Thursday, October 31, 2019

Trăng Là Gì?

Image result for moonlight images
Gia đình tôi với gia đình “hắn” là chỗ thân tình. Cách đây khoảng chục năm, nhân dịp tôi đến khám mắt tại bệnh viện hắn làm việc.

Hắn say sưa khoe với tôi về nguồn thu nhập hậu hĩnh kiếm thêm từ việc khám và giải phẫu mắt ngoài giờ của mình. Bất ngờ, tôi đặt ra một câu hỏi, chẳng ăn nhập gì đến câu chuyện hắn say sưa: “ Có bao giờ ông dành thời gian ngắm trăng với vợ, con không? Đến lượt tôi bất ngờ vì câu trả lời của hắn: “ Trăng là gì?”.

Về nghề nghiệp hắn là bậc cao thủ trong làng chuyên khoa mắt của Sài Gòn. Bệnh nhân của hắn thuộc loại “thứ dữ”. Hắn có nhiều mối quan hệ xã hội “có số, có má”. Do vậy đồng nghiệp và ban giám đốc bệnh viện, nơi hắn làm việc, nể hắn một phép. Tên tuổi của hắn đã giúp bệnh viện ăn nên làm ra, chuyên khoa mắt lúc nào cũng chật cứng người chờ đợi. Ai muốn được hắn trực tiếp khám và mổ, phải lấy hẹn trước, rất lâu. Số tiền chi ra cho những lần khám hoặc mổ đó, so với mặt bằng, giá ở các bệnh viện khác, cao hơn rất nhiều. Thế nhưng lịch khám của hắn lúc nào cũng dày đặc. Người ta nói với nhau, “ Được bác sĩ (hắn) đụng tay vào thì dù mắt đang không thấy đường cũng sáng lại.”. 

Hồi còn đi học phổ thông, tôi với hắn ở chung một quận, quận nhì. Tôi với hắn bằng tuổi nhau, nhưng hắn sanh sau tôi tám tháng, vì vậy sau này khi hắn lập gia đình và có con, hắn dạytụi nhỏ gọi tôi bằng bác, bác gái. Nhưng trong giao tiếp hắn gọi tôi bằng “bà”, tôi gọi hắn bằng “ông” và chúng tôi xưng “tui” với nhau.

Tôi quen hắn và vợ hắn lúc chúng tôi cùng sinh hoạt trong ban liên lạc học sinh cùng lớp, hắn làm trưởng ban, tôi làm phó ban, vợ hắn (lúc bấy giờ nó chưa quen) là một trong những thành viên. Sáng thứ bảy nào ban liên lạc của chúng tôi cũng gặp nhau tại một nhà hàng cà phê trên đường Điện Biên Phủ, quận ba. Chủ nhà hàng này cũng là thành viên trong ban liên lạc nhờ vậy chúng tôi ăn uống ít khi phải trả tiền, nếu trả cũng chỉ là tượng trưng. 

Cô gái (mà sau này là vợ hắn) đẹp một cách mong manh, vì vậy chúng tôi đặt tên là “cô gái mong manh”. Cô là con gái duy nhất của một gia đình công chức thường thường bậc trung, nhà ở quận nhất. Cô gái hay đi họp ban liên lạc bằng cách ngồi trên chiếc xích lô đạp cho người ta chở, thân mình lúc nào cũng diện bộ áo dài lụa màu nhạt, lung linh như mây khói (cho tăng thêm phần mong manh?). Gái Sài Gòn chúng tôi có thói quen đi lại trên chiếc xích lô (năm năm sau ngày giải phóng vẫn giữ thói quen này). Khi ngồi trên xe chúng tôi chú ý giữ cho người thẳng bằng cách lưng không tựa vào thành ghế, tóc buông xõa và tay không giữ tà áo, cố ý để gió luồn vào thổi tung bay. Hình ảnh ấy góp phần làm phố xá mỹ miều. 

Tại sao gái Sài Gòn không đi bộ hoặc đạp xe đi học như quý cô nương khác trên cả nước? Có lẽ do diện tích Sài Gòn rộng, đi bộ không tới, đi xe đạp ngại mỏi chân. Nhưng còn một lý do tế nhị khác mà chỉ có gái SàiGòn mới hiểu, ngồi xe xích lô cho người ta chở mới là tiểu thư chính hiệu!

Hắn là con của ông bà chủ hãng xuất nhập khẩu. Nhà hắn có ba anh em trai, cả ba học cùng trường với chúng tôi, chỉ có lớp là khác. Khi đi học, ba anh em hắn có tài xế đưa đón, học xong là về nhà, không la cà phố xá. Những lần hắn tổ chức sinh nhật mời ban liên lạc tới nhà, tôi thấy gia đình hắn, nhất là bà má, nề nếp qui củ lắm. Trong lớp, chúng tôi bầu hắn làm lớp trưởng vì hắn uy tín, học giỏi và tác phong nghiêm túc. Trong sinh hoạt tập thể hắn luôn là ngọn cờ dẫn dắt chúng tôi. 

Về ngoại hình thì khỏi chê, chúng tôi hay gọi hắn là “Alain Delon” (tài tử lừng danh> của Pháp thời1950-1980) nhưng nếu muốn hắn nổi sung thì thêm chữ “beng” (A len đờ lông beng)đằng sau nữa. Nhiều tiểu thư nhà giàu đạt danh hiệu hoa khôi trường này trường khác mết hắn lắm, nhưng hắn chẳng thèm để ý đến cô nào. Tới giờ tôi cũng không sao nhớ ra, bằng cách nào cô gái mong manh “lọt” được vào ban liên lạc của lớp, nơi quy tụ những người “xuất chúng”. 

Về sắc diện, hình thức, học lực, tài vặt, thành phần xã hội, so với những tiểu thư trong trường, cô thuộc loại trung bình. Về công việc tập thể, ban liên lạc giao cô phụ trách, cô thực hiện lúc được, lúc không. Nói chung, ngoài cái khoản mong manh làm người ta động lòng, còn thì cô chẳng tạo được một dấu ấn gì cho ban liên lạc ghi nhớ sự hiện diện của cô. Thế mà đùng một cái chúng tôi thấy cô gái không đi họp bằng xe xích lô nữa mà ngồi trên chiếc xe Vespa Sprint màu xanh da trời, loại 150 phân khối do hắn chở. Thời đó, chỉ có công tử nhà giàu mới sắm nổi chiếc xe hách xì xằng như vậy. Chẳng bao lâu sau ban liên lạc nhận được thiệp hồng. Ngày hai người cưới nhau tôi thấy hạnh phúc đầy tràn trong mắt tân lang và giai nhân. Khách tới dự tiệc cưới chúc vợ chồng hắn trăm năm hạnh phúc; tôi nghĩ, phải chúc ngàn năm hạnh phúc mới xứng.  Thế mà, chỉ hơn hai mươi năm sau đó, vợ chồng hắn rẽ thúy chia uyên. 

Lần gặp khoảng chục năm trước, mặc cho bệnh nhân chờ, hắn luôn miệng kể lể với tôi, đã có với cô gái mong manh hai mặt con, một trai một gái, cả hai theo nghề của cha, học chuyên khoa mắt bên Mỹ. Hắn nói, “ Tụi nhỏ đứa nào cũng đẹp, học giỏi, thông minh, tụi Tây mết lắm, giống tui ngày xưa vậy.”; nói xong hắn cười sang sảng. Tôi hỏi: “ Cuộc sống của ông bây giờ thế nào?”. 

Chỉ chờ có vậy, hắn huyên thuyên: “ Sáng trước khi tới bệnh viện( nhà nước), tui mổ hai ca, nếu mổ một con mắt thì hai mươi triệu, nếu mổ hai con mắt thì bốn mươi triệu, sau đó mới đi làm; trưa, tui tranh thủ làm một hoặc hai ca nữa; chiều, khám bệnh ngoài giờ ở dưỡng đường do tui làm chủ, đến tối mịt mới về nhà.”. 

Còn bà xã thì sao? Tôi hỏi tiếp, hắn trả lời: “ Tui xây cho bà ba cái dưỡng đường, mổ xong, tui chuyển cho bả chăm sóc. Chưa kể tiền thuốc, khám sau mổ, chỉ tiền phòng không thôi bà cũng thu được năm triệu một người/ngày. Bả bây giờ trẻ, đẹp hơn xưa. Đó là nhờ tui cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa. Mỗi ngày bà chỉ có việc ngồi trên chiếc xe đời mới nhất (xe cũ tui thay liền) cho tài xế lái đi từ dưỡng đường này qua dưỡng đường khác, xem sổ sách, thu tiền, là hết việc. Chung quanh bả lúc nào cũng có hàng chục người hầu hạ, sung sướng như bà hoàng.”. Đúng đoạn hào hứng này tôi hỏi hắn “chuyện ngắm trăng”.

Và tôi nhận được câu hỏi lại của hắn “ Trăng là gì?”, kèm theo một nụ cười ngạo nghễ. Hôm rồi cửa sổ tâm hồn của tôi lại trở chứng, nhìn xa bị mờ, nhìn gần mờ hơn nhìn xa. Thấy vậy, bạn bè người khuyên đi mổ, người can ngăn. Tôi chợt nhớ đến hắn, liền đến gặp, tôi cần ở hắn một lời khuyên. Lần gặp lại này, nếu hắn không chủ động chào tôi trước, tôi sẽ không nhận ra. Trước mắt tôi là ông bác sĩ già khọm, tóc bạc trắng, mặt buồn rười rượi, nước da tối sạm. Đâu mất rồi một ông bạn có gương mặt phơi phới, hình thức lịch lãm và nụ cười ngạo nghễ? 

Thấy vậy tôi quên mất mục đích đến là để khám mắt, vội hỏi,“ Làm ăn thất bát hả?”. Hắn im lặng rất lâu rồi nói một câu chẳng ăn nhập gì đến câu tôi hỏi:“ Cô gái mong manh đã bỏ tôi đi lấy chồng khác rồi! Bỏ vội vã đến nỗi không thèm chia gia tài bà ạ.”. Tôi giật mình: “ Bỏ luôn ba cái dưỡng đường to đùng sao?”. Hắn nghẹn ngào: “ Ừ, bỏ luôn, thế mới điên!”.

