này. Riêng về vấn đề Đài Loan, Tập Cận Bình muốn thống nhất Đài Loan bằng biện pháp “chính trị” hơn bằng vũ lực “quân sự”.
Ngày 5/2/2017, Tiến sĩ Peter Roberts, Giám đốc Khoa học quân sự Viện Nghiên cứu về quốc phòng của Anh Quốc (RUSI), đưa ra nhận định: “Hoa Kỳ có lợi thế cạnh tranh xung đột với TC, nhờ vào công nghệ vượt bậc và kinh nghiệm chiến đấu của các lực lượng Hải, Lục, Không quân và TQLC”.
Ông Kerry Brown, GS Viện Nghiên cứu TQ tại King’s College, London, khẳng định rằng: “Mỹ sẽ chiến thắng một cách chớp nhoáng, Mỹ sẽ dứt điểm thần tốc để ổn định khu vực sau chiến tranh,” ông nói. “Không chừng lúc đó, TC sẽ diệt vong, sự biến mất một đất nước đông dân nhất trên hành tinh nầy rất có nhiều phần trăm xảy ra. TC không có cách nào chống trả hoặc đối đầu bằng vũ lực, đành phải chịu khuất phục và đầu hàng Mỹ và phương Tây…”
Ngoài ra, nếu Bắc Kinh ngoan cố thách thức an ninh về tự do hàng hải, hàng không với Mỹ trên Biển Đông thì Mỹ sẵn sàng thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh không những trên Biển Đông mà cả Đài Loan. Cuộc khủng hoảng lớn nhất có thể phát sinh giữa Mỹ - Trung là vấn đề Đài Loan. Không có bất cứ một lãnh đạo của TC có thể tồn tại nếu để Đài Loan độc lập trong nhiệm kỳ của mình.
Tôi dám quả quyết rằng, Tàu Cộng ỷ mình là cường quốc trong khu vực, Bắc Kinh tự cho mình có quyền áp đặt luật lệ bằng sức mạnh cơ bắp lên các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Mã Lai…. TC đã ngang ngược bồi đắp và quân sự hóa các đảo đang có tranh chấp chủ quyền, biến chúng trở thành các căn cứ quân sự. Theo tờ Le Monde, phán quyết của Tòa La Haye rất rõ ràng, cho thấy Bắc Kinh không tôn trọng Luật Biển và đã xâm phạm chủ quyền của các nước trong khu vực. Dĩ nhiên, khi đối mặt trực tiếp với gã khổng lồ hung hăng, côn đồ, các nước nhược tiểu dễ bị bắt nạt và chèn ép quá đáng. Nhưng, đối với Hoa Kỳ và phương Tây thì Biển Đông chưa bao giờ là ao nhà của Tàu Cộng, không chỉ Hải quân Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia mà Anh, Pháp, Canada cũng đưa tàu chiến tăng cường hiện diện ở Biển Đông nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Bắc Kinh trên vùng biển quốc tế này.
Washington cũng muốn chứng tỏ cho Bắc Kinh thấy rằng, nếu Bắc Kinh muốn thách thức về tự do hàng không hàng hải, lợi ích của Mỹ và các nước đồng minh trên Biển Đông thì Washington sẵn sàng đáp trả thách thức chủ quyền bất hợp pháp không những trên Biển Đông, Hoa Đông mà cả Đài Loan. Vì hơn ai hết, thu hồi Đài Loan là nhiệm vụ mang tính lịch sử. Vấn đề Đài Loan ví như ung thư làm nhức nhối Tàu Cộng, nhưng Tập Cận Bình chỉ dám động khẩu, bất động lực, những cuộc tập trận diễn võ giương oai chỉ mang tính đe dọa, Bắc Kinh không hề dám mạo hiểm, phiêu lưu quân sự đánh chiếm Đài Loan bằng vũ lực bởi Mỹ và Nhật Bản đang bảo vệ Đài Loan.
Tập Cận Bình đang nuôi ảo tưởng sẽ có thể đẩy Hải quân Mỹ ra khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu địa chính trị cực kỳ quan trọng bằng cách xây dựng hệ thống đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông, dựa trên đường lưỡi bò 9 đoạn không có cơ sở rõ ràng, vi phạm luật pháp quốc tế “Công ước LHQ về Luật Biển 1982” (UNCLOS).
