Saturday, November 24, 2018

TRẢ LẠI LỜI NGUYỀN CHO KISSINGER

Trần Nhu 30/4/2014

Dẫn nhập:

Sau khi thị sát chiến trường và họp với phía Việt Nam, tướng Weyand trở về Mỹ báo cáo cho Tổng trưởng quốc phòng. Ngày 5-4-1975, khi đang bay về Washington, thì ông được lệnh đổi hướng bay thẳng về Palm Springs phúc trình cho Tổng Thống Ford và Ngoại trưởng Kissinger. Nghe thuyết trình của Weyand xong, Kissinger đi họp báo, có Ron Nessen và Phụ tá báo chí Tổng Thống cùng đi theo. 

Trên đường tới Trung tâm báo chí, Nessen kể lại lời Kissinger nguyền rủa sau ngày di tản Đà Nẵng. Kissinger đã có lời nguyền rủa quân dân Viêt Nam Cộng Hòa “Sao chúng không chết phứt đi cho rồi?” (Why Don’t These People Die Fast?) Ăn miếng trả miếng: “Sao cái tên Do Thái, Henry Kissinger không bị tụi “Thanh niên Hitler” giết phứt đi cho rồi. Điều tệ hại nhất là nó cứ sống dai dẳng hoài!

Chân tướng của Kissinger

Xem cuốn “On China” (Bàn về Trung Quốc) của Kissinger. Nhân đọc bài phê bình cuốn On China học giả Warren I. Cohen (Trần Ngọc Cư dịch theo Dissent, August 11, 2011.) 

Warren I. Cohen là giáo sư danh dự của Đại học Maryland, Baltimore, là học giả thâm niên trong chương trình châu Á thuộc Trung tâm Học giả Nghiên cứu Quốc tế Woodrow Wilson. Ông là tác giả cuốn America’s Response to China: A History of Sino-American Relations.

Kissinger, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai

Phê bình cuốn On China (Bàn về Trung Quốc) của Henry Kissinger, Penguin Press, 2011, 608 trang viết: 

“Cuốn On China của Kissinger có thể được coi như một diễn văn từ biệt của ông về quan hệ Mỹ-Trung. Cũng như hầu hết các tác phẩm ông viết ra từ khi rời chức vụ vào năm 1977, phần lớn cuốn sách này được dùng để tự đề cao mình và bỏ qua một số sai lầm ghê gớm của ông trong những lần tiếp xúc đầu tiên với Chu Ân Lai, đáng lưu ý nhất là việc ông đưa ra những nhượng bộ to lớn về Đài Loan vào đầu cuộc thương thuyết – một động thái tiến tới việc bỏ Đài Loan – lớn hơn cả điều mà họ Chu có thể tưởng tượng. Nhưng phân tích của ông về cách lý luận và phương pháp làm việc của phía Bắc Kinh là đáng suy nghĩ. Hẳn nhiên, Kissinger nhấn mạnh rằng sự hợp tác giữa TQ và Hoa Kỳ là thiết yếu cho hoà bình và ổn định của thế giới, cũng như lợi ích của hai quốc gia. Ông luôn luôn ám chỉ rằng chính việc Hoa Kỳ che chở cho Đài Loan và việc Hoa Kỳ đòi hỏi Bắc Kinh cải thiện hồ sơ nhân quyền là nguyên nhân chính cho sự căng thẳng trong mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, dù cho những chính sách này có phản ánh những giá trị đáng chiêm ngưỡng bao nhiêu đi nữa. Ông không đòi hỏi người Mỹ phải từ bỏ những giá trị của mình, nhưng gợi ý rằng đường lối thực tế của ông, theo đó những giá trị này phải được đặt dưới các nhu cầu của quốc gia, là vô cùng ưu việt. 