Tôi nhẹ nhàng ngồi bên cạnh, cầm tay hắn, im lặng. Hắn bắt đầu chia sẻ: “ Bà có nhớ cái thằng cù lần trong lớp mình không? Cái thằng hâm hâm đi học bằng chiếc Mô bi lết(Mobylette) cà tàng, con của ông già sửa xe đầu đường gần trường tụi mình học đó.”. Hắn nói tiếp, mắt hắn như có nước:“ Thằng đó coi vậy mà học giỏi, tụi mình không nhằm gì với nó đâu, bây giờ nó làm giáo sư của một số trường Đại học. Nghe nói, tình duyên nó trục trặc sao đó (không chừng hồi nhỏ nó thương thầm vợ tui à nghen) nó ở vậy luôn cho đến giờ. Hôm rồi làm thủ tục ly dị với tui xong, bả kết hôn với nó liền. Thằng đó nghèo rớt mồng tơi, lương thầy giáo nuôi bả gì nổi. Hiện nay bả phải nhận may quần áo thêm cho khách, hai người mới đủ sống. Vậy mà gặp lại tui,mặt bả tươi rói, chưa bao giờ ở với tui mà mặt bả tươi rói như vậy.”. Rồi hắn nói, như nói với chính mình: “ Đàn bà nhiều người kỳ cục lắm, chồng cung phụng cho đủ thứ, nuông chìu hết mực mà vẫn đành lòng bỏ đi lấy người không bằng một góc của chồng mình.Thật không thể hiểu nổi!”. 

Chờ hắn vơi bớt nỗi ấm ức tôi hỏi thăm hai đứa nhỏ. Tôi nghe từ hắn mộ giọng thiểu não hơn:“ Tưởng hai đứa nối nghiệp cha, ngờ đâu, từ lâu tụi nó đã chuyển qua học nghề khác, đứa học thiết kế thời trang, đứa học phóng viên báo chí. Đã thế tui gọi về để giao tài sản mà chẳng đứa nào chịu về. Tụi nó nói “ Ba mê tài sản hơn má và chúng con thì ba cứ giữ lấy.”. Tôi động lòng thương cảm, hỏi: “Bây giờ ông sống như thế nào?”. Hắn nói, “Tui ở luôn trong bệnh viện, về nhà ở một mình, buồn lắm.”. Không thể không hỏi thêm: “ Thế căn nhà lớn ở quận nhất và ba cái dưỡng đường ai ở, ai trông coi?”. Hắn nói,giọng nhẹ như gió thoảng: “ Lâu lắm rồi tui chẳng ghé về nhà, còn ba cái dưỡng đường đang treo bảng bán hoặc cho thuê.”. Thói quen nghề nghiệp, tôi đánh giá: “ Ba cái dưỡng đường đó, bán cũng bộn tiền ông ạ.”. Hắn ngẩng lên nhìn tôi, mắt hắn sâu thăm thẳm: “ Của đó vô thường lắm, không có thật đâu bà.”.Giá mà, mười năm trước hắn nhận ra sự vô thường đó thì đoạn kết của đời hắn đâu đến nỗi buồn như bây giờ? 

Tự nhiên tôi nhớ gương mặt phơi phới với nụ cười ngạo nghễ khi hắn hỏi ngược lại tôi “ Trăng là gì?”. Trăng là gì ư? 

Trăng là ly nước mát của vợ trao tận tay mà hắn quên uống. 

Trăng là cái bình hoa vợ chăm chút cắm mong chồng để mắt tới, thế mà hắn đành lòng không màng. 

Trăng là tiếng cười reo của hai đứa con đón hắn sau những giờ làm việc nhưng vì mệt, hắn đã cằn nhằn, quạu quọ. 

Trăng là những bữa cơm nóng mà khi hắn về thì đã nguội lạnh, rồi cả nhà nhịn ăn theo hắn. 

Trăng còn là cái nắm tay âu yếm mà từ rất lâu hắn quên trao cho vợ. 

Trăng còn là những đêm vì sợ con lạnh, hắn rón rén bước qua phòng kéo mền đắp cho con mà sau này vì mệt mỏi, ngủ vùi, hắn quên. 

Trăng còn là tất cả những mây và gió, những hương và hoa trong cuộc sống mà do tâm không an, thân không lạc cho nên hắn không thể cảm nhận được.

Trăng là gì nữa? Là người vợ đã bỏ chồng giàu đi lấy chồng nghèo; là những đứa con thà kiếm tiền từ sức lao động và trí tuệ của mình chớ không nhận tài sản của người cha để lại. 

Trăng còn là kết cục của đời hắn, bỏ mặc căn nhà lớn ở quận nhất và đóng cửa ba cái dưỡng đường to đùng vào ở trong bệnh viện, vì ở một mình buồn lắm.

Những người chồng bận rộn ơi, nhớ dành thời gian ngắm trăng với vợ và con, đừng để trăng lặn mất, rồi tiếc như hắn, bạn của tôi.

Kenneth Ng
"Now Hiring" 

Nguoiviettudo

Sáng nay đi mua một ít đồ cần dùng trong mall ngước mắt nhìn chung quanh mới thấy lần đầu tiên từ gần ba chục năm ở Mỹ những cái bảng bự chần dần “Now Hiring “treo tứ tung trở lại.

Thế là thế nào ?

Hồi 2008 tới 2016 tám năm dưới sự cai trị của Nhà Tổ Chức Cộng Đồng Ồ Ba Má đâu có thấy vụ này. Kiếm muốn lòi con mắt, xách đơn nộp cả chục chỗ may mắn lắm mới có được job vừa đủ để trả tiền xăng và ăn uống trong ngày (theo kiểu tay lam hàm nhai). 

Bây giờ đi đâu cũng thấy bảng thuê người, tha hồ mà lựa chọn. Gặp tay phỏng vấn cà chớn không lịch sự, ứng viên dự tuyển có thể cười khẩy đe dọa “Sao?mướn không cho biết sớm để tui còn đi qua company kế bên ? “
Chuyện như vậy chỉ xảy ra dưới thời ÔNG THẦN TRUMP !!

Vậy tại sao vẫn có những người chống đối ông thậm tệ, nhất là phe DC ?

- Phe DC đuốc dẫn đường cho đàn em gồm Antifa, Never Trump, đám DỆT KỀU YÊU NƯỚC v..v.. dĩ nhiên ghét Trump vì đó là nhiệm vụ đã được ghi trong nội quy đảng.

- Nếu có dịp đứng gần các lãnh tụ DC cương quyết impeach Trump, người ta sẽ ngửi được ngào ngạt mùi hương của NHÂN DÂN TỆ bốc ra từ trong túi và trong cạc táp. Chỉ có NHÂN DÂN TỆ ( đã đổi sang USD ) mới đủ sức xúi dục bọn phá hoại và phản quốc điên cuồng chống phá ông Trump như hiện nay. 

- Số còn lại ăn không ngồi rồi như Bernie Sanders bởi vì chưa sống qua một ngày trong K4 (Long Khánh) nên lúc nào cũng mở miệng hô hào XHCN, hoặc như anh Tom Stayer (tỷ phú ?) người có vấn đề rất serious về thần kinh đòi impeach Trump không cần lý do. Thuốc duy nhất chuyên trị hai cha nội này là gởi họ sang VN sống với VC vài tháng.

Tháng Mười năm nay trong cộng đồng người Việt có vài chuyện đáng chú ý : Kỷ Niệm Ngày thành lập Đệ Nhất Cộng Hòa và Lễ Tái An Táng 81 Chiến Binh Nhảy Dù đã tử trận gần nửa thế kỷ trước. 

Ngày nào áo sô giày trận, hiên ngang trên chiến trường, hễ xuất quân là phải thắng, quân thù bất đắc dĩ mới dám chạm mặt, giờ đây xác thân chỉ còn lại vài lóng xương, chút di tích của một thời chiến binh dũng mãnh. 

Cho dù thế nào thì anh linh tử sĩ cũng ngậm cười vì biết rằng đồng bào và đồng đội luôn tưởng nhớ quý vị.

Lính Nhảy Dù chết vẫn muốn ở bên nhau và chôn chung một huyệt.

Tổ Quốc Ghi Ơn

o0o

Có phải Tỷ phú Hoàn Cầu là cái anh bị dân nghèo VN chửi như chó vì không giữ lời hứa sẽ xây nhà tình thương cho họ ? 

Có phải tỷ phú Hoàn Cầu là cái anh ký cho dân CA vài triệu cứu trợ nhưng phải được báo chí truyền thanh truyền hình ghi âm ghi hình đầy đủ để phô trương tên tuổi mình?

Cũng là người hứa sẽ chăm chút Lý Tổng mồ yên mà đẹp rồi rốt cuộc không làm gì hết?

Hoàn cầu có phải là anh tỷ phú trên dưới tám mươi, khoảng cách tới cuối con đường đời không còn bao xa ? 

Hoàn Cầu có phải là anh tỷ phú không học được bài học khi nhắm mắt tiền tỷ của mình sẽ thuộc về người khác, và ở thế giới bên kia hai bàn tay mình cũng sẽ trần trụi như mọi linh hồn? nhớ mở internet mà học thuộc lòng bài học của tỷ phú Thái Lan, người sở hữu một đội banh danh tiếng, luôn luôn cởi trực thăng riêng đến tham dự các trận đấu của đội mình.

Cho đến ngày kia sau một trận đấu chiến thắng vẻ vang của đội nhà, tỷ phú lên trực thăng về tư dinh. Máy bay rời khỏi mặt đất khoảng mười mét thì rơi xuống đất nổ tung. Cả thân xác gần trăm ký của tỷ phú hốt lại không đầy một cái tô. 

Câu hỏi là giây phút đó tài sản vài ngàn triệu USD có giúp gì không ?

o0o

Mác (dớt cà bợ), chủ của Facebook chỉ là một anh con nít gặp may mắn.
Nói thì không ai tin nhưng có lẽ tôi là người duy nhất không mở tài khoản Facebook , không có bạn bè qua Face book cũng chẳng thèm bận tâm xài Facebook.

Tất cả chỉ vì tôi không có chút cảm tình hay vị nể gì anh nhóc này. Đầu tiên chuyện Mác vô tình nghĩ ra Facebook (chỉ để giựt le với cô bồ) rồi phát triển rộng rãi như bây giờ hoàn toàn do may mắn. Anh nhóc trên dưới ba mươi này không đủ sức thuyết phục tài năng của mình với mọi người .

Năm Tập Cận Bình sang thăm Mỹ và gặp gỡ các thương gia hàng đầu Mác Dốt Cà Bợ cứ cố gắng bám sát chủ tịch Tàu để xổ vài câu tiếng Tàu học được từ cô bạn gái. Thấy cái cảnh đó trên truyền hình tôi bấm nút chuyển nhanh sang đài khác bởi vì tôi muốn ói !!!