Vì thế, chiến tranh giữa Mỹ - Trung ở Biển Dông chỉ là cuộc “chiến tranh cân não”. Bắc Kinh luôn sử dụng chiêu “Phủ để trừu tân” mà nghĩa đen của nó là bớt lửa dưới nồi. Ý nghĩa của nó là khi giải quyết căn bản một vấn đề gì ngoài tầm tay, giống như ta đang đung một nồi nước, khi nó sắp sôi bùng lên là phải bớt lửa dưới nồi hạ nhiệt ngay. Bắc Kinh cũng thừa hiểu rằng, muốn đủ thế và lực đấu với Mỹ, TC phải chờ ít nhất vài ba thập niên nữa…
Đô đốc John Aquilino, người được quốc tế mô tả là “giới chức Hải quân quyền lực nhất trên quả địa cầu””. Dưới quyền chỉ huy trực tiếp của ông khoảng 250.000 thủy thủ đoàn và lực lượng TQLC, 200 chiến đấu cơ đủ loại, 200 tàu chiến và 43 tàu ngầm hạt nhân…Tờ Marine Corps Times của TQLC còn nêu rõ các hoạt động cải tạo đất và xây dựng trái phép hệ thống đảo nhân tạo phục vụ cho chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông là lý do khiến cho Washington sẽ tái phối trí binh lực khoảng 15% tương đương 30.000 TQLC cùng với 4 vũ khí chiến lược chính như sau:
· HKMH chạy bằng năng lượng nguyên tử.
· B52, B-2 máy bay ném bom chiến lược.
· F-35, F-22 chiến đấu cơ tối tân.
· Tàu ngầm nguyên tử.
Tất cả đã và đang được khai triển tại các căn cứ Hải quân Mỹ tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Guam, Australia và Philippines trong chiến lược tái cân bằng tại châu Á - TBD.
Bắc Kinh cũng rất quan tâm tránh đi vào những vết xe đổ của Đức và Nhật Bản trong Thế chiến II, đã dẫn đến cạnh tranh quyền lực ở châu Âu & châu Á. Ảnh hưởng tài nguyên đã dẫn đến 2 cuộc chiến tranh khủng khiếp cho nhân loại trong thế kỷ XX và nó đã kết thúc sự trỗi dậy hiếu chiến của các quốc gia này. Nếu Tàu Cộng tích cực đối đầu với Hoa Kỳ và đồng minh, Đại Lục sẽ đối mặt với bất ổn xã hội, xung đột sắc tộc tại các Khu tự trị Tân Cuơng, Tây Tạng và Nội Mông và hỗn loạn chắc chắn có thể xảy ra, nó có thể khiến TC tụt hậu và đất nước sẽ đối mặt với phá sản.
Ngày càng có nhiều học giả và giới tinh hoa TC có ý thức và hiểu biết về lịch sử đã lên tiếng phản đối những yêu sách vô lý của chính phủ nước này, liên quan đến “đường lưỡi bò 9 đoạn” trên Biển Đông.
ĐÔNG - BẮC TIẾN:
Tham vọng của Tập Cận Bình không dừng lại ở Biển Đông & Hoa Đông mà còn dòm ngó đối với vùng lãnh thổ trên sườn phía Đông - Bắc của nước Tàu. Mao Trạch Đông đã từng thổ lộ vào năm 1964: “Khu vực phía đông của hồ Baikal là của chúng ta, nó trở thành lãnh thổ của Nga khoảng thế kỷ trước đây. Kể từ đó, vùng Vladivostok, Khabarovsk, Kamchatka và Siberia và một số khu vực khác của chúng ta thuộc về lãnh thổ Liên Bang Xô Viết”. Mao có lần than phiền với Kissinger rằng: “Liên bang Xô Viết đã xẻo bớt của Trung Quốc gần 2.000.000 km2.
Trên tap chí “Các vấn đề Viễn Đông” số ra ngày 1/2002, ông A. Sharavin - Viện Nghiên cứu & Phân tích Chính trị vàQuân sự Nga - đã cảnh báo rằng: “Trung Quốc là kẻ thù số 1 của Nga,” ông nói. “Trung Quốc sau 20 năm nữa (2020) sẽ trở thành mối đe dọa thứ 3 mạnh hơn nhiều so với chiến tranh Chesnya và Kossovo”.
