Thursday, November 29, 2018

Con rồng giấy sa lầy trong vũng bùn kinh tế

Nguyễn Vĩnh Long Hồ

Đầu năm nay, Quốc hội Tàu Cộng quyết định hủy bỏ giới hạn số nhiệm kỳ Chủ tịch nước, đánh giá việc đó đã làm cho quyền lực của Tập Cận Bình tưởng trở nên cực kỳ vững chắc. Thế nhưng, chưa đầy 5 tháng sau, một loạt biến cố xảy ra khiến cho địa vị của Tập Cận Bình lung lay, làm cho lòng dân Tàu Hoa Lục hoang mang. Điều này khiến cho các giới trí thức ở Bắc Kinh bắt đầu đặt nghi vấn về khả năng kiểm soát toàn diện của Tập Cận Bình.

Sau thời gian Hội nghị Bắc Đới Hà. Có thông tin ám chỉ rằng, có thể các nguyên lão sẽ thảo luận về việc thay đổi “phong cách lãnh đạo”, nổi bật là vấn đề “lãnh đạo tập thể”. Dù chưa biết thực hư vấn đề này ra sao, nhưng cho thấy tình hình xung đột nội bộ của ĐCSTQ có thể trở nên gây cấn vì những vấn đề kể trên.

CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI VỚI MỸ:

Nền kinh tế thứ hai thế giới đang bị thiệt hại nặng nề bởi cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ. Washington đang chuẩn bị công bố mức thuế suất bổ sung vào đầu tháng 12/2018 thuế quan đối với tất cả hàng hóa nhập cảng còn lại từ Tàu Cộng, nếu các cuộc đàm phán vào tháng tới giữa TT D. Trump và Tập cận Bình không đem lại kết quả.

Việc áp thuế bổ sung từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa nhập cảng từ Tàu Cộng và có thể tăng lên tới 25% có hiệu lực vào đầu năm 2019, sẽ khiến các nhà xuất cảng thực sự khó khăn và có thể đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu. Mùa xuân năm 2019, sẽ là thời điểm khó khăn nhất đối với Tập Cận Bình vì nhiều yếu tố như căng thẳng thương mại với Mỹ, mua bán giảm sút và thời kỳ bong bóng bất động sản chấm dứt. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đánh giá cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến tăng trưởng năm 2019 của Tàu Cộng rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1990.

Tổng thống Donald Trump đang phát động chiến tranh thương mại với nhiều nước trên thế giới. Trong đó, cuộc chiến khốc liệt nhất với con số thiệt hại lớn nhất là với Bắc Kinh. Nói cách khác, Mỹ và TC đang ở giai đoạn đầu của một cuộc chiến toàn diện. TT Trump tuyên bố trong bài phát biểu trước LHQ ngày 26/9 rằng : “Chúng tôi tin rằng thương mại phải công bằng có đi có lại . Mỹ sẽ không còn bị lợi dụng nữa”.

Cựu chiến lược gia Tòa Bạch Ốc Steve Bannon từng nói, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Tàu Cộng là một cuộc “chiến tranh kinh tế” chứ không phải một “cuộc chiến thương mại”. Có thể hiểu rằng, đây là một cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông George Yeo, cựu Ngoại trưởng Singapore nhận định: “Không khó để một cuộc chiến kinh tế trở thành một cuộc chiến chính trị, rồi trở thành một cuộc chiến tranh thực sự”.

Đòn áp thuế thương mại lên 200 tỷ USD hàng hóa Tàu Cộng mới nhất của TT Trump và các mối đe dọa sắp tới đã đẩy Bắc Kinh vào tình thế đầy khó khăn. Ông Miller, Giám đốc Điều hành của China Beige Book, nhận định rằng, Tàu Cộng đã đáp trả các đòn áp thuế gần đây của TT Trump bằng việc áp khoản thuế lên 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Ông Miller nói với CNBC: “Tình hình áp thuế quan đã tạo ra một tương lai rất xấu cho nền kinh tế quý IV của Tàu Cộng năm nay và có khả năng còn ảnh hưởng tới quý I/2019,” ông nói. “Nền kinh tế Tàu Cộng sẽ bị tổn thương rất nặng nề, khiến Bắc Kinh thực sự lo lắng về những gì có thể xảy ra vào năm 2019”.