Tỷ phú Mỹ đại đa số rất màu mè : anh nào cũng hứa sẽ cúng từ thiện sau khi mình chết. Bill Gates rồi Buffet rồi anh nhóc Dác Cà Bợ. Điều đó có nghĩa là mấy người nghèo đói khoan nghèo đói đã , chờ tôi chết rồi tôi sẽ giúp cho.

Tào lao thiên đế !!!

o0o

Jack Ma tỷ phú Tàu được một anh VN quỳ lạy giữa thanh thiên bạch nhật trước đám đông. Jack Ma thành lập công ty Alibaba chứng tỏ trình độ khôi hài rất cao ít người nhận ra: bởi vì Alibaba thường đi chung với “ Bốn Mươi Tên Cướp “.

Khi đặt tên cho company Jack Ma đã gửi gắm hoài bão, chủ trương và cách thức làm ăn rạch ròi của mình. Alibaba cầm đầu băng đảng ăn cướp với bốn mươi thành viên khét tiếng cho nên company nếu có gian dối, làm hàng giả, mưu đồ bất chính miễn sao kiếm được lợi nhuận (lý lịch của chủ nhân cũng gian dối tuốt - Jack Ma sau nầy lòi ra là đảng viên CS của Tàu- ) thì chẳng nên lấy làm lạ .

Buôn bán giao dịch với Alibaba của Jack Ma mà không bị lừa gạt, bị lợi dụng , bị mua hàng giả với giá cao mới cần đánh dấu hỏi.

Vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của “ Alibaba và bốn mươi tên cướp “ hay sao ?


o0o

Chuyện về một nữ công nhân bị say xỉn, lạc vào hầm đông lạnh, bị khóa cửa từ bên ngoài không ai nghe tiếng kêu cứu và khi được phát hiện đã chết cóng. Thật hay giả chưa xác định được nhưng chắc người đọc chuyện sẽ cảm nhận mức độ khủng khiếp từ cái chết ngộp vì thiếu không khí và vì lạnh cóng. 

Trong những trại chết ngạt của Đức Quốc Xã hồi WW2 người ta tìm thấy những vết móng tay cào sâu trên tường trong phút giây cuối cùng chống chọi với cái chết vì thiếu dưỡng khí.

Phạm Thị Trà My, Bùi Thị Nhung và còn những người VN nào nữa đã trải qua thời khắc khủng khiếp đó trên chiếc xe tải vừa mới được phát hiện ở Anh…?…

Hồi sau ngày 30/4 /75 nhiều tù nhân (sĩ quan VNCH vốn quý và tinh hoa của Tổ Quốc) bị chuyển từ Nam ra Bắc bằng đường biển cũng đã chết ngộp như thế dưới những hầm chứa tối om vì thiếu dưỡng khí ở tư thế của những con cá mòi chất chồng lên nhau. 

Nửa thế kỷ sau chuyện lại tái xảy ra cho những “ tù nhân mới “ trong một chế độ cũ (CS). Họ dấn vào phiêu lưu mà phần chết nhiều hơn sống chỉ mong được hưởng một bầu khí tốt đẹp hơn, được tự do làm điều mình muốn, được ăn uống thoải mái không lo nhiễm độc hại ung thư , trên hết giúp đỡ gia đình đang trông mong vào mình . 

Bàn tay Nguyễn Phú Trọng và tập đoàn VC hèn với giặc ác với dân ngập ngụa máu của đồng bào vô tội. Chính bọn này đã xua tay xô đẩy dân chui rúc vào những chiếc xe tải bịt bùng để bị chết ngạt, bán con trai làm cu li, con gái làm đĩ điếm ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Chúng bán cả những đứa bé cho Tàu lấy nội tạng, cho băng đảng buôn người để trồng cần sa. Tội ác của chúng không làm sao ghi chép hết.

Ai cũng biết điều nầy nhất là những người Việt trong nước, thế thì tại sao Trọng và bè lũ vẫn cứ ung dung tự tại trên ngai vàng từ ngày nầy sang ngày khác ?

CÓ AI TRẢ LỜI DÙM TÔI CÂU HỎI NÀY ?

Nguoiviettudo

NGƯỜI QUẢ PHỤ NỬA THẾ KỶ

Như Thương

(Kính tặng bà quả phụ Mũ Đỏ Nguyễn văn Thảo)

Bà quả phụ Lê Thị Sẻ mang di ảnh của chồng, Mũ Đỏ Nguyễn Thảo, một trong 81 hài cố tử sĩ VNCH.(Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

"Anh ơi, cho tui nhìn một chút..." giữa đám đông người ồn ào bỗng dưng có một giọng nói thất thanh đã làm tôi hoảng hốt! Đó là giọng nói trong vô thức, chứ không phải là giọng nói bình thường. Tôi quay lại tìm người đàn bà nói giọng Huế ấy: Người quả phụ vấn khăn tang đang cầm di ảnh chồng hồi còn trẻ! 

Tim tôi thắt lại khi nhìn thấy khuôn mặt khắc khổ của người đàn bà có lẽ ngoài 70 và hai bàn tay gân guốc ôm chặt khung hình một người lính rất trẻ chính là người đã phát ra âm thanh ấy: Bà quả phụ Nguyễn văn Thảo - nhũ danh Lê thị Sẻ, bà đã đến từ Virginia. Chồng bà năm xưa đã là một trong 81 người lính Nhảy Dù đã tử nạn trên đường đi công vụ tại Tuy Hòa năm 1965.

Tôi không định nghĩa được đó là một câu nói, một lời uất nghẹn hay là một âm thanh bật khóc giữa chiều tà...không khóc, nhưng đôi mắt già ngấn lệ rưng rưng … dường như tôi thấy trong mắt bà là hình ảnh người chồng năm xưa trở về, rồi bà nói trong vô thức "Chồng tôi là Nguyễn văn Thảo, số quân..." khi chiếc quan tài của hài cốt 81 Tử sĩ Nhảy Dù đang đi ngang chỗ bà đứng...vói tay để được chạm chiếc quan tài, nhưng không vói tới và bà buột miệng nói câu nói ấy bằng một giọng Huế buồn như tiếng hò sông Hương…

Photo by Như Thương

Photo by Như Thương

Lặng người đi - tôi chợt hiểu người quả phụ đã nén lòng trong nỗi đoạn trường của 54 năm để rồi hôm nay bà thật sự là người quả phụ vấn tang chồng! 

54 Năm để ôm ấp, gìn giữ một tấm hình xưa, để nhớ số quân của một người chồng là lính, để vò võ nuôi con và để làm người cô phụ phòng không chiếc bóng!

Mái tóc Huế của bà đâu rồi? Nét thanh xuân của bà cũng chẳng còn nữa, nó đã trôi theo năm tháng khi chiến tranh đã làm phân ly hạnh phúc đầm ấm của bà trong oan nghiệt. Bà và con gái đã trôi giạt và làm gì trong khoảng thời gian mà người chồng lính trận là cột trụ đã ra đi và không trở về lại với mái ấm gia đình?

"Hồn tử sĩ gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi" 
(Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn - Đoàn thị Điểm)

Trong 54 năm sắt son với hai chữ Phu Phụ ấy, bà đã bao lần đếm những con trăng đi qua đời son trẻ của riêng mình, nhận được giấy Báo Tử chồng từ đơn vị - vì gia đình ở trong khu Trại Gia Binh, nhưng trong sâu thẳm thì bà vẫn cầu mong chồng chỉ bị VC bắt làm tù binh. Bà chưa bao giờ nhìn được mặt chồng lần cuối và được một lần theo chân quan tài tiễn chồng đi...

Trong lòng bà là huyệt mộ thăm thẳm nghìn trùng, để khi biết trong chiếc quan tài có di cốt cùng với bạn đồng ngũ của chồng, bà đã thảng thốt níu kéo lại hình ảnh của người chồng dấu yêu..."ANH ƠI..." tiếng gọi mà đã bao năm rồi bà không còn được gọi … Vâng, 54 năm! Tiếng gọi yêu thương ấy đã về với bà trong những đêm trường và chỉ riêng bà nghe vọng lại tiếng gọi ấy, chứ không còn nghe được lời đáp lại của chồng nữa khi vòng tay ôm đứa con gái thơ dại chỉ mới 11 tháng tuổi.

Giây phút này bà biết mình đã thật sự đội tang, được đứng nơi đầu quan tài và được biết "Mộ Phần" của chồng ở chốn này!  Xót xa quá! Tôi không thể hình dung ra được điều gì đã làm cho một người đàn bà chờ chồng đăng đẵng nửa thế kỷ như thế...

Một nhúm xương hòa lẫn cùng cát bụi đã trở thành điều gì đó rất đỗi linh thiêng đối với bà - vì bà đã từng lạy tạ người của nhúm xương ấy để thành Chồng Vợ. Phải chăng đó là "Trái tim thủy chung người chinh phụ" đã dẫn đường và dìu bà vượt qua những thăng trầm sóng gió kể từ khi bà mất chồng? Hẳn bà đã hãnh diện khi được làm vợ một người trai hùng của bao trận mạc trước khi tử nạn, để vẫn nhớ nằm lòng số quân của chồng. 

Photo's Source:vietbao.com

Tạ ơn tấm lòng son sắt của một người vợ lính. 

Nguyện cầu hương hồn người lính trận sẽ luôn phù hộ và bảo bọc bà cho đến cuối đời.

Xin thắp nén hương lòng kính viếng người lính Việt Nam Cộng hòa Vị Quốc Vong Thân: NGUYỄN VĂN THẢO.

Đồng kính viếng Hương linh những Thiên thần Mũ Đỏ thuộc Đại Đội 72, Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù đã tử nạn cùng chuyến bay với Mũ Đỏ Nguyễn văn Thảo.

Xin được tiễn các Anh về với trời mây thênh thang như cánh Dù giữa không gian mà các Anh đã chọn cho cuộc đời binh nghiệp của mình. Xin Các Anh yên nghỉ ngàn đời... Ở một nơi nào đó trên không trung, các Anh sẽ gặp lại các cấp chỉ huy trong binh chủng Nhảy Dù như Tướng Trương Quang Ân và phu nhân, Tướng Nguyễn Khoa Nam, Tướng Ngô Quang Trưởng, Mũ Đỏ Hạ Lào Nguyễn văn Đương... 

Còn bao nhiêu quả phụ khác nữa của những người đã nằm xuống trong số 81 Tử sĩ Dù này không biết được tin chồng, không biết được việc "Vinh danh, Truy Niệm và An táng" người thân của mình tại nơi đây? 