Phần đầu cuốn sách là một lịch sử đại cương về nước Trung Hoa cổ trước thời Cộng hòa dân quốc. Kissinger dùng lịch sử này để giải thích những điểm nhạy cảm và chiến lược của TQ. Việc ông phân tích tính nhạy cảm này cũng là một cách trình bày tinh tế lời than phiền quen thuộc của TQ về một “thế kỷ bị chà đạp”, những năm trong đó TQ bị bọn đế quốc Châu Âu, Nhật Bản, và Mỹ xâu xé. Kissinger còn đưa vào trong phần này một số vấn đề mà TQ đã chịu đựng trước đó, chẳng hạn những đợt tàn phá do người Mông Cổ gây ra, và nhấn mạnh nỗi sợ kinh niên của TQ về hiểm họa bị bao vây. 

Tuy nhiên, Kissinger, cũng như người TQ, không chịu nói đến những nỗi nhục nhã mà người Trung Hoa đã gây ra cho các nước láng giềng qua những thế kỷ mà lãnh đạo của họ xây dựng Đế quốc Trung Hoa – phần lãnh thổ tối đa mà TQ đang tuyên bố chủ quyền. Trong quá trình kiến tạo một đế quốc như vậy, người Trung Hoa cũng hống hách, tàn bạo không thua gì người châu Âu, người Nhật Bản, hay người Mỹ trong việc xây dựng đế quốc của mình. Người Trung Hoa cũng dùng biện pháp quân sự để xâm chiếm và khuất phục những giống dân yếu kém mà họ cho là bọn man di thiếu phẩm chất con người (subhuman) để biện minh cho hành vi của mình. Điều hiển nhiên – nhưng bị làm cho lu mờ bởi cách Kissinger bàn về Khổng giáo và các chiến lược lịch sử – là chúng ta không có lý do, văn hóa hay di truyền, để tin chắc TQ trong tư thế một đại cường có thể hành động ít hiếu chiến hơn các đại cường khác qua hằng ngàn năm nay.(...) 

(...) Tổng Thống Eisenhower và Ngoại trưởng Dulles gia tăng luồng viện trợ và ký một thỏa ước phòng thủ chung với Đài Bắc. Việc Hoa Kỳ chống đối quyết tâm của Bắc Kinh tái thống nhất đảo Đài Loan với lục địa là điểm thường gây bế tắc trong các cuộc thương thuyết Mỹ-Trung. 

Mãi cho đến chính quyền Nixon mới có một toan tính thứ hai nhằm bỏ rơi Đài Loan. Nixon và Kissinger biết mình đã liều lĩnh gây phẫn nộ bên cánh hữu nhưng, vì kết luận rằng thiết lập một quan hệ hữu hiệu với TQ là có ích lợi hơn làm một nước bảo hộ Đài Loan, đã bày tỏ cho Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông biết quyết tâm bỏ Đài Loan của mình. 

Điều mà cả Washington và Bắc Kinh đều đinh ninh là, nếu không có hậu thuẫn Mỹ, chế độ Tưởng cuối cùng sẽ sụp đổ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc TQ sát nhập Đài Loan.(...) 

Kissinger không bao giờ công khai kêu gọi bỏ rơi Đài Loan, nhưng rõ ràng là ông vẫn còn tin tưởng rằng quan hệ hữu nghị với TQ là quá quan trọng, không thể để cho nó bị đe dọa vì việc Mỹ tiếp tục hậu thuẫn Đài Loan. 

Suốt sự nghiệp và ngay cả trong cuốn On Politics, Kissinger nhấn mạnh khuynh hướng Realpolitics (chính trị thực tế) của mình. Ông ca ngợi Bismark và một số nhà lãnh đạo khác, những nhân vật ít bận tâm với các lý tưởng nhân đạo nhưng biết coi trọng lợi ích quốc gia. Kissinger không cần đến cái nhiệt tình “truyền giáo” của Hoa Kỳ để đi rao giảng các giá trị Mỹ, nhưng ông lại coi những nhân vật như Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông là những nhà chiến lược đáng khâm phục, được khuôn nắn theo hình ảnh của ông. 