Tưởng cũng nên nhắc lại. vào tháng 3/2007, nguyên thủ tướng Ôn Gia Bảo đã cảnh báo trước các Đại hội Đại biểu Nhân Dân toàn quốc rằng: “Vấn đề lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc chính là sự tăng trưởng không ổn định, chưa cân bằng, thiếu nhất quán và không bền vững”. Hiện nay, lời cảnh báo này đang tạo ra thử thách không nhỏ cho chính phủ dưới thời Tập Cận Bình. Bắc Kinh đang lún sâu vào cuộc suy thoái kéo dài. Đặc biệt gần đây, sự tăng trưởng tổng đầu tư giảm từ mức 15% năm 2016 xuống còn 13% năm 2017 và dự kiến 2018 chỉ còn khoảng thấp hơn 11%. Nguồn Aleksandar Plavevsk cho biết, “các đơn đặt hàng xuất cảng của Tàu Cộng đã giảm mạnh và nhanh nhất trong vòng một năm qua.”

Theo chuyên gia của Morgan Stanley, khả năng giảm giá thêm 10% là hoàn toàn có thể xảy ra đối với đồng NDT, nếu Mỹ thực hiện lời cảnh báo nâng thuế bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa TC, lên mức 25% bắt đầu từ năm 2019. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung liên tục leo thang mấy tháng gần đây. Tuần trước, Mỹ áp thuế bổ sung 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa TC nhập cảng vào nước này mỗi năm, đồng thời tuyên bố để ngỏ khả năng nâng mức thuế này lên 25% từ ngày 1/1/2019.

Sau khi đã áp thuế lên tổng cộng 250 tỷ USD hàng TC, TT Trump tiếp tục dọa sẽ áp thuế bổ sung lên thêm 267 tỷ USD hàng hóa từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Nếu đồng NDT giảm giá thêm 10% thì đó sẽ là một phủ nhận đối với những nỗ lực ổn định hối suất thời gian qua của Bắc Kinh. Đồng NDT giảm giá kéo dài sẽ gây hại nhiều hơn là mang lại lợi ích cho Tàu Cộng.

JPMorgan Chase nhận định: “Chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục leo thang, đẩy hối suất NDT xuống mức thấp nhất một thập niên. Dự báo đồng NDT sẽ giảm giá còn 7,01 NDT đổi 1USD vào cuối tháng 12/2018 năm nay, và 7,19 NDT/1USD vào tháng 9/2019. Theo dự báo có thể 7,4 NDT/1USD vào năm 2019 và đồng NDT trở thành đồng tiền tệ yếu nhất tại khu vực châu Á.

Theo Bưu Điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Hồng Kông), trong vòng 2 tháng vừa qua, Ủy ban Ổn định Tài chính, tức nhóm Phụ tá Kinh tế cấp cao của Tập Cận Bình đã phải tổ chức 10 cuộc họp khẩn để bàn về rủi ro của cuộc chiến thương mại đối với nước này và tìm ra giải pháp đối với nền kinh tế đang có dấu hiệu suy yếu. Ông Xu Jianwei nhận định: “Mối lo ngại trong giới lãnh đạo đã lên tới 100%”

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUỘT DỐC “KHÔNG PHANH”:

Nhà đầu tư trên TTCK Tàu Cộng đang giao động vì những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế giảm tốc trong lúc cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang. Tromg vòng 6 tháng vừa qua, kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bắt đầu nổ lớn, Shanghai Composite Index đã sụt 19%. Cùng với thời điểm đó, đồng NDT mất hơn 9% giá trị so với đồng USD. Ông Ken Chen, nhà phân tích công ty KGI Securities ở Thượng Hải nhận định. “Thị trường chỉ có thể hồi phục nếu những mối lo đó được giải quyêt và điều đó cần phải có hành động cụ thể chứ không chỉ những lời hứa suông”. Những lời trấn an từ các chuyên gia và cơ quan chức năng TC không đủ để giúp TTCK nước này “cầm cự” sau khi đã mất trên 3.000 tỷ USD bốc hơi trong vòng 6 tháng đầu năm nay.

Nỗ lực của các chính quyền địa phương TC nhằm vực dậy niềm tin vào các công ty nhỏ hơn, nhưng đã không cải thiện tâm lý nhà đầu tư. Mối lo ngại ngày càng lớn về ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với tăng trưởng kinh tế TC giảm tốc, được cho là nguyên nhân chính khiến cổ phiếu bị bán tháo.