Ông A. Tsyganok - Giám đốc Trung tâm Dự báo Quân sự Nga, cho rằng: “Trung Quốc luôn có dã tâm lãnh thổ. Nguy hiểm ở chỗ biên giới 2 nước còn có những đoạn tranh cãi, người Tàu không chỉ một lần nhấn mạnh, họ sẽ không từ bỏ lãnh thổ vốn của họ bị Nga chiếm hồi thế kỷ 17&18. Sau khi trỗi dậy, Bắc Kinh sẽ thu hồi lãnh thổ này,” ông khẳng định. “Trung Quốc luôn luôn dùng cách di dân bất hợp pháp để lặng lẽ tiến hành bành trướng kiểu “bò dần” theo kiểu “vết dầu loang”.
Lúc quyền Thủ tướng Nga là Egor Gaida cảnh báo: “Tại các vùng tiếp giáp giữa 2 nước, mật độ dân Tàu đông gấp 100 lần người Nga. Tổng số dân Tàu nhiều gấp 8 lần Nga. Sự suy thoái của chúng ta và đất đai bao la vùng Viễn Đông của ta chưa khai thác, chính là miếng mồi ngon và nguy hiểm.”
Theo dự đoán, mỗi năm có khoảng 500.000 người Tàu vượt biên giới sang vùng Viễn Đông sinh sống. Ông Sergei Pushkarev - Phụ trách Cơ quan Di trú của tỉnh Primorye (giáp ranh với Khabarovsk) cay đắng nói: “Nếu người Tàu muốn chiếm Primorye, họ đủ khả năng tràn ngập toàn vùng này trong vòng 2 giờ mà chúng ta không thể quay lại thời của bức màn sắt để ngăn chận họ”.
Bắc Kinh hiện đang nhanh chóng mở rộng phạm vi bành truớng để kiểm soát tại khu vực hồ Baikal của Nga với sự tiếp tay của các quan chức Nga và những nhà kinh doanh đã đặt quyền lợi cá nhân của họ lên trên quyền lợi nước Nga, khiến cho dân chúng bản địa phẫn nộ, thúc đẩy các cuộc biểu tình chống lại sự hiện diện của người Tàu Hoa Lục. Ngoài ra, nó còn dẫn đến cả việc một số đại diện dân địa phương tại vùng Siberia và vùng Viễn Đông bỏ phiếu chống lại kế hoạch đầu tư của Tàu Cộng, dù cho khu vực của họ có thể đang gặp khó khăn về kinh tế đến thế nào.
Trong thông báo của hãng thông tấn Regnum, Giám đốc Svetlana Shapovalova, nói rằng: “Một Baikal của Trung Quốc đã trở thành thực tế, bởi những hành động của những doanh nhân Nga và các quan chức chính phủ, những người đang tìm kiếm lợi ích tối đa cho bản thân họ, dù phải trả giá đối với quyền lợi đất nước có như thế nào,” Shapovalova viết rằng. “Các học giả, những nhà hoạt động xã hội, nhà sinh thái học cũng như những công dân Nga ở vùng hồ Baikal đã bày tỏ những lo ngại nghiêm trọng và cực lực phản đối những hành động của Tàu Cộng chiếm quyền kiểm soát những tài nguyên thiên nhiên trong khu vực và đặc biệt là khai thác nguồn nước ngọt vĩ đại của hồ Baikal”.
Với rất nhiều người Nga, hồ Baikal là di sản thiêng liêng của họ, đang biến thành một tỉnh của TC, nó đã xúc phạm toàn dân Nga trên địa bàn cả nước. Quan trọng hơn nữa, Bắc Kinh đang nổ lực xây dựng một đường ống từ hồ Baikal tới nội địa Đại Lục, được coi đây là hành động tấn công trực tiếp vào sự sống còn của hồ này, khiến người Nga khắp cả nước sôi sục. Giới truyền thông Nga tại Moskva và St Petersburg lên án việc Bắc Kinh “chiếm đoạt nguồn nước ngọt” từ hồ Baikal.