Và còn bao nhiêu người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh và mất xác cùng với cát bụi, đạn bom để các Anh mãi mãi không có được một mộ phần, thay vào đó là thân xác các Anh đã được Đất Mẹ Việt Nam ôm mãi nghìn thu.

Đoạn trường thay!

TỔ QUỐC GHI ƠN CÁC ANH NGÀN ĐỜI


BIA MỘ NGHÌN THU
(Kính dâng hương hồn 81 Tử sĩ Dù Vị Quốc Vong Thân)

Đây hài cốt người lính Dù: An nghỉ
Phủ cờ vàng - màu Tổ Quốc thân yêu 
Núi rừng xưa vắng hồi kèn tử sĩ
Tiễn biệt Anh ... lặng âm điệu Quốc thiều 

Đất Hawaii lưu dấu người viễn xứ 
Bao nhiêu năm xa quê Mẹ thăng trầm
Ai tang vấn phút giây người sinh tử 
Tạ lỗi Anh - nén hương muộn khóc thầm 

Hồn phách ấy. Vẫn oai linh lẫm liệt 
Mở cánh Dù bao chiến trận xông pha
Ngày vong mệnh gió mây trời thương tiếc
Những Thiên Thần Mũ Đỏ buổi can qua

Người lính trận chào cánh Dù bất tử 
Tên tuổi Anh khắc bia mộ nghìn thu
Đền nợ nước- Anh tròn lời phụng sự
Vĩnh biệt Anh - 81 Tử sĩ Dù.

Như Thương

——

MỘT BÀI HỌC CAY ĐẮNG

 Ls Lê Đức Minh/  Việt Luận
Kể từ khi phát hiện ra âm mưu xâm nhập của công ty Huawei tại Úc, nước Úc đã bắt đầu một tiến trình cảnh báo cả thế giới về mối nguy Trung Quốc. Có thể nói không sai rằng chính Úc là quốc gia đã khơi mào cho cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tuy nhiên Úc vẫn rất khôn khéo trong quan hệ với Trung Quốc và xác định rõ rằng vấn đề thương mại giữa Úc và Trung Quốc là vấn đề quan trọng nhất mà Úc cần lưu tâm. Hiện tại Úc vẫn là quốc gia xuất siêu sang Trung Quốc và nếu kinh tế Trung Quốc suy yếu chắc chắn nền kinh tế Úc sẽ bị ảnh hưởng xấu.
Nhưng về mặt chính trị Úc đã tỏ ra quyết liệt ngăn chận cuộc xâm lăng mềm của Trung Quốc và chận đứng các hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Úc. Một trong những trận chiến quan trọng của Úc là chận đứng việc xâm nhập của Trung Quốc vào các trường đại học, vốn là những trung tâm nghiên cứu và phát minh của Úc. Một trong những việc quan trọng cần làm là giám sát chặt chẽ việc các sinh viên Trung Quốc tham dự vào những chương trình nghiên cứu quan trọng của Úc. Việc này làm chúng ta nhớ lại một bài học cay đắng.
Tháng 11 năm 2000, bốn viên chức của chính quyền tỉnh Giang T ô (Jiangsu - China) đến Sydney để gặp một khoa học gia Úc tên là Shi Zhengrong. Sau đó trong một buổi tiệc tại nhà riêng của Shi ở Beacon Hill, trưởng đoàn đại diện của chính quyền Jiangsu đã ngỏ lời mời Shi trở về Trung quốc làm việc.
Shi Zhengrong







   Shi đến Úc du học trước khi xảy ra sự kiện Thiên An Môn, Shi đã trở thành công dân Úc và thành lập gia đình với hy vọng rằng cuộc đời sẽ trôi đi bình an với vợ con. Tuy nhiên trước lời đề nghị của chính quyền Trung quốc, Shi quyết định đánh một ván bài liều.
Mùa đông năm 2001 Shi cùng vợ và đứa con trai 7 tuổi lên máy bay rời khỏi nước Úc. Sau đó cả gia đình đến thành phố Wusi, thủ phủ của tỉnh Jiangsu. Trong vòng 5 năm Shi trở thành một trong những người giàu nhất Trung quốc. Shi và chính quyền thành phố Wusi đã hợp tác thành lập công ty Suntech Power Holdings Company. Công ty này đã trở thành công ty đầu tiên tại Trung quốc có tên trên thị trường chứng khoáng New York. Hiện nay công ty Suntech của Shi trị giá 6 tỷ đô la và là nhà sản xuất kính năng lượng mặt trời lớn hàng thứ hai trên toàn thế giới.
Shi Zhengrong sinh năm 1963 trong một gia đình nông dân sinh sống trên một cù lao giữa dòng sông Trường Giang (Yangtze). Dưới thời Mao, gia đình của Shi hiếm khi có đủ cơm ăn. Do nghèo quá, cha mẹ Shi phải mang Shi cho một gia đình nông dân khác làm con nuôi. Lớn lên Shi học rất giỏi và trong những năm 1980 đã được chính quyền cấp học bổng theo học đại học ngành quang học tại Mãn Châu.
Nước Úc đã phát triển kỹ thuật về năng lượng mặt trời nhiều thập niên trước khi Shi trở thành công dân Úc. Những tài năng về năng lượng mặt trời của Úc không chỉ nằm trong vấn đề là nước Úc có ánh nắng chan hòa quanh năm. Trong thập niên 1970 công ty Telecom Úc đã dùng những trạm trung chuyển chạy bằng năng lượng mặt trời để chuyển sóng điện thoại đến những vùng xa xôi.
Telecom Úc không phải là nhà sáng chế kính năng lượng mặt trời. Trong thập niên 1940 công ty Bell ở Hoa kỳ đã sáng chế những tế bào silicon để biến năng lượng mặt trời thành điện năng. Kỹ thuật này đã được ứng dụng trong ngành khoa học không gian và phi thuyền vũ trụ. Do vị trí của mình, Úc đã trở thành nơi thử nghiệm hầu hết các sáng chế sử dụng năng lượng mặt trời. Và trong những thời điểm đó xuất hiện một nhà nghiên cứu người Úc. Đó là Martin Green.
Martin Green in 2015












Giáo sư Green vốn là một nhà khoa học về điện và nhận ra rằng việc chế tạo những tế bào quang điện có khả năng biến năng lượng mặt trời thành điện năng là một lĩnh vực có nhiều hứa hẹn. Năm 1974 Green thành lập nhóm nghiên cứu điện mặt trời tại đại học NSW và bắt đầu nghiên cứu chế tạo các tế bào quang điện silicon. Năm 1983 chính phủ Hoa kỳ thông qua Bộ năng lượng bắt đầu chính thức tài trợ cho Green trong nghiên cứu về quang điện.
Khi tài trợ của chính phủ Hoa kỳ giảm dần vào những năm 1980 thì nhóm nghiên cứu của Green lại tiếp tục nhận được sự tài trợ hậu hĩnh của chính phủ liên bang Úc. Những thành công về nghiên cứu khoa học của Úc cho thấy rằng về mặt tài chính, các nhà khoa học Úc không thể nào có thể nhận được những nguồn tài trợ lớn lao như ở Trung quốc và Hoa kỳ. Tuy nhiên việc đầu tư vào đúng người đúng chỗ chính là đặc điểm của vấn đề nghiên cứu khoa học tại Úc.
Nhóm nghiên cứu của Green được xem là một trong những nhóm khoa học gia làm việc hiệu quả nhất vào giai đoạn đó. Một trong những tiến sĩ đầu tiên làm việc dưới quyền Green là Bruce Godfrey vào những năm 1970. Khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, Bruce chuyển sang làm việc cho công ty Tideland Signal của Hoa kỳ. Công ty này là công ty hàng đầu trên thế giới trong việc chế tạo các thiết bị hàng hải dùng năng lượng mặt trời. Tideland Signal đồng ý đặt nhà máy của họ tại Sydney để tạo điều kiện cho Bruce Geofrey làm việc. Công ty này là nơi đã sản xuất ra hàng loạt những nhà khoa học trẻ về năng lượng mặt trời. Người sáng chói nhất trong đó là Stuart Wenham. Chính Stuart Wenham là người đã giúp Bruce thiết lập hệ thống sản xuất các tế bào quang điện cho công ty Tideland Signal. Đây là những tế bào quang điện hoạt động hiệu quả nhất trên thế giới. Sau đó Stuart Wenham đã trở thành tiến sĩ khoa học dưới sự dìu dắt của Green.
Giáo sư Stuart Wenham mô tả Green như là một nhà lý thuyết và nghiên cứu về điện mặt trời xuất sắc nhất thế giới. Wenham và Green đã sáng chế ra một thiết bị đơn giản để làm cho tế bào quang điện đón nhất ánh nắng mặt trời đến mức tối đa. Thiết bị này sau đó được xem là một trong 100 sáng chế nổi bật nhất của nước Úc trong thế kỷ 20. Các tế bào quang điện này chuyển được 20% năng lượng mặt trời thành năng lượng điện.
Tuy nhiên về mặt thương mại thiết bị này không mang lại nhiều thành quả về tài chính. Từ năm 1985 nhóm nghiên cứu của Wenham và Green đã thu hút được những sinh viên xuất sắc nhất tham gia nghiên cứu và một trong số những nhân vật này là chàng sinh viên nghèo đến từ Yangzhong ở Trung quốc.
Năm 1989, Shi làm việc tại khoa vật lý của trường đại học NSW và được giáo sư Martin Green hướng dẫn nghiên cứu quang điện và làm luận án tiến sĩ. Shi đã hoàn tất luận án tiến sĩ với thời gian nhanh nhất chưa từng có trong lịch sử của trường đại học NSW.
Tuy nhiên trình độ khoa học của Shi không giúp gì nhiều cho ông trên con đường doanh nghiệp cho đến khi Shi được tuyển dụng vào làm việc trong ngành công nghiệp này tại Úc. Năm 1995 Wenham và Green quyết định thương mại hóa thiết bị tế bào quang điện đặc biệt của họ. Shi được tham gia làm việc trong dự án này với sự bảo trợ của công ty Pacific Power, vốn là công ty điện lực của chính phủ NSW.
Công ty Pacific Powar đồng ý đầu tư 47 triệu đô la với nhóm của Wenham và Green để thành lập công ty sản xuất pin mặt trời có tên là Pacific Solar. Phòng thí nghiệm của công ty là một tòa nhà nhỏ ở vùng Botany nơi các mục đích của các kỹ sư là làm sao chế tạo một tế bào quang điện từ kích thước của một máy ipod thành một pin mặt trời với kích thước của một chiếc tivi LCD cở lớn. Shi được bổ nhiệm là phó giám đốc đặc trách các công tác nghiên cứu dưới quyền quản trị của Green và Wenham.
Tiền bạc và khoa học là hai lĩnh vực rất khác nhau. Tuy nhiên trong kinh doanh sự kết hợp đúng đắn giữa khoa học và tiền bạc sẽ tạo ra những thành tựu ngoạn mục. Công ty mới thành lập phải tính từng ngày cho đến khi họ không còn tiền để nghiên cứu nữa. Do đó công ty phải chịu một áp lực rất lớn là họ phải tạo được một sản phẩm mới có thể bán được trước khi ngân sách cạn kiệt.
Sau 3 năm làm việc với Pacific Solar, Shi cho rằng ngân sách của công ty không còn cầm cự được bao lâu nữa. Shi chủ trương rằng thay vì cố gắng tạo ra những viên pin mặt trời hoản hảo nhất, công ty nên sản xuất những pin mặt trời với số lượng lớn để thay thế cho kỹ thuật đã lỗi thời nhắm thu lợi nhuận cho công ty có đủ ngân sách để tiếp tục nghiên cứu. Cùng lúc Shi nhận ra rằng kỹ thuật quang điện dùng trong chương trình không gian của Hoa kỳ đã hết hạn bảo lưu theo luật bản quyền trí tuệ. Shi cho rằng nếu dùng kỹ thuật này kết hợp với nguồn nhân công rẻ mạt tại Trung quốc sẽ tạo ra được những pin mặt trời rẻ tiền và từ đó có điều kiện để hoàn thiện hơn kỹ thuật này.
Trong khi các công ty sản xuất pin mặt trời tại Hoa kỳ và Đức tìm cách tự động hóa thiết bị sản xuất, thì ngược lại Shi lại phi tự động hóa các hoạt động sản xuất pin mặt trời của mình. Vào năm 2000 các nhà máy của Suntech dùng hàng trăm công nhân được huấn luyện để lắp những tấm kính silicon bằng tay. Những công nhân này được đối đãi tốt. Họ được ăn ngũ tại công ty và được huấn nghệ đàng hoàng. Trong khi Trung quốc vẫn còn đang là một quốc gia sản xuất những mặt hàng chất lượng kém rẻ tiền nhất thế giới, thì Trung quốc lại cũng là một quốc gia sản xuất những tấm pin mặt trời rẽ nhất thế giới.
Năm 2001 Shi đệ trình một dự án doanh nghiệp lên cho chính quyền thành phố Wuxi trong đó Shi đưa ra ý kiến sản xuất những tấm pin mặt trời giá 5 đô la cho mỗi đơn vị điện sản xuất (Watt) xuống còn 3 đô la. Trong vòng hai năm giá sản xuất chỉ còn là 2.8 đô la với sự giúp sức của hơn 300 công nhân.
Trong khi đó công ty Pacific Solar gặp khó khăn. Sau khi Shi ra đi công ty Pacific Power từ chối cung cấp tài chính cho công ty Pacific Solar nữa. Pacific Solar tìm nhà bảo trợ mới từ Ý tuy nhiên nổ lực sản xuất pin mặt trời tại Úc thất bại vì giá thành sản xuất quá cao. Năm 2005 khi Suntech có tên trên thị trường chứng khoán New York, Pacific Solar tìm kiếm nguồn đầu tư mới. Công ty Q-Cells một công ty hàng đầu của Đức đồng ý mua kỹ thuật của Wenham và Green và sản xuất những thiết bị pin mặt trời mong tại vùng Thalheim, một vùng thuộc Đông Đức trước đây. Nhưng công ty này vẫn không thể so sánh được với sức sản xuất vũ bão sản phẩm có giá cực rẻ của Suntech. Năm 2010 Shi mua lại một phần của công ty Q-Cells. Hành động này đã làm cho kỹ thuật tiên tiến của Úc đi thẳng vào dây chuyền sản xuất của công ty Suntech và khiến cho nhiều khoa học gia và kỹ sư của Úc trở thành những nhân vật hàng đầu của Suntech.
Có người nói đây là thành tựu của khoa học và nền giáo dục Úc. Nhưng thật ra Úc đã ra công đào tạo và cung cấp cho Trung Quốc một nhà khoa học, một nhà tỷ phú, góp phần làm cho Trung Quốc lớn mạnh đến nỗi giờ đây Úc phải trực diện đối mặt với mối nguy từ Trung Quốc.
Ls Lê Đức Minh