Sau thông tin TT Trump tăng mức thuế 200 tỷ USD từ 10% lên thành 25 % đối với các mặt hàng của TC, thị trường chứng khoán nước này lập tức lao dốc, tụt xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 4 năm qua. Cụ thể ngày 17/9, TT Trump quyết định chỉ thị cho Đại diện Thương mại (USTR) tiếp tục gia tăng thuế suất đối với 200 tỷ USD hàng hóa TC nhập vào Mỹ. Mức thuế xuất 10% bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 24/9 cho tới cuối năm. Bắt đầu từ 1/1/2019 mức thuế sẽ được nâng lên thành 25%. Trước diễn biến này, TTCK của TC “tụt dốc không phanh”, lượng giao dịch giảm sút thê thảm:

·        Chỉ số sàn Thuợng Hải (SSE Composite Index) kết thúc phiên giao dịch ngày 17/9 chỉ số sàn Thượng Hải là 2.651,79 điểm, mất đứt 29 điểm. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 11/2014.
·        Chỉ số sàn Thẩm Quyến (SZSE Component Index) có lúc xuống đến 7.997,44 điểm, giảm 33% trong năm 2018.

Ama Lin, nhà phân tích Capital Securities Thượng Hải nhận định: “Điều đáng lo ngại hơn chiến tranh thương mại đang leo thang là Bắc Kinh hầu như không có kế hoạch ứng phó gì với vấn đề này, họ chỉ đưa ra những phản ứng lại đối thủ bằng lời nói”. Ngày 3/8/2018, sau khi sụt giá bất ngờ, Thị trường chứng khoán TC đã tụt xuống vị trí lớn thứ ba thế giới về trị giá 6.090 tỷ USD, nhường chỗ thị trường chứng khoán Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai với 6.170 tỷ USD.

CUỘC CHIẾN NỢ NẦN CỦA BẮC KINH:

Các chính quyền địa phương của Tàu Cộng có thể đã nợ tới con số khủng 40.000 tỷ NDT (5.800 tỷ USD) tương đương khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong năm 2017. Đây là con số đáng báo động trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Tàu Cộng đang dần hạ nhiệt, trong khi xuất cảng bắt đầu thấm đòn từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Theo Economic Times: Nợ công của TC tăng cao chóng mặt là rất đáng quan ngại, trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này đang giảm. Theo Quốc hội TC, dự kiến cuối năm nay, mức nợ công của các địa phương ở nước này sẽ còn tăng cao hơn nữa lên 21 ngàn tỷ NDT, từ mốc 17,66 ngàn tỷ NDT (2,58 ngàn tỷ USD). Mức nợ của các chính quyền địa phương là rất đáng lo ngại, bất chấp việc nợ của chính phủ TC hiện chỉ ở mức 36,2% GDP.

Theo truyền thông TC, Tập Cận Bình đã gây áp lực cho các chính quyền địa phuơng cắt giảm mức nợ của họ để giảm rủi ro tài chính. Tuy nhiên, với nhiều địa phương thì việc nghiện vay nợ khó có thể bỏ. Vấn đề càng đáng lo ngại khi nền kinh tế TC đang giảm tốc độ tăng trưởng, năm 2017 tốc độ tăng GDP của nước này chỉ còn 6,9% và được dự báo sẽ xuống thấp hơn nhiều trong năm nay.

Theo tính toán, tổng nợ công của Tàu Cộng sẽ đạt 327% vào năm 2022, đưa TC trở thành một trong số những quốc gia nợ nần nhiều nhất trên thế giới. Bloomberg cho rằng, với tốc độ tăng trưởng nợ nhanh và mức nợ cao, TC dễ rơi vào vùng nguy hiểm của cuộc “khủng hoảng tài chánh”. Nhằm kìm hãm các nguy cơ về tài chánh liên quan đến số nợ công và tư khổng lồ, Bắc Kinh cố gắng làm giảm bớt nợ xấu của các ngân hàng, bóp nghẹt “tín dụng đen”, siết chặt đầu cơ địa ốc và giảm chi tiêu công trong lãnh vực hạ tầng cơ sở.