Theo nhận định của tôi, “chủ nghĩa cực đoan” của TC tác động toàn lên vùng Viễn Đông của Nga chớ không phải Biển Đông; vì vậy, Bắc Kinh sẽ sử dụng ưu thế “lục quân”, để chuẩn bị mở mặt trận tấn công, tái chiếm toàn bộ vùng này để mở rộng không gian sinh tồn cho chủng tộc Hán. Tái chiếm được toàn bộ vùng Viễn Đông & Siberia, Tập Cận Bình sẽ có chính nghĩa, đoàn kết được nhân dân Tàu triệt để ùng hộ ĐCSTQ. Bắc Kinh toan tính đánh Nga trên bộ dễ dàng gấp nhiều lần hơn là đánh Mỹ và đồng minh trên Biển Đông, vì Nga không có đồng minh truyền thông và kinh tế suy sụp nếu tiếp tục sa lầy ở Trung Đông.
Tập Cận Bình đã bộc lộ dã tâm đâm sau lưng TT Putin bị Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula Von der Leyen phát hiện, nói với tạp chí Focus của Đức rằng: “Tên lửa của TQ đang gây ra mối đe dọa tương tự đối với Nga, giống như tên lửa của Nga cho châu Âu.” vì vậy, Bắc Kinh phải tham gia Hiệp ước loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF). Muốn thực hiện chiến lược tái chiếm vùng Viễn Đông, Bắc Kinh phải cô lập nước Nga trước bằng chiến dịch “Tây tiến”.
TÂY TIẾN:
Tưởng cũng nên nhắc lại sự kiện vào năm 2012, Học giả Vương Lập Tư, Trưởng ban Khoa hệ Quốc tế ĐH Bắc Kinh & Cố vấn thường trực của chính phủ TQ về các vấn đề Đối ngoại, đã trình bày ý tưởng “Tây tiến” như một hành động tái cân bằng trong địa chính trị của TQ. Khi Mỹ xoay trục sang châu Á - TBD, ông Vương đã thúc giục các nhà hoạch định chiến lược của TQ đừng có giới hạn những lợi ích của họ ở khu vực châu Á - TBD mà thay vào đó một chiến lược “Tây tiến”, thúc đẩy các nước láng giềng biên giới phía tây của Đại Lục, bao gồm Trung - Á, Nam - Á, Trung Đông tạo ra một khuôn khổ hợp tác Âu - Á từ London đến Thượng Hải. Vấn đề Tây tiến sẽ giúp Đại Lục tránh xung đột với Hải quân Hoa Kỳ và đồng minh truyền thống của Mỹ trên Biển Đông.
Vùng Trung Á nằm giữa ngã ba Châu Á - Châu Âu và Trung Đông gồm 5 quốc gia: Kazakhstan, Kyrgystan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan là một phần của con đường tơ lụa nổi tiếng thời xưa. Trung Á có liên quan tới vấn đề an ninh lãnh thổ của TC. Thật vậy, Đại Lục có 3.000 km giáp biên với Kazakhstan, Kyrgystan và Tajikistan là sào huyệt của chủ nghĩa khủng bố. Sự bất ổn định tại Trung Á sẽ đe dọa an ninh quốc phòng cũng như nguồn năng lượng của TC vì Trung Á là cái “rốn dầu” của thế giới:
· Kazakhstan có trữ lượng 39, 8 tỷ thùng dầu và trữ lượng khí đốt 2.407 tỷ thước khối.
· Turkmenistan & Uzbekistan có trữ lượng 6 tỷ thùng dầu và Turkmenistan có 7.504 tỷ thước khối (chiếm 1/3 trữ lượng thế giới).
Bắc Kinh đã và đang nổ lực thúc đẩy chiến lược “Đại phát triển miền Tây” bằng cách quan hệ với các nước láng giềng biên giới phía Tây của Đại Lục, bao gồm các quốc gia kể trên. Theo quan điểm của Vương Lập Tư, một phần then chốt trong việc xoay trục Âu - Á của Trung Quốc và Trung Á có tầm quan trọng chiến lược mới trong chính sách ngoại giao tổng thể của Bắc Kinh. Ngược lại với hướng Nam Tiến “Biển Đông, Hoa Đông”, khu vực Trung Á hoàn toàn không thuộc một trật tự khu vực do Mỹ thống trị. Trong khi đó hàng hóa giá rẻ của TC tràn ngập tại vùng Trung Á. Các ống dẫn dầu đi qua Trung Á vận chuyển dầu và khí đốt từ Nga, Kazakhstan và Turmenistan tới Đại Lục.