Những ngôi làng vượt biên ở Bắc vĩ tuyến 17


Bỏ sau lưng những mối nguy trên biển, nhiều thanh niên các miền duyên hải Bắc vĩ tuyến 17 chọn đường 'vượt biên', lao động chui nơi xứ người. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)

Cho đến khi có 39 người bị chết cóng trong container ở Anh Quốc, thì câu chuyện vượt biên của người miền Bắc lại một lần nữa dậy sóng. Và, có một điều, số đông, thậm chí hầu hết những người vượt biên ở miền Bắc đều là người Công Giáo. Và, điều này như một vô thức tập thể kể từ năm 1954 đến nay.

Bài NGUYÊN QUANG

Nói tới vượt biên, người ta chỉ nghĩ đến những người ở Nam vĩ tuyến 17 đào thoát bằng đường biển hay đường bộ để chạy trốn chế độ Cộng sản kể từ sau 30 tháng 4, 1975. Và ít ai ngờ rằng ngoài những thuyền nhân đau khổ, can trường, gan lì, ngoài những con người đối mặt với tử thần để tìm tự do ở phía Nam vĩ tuyến 17, còn có những con người vượt biên ở phía Bắc và câu chuyện vượt biên đã diễn ra từ rất lâu, kéo dài trong vòng hơn nửa thế kỉ, từ những ngày trước 30 tháng 4, 1975 cho đến hôm nay, họ vẫn mãi vượt biên với thân phận không tên không tuổi. Và nếu có tên tuổi, đó là những ngôi làng vượt biên.

Xứ nghèo Bắc miền Trung thường đối mặt với lũ lụt, hạn hán, cuộc sống khó khăn chồng chất khó khăn. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)

Vượt biên xứ Bắc có từ bao giờ?
Nói người xứ Bắc vượt biên từ trước năm 1975, mới nghe cứ như nói đùa, nhưng sự thật, đó là sự thật trăm phần trăm, và cho đến khi 39 người bị chết cóng trong container ở Anh Quốc sau khi vượt biên để làm thuê bất thành, thì câu chuyện vượt biên tưởng chừng như đã ngủ quên của người miền Bắc lại một lần nữa dậy sóng. Và, có một điều, số đông, thậm chí hầu hết những người vượt biên ở miền Bắc đều là người Công Giáo. Và, điều này như một vô thức tập thể kể từ năm 1954 đến nay.

Một vị linh mục khá thân thiết (ông cũng là người năng nỗ nhất trong vấn đề đấu tranh chống ô nhiễm môi trường cũng như phản đối nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã cố tình thu hồi sai pháp luật Giáo Xứ Đông Yên, Kỳ Anh, ông có rất nhiều hoạt động nhưng luôn đứng sau màn và ít ai biết tên ông) đã chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này, “Về chuyện vượt biên ở Bắc vĩ tuyến 17 phải nói là diễn ra từ cuối năm 1954 đến nay và nó chưa bao giờ ngưng nghỉ!”

“Cha nói như vậy nghĩa là sao, cha có thể chia sẻ thêm chuyện này được không?”

“Năm 1954, sau khi có hiệp định Genève chia đôi đất nước thành hai miền Nam - Bắc, hầu hết những người Cộng Giáo đã chuẩn bị để di cư vào miền Nam, và lúc đó, có thể nói là 100% người Công Giáo quyết đi vào miền Nam theo tinh thần hiệp định. Rất tiếc là do phương tiện đi lại còn rất kém và người Công Giáo ở đây quá đông nên họ không thể đi kịp trước khi Chủ Tịch Hồ Chí Minh mời một số vị cao niên trong Công Giáo đến răn đe và cấm vào Nam. Cuộc di cư vào Nam bị dừng ngay từ những chuyến đi đầu tiên của người Công Giáo bởi chính quyền Cộng Sản không cho đi, họ sợ ảnh hưởng đến tổng tuyển cử sau đó, nghĩa là nếu như dân số miền Nam đông hơn thì tổng tuyển cử sau đó sẽ bất lợi cho đảng Cộng Sản. Trong khi đó, nếu quản lý, đe nạt được người Công Giáo ngay trên đất Bắc thì sẽ dễ bề xoay xở hơn…”

Một trong những chiếc thuyền đánh cá hiếm hoi còn lại ở Quảng Bình khi đa số ngư dân độ tuổi lao động đã bỏ thuyền sang trời Tây mong đổi đời. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)

“Và những cuộc vượt biên sau này diễn ra như thế nào thưa cha?”

“Lúc đó, biên giới cuối của miền Bắc ở phía Nam chính là cầu Hiền Lương, có rất nhiều người đã vượt biên bằng đường sông nhưng không thành, nhiều người bỏ mạng vì giấc mơ vượt biên…”

“Theo cha thì lúc đó vì sao họ phải chấp nhận nguy hiểm để vượt biên?”

“Vượt biên để tìm chân trời tự do, để thực hiện giấc mơ dang dở, bởi vì ngay những ngày đầu phân chia hai miền, người Công Giáo đã biết mình nên đi tới đâu, nên làm gì… Nhưng do thời thế, họ buộc phải ở lại và luôn chờ có cơ hội là đi. Theo chỗ tôi biết thì ít nhất cũng trên mười ngàn người đã cố gắng vượt biên vào phía Nam vĩ tuyến 17 qua đường sông nhưng không thành, đa số bị bắt và bị thủ tiêu hoặc bị đi đày, làm những công việc nặng nhọc ở những công trường… Và cái giấc mơ vượt sông, vượt biển vào miền Nam không thành thì biến cố 1975 diễn ra, họ chẳng còn biết vào miền Nam để làm gì, mặc dù có một số người vào miền Nam làm thuê nhưng cũng không đáng kể, hầu hết là vượt biên sang làm thuê xứ người. 

Và từ năm 1954 đến nay, nghĩa là trong suốt 65 năm nay, người miền Bắc vẫn chưa bao giờ thoát ra khỏi tâm lý vượt biên. Vượt biên như một định mệnh, vượt biên cũng là sứ mệnh của người miền Bắc. Nếu như người miền Nam chỉ vượt biên trong một thời gian ngắn từ sau 1975 đến những năm 1990, đến nay thì chỉ còn lác đác… Thì người miền Bắc ngày càng vượt biên nhiều hơn.”