Nếu có cái gọi là Học thuyết Kissinger, thì học thuyết này sẽ gạt bỏ các giá trị nhân đạo qua một bên và chỉ tập trung một cách không nương nể vào lợi ích chiến lược của quốc gia. Áp dụng vào quan hệ hữu nghị với TQ, nhất là trong những năm kể từ khi sự trỗi dậy của TQ đã trở nên hiển nhiên, Kissinger yêu cầu Mỹ phải chấm dứt chỉ trích chế độ độc tài độc đảng của TQ và chấm dứt than phiền về những vi phạm nhân quyền của TQ” (...) 

Ngày nay TQ chưa ở trong tư thế có thể thay thế Hoa Kỳ như một siêu cường để giải quyết các vấn đề thế giới, nhưng các học giả TQ tỏ ra rất hân hoan trước viễn ảnh suy yếu của Hoa Kỳ. Nếu chúng ta muốn sống trong hoà bình với TQ trong vòng từ 50 đến 100 năm, học thuyết Kissinger với chủ trương tôn trọng những điểm nhạy cảm của TQ là một đường lối sai lầm. Người Mỹ cần chứng tỏ rằng quốc gia của mình không suy yếu. Họ phải đối phó thành công với những vấn đề kinh tế và chính trị mà họ đã đương đầu trong những năm đầu tiên của thế kỷ này. Họ phải chuẩn bị về mặt quân sự để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu mà những đế chế thịnh trị của TQ đã lao vào trong quá khứ. Các nhà phân tích Mỹ đủ mọi khuynh hướng chính trị, bất luận nhận thức của họ về ý đồ của TQ là như thế nào, đều đồng ý rằng đe dọa chính cho vai trò siêu cường quốc tế của Hoa Kỳ xuất phát từ bên trong”. ..

Kissinger yêu cầu Mỹ chấm dứt chỉ trích chế độ tài độc đảng của Trung Quốc và chấm dứt than phiền về vi phạm nhân quyền của Trung Quốc”. 

Đây có thể là một sỉ nhục lớn nhất đối với tinh thần truyền thống cốt tủy của Hoa Kỳ!

Tinh thần “Tự Do”và “Nhân quyền”, nếu người Mỹ từ bỏ những “giá trị” đó. Thế giới sẽ quên họ! “Mỹ chấm dứt chỉ trích chế độ độc tài và chấm dứt than phiền về nhân quyền...” thì không còn là nước Mỹ nữa! 

“Học thuyết Kissinger với chủ trương tôn trọng những điểm nhạy cảm của Trung Quốc” hiện nay Tầu Cộng có nhiều chỗ “nhạy cảm” như Tây Tạng, Tân Cương, biển Đông vv... 

Thưa Ts. Kissinger, biết đâu một ngày xấu trời, Tầu Cộng lại xua quân đến chiếm vùng đất mà cha ông, tổ tiên của tiến sĩ an táng ở đó, và cũng là nơi nuôi dưỡng tiến sĩ thành người, rồi chúng lại tuyên bố: Đây là lợi ích cốt lõi, không thể tranh cãi vùng “nhạy cảm”, Ts. nghĩ thế nào? Đến đây cũng xin mở ngoặc nói qua về vai trò của Kissinger trong cuộc hòa đàm hay (ác đàm, hay điếm đàng...) ở Ba Lê, năm 1972, giữa y với trùm mafia Lê Đức Thọ. 

Cả hai được trao giải Nobel hòa bình và cả hai đều hiểu hơn ai hết rằng, bịp bợm, lừa đảo, dối trá, bất lương, tội ác... Lê Đức Thọ từ chối không nhận giải này, còn Kissinger biết mà vẫn vơ vào. Nói như thế cũng không hàm ý là Lê Đức Thọ còn có liêm sỉ hơn Kissinger. Nhưng nếu trong làng ngoại giao quốc tế muốn bầu chọn một tên điếm đàng “bất nhân” của thời đại thì nên chọn Kissinger. Điển hình của sự bất nhân là sau ngày di tản Đà Nẵng. Kissinger đã có lời nguyền rủa quân dân Viêt Nam Cộng Hòa “Sao chúng không chết phứt đi cho rồi?” (Why Don’t These People Die Fast?) 