Trung Á còn có một vị trí đặc biệt như một cửa ngỏ dẫn vào Trung Đông và châu Âu. Đối với Nga, quốc gia có mối quan hệ đặc biệt với Trung Á, Điện Kremlin cũng đang tìm mọi biện pháp để củng cố và tái xác lập vị thế của Nga tại không gian hậu Xô Viết. Trung Á được coi là sân sau, là hậu phương thúc đẩy nước Nga phát triển và còn là nơi bảo đảm vị trí khai thác, vận chuyển dầu mỏ, khí đốt tại Trung Á, đồng thời ngăn chận không cho bất kỳ một cường quốc nào giành được vị trí chiến lược tại vùng này.
Nhưng, mọi nổ lực của Nga đã quá trễ, Bắc Kinh đã loại Nga ra khỏi sân chơi quyền lực tại Trung Á và nó kết thúc quyết định sai lầm chiến lược của TT Putin, tính toán hỗ trợ Bắc Kinh về chính trị và ngoại giao để đổi lấy sự giúp đở về kinh tế từ Bắc Kinh, nhưng đây hóa ra lại là một tính toán sai lầm. Thời gian tươi đẹp của nền kinh tế Nga được nhận định đã kết thúc vào năm 2014 bởi 2 yếu tố:
[1] Là Moscow bị phương Tây và Mỹ cấm vận đồng loạt sau cuộc khủng hoảng từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine. Ngày 11/1/2016, Putin lần đầu tiên thực sự thừa nhận cấm vận kinh tế của các nước phương Tây và Mỹ đã làm Nga tổn thương nghiêm trọng. Theo nhận định của tạp chí Foreign Affairs (Mỹ), Nga đã thất bại thảm hại trong chiến lược “xoay trục” sang Bắc Kinh để giảm gánh nặng từ lệnh trừng phạt kể trên.
[2] Theo tạp chí quân sự HIS Jane’s đưa ra trước đó, Nga phải chi phí khoảng từ 3 tới 4 triệu USD mỗi ngày trong chiến dịch kéo dài 6 tháng. Không quân Nga tại chiến trường Syria đã tiến hành trên 9.000 cuộc xuất kích. Kênh truyền hình Nga RBK nói 26 trái hỏa tiễn bắn sang Syria làm Nga tổn thất trên 30 triệu USD trong bối cảnh chi phí quốc phòng được tăng bất chấp thâm thụt ngân sách. Eastday chỉ ra, GDP của Nga năm 2015 đạt 1.310 tỷ USD không nhiều hơn so với con số khoảng 1.200 tỷ USD mà GDP tỉnh Quảng Đông của TC đã đạt được.
Tàu Cộng hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất của 4 trong số 5 nước trong vùng (ngoại trừ Uzbekistan). Khối lượng giao dịch thương mại của TC với Trung Á lên tới 46 tỷ USD. Do vấn đề an ninh năng lượng thúc đẩy chiến lược “Tây tiến”. Tập Cận Bình đánh giá cao các nhà nước vùng Trung Á là các đối tác đáng tin cậy và là các nhà cung cấp nguồn tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là tính đến những nguy cơ đi cùng với việc nhập cảng năng lượng từ Trung Đông và châu Phi qua Eo biển Hormuz và Eo biển Malacca. Sự gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng của TC ở Trung Á nhằm gắn chặt khu vực này vào sự phát triển của TC và những nỗ lực ngoại giao kinh tế đang trở thành dấu ấn của chính sách đối ngoại của Bắc Kinh ở Trung Á là một trong những khía cạnh then chốt trong chiến lược xoay trục Âu - Á của Bắc Kinh.
Sự nhấn mạnh của TC vào các khả năng vận chuyển và liên lạc của Trung Á không phải là tình cờ. Đó là khởi điểm khởi đầu cho sự xoay trục Âu - Á qua việc xây dựng đường sắt, đường cao tốc, hàng không, viễn thông và các mạng lưới điện đi qua Âu - Á. Đặc biệt, tuyến đường sắt từ Đại Lục đến châu Âu gọi là hành lang Âu - Á phương Bắc đang đi vào hoạt động. Tuyến đường sắt này bắt đầu tại Liên Vân Cảng của TC và đi qua Tây An, Lan Châu, Urumqi, Kazakhstan, Nga, Belarus, Ba Lan và Đức và kết thúc ở cảng Rotterdam ở Hòa Lan. Tuyến đường sắt này dài khoảng 10.900 km đã khánh thành vào năm 1990.