“Vì sao lại có chuyện trái ngược vậy thưa cha?”

“Vì người miền Nam chỉ có một số ít người, nói là ít chứ cũng đôi chục triệu, chạy khỏi Việt Nam bởi họ sợ bị trả thù, họ có liên quan đến chế độ cũ và họ cũng có ước mơ trở lại cái nhịp sống thuở vàng son của miền Nam trước 1975. Đa số còn lại ở vùng nông thôn miền Nam thì không bị rúng động lắm vì đời sống trước 1975 luôn phải lo tình trạng ngày Quốc Gia, đêm Cộng Sản, khi hai miền nối lại thì đỡ phải lo súng đạn, và vốn chịu khổ đã quen nên khổ thêm một chút rồi cũng qua, thủ phận an thường, ôm mảnh ruộng, mảnh vườn. Và hơn hết là một số người cũng là Cộng Sản nằm vùng nên không có gì để bàn. 

Ngược lại, hàng triệu người Công Giáo miền Bắc không bao giờ là Cộng Sản, mang thận phận Cộng Sản do sống trên vùng đất Việt Cộng để rồi khi hai miền thống nhất thì ở đâu cũng gặp Việt Cộng như nhau. Trước 1975 chạy vào Nam để tránh Việt Cộng, giờ chạy vào Nam cũng gặp Việt Cộng thì thôi, sang nước ngoài mà kiếm chén cơm, manh áo. Thực ra, vấn đề đi ra ngoài lao động chui, nếu nhìn bên ngoài chỉ đơn giản là một kiểu kiếm sống liều mạng và chấp nhận đánh đổi với may rủi. Nhưng nhìn sâu vào bên trong, đó là một kiểu vô thức tập thể của đại bộ phận người Công Giáo và cả một phần không nhỏ lương dân miền Bắc sau khi họ đã trải nghiệm một, hai thế hệ trong vùng đất này.”

Thương cha, thương mẹ suốt đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời, nhiều thanh niên dẫu biết hiểm nguy cũng quyết đi xuất khẩu lao động. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)

Những xóm vắng tên vượt biên
Tạm biệt vị linh mục nặng lòng với các giáo dân nghèo nơi thâm sơn cùng cốc của đất Hà Tĩnh, cũng xin nói thêm, nơi ông đang quản nhiệm chăn chiên, có trường hợp một gia đình bị người Trung Quốc vào phá hoại, cô vợ nghèo đã theo tiếng gọi đồng tiền, bỏ chồng và bốn đứa con nhỏ để đi theo gã trai Trung Quốc. Rồi dắt cả trai về nhà, đánh chồng đến hỏng mắt… Có thể nói rằng đây là vùng đất có quá nhiều đau khổ, và cũng có lượng người đi “vượt biên” nhiều không đếm xuể.

Và, nói tới những xóm có người đi vượt biên, có lẽ phải nhắc đến những khu dân cư ở các huyện duyên hải thuộc các tỉnh duyên hải Bắc miền Trung ra đến tận Quảng Ninh. Chỉ cần đi vào một xóm nào đó, thấy nhà cửa bề thế, có cả biệt thự. Nhưng trong xóm không thấy bóng đàn ông và phụ nữ tuổi lao động, chỉ thấy toàn người già và trẻ em, ban ngày cửa khóa then cài… thì đó đích thị là xóm “vượt biên”. Những người trong độ tuổi lao động đã bằng mọi cách vượt biên sang các nước để làm thuê chui, gởi tiền về xây nhà, nuôi con ăn học. Xóm “Việt kiều” xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là một trong những xóm như vậy.

Chỉ cần đi vào một xóm nào đó, thấy nhà cửa bề thế, có cả biệt thự. Nhưng trong xóm không thấy bóng đàn ông và phụ nữ tuổi lao động, chỉ thấy toàn người già và trẻ em, ban ngày cửa khóa then cài… thì đó đích thị là xóm “vượt biên.” (Nguyên Quang/ Viễn Đông)

Khi chúng tôi vào thăm, gần như không có ai trong xóm, đi từ đầu xóm đến cuối xóm chỉ gặp toàn những người già và họ không mấy mặn mà với người lạ bước vào xóm. Một số trường hợp, thấy người lạ có dấu hiệu khả nghi, họ sẽ gọi công an tới. Chúng tôi bắt chuyện với cụ già tên Huyên, cụ bà năm nay đã 85 tuổi, ở nhà với ba đứa cháu nội, đứa đầu học 12, đứa giữa học lớp 9 và đứa út học lớp 6. Hằng ngày, cụ bà đi chợ, nấu ăn và tối về bốn bà cháu nương tựa vào nhau, gặp con trai và dâu qua web chat. 

Khi chúng tôi hỏi thăm cụ về tình hình trong xóm thì cụ cho biết, “Hầu hết các xã vùng biển ở đây đều đi nước ngoài, chỉ có người già và trẻ con ở nhà thôi. Ở đây lấy chi mà sống, muốn đi đánh cá cũng phải có tiền mà đóng tàu…”

“Nhưng đi nước ngoài tốn tiền hơn mà cụ?”.

“Không phải vậy đâu cháu ơi, đi nước ngoài tốn vài trăm triệu, mình vay nhưng tin là trả được vì qua bên Úc, bên Anh, bên châu Âu người ta trả lương đàng hoàng, chứ sắm tàu đi đánh cá, ra đó bị bão, mất mùa hoặc giả Trung Quốc nó bắn chìm tàu thì mất mạng, mất tiền, lấy chi mà nuôi con! Nhưng mà qua bên đó, trên đường đi khổ lắm, chết như chơi, như vừa rồi 39 người Việt chết ở Anh đấy, đau khổ thật!”
“Ủa, cụ cũng có theo dõi vụ này sao?”.

Nhiều người Công giáo ở miền Bắc vượt biên như một vô thức tập thể. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)

“Có chứ cháu, thực ra, khổ quá rồi, con cháu mình nó đi liều vậy chứ ai muốn xa gia đình, xa con cái đâu!”.

“Như vậy, hằng năm cụ chỉ gặp con trai và dâu vào dịp Tết hả cụ?”

“Làm gì có chuyện đó cháu ơi! Đã nhiều cái Tết rồi, bà chưa được gặp con trai và dâu (nói tới đây giọng hơi nghẹn), mà ở đây, mô riêng chi mình, hầu hết đều có cái Tết rất vắng vẻ. Tết về thì thức ăn ê hề, mua sắm đủ thứ để cúng kính, ăn uống, nhưng không có người thân nên buồn lắm. Đi làm, mà làm chui nên muốn về thì tốn kém lắm, rồi khi đi trở lại cũng rất tốn kém, thế nên ai cũng cắn răng mà ăn Tết qua mạng internet thôi. Buồn lắm! Mà giờ đã phóng lao thì theo lao thôi. Phải chi nó đi gần như dân ở trên vùng núi hay Quảng Trị, Huế, nghe đâu họ sang Lào, làm ít tiền nhưng Tết về nhà sum họp, vui vầy. Bà đồ rằng đến khi bà chết thì tụi nó mới chịu về!”

Người già, trẻ con ở nhà, người trẻ đi xa gửi tiền về xây nhà cửa, sắm xe. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)

Nói tới đây, cụ Huyên chảy nước mắt. Chúng tôi trò chuyện thêm năm điều bảy chuyện không đâu vào đâu, chủ yếu là chuyện phiếm để cụ vui rồi tạm biệt cụ. Lần này chúng tôi vào thẳng Thừa Thiên Huế, nơi xa nhất so với những tỉnh có biển bị nhiễm độc Formosa, và những người lao động ở Huế chủ yếu là sang Lào chứ không đi xa. Huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có những xã gần như không có đàn ông, phụ nữ mà chỉ có người già và trẻ em. Đèo Phước Tượng, có một ngôi làng liền kề chân đèo, kéo thẳng ra đến Cầu Hai, gần như không có nhà nào là không có người đi sang Lào kiếm cơm.

Cũng xin nói thêm, Phú Lộc là huyện chủ yếu làm nghề đánh bắt gần bờ và nuôi trồng thủy sản. Nhưng kể từ biến cố biển nhiễm độc thì hầu hết các trang trại nuôi trồng thủy sản và người đánh bắt đều bỏ nghề, úp thuyền sang Lào làm thuê.

Ông Hồng, một ngư dân đang làm việc tại Lào nhưng tranh thủ về thăm nhà, đám giỗ cha, ở Phú Lộc, chia sẻ, “Từ sau vụ biển nhiễm độc, nghề nuôi trồng thủy sản và đánh bắt gần bờ xem như bỏ đi, chỉ có đi làm thuê thôi. Qua bên đó (Lào) gặp dân mình đi đụng đầu hà! Tui còn nhớ có bữa biển nó toàn nước vàng ệch, đục ngầu, sợ lắm, giờ thì nghe tới chuyện ra biển, chẳng mấy ai mặn mà!”

Không phải ai cũng có điều kiện để kiếm cơm trên những con cá biển. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)

“Vì sao vậy chú?”

“Vì mình làm thuê ổn định hơn, nuôi tôm thì lâm nợ, nhiều nhà nợ ngân hàng tiền tỉ chứ ít chi mô! Còn đi đánh bắt thì không đủ tiền bù xăng dầu, thôi thì đi làm thuê có cái để sống. Với lại ở đây, chỉ cần băng rừng là đã sang Lào, người dân bên họ theo đạo Phật, tử tế, thương người, chẳng ai gạt đồng lương nào, vậy cũng may mắn cho mình!”

“Chú đi làm như vậy mỗi năm về quê bao nhiêu lần chú?”

“Cũng hay về lắm, gần mà, lương tuy thấp nhưng cũng gấp ba lần lương tại Việt Nam. Mình Tết về, giỗ chạp về, nhớ nhà quá cũng về, nên dư không bao nhiêu nhưng được cái ổn định và dễ thở. Đời mà, dễ thở là tốt rồi!”
 
Những buổi lễ cầu nguyện của một giáo xứ bắc vĩ tuyến 17 thường chỉ có người già và trẻ em. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)

Lời khen về đất Lào dễ thở, mà cũng là lời ta thán của một người con dân nước Việt về nỗi khó thở khi sống trên quê hương của ông Hồng vô hình trung đã chạm đến lồng ngực vốn ngạt thở của không riêng gì tôi giữa lúc mà thế giới tự do, văn minh và dân chủ đã lên đường từ lâu, riêng chúng tôi, dân Việt Nam vẫn ngồi lại với hố thẳm nỗi buồn và dẫm chân tại chỗ mà không hiểu vì số phận hay vì mình quá hèn!