Trong sách “Khi đồng minh tháo chạy” của Ts. Nguyễn Tiến Hưng nơi tr. 323 viết: 

“Trong vòng hai tuần lễ kể từ ngày mất Ban Mê Thuột hôm 11 tháng Ba, truyền hình Mỹ hằng ngày chiếu cảnh rút lui từ Tây nguyên về Phú Yên trên quốc lộ 7B, cảnh tắc nghẽn thê thảm ở đèo Cheo Reo, tới tình trạng hỗn loạn ở Đà Nẵng. Liên tiếp, hết cứ địa này tới cứ địa khác. Washington không có dấu hiệu gì tỏ ra lo ngại. Tổng Thống Ford vẫn chỉ thị sắp xếp cho ông đi nghỉ lễ Phục Sinh ở Palm Spring (tiểu bang Nevada). Năm nay, vì chiến sự đang sôi bỏng, nhiều nhân viên toà Bạch Ốc đã can ông đừng đi, nhưng ông không nghe. Trước khi đi, ông quyết định gửi tướng Frederick C. Weyand sang Sài gòn ngày 28 tháng Ba để thẩm định tình hình. Weyand là Tham mưu trưởng lục quân và từng là Tư lệnh ... 

Tuần cuối tháng Ba, thành phố Đà Nẵng trở nên hỗn loạn. Từng làn sóng người tràn về từ Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi làm cho dân số từ 600 ngàn vọt lên một triệu rưởi, gần gấp ba lần. Đường phố ứ đọng, tắc nghẽn, cướp giật, súng ống bắn bừa bãi. Lời nguyền rủa Đà Nẵng thất thủ vào đúng chủ nhật Lễ Phục Sinh, ngày 30 tháng Ba. 

Ở nhà thờ tin lành Lutheran quận Arlington (tiểu bang Virginia), Tổng trưởng quốc phòng James Schlesinger đã "rơi lệ". Hôm đó, phó Giám đốc CIA, tướng Vernon Walters có nói với ông rằng Đại sứ Việt Nam ở Washington (ông Trần Kim Phượng) vừa tuyên bố: "Màn đêm dài đã phủ xuống đầu chúng tôi, và bình minh sẽ không còn hé rạng nữa?" Schlesinger ngậm ngùi. Ông thuật lại với chúng tôi khi phỏng vấn ông vào hè năm 1985: 

"Tôi nghĩ đến lời của cố Thủ tướng Anh, Winston Churchill, khi ông mô tả nước Pháp bại trận trong Đại chiến II. Cả hai đều cùng một thảm cảnh dẫu không lớn lao như nhau. Tôi không trách người Việt Nam đã đặt hy vọng vào Hoa Kỳ. Tôi chia xẻ nỗi đau thương với họ".(...) 

Sau khi thị sát chiến trường và họp với phía Việt Nam, tướng Weyand trở về báo cáo cho Tổng trưởng quốc phòng. 

Ngày 5-4-1975, đang khi bay về Washington, thì ông được lệnh đổi hướng bay thẳng về Palm Springs phúc trình cho Tổng Thống Ford và Ngoại trưởng Kissinger. Nghe thuyết trình của Weyand xong, Kissinger đi họp báo, có Ron Nessen, Phụ tá báo chí Tổng Thống cùng đi theo. Trên đường tới Trung tâm báo chí, Nessen kể lại lời Kissinger nguyền rủa: "Sao chúng không chết phứt cho rồi?" Ông ta rên lên trong xe, "Điều tệ hại nhất có thể xảy ra là chúng cứ sống dai dẳng hoài ". (Why don't these people die fast?" He moaned in the car. "The worst thing that could happen would be for them to linger on"(...) (2). 