Theo hãng tin CNBC dẫn báo cáo từ S&P Global Ratings cho biết, nợ công thực tế của chính phủ Bắc Kinh có thể tới hàng ngàn tỷ USD, đồng nghĩa tỷ lệ nợ trên GDP của nước này đã đạt ngưỡng cửa “báo động”. Số nợ thực không được báo cáo có thể cao hơn những gì Bắc Kinh công khai rất nhiều lần, khoảng 30 - 40 ngàn tỷ NDT (khoảng 4,34 -5,78 ngàn tỷ USD) - các nhà phân tích về tín dụng Gloria Lu, Laura Li - viết báo cáo S&P Global Ratings. Họ nhận định rằng, “Đó là núi nợ với rủi ro tín dụng khổng lồ” và ước tính, tỷ lệ nợ của chính phủ TC với GDP là khoảng 60% trong năm 2017”. Bắc Kinh đang che giấu khoản nợ công khổng lồ. Nợ công tăng khủng, lại rơi vào cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ: kinh tế Tàu Cộng sẽ đi về đâu?

Tin tức mới nhất cho biết, Tàu Cộng đang chìm ngập trong khoản nợ 30.000 tỷ USD  (tương đương 259% GDP) và con số này được các chuyên gia dự báo sẽ tăng lên  327% GDP vào năm 2022 nếu không có giải pháp đối phó hữu hiệu. Tờ Nikkei Asian Review kết luận: “Sau một thập kỷ tăng trưởng mạnh mẽ, chính phủ Bắc Kinh đang tiến hành một cuộc chiến toàn diện về quả bom nợ”.

HÀNG LOẠT CÁC CÔNG TY THÁO CHẠY KHỎI ĐẠI LỤC:

Bùng nổ từ tháng 7, sau gần 2 tháng liên tiếp leo thang với cuộc chiến tranh thương mại và các hành động tăng thuế, Bắc Kinh trả đũa. Đến nay, dưới áp lực của cuộc thương chiến này, môi trường kinh doanh ngày càng xấu đi khiến hàng loạt công ty vốn của Đài Loan, Nhật bản, Nam Hàn… đua nhau tháo chạy khỏi Đại Lục:

·        THÂM QUYẾN: 15.000 công ty tháo chạy khỏi Thẩm Quyến. Theo trang tin Đông Phương ngày 2/9/2018, Ủy ban thành phố Thâm Quyến công bố, việc ngành chế tạo Thẩm Quyến di dời quy mô lớn đã thành trào lưu. Hiện đã có 15.000 công ty rút khỏi Thẩm Quyến do các tình hình lợi nhuận nhân công giảm, giá nhân công và giá đất tăng, thuế cũng ngày một tăng.
·        ĐÀI LOAN: Theo Epoch, làn sống triệt thoái của các công ty vốn Đài Loan thuộc các ngành chế tạo đang nổi lên, tình hình rút vốn nghiêm trọng nhất ở khu vực Đông Hoàn, Thẩm Quyến, kế đó là Thượng Hải, Côn Sơn. Một nhà đầu tư Đài Loan nói, thời kỳ cao điểm, công ty của ông có tới 200 người cốt cán người Đài Loan, nay chỉ còn 50 người”.
·        NHẬT BẢN: Theo Nihon Keizai Shimbun, công ty chế tạo lớn Ashahi Kasei đã quyết định di dời nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng xe hơi về Nhật Bản. Komatsu cũng sẽ chuyển việc sử dụng các linh kiện của máy ủi thủy lực từ sản phẩm nhà máy ở Đại Lục di chuyển sang nhà máy mới xây dựng ở Mỹ, Nhật và Mexico. Hãng điện cơ Mitsubishi cũng đang di dời các dây chuyền sản xuất ra khỏi Đại Lục. Nhiều công ty lớn như Nikon, Nitto, Olympus đồng loạt tuyên bố đóng của các nhà máy ở TC.
·        APPLE: Nhiều công ty chuyên gia công, lắp táp linh kiện cho Apple sẽ chuyển sang hoạt động tại Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan…
·        HOA KỲ: Theo cuộc thăm dò của văn phòng Thương Mại Mỹ tại Nam Đại Lục (AmCham South China) thì70% trong số 219 công ty thuộc lãnh vực sản xuất đang lên kế hoạch chