Nhiều nước làm theo Trump, từ bỏ Hiệp ước di cư của Liên Hợp Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay người đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron, trong khi hai người tham gia cùng các nhà lãnh đạo khác tại lễ kỷ niệm Bức tường Berlin sụp đổ, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels, Bỉ, ngày 25/5/2017. Nhiều nước học theo lập trường của ông Trump về vấn đề di cư (Ảnh: BENOIT DOPPAGNE/AFP/Getty Images)
Ngày càng có nhiều quốc gia làm theo Tổng thống Mỹ Donald Trump khi bác bỏ hiệp ước gây tranh cãi của Liên Hợp Quốc về di cư hàng loạt, theo Breitbart.
Tổng thống Donald Trump là người đầu tiên rút khỏi Hiệp ước toàn cầu về di cư của LHQ vào tháng 12 năm 2017, một động thái thu hút sự phản đối của cả giới truyền thông và các nhà lãnh đạo toàn cầu.
Tuy nhiên, một số quốc gia từ khắp nơi trên thế giới đã hoàn toàn rút khỏi Hiệp ước này, hoặc đã báo hiệu về ý định như vậy, trong bối cảnh các nước có xu hướng tự tin hơn trong việc phản đối các thỏa thuận “hợp mốt nhưng nguy hiểm” và không phục vụ lợi ích của các quốc gia, theo Breitbart.
Hiệp ước toàn cầu về Di cư An toàn, Trật tự và Thường xuyên của Liên Hợp Quốc đạt được vào tháng 9 năm 2016, trong đó quy định về quyền lợi của tất cả những người ty nạn và những người di cư bất kể tình trạng pháp lý của họ.
Tổng thống Trump phát biểu tại trụ sở của LHQ ở New York vào tháng 9: “Vấn đề di cư không nên bị chi phối bởi một tổ chức quốc tế vốn không chịu trách nhiệm đối với công dân của chính chúng ta”.
“Rốt cuộc, giải pháp lâu dài duy nhất cho cuộc khủng hoảng di cư là giúp người ta xây dựng tương lai tươi sáng hơn ở các quốc gia của họ. Làm cho đất nước của họ tuyệt vời trở lại.”
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng ám chỉ đến tính mơ hồ của Hiệp ước về những người di cư bất hợp pháp, nói rằng: “Chúng tôi cam kết bảo vệ biên giới của chúng tôi chống lại những người di cư bất hợp pháp. Đây là những gì chúng tôi đã làm, và đây là những gì chúng tôi sẽ tiếp tục làm”, báo Jerusalem Post đưa tin.
Thụy Si hiện đang trì hoãn quyết định ký kết Hiệp định, và quốc hội Thụy Si sẽ thảo luận về vấn đề này trong những tuần tới.
Trước đó, các động thái tương tự đã xuất hiện từ các quốc gia châu Âu như Ba Lan và Áo, họ lần lượt tuyên bố phản đối Hiệp ước, cho rằng quy định này không giải quyết được vấn đề di cư mà lại gây hại đến chủ quyền của các nước tiếp nhận người di cư vì xóa nhòa ranh giới giữa việc di cư hợp pháp và bất hợp pháp.
Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan Joachim Brudzinski cho biết vào tháng 10 rằng: “Dự thảo của Hiệp ước không chứa đầy đủ những bảo đảm mạnh mẽ cho chủ quyền [của các quốc gia] để quyết định ai được vào lãnh thổ của họ và [cũng không] phân biệt di cư hợp pháp và bất hợp pháp”.
“Chúng tôi muốn người Ba Lan được an toàn ở đất nước của họ.”
Australia, Hungary, Cộng hòa Séc, Bulgaria, và Croatia cũng đã cảnh báo về việc rút khỏi Hiệp ước.
Thu Phương
No comments:
Post a Comment