Năm 1979, có lần tôi đang nói chuyện với một anh bạn Mỹ về chiến tranh Do Thái, Iran. Lúc bàn tới Việt Nam, tự nhiên anh nói: "Vì sao ông Kissinger ông ấy tàn nhẫn quá nhỉ?" "Sao anh nói vậy?" tôi hỏi. "Ủa, anh chưa đọc sách của Ron Nessen à?" Tôi vội đi tìm cuốn hồi ký tựa đề "Đàng sau hậu trường thì thật là khác" (It sure looks different from the inside)

TRẢ LẠI LỜI NGUYỀN

Ăn miếng trả miếng: “Sao cái tên Do Thái Henry Kissinger không bị tụi “Thanh niên Hitler” giết phứt đi cho rồi. Điều tệ hại nhất là nó cứ sống dai dẳng hoài!!!” 

Trong bài diễn văn từ chức TT Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu vào hồi 8 giờ 36 phút tối ngày 21/4/1974, với giọng đầy uất hận, Tổng Thống làm rung động không gian và ông đã chỉ đích danh thủ phạm: 

“Không bao giờ tôi tưởng tượng nổi một người như Kissinger lại có thể đưa dân tộc Việt Nam vào một định mệnh hết sức thảm khốc như ngày hôm nay!” 

Kissinger từ đâu ra? Đầu thế chiến thứ II, nhiều người Do Thái bị Hitler thiêu sống và hàng triệu người bị giết chết! Năm 1933, trong một đêm gọi là “Đêm Pha Lê” (Crystal Night), “Đoàn thanh niên Hitler” cùng quân đội Quốc Xã đã tấn công ào ạt và giết chóc man rợ vào dân cư Do Thái khắp nước Đức. Trong khoảng 3.000 người Do Thái ở Vùng Furth, nơi Kissinger sinh trưởng chỉ còn sống sót 70 người!

Thời kỳ này, nhiều người Do Thái từ Đức sang tìm tự do ở Hoa Kỳ, trong số may mắn này có gia đình Kissinger, sang được bến bờ Tự Do, Kissinger có cơ hội tiến thân... Lẽ ra, hơn ai hết, y phải là người đồng cảm với nỗi đau của những dân tộc khác. Ngược lại, Kissinger nguyền rủa một dân tộc bất hạnh! “Sao Chúng Không Chết Phứt Cho Rồi” với lời nguyền rủa này, y còn vượt qua cả bạo chúa diệt chủng, ích kỷ, mất hết lương tri, thoái hóa! Một dân tộc từng bị xua đuổi, bức hại suốt mấy ngàn năm bởi những dân tộc thù địch... Người Do Thái hiểu hơn ai hết những tủi nhục của kiếp nô lệ, và nỗi đau của một đất nước bị xâm lăng. Tại sao lời nguyền rủa lại thốt ra từ cửa miệng của một người như Kissinger? Ai là người Do Thái ? Hãy giải đáp cho chúng tôi câu hỏi trên. 

Trong một xã hội văn minh, tính chất minh bạch “transparency” là điều cần thiết. Việc chính quyền Nixon ép Tổng Thống Thiệu ký Hiệp định Paris với Việt cộng không khác trao gói thuốc độc để bức tử Việt Nam Cộng Hòa! Có điều là ông Thiệu không vui vẻ như Socrate (469-399 TCN) nhà triết học lừng danh Hy Lạp cổ đại, một trong số người khai sinh ra phép biện chứng tìm tòi chân lý. Nhưng cuối cùng ông bị tà quyền giam giữ và đem ra xử tử, Socrate nói: “Ta chết là thượng sách!” - Nếu thuốc độc đã sẵn, hãy mang lại đây cho ta! Một người tay bưng chén thuốc độc bước vào. Socrate đỡ lấy chén thuốc độc đưa lên miệng... Tay không run, mặt không hề biến sắc. Ông vẫn sáng suốt và vui tươi. Khi thuốc độc ngấm đến tim, ông nói: “Thôi ta đi đây!” Nhà hiền triết bị bức uống thuốc độc chết chỉ có mình ông, còn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bị Nixon ép ký Hiệp Định Paris là bức tử cả một dân tộc! Làm sao ông có thể điềm nhiên vui tươi như nhà hiền triết Socrate ? 

Ngày 21/4/ 1975, khi đọc bài diễn văn từ chức, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa nghẹn ngào rơi lệ!

Tổng Thống Thiệu tuyên bố :

- “Tôi đã nói với họ rằng câu hỏi duy nhất được đặt ra là liệu Hoa Kỳ có quyết định giữ những cam kết của mình hay không ? và lời nói của Tổng Thống Mỹ có còn chút giá trị nào hay không ? Tôi nói với họ rằng so với 300 tỷ Mỹ kim mà người Mỹ đã xài ở đây thì 300 triệu Mỹ kim mà họ đang tranh luận chỉ là số tiền đủ chi tiêu trong 3 ngày tác chiến mà thôi, vậy mà họ vừa trả giá với tôi trong lúc họ đòi hỏi tôi phải chận đứng được làn sóng tấn công xâm lược của Cộng Sản, một điều mà ngay chính họ, với sức mạnh vô địch của một đại cường quốc, Hoa Kỳ đã không có khả năng chận đứng được trong sáu năm dài chiến đấu.

Thái độ vô nhân đạo của Hoa Kỳ là thái độ của một cường quốc lớn đang trốn tránh trách nhiệm của mình.” 

Với một giọng uất hận và khích động, ông Thiệu gào to lên: 

Không bao giờ tưởng tượng nổi là tôi có thể chứng kiến trong một thời gian nào đó tấn bi kịch của những sự trả giá bẩn thỉu đang diễn ra bên trong toà nhà Lập Pháp của Quốc Hội Hoa Kỳ . Không bao giờ tôi tưởng tượng nổi một người như Kissinger lại có thể đưa dân tộc Việt Nam mình vào một định mệnh hết sức thảm khốc như ngày hôm nay.” 

Đúng 8 giờ 36 phút, sau 53 phút đọc diễn văn, Ông Thiệu loan báo là ông từ chức. Tổng Thống Nixon đã không ngần ngại dùng mọi đòn phép và làm mọi việc đê tiện để buộc Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu phải ký vào bản hiệp ước với kẻ cướp mặc dù biết nó liên hệ đến sinh mệnh quốc gia, dân tộc. Tai nghe, không bằng mắt thấy chúng tôi sẽ trưng dẫn một số lá thư của TT Nixon gửi TT Nguyễn Văn Thiệu như những chứng tích của lịch sử. Trong sách “Khi đồng minh tháo chạy” (của Ts. Nguyễn Tiến Hưng) Khi ông Thiệu vẫn không đồng ý ký vào bản thông cáo, Nixon đi đến chỗ quyết liệt

White House 
Ngày 6 tháng 6, 1973 

Thưa Tổng Thống, “Quyết định mà Ngài phải làm là chỉ thị cho đại diện của Ngài đi Paris để cùng với Tiến sĩ Kissinger ký vào Thông cáo như hiện trạng..., hoặc ngược lại, Ngài không chịu ký, huỷ bỏ Hiệp định, và chịu hậu quả thảm khốc không thể tránh được.... Đó là sự nhận định tình hình trung thực của tôi, sự lựa chọn thật rõ ràng... Tôi tin tưởng ở sự hiểu biết bao quát của Ngài về những quyền lợi chung của chúng ta và sẵn sàng trả lời thuận trước 12 giờ trưa ngày 7 tháng 6, giờ Sài Gòn”. Trân trọng,

Richard M. Nixon

Bản tiếng Anh Ông Thiệu viết thư trả lời Nixon, giải thích tại sao phía VNCH không chấp nhận được. Trong khi đó, ông cho báo chí ở Sài Gòn bình luận rộng rãi về bản Thông cáo là rất bất lợi cho VNCH. Vừa nhận được thư, Nixon hồi âm cùng một ngày : 