Loại được Nga ra khỏi vùng Trung Á và mướn được một phần lãnh thổ rộng lớn của Ukraine sát biên thùy Nga, TC đã đặt sợi dây thòng lọng quanh cổ con gấu Nga và đang chờ đợi thời cơ xiết cổ họng cho nó chết hẳn. Tập Cận Bình sẽ thực hiện được “giấc mơ Trung Hoa” và sứ mệnh lịch sử, di sản của Mao Trạch Đông là phải chiếm lại cho bằng được trên 2.000.000 km2 tại vùng đất Vladivostok, Khabarovsk, Kamchatka và một phần lãnh thổ Siberia bị Nga Hoàng Tsar cưỡng chiếm vào cuối thế kỷ thứ 19.
KẾT LUẬN:
Hai nhà phân tích chiến lược Eder & Huotari viết: “Thay vì dùng con bài Tàu Cộng để làm đối trọng với Hoa Kỳ & phương Tây, Nga đã bị Bắc Kinh biến thành một con bài trong tay Tàu Cộng,” ông nói tiếp. “Nói về sự khác biệt giữa 2 chính sách “xoay trục sang châu Á - TBD” của Mỹ và Nga, Mỹ có tính chất “đa phương” với sự tham gia của nhiều cường quốc trên thế giới như Nhật, Ấn, Australia, Anh, Pháp, Canada… thì chính sách xoay trục của Nga chỉ loay hoay sang Bắc Kinh để biến thành “đối tác đàn em” của Bắc Kinh.”
Theo hãng tin MixNews, ông Leon Taivans, một nhà Đông phương học tại ĐH Latvia, nhận định, sau 20 năm nữa dân số Đại Lục sẽ quá tải, có thể lập lại “kịch bản Crimea” ở vùng Viễn Đông cũng với lý do công dân Hoa Lục cư ngụ quá đông đúc. Theo ông, ở phía Đông vùng Ural chỉ có 3 triệu người Nga sinh sống. Trong khi đó, có tới 100.000 người Tàu đã chuyển sang ở luôn bên Nga. Hơn nữa, ông dự đoán sẽ có tới 90 triệu người Tàu Hoa Lục sẽ tràn qua biên giới nước Nga trong tương lai. Ông Leon Taivans cho rằng, sự kiện Nga sáp nhập Crimea có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về địa chính trị của Nga ở miền Viễn Đông.
Vào thế kỹ thứ 19, Bắc Kinh đã miễn cưỡng nhượng lại cho Nga quyền kiểm soát miền Viễn Đông và Siberia. Tuy nhiên, trong suốt 50 năm qua, Bắc Kinh đã gia tăng hành động tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với khu vực này. Theo trang WEB, Global Politician, các nhà lãnh đạo từ Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình… cho tới Tập Cận Bình đều công khai khẳng định rằng, các thành phố Vladivostok & Khabarovsk là của nước Tàu. Hơn nữa, một số nhà sử học còn quả quyết biên giới Nga - Trung hiện nay là không đúng và Nga đã đánh cắp miền Viễn Đông bằng vũ lực. Tập Cận Bình đang chờ đợi Nga sa lầy ở Ukraina, Syria, kinh tế Nga phá sản… sẽ ra tay hành động tái chiếm lại vùng Viễn Đông và Siberia.
Tập Cận Bình và các chiến lược gia TC đều thừa nhận rằng “mặt mạnh” và “mặt yếu” của QĐNDTQ (PLA). Mặt mạnh của PLA là “lục quân” và mặt yếu là “Hải & không quân”. Khoảng cách rõ rệt về số lượng, năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm tác chiến của Hải & Không quân PLA còn kém xa Mỹ vài thập niên nữa. Mang tàu sân bay Liêu Ninh ra chọi với HKMH của Mỹ là hành động tự sát. Tập Cận Bình dùng chiêu “thanh đông kích tây” chỉ dám gây hấn, động khẩu bất động lực ở Biển Đông & Hoa Đông để bảo toàn lực lượng dành cho chiến lược bành trướng “Tây Tiến” mà mục tiêu là tái chiếm lại vùng Viễn Đông của Nga.
Tổng hợp & Nhận định
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
27/4/2019
No comments:
Post a Comment