Bên kia ngọn núi, nơi từ những trẻ em chưa đến tuổi lao động cho đến những người trung niên ở Huế, Quảng Trị vượt biên sang Lào làm thuê. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
200 triệu USD ma túy đá được pha trộn trong gần 800 chai tương ớt

400 kg ma túy đá, trị giá 200 triệu USD giấu trong 768 chai tương ớt được cảnh sát Australia phát hiện trong lô hàng vận chuyển từ Mỹ đến Sydney.

4 người đã bị cảnh sát Australia bắt giữ khi đang vận chuyển ma túy đá từ Mỹ vào Australia. Tổng số ma túy đá nặng tới 400 kg, trị giá khoảng 200 triệu USD được giấu bên trong 768 chai tương ớt của một thương hiệu tại Mỹ, CNN cho biết.

Những thùng carton chứa các chai tương ớt được vận chuyển từ Mỹ đến Sydney bằng đường hàng không. Tuy nhiên, khi lực lượng biên phòng Australia đem một số chai tương ớt đi thử nghiệm thì phát hiện chứa một lượng lớn ma túy đá bên trong.

“Đây là một cuộc điều tra phức tạp, chúng tôi biết ma túy đá trong lần nhập khẩu này đang hướng đến một phòng thí nghiệm bí mật ở Sydney để tách ma túy đá khỏi tương ớt”, Stuart Smith, chỉ huy tội phạm nhà nước, cảnh sát bang New South Wales cho biết trong một tuyên bố hôm 31/10.

Bọn tội phạm trộn ma túy đá vào tương ớt để buôn lậu vào Australia. Ảnh: CNN.

Đầu tháng 10, cảnh sát đã bắt giữ 3 người đàn ông trong độ tuổi khoảng 30. Sáng ngày 31/10, cảnh sát bắt giữ thêm một nghi phạm thứ 4 là một người đàn ông 45 tuổi. Cảnh sát cho biết 4 người bị bắt đều là thành viên chủ chốt trong mạng lưới, nhưng vẫn đang mở rộng điều tra để tìm thêm những người liên quan.

“Vụ bắt giữ lớn này sẽ là hồi chuông cảnh báo cho các nhóm tội phạm, dù chúng thông minh đến mức nào khi nghĩ ra vô số chiêu trò để vận chuyển ma túy, các nhân viên của chúng tôi có kỹ năng và công nghệ để tìm ra”, Matt O'Connor, chỉ huy lực lượng biên phòng Australia ở New South Wales nói.

Đây không phải là lần đầu tiên bọn tội phạm tìm cách buôn lậu ma túy vào Australia theo cách khác thường. Trước đó, cảnh sát từng phát hiện ma túy đá giấu trong quả cầu tuyết và trong loa nghe nhạc.

Theo vietbf
Halloween

Tố Nguyễn

Đất trời đã sang thu,buổi ban mai cũng đến trong uể oải như người đi làm hãng xưởng chưa kịp quen với sự chuyển mùa.Trời thu man mác buồn gợi cho tôi nhớ lại những ngày tháng cũ...

Ngày ấy, năm giờ sáng, mưa bay lất phất trong màn tối âm u, tôi mặc ba bốn lớp áo quần ra đứng ngoài đầu đường lộng gió chờ chị bạn mới quen đến chở đi làm. Ngồi trên xe ấm được trong phút chốc thì lại đến cái hãng là basement cũng lạnh buốt xương…

So với khi xưa, cuộc sống nơi miền Nam Cali với tôi thật yên lành, ngoại trừ việc phải lái xe qua chập chùng xa lộ. Bù lại, đường Cali luôn có những núi đồi đèo dốc cho người ta thơ thẩn ngắm làn khói sương bãng lãng của buổi sớm mai khi xe kẹt hàng dài. Khoảng cuối tháng chín, dọc hai bên xa lộ lại có nhiều khu "Pumpkin Patch" cho mọi người dắt con trẻ đi dạo chơi, chụp ảnh với quả bí -pumpkin, biểu tượng của ngày lễ Halloween.

Tôi đã đi qua những Halloween Seattle âm u mưa lạnh, những Halloween Nam Cali ấm áp rộn rang. Thấm thoát mà tôi sắp có mùa Halloween thứ mười lăm trên xứ sở cờ hoa.

Ngày ấy, tôi chưa từng được biết lễ Halloween cho đến khi đặt chân sang Mỹ. Sau hai tuần dài đằng đẵng vì nhớ nhà, vì đứng run lập cập làm việc dưới basement buốt giá, tôi được cô em họ -Kelly, chở đi dự lễ Halloween " cho biết với người ta" ở casino.

Vùng Seattle có nhiều casino nhỏ nằm rải rác gần khu dân cư, những casino to đẹp thì ở ngoại ô, cần vài mươi phút lái xe là người ta có thể đến chơi thâu đêm suốt sáng. Tôi chân ướt chân ráo mới sang, tò mò háo hức muốn coi casino Mỹ ra làm sao. Em Kelly mới bước qua tuổi 21 vài tháng trước, khoe rất vui vì được tự do uống rượu, đi bar.

Tôi bước lên xe, giật nảy mình vì tiếng nhạc chát chúa cùng hơi khói thuốc lá còn nồng nặc trên băng ghế. Kelly bối rối :"Sorry chị em hút thuốc nên xe hôi, chị đừng cho ba mẹ em biết!" Tôi gật đầu, thoáng ái ngại khi nghĩ về hoàn cảnh của em. Cha mẹ ly dị, Kelly và hai người em trai ở chung với mẹ, mẹ lại có ba mới, có vẻ không quan tâm đến mấy đứa con. Kelly tốt bụng, hồn nhiên như bao nhiêu em nhỏ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, nhưng dường như lạc lõng vì thiếu tình thương, sự chăm chút của gia đình. Tôi cũng không biết nói sao với Kelly vì lúc ấy chỉ lớn hơn em có vài tuổi, lại mới ở Việt Nam qua.

Xe lăn bánh trong màn mưa lất phất, thỉnh thoảng lại có gió lùa vào trong lạnh buốt vì Kelly hạ kính xe để gạt tàn thuốc ra ngoài. Tôi ngồi lặng ngắm những con đường ngoằn nghoèo đồi dốc nằm buồn bã trong đêm vắng. Thấp thoáng vài ánh đèn vàng vọt hắt ra từ những quả bí Halloween đặt trước ngôi nhà cài then im ỉm, trên mái nhà vương vãi mạng nhện trắng bay bay…

Tôi nao nao nhớ về những con đường rực sáng ánh đèn nơi phố phường Sài Gòn tấp nập…thì xe đã ngừng trước casino. Hai bên cửa casino trang trí đầy những hình nhân kỳ quái, những bộ xương người phát sáng, nhảy múa theo từng cơn gió thổi qua. Bước vào trong, tôi thấy rất đông người gốc Á đứng ngồi khắp các dãy bàn, xung quanh những lá bài sấp ngửa, mặt mũi đăm chiêu, không có vẻ gì là đi giải trí. Ở các góc casino để đầy kẹo chocolate trong các đĩa hình quả bí, Kelly bóc một nhúm kẹo dúi vào tay tôi, bảo hôm nay là Halloween nên họ để nhiều kẹo, chứ ngày thường không có.

Kelly hỏi tôi muốn ăn gì, uống gì rồi tự trả lời, thôi để em gọi cho chị khi nhìn vẻ mặt ngơ ngác của tôi. Chúng tôi ngồi vào một bàn, Kelly rút trong ví ra tờ $100 rồi bắt đầu trò chơi đen đỏ. Thấy những tờ bạc xanh xanh cứ lần lượt ra đi, tôi nóng ruột giục em nghỉ để đi về. Kelly cười chát ngắt, em nói ở đây dù thua tiền vẫn vui hơn là về nhà, nơi mà không có ai mong đợi, đón chào em cả...

Tôi đưa mắt nhìn quanh. Đằng sau làn khói thuốc mờ mờ là những vầng trán, những nét mày cau căng thẳng theo từng canh bạc. Khói thuốc quanh tôi nhạt nhoà che phủ màu vàng óng ả của quả pumpkin, nhoè cả khuôn mặt của các cô nhân viên casino hoá trang rực rỡ.

Khi trở về nhà, tôi giũ chiếc áo khoác vương đầy mùi thuốc, những thanh kẹo chocolate đầy màu sắc trong túi lục tục rơi ra. Chocolate là món tôi rất thích, nhưng lúc ấy tôi chỉ còn cảm được vị đắng chát, chát như nụ cười buồn bã của Kelly. Tôi nhìn qua cửa, bóng xe em Kelly khuất dần cuối con đường, chìm trong màn khói sương hiu hắt...

Halloween thứ hai của tôi là ở một tiệm Phở gần khu trường đại học. Ông chủ tiệm trang trí đầy những hình nộm vui vẻ khắp phòng và chuẩn bị sẵn một đĩa kẹo to đặt ở bàn tính tiền. Chúng tôi đón khách với câu "Happy Halloween" luôn miệng.  Hôm đó là một ngày mưa lạnh nên phở bán thật đắt hàng, tôi làm việc luôn tay luôn chân cho đến giờ đóng cửa. Thỉnh thoảng có một nhóm em nhỏ ăn mặc hoá trang ngộ nghĩnh bước vào trong nhà hàng cười tươi khoe hàm răng sún, nói to "Trick or treat". Càng về đêm, càng nhiều bạn sinh viên trang lứa với tôi đổ ra đường trong những bộ đồ hoá trang đủ kiểu. Nhớ nhà, nhớ bạn bè, nhớ thời vui tươi rong chơi nơi quê cũ, tôi chạnh lòng, tủi thân muốn khóc. Tôi lái xe ra về, trên cao, bóng trăng mờ đục, ảm đạm sau làn mây xám. Lại một ngày Halloween lặng lẽ trôi qua.

Đến Halloween thứ ba, tôi đã bắt đầu quen dần với không khí lễ hội trên nước Mỹ, đã biết náo nức xếp hàng chờ mua ly cà phê Starsbuck vị pumpkin. Tôi quen được chị Duyên, chị có hai con nhỏ, nên lần Halloween này tôi được tháp tùng đi xin kẹo. Hai bé xinh xắn đã hoá trang thành hoàng tử,công chúa từ lúc chiều, tay cầm sẵn chiếc giỏ hình quả bí, tung tăng háo hức dạo vòng vòng khu xóm, gõ cửa từng nhà.