White House 
Ngày 7 tháng 6, 1973 

Thưa Tổng Thống,

Tôi không thể lường đoán nổi hậu quả quyết định của Ngài trước Quốc hội và công luận Hoa Kỳ. Hậu quả đó chắc chắn sẽ bất lợi cho Ngài và có thể gây tai họa. Tôi rất tiếc và buồn phiền khi thấy công cuộc mà chúng ta đã cùng nhau chia sẻ rất nhiều nay bị sụp đổ như thế này. Xin Ngài trả lời cho chúng tôi trước 8 giờ sáng ngày 8 tháng 6, giờ Paris để tiện tiến hành”. 

Trân trọng (kí) 
Richard M. Nixon

... Đọc tới chữ “tai họa”, ông Thiệu phê ở ngoài lề bức thư: “Chúng ta phải chuẩn bị cẩn thận cho biến cố này”. 

Thế rồi trong văn thư đề ngày 8 tháng 6, 1973 trả lời ông Nixon, ông Thiệu vẫn nói là phía VNCH đồng ý để Hoa Kỳ và Bắc Việt ký kết với nhau trên nguyên tắc, rồi sau đó hai bên sẽ kêu gọi (appeal) cả Chính phủ VNCH và Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời (CPCMLT) chấp hành những điều khoản của bản Thông cáo. Không được, Tổng Thống Nixon đã phản ứng ngay. Ông Thiệu đang ngủ thì văn phòng đánh thức ông dậy: có thông báo khẩn cấp. 

Lúc 2 giờ đêm, Ngoại trưởng Trần Văn Lắm chuyển cho ông một phiếu trình, kèm theo một thư mới của Tổng Thống Nixon gửi cùng ngày (8 tháng 6, 1973): Việc gì gấp rút đến nỗi chính Phó Đại Sứ đã đến tận nhà để đánh thức ông Ngoại trưởng dậy! Ông Lắm phải chuyển ngay giữa đêm để còn kịp đối phó, vì trong thư, ông Nixon tỏ ra hết sức cứng rắn. 

Cùng một ngày, mồng 8 tháng 6, (9 tháng 6, giờ Sài- Gòn) Nixon lại gửi một thông điệp nữa:

White House 
Ngày 8 tháng 6, 1973 

Thưa Tổng Thống, 

Nếu cuộc thương thuyết này thất bại thì sẽ có sự đối chất giữa hai bên. Tôi sẽ bác bỏ lý do không chịu ký kết của Ngài và tôi sẽ công khai tố cáo Ngài đã cản trí việc đi tìm một giải pháp cho hoà bình.... Rất có thể Quốc hội sẽ ngưng viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế cho đến khi Ngài chịu ký... Tôi cần sự chấp thuận của Ngài để kịp chỉ thị cho phái đoàn Hoa Kỳ ở Paris trước 7 giờ sáng ngày 9 tháng 6, giờ Paris ...” 

Trân trọng, (kt) 
Richard M. Nixon

Làm bạn với dân Mỹ thì tốt còn làm bạn với các chính trị gia Hoa Kỳ thì lành ít dữ nhiều.

Tháng 7-2-1986 Corazon Aquino giành được quyền lực ở Philippines. Marcos và gia đình đi lưu vong ở Hawaii. Năm 1988 Ferdianao và Marcos bị Bồi thẩm đoàn New York truy tố về tội gian lận và tham ô... dĩ nhiên là bị lột sạch. Ở Trung Mỹ Panama có tướng Manuel Antonio Noriega. Năm 1985, CIA tung ra cáo buộc Noriega dính líu đến buôn lậu ma túy. Vốn là nhân viên của CIA một thời gian dài, giờ đây Noriega trở thành chướng ngại đối với quyền lợi của Mỹ. Noriega lại không đủ cam đảm để chết và đã lãnh đủ mọi nhục hình!

Câu chuyện đại bi hùng

(Bức Thư của Cố Thủ Tướng Campuchia Sirik Matak gửi cho Đại sứ Dean (ngày 12 tháng 4, năm 1975). 

Ông Matak đã nghe lời khuyên dụ và hứa hẹn cam kết... đảo chính cựu hoàng Sihanouk năm 1970. Lịch sử nhiều khi đen bạc, phũ phàng vào giờ Campuchia bại trận, ông là người chấp nhận ở lại và từ chối đề nghị của Mỹ giúp di tản.) “Trông người rồi nghĩ đến ta!!! 

Vào tháng 4 năm 1975 , khi quân đội Cộng sản đang trên đường tiến vào Nam Vang thì người Mỹ đã mời Thủ tướng Sirik Matak và toàn bộ chính phủ Miên nên ra đi, vì ở lại thì sẽ bị Khờ Me Đỏ sát hại. 

Ngày 16 tháng 4 năm 1975, Thủ tướng Sirik Matak đã viết một lá thơ vô cùng cảm động gởi cho Đại sứ Mỹ tại Nam Vang là ông John Gunther Dean . Lá thơ đầy nghĩa khí và tiết tháo của một người anh hùng “sinh vi tướng, tử vi thần” như sau :

Phỏng Dịch.- 

Nam Vang 
ngày 16 tháng 4 năm 1975. 

Thưa Ngài và Bạn,

Tôi thành thật cảm tạ ngài đã viết thư và còn đề nghị giúp tôi phương tiện đi tìm tự do. Than ôi! Tôi không thể bỏ đi một cách hèn nhát như vậy! Với Ngài (đại sứ John Gunther Dean) và nhất là với xứ sở vĩ đại của Ngài , không bao giờ tôi lại tin rằng quý vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do. Quý vị từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng thể làm được gì hết. Ngài ra đi, tôi cầu chúc Ngài và xứ sở của Ngài được hạnh phúc dưới bầu trời này .. 

Nhưng xin Ngài nhớ cho rằng nếu tôi phải chết ở đây và ở lại đất nước tôi yêu dấu thì tuy đó là điều tệ hại , nhưng tất cả chúng ta đều sinh ra và cũng sẽ chết vào một ngày nào đó. Tôi chỉ ân hận một điều là đã quá tin và chót tin ở nơi quý vị, những người bạn Hoa Kỳ! 

Xin Ngài nhận những cảm nghĩ chân thành và thân hữu của tôi”. 

Sirik Matak 
~~~~~~~~~~~~ ~

Sau ngày 17 tháng 4 năm 1975, tổng cộng có 150 người trong chính phủ Miên đã di tản theo người Mỹ . Còn lại toàn bộ chính phủ Miên đều bị giết hết .

ĐOẠN KẾT

Tất cả những bài học đắt giá vừa điểm qua cốt là để người sau đào luyện suy nghĩ... Mong rằng thế hệ trẻ trở nên hiểu biết, tự chủ, can đảm mạnh mẽ như người Đức, người Nhật thì dù chiến bại, ngoại bang cũng chẳng thể xem thường. Tiền nhân ta đâu có thua kém ai? Thắng không kiêu, bại cũng chẳng nản lòng. Một ngàn năm bị giặc Tầu đô hộ vẫn nuôi chí quật cường từ thế hệ này đến thế hệ khác, với biết bao nhiêu cuộc khởi nghĩa cuối cùng đã đánh đuổi được giặc phương Bắc chẳng phải là một ưu việt ngoại lệ trong lịch sử nhân loại đó sao. Gặp nghịch cảnh không chùn bước: Hãy tự chủ vươn tới những ước mơ và khát vọng hỡi tuổi trẻ Việt Nam ! Gặp nghịch cảnh không chùn bước: Hãy tự chủ vươn tới những ước mơ và khát vọng hỡi tuổi trẻ Việt Nam!

Trân trọng

Trần Nhu 30/4/2014

www.vietnamvanhien.net

No comments:

Blog Archive