Đêm ấy không có mưa, kinh tế đang thời cường thịnh, chúng tôi xin được toàn loại các kẹo ngon. Hai em nhỏ hào phóng tặng cho tôi vài thanh kẹo, chị Duyên cho tôi một tô súp nóng và gói thêm cho cả bọc thức ăn để mang về. Lần đầu tiên nhấp nháp kẹo Halloween trên đất Mỹ, tôi cảm nhận được vị ngọt ngào.

Hallowen năm sau, tôi bận rộn với bài vở của nhiều lớp học nên không đi “trick-or-treat” cùng chị. Buổi sáng Halloween, vừa bước vào lớp thì tôi giật mình suýt té xỉu vì mấy anh bạn nghịch ngợm đeo mặt nạ bất chợt nhảy ra.

Ở Seattle học theo quarterly, mỗi lớp học ngắn ngủi chỉ hơn hai tháng, thời gian thầy trò biết nhau nhanh như bóng câu qua cửa sổ, xong lớp học rồi không mấy ai còn nhớ đến ai. Nhưng có một vị thầy cho tôi cảm giác rất gần gũi mỗi khi khi nhìn bóng dáng gầy của ông nghiêng nghiêng trên trên bục giảng. Tuy tuổi cao, ông luôn vào lớp sớm và không ngại nán lại thật lâu để giải thích những bài toán khó. Ngày Halloween năm ấy, ông mang theo vào lớp một bịch kẹo to. Bài học của thầy tan nhanh trong hương kẹo ngọt. Tôi nhìn quanh, ai trông cũng thật dễ mến,dễ thương. Chúng tôi chúc mừng Halloween, cùng trao nhau với nụ cười ấm áp, mặc cho bên ngoài mưa bão âm u.

Đến một Halloween cùng anh ngắm phố xá dưới mưa, tôi lặng nghe anh bùi ngùi kể chuyện khi cả nhà mới sang Mỹ. Không có nhiều tiền mua kẹo, lại ở trong khu phố đông trẻ con nghèo, đến chiều Halloween cả gia đình phải tắt đèn lặng thinh giả vờ đi ngủ để trốn lũ trẻ đến gõ cửa nhà. Thì ra ai cũng có câu chuyện của những ngày đầu trên đất lạ..

Chúng tôi cùng nhau dệt tương lai. Ước mơ có được ngôi nhà xinh xắn, ngoài sân trước trang trí những hình nộm dễ thương chờ đón tiếng gõ cửa đêm Halloween cũng thành sự thật. Halloween nơi ngôi nhà mới rộn rã tiếng cười, tiếng chuông cửa leng keng.. Chúng tôi tất bật đón nhiều vị khách nhỏ nhắn ngộ nghĩnh tới lui liên tục trên bậc thềm gắn những quả pumpkin vàng rực dưới ánh đèn…

Khi kinh tế Mỹ suy trầm, chúng tôi phải dọn về khu ngoại ô vắng vẻ. Gần đến ngày Halloween lại có vụ bắn súng, nên mọi người trong xóm đóng cửa im lìm. Halloween ấy lại buồn hơn khi chúng tôi cũng không có rủng rỉnh tiền mua kẹo để đợi tiếng gõ cửa lao xao.

Tạm biệt những ngày mưa lạnh Seattle, mùa Halloween đầu tiên ở Cali tôi cũng vui lây với không khí lễ hội tưng bừng nơi miền nắng ấm. Nhiều tiệm bán quần áo, vật dụng hoá trang Halloween mở cửa, trang hoàng thật vui mắt. Buổi chiều từ sở làm trở về, tôi ngạc nhiên thấy con đường sau nhà mình tấp nập người lớn, trẻ con hoá trang đủ màu đủ sắc. Thì ra tôi ở trọ ngay phố cổ Pasadena, một trong những khu phố “trick-or-treat” nổi tiếng vùng Los Angeles.

Những ngôi nhà Bungalow nằm yên ả dưới bóng cây xanh mát nay đua nhau trang trí nhiều kiểu lạ lùng. Có nhà cắm đầy bia mộ, mạng nhện, đầu lâu xương sọ rải đầy như bãi tha ma. Có nhà để cả một màn hình lớn và mấy thùng loa trước sân chiếu những đoạn phim với âm thanh rền rĩ đến rợn người. Có nhà gắn đầy các con thú sáng rực đèn, công chúa, hoàng tử, cỗ xe của cô bé Lọ Lem như một khu vườn trong truyện cổ tích. Có nhà trang trí như lâu đài phù thủy, trước sân là bà cụ mặc cả bộ đồ đen thõng thượt, đầu đội chiếc mũ nhọn hoắt ngồi đong đưa trên chiếc xích đu. Có một chủ nhà thay vì cho kẹo, họ đặt dãy bàn với nhiều phần bánh hotdog và nước uống trước sân phân phát cho người đi "trick- or- treat" có thêm năng lượng mà dạo hết mấy con đường.

Tôi nắm bàn tay nhỏ bé của A Vy bước giữa dòng người,bồi hồi nhớ về những đêm Halloween quạnh quẽ khi tôi mới sang Mỹ. Bé A Vy lần đầu tiên được một giỏ kẹo to, ôm theo vào phòng ngủ, Cô nàng cứ lục đục lăn qua lộn lại ngó chừng cái giỏ cho đến lúc thiếp đi. Tôi vén rèm nhìn ra ngoài cửa sổ,dòng người vẫn còn rộn ràng dưới phố vui…

Khi em trai A Vy được gần hai tuổi, tôi cho hai chị em cùng đi "trick- or -treat". Hôm đó “xuất hành” đúng hướng, mới ngôi nhà đầu tiên mà A Phi được cho cả nắm kẹo to. Cậu bé mừng rỡ, lúng túng làm rơi vãi kẹo xuống đất. Hai cô bé chủ nhà xinh xắn chạy nhanh đến nhặt giúp. A Phi lại tưởng chủ nhà đổi ý đuổi theo lấy lại, vội vã ngồi thụp xuống vơ hết kẹo về sát dưới chân mình!

Qua bao mùa mưa nắng, A Vy và A Phi đủ tuổi đến trường. Những mùa Halloween của tôi càng rộn rã hơn khi cùng con chuẩn bị hoá trang để vào lớp vui cùng chúng bạn. Cuối tháng mười, những con đường gần khu trường học Elementary Schools tấp nập bao công chúa, hoàng tử, người nhện, người dơi...nhỏ xinh xinh tíu tít nói cười.

Sau khi sắm sửa quần áo, khăn mũ hoá trang cho con, tôi lại cùng với bao nhiêu người Mỹ náo nức đi Costco mua kẹo. Trong khi tôi chỉ cần vài ba túi là đã đủ làm vui lòng trẻ con trong khu xóm thì bà Becky, chủ tôi luôn cần hơn cả chục bịch to. Bà nói rằng mỗi năm có mấy chục xe van chở đầy trẻ con gốc Mễ Tây Cơ đến khu nhà bà, nên lúc nào cũng phải chuẩn bị thật nhiều kẹo cho họ. Có bé sau khi lấy xong phần kẹo quay vòng lại xin thêm, nói còn có em trai ở nhà không đi được vì xe đã hết chỗ rồi.

Những em nhỏ đi xin kẹo ở khu nhà bà Becky nhắc bà hình ảnh lem luốc của bà và các em mấy mươi năm trước. Bà lại kể chuyện cô em lí lắc của mình. Thời nghèo khổ của bà, đi rã giò khắp xóm nhưng được xin có vài thanh chocolate nhỏ xíu, nên mấy chị em vội bóc hết ra ăn. Cô em kế bà kiên nhẫn để dành đến khi mọi người đã chén sạch sẽ mới chịu bóc phần kẹo của mình, từ từ thưởng thức trong sự thèm thuồng và tiếng khóc ré xin ăn của cậu em út bé bỏng!

Với tôi,Halloween mang theo vị chocolate ngọt đắng như hương vị cuộc đời qua bao năm tháng thăng trầm. Halloween xưa quạnh quẽ trôi trong khói thuốc úa màu nơi một góc casino nhỏ hẹp. Halloween nay rộn rã tiếng cười bên hai bé con trên phố xá đông vui.

Tôi lãng đãng tự hỏi nơi nào ta có được Halloween vui nhất?Halloween với lễ hội nơi những lâu đài vùng Beverly Hills hoa lệ, hay Halloween trong khu xóm nghèo Mễ Tây Cơ xôn xao bao em nhỏ bên giỏ kẹo đủ sắc màu?

Bóc một thanh kẹo nhỏ, tôi nhận ra,Halloween vui nhất là khi tôi dành cả tâm hồn để thưởng thức kẹo như thời bé dại, thanh kẹo mà ông ngoại đã cất thật kỹ trong góc tủ lạnh để dành cho tôi. Halloween thật ngọt ngào khi tôi biết cảm nhận hương vị yêu thương của bao người thân thuộc và bạn bè "hiệp chủng quốc" quanh tôi.

Đã lâu lắm rồi tôi không gặp Kelly. Tôi cũng không còn nghe tin tức về chị Duyên, hai con chị có lẽ nay đã vào đại học. Chị Duyên rất tốt bụng và chăm chỉ, chắc giờ chị cũng có được ngôi nhà với mảnh sân Halloween rực rỡ bí vàng..

Ngày ấy giá như tôi đừng lan man nhớ Sài Gòn,giá như tôi để ý nhiều hơn đến em Kelly ngay bên cạnh, tôi thể nói vài lời với em, hay cho em một cái ôm chia sẻ.

Tôi bỗng muốn dừng công việc trong chốc lát, lên internet, facebook tìm lại Kelly, tìm lại chị Duyên...

***
Gia đình bà Becky, gia đình anh, gia đình tôi đã cùng nước Mỹ đi qua bao mùa mưa nắng, qua bao đợt suy trầm, rồi lại cùng nước Mỹ rộn ràng chuẩn bị kẹo quà cho ngày lễ Halloween.

Halloween về nối tiếp những giấc mơ ngọt ngào của bao thế hệ người sống trên đất Mỹ. Giấc mơ được nhận, được cho, được cùng nhau chia sẻ cảm xúc hồn nhiên thơ ấu. Halloween về, tôi lại được ngắm những ánh mắt hớn hở trẻ thơ, những mảnh sân đầy sắc màu cổ tích, liêu trai của bao chủ nhà hào sảng.

Halloween lại về trên ngọn đồi Hollywood rực rỡ đèn hoa, trên góc đường ngoại ô LA mờ tối, trên những dốc đồi Seattle ướt sũng dưới mưa…Xin nguyện cầu Halloween sẽ luôn có phần kẹo ngọt ngào cho anh, cho em, cho bạn, cho tôi…

Tố Nguyễn

Blog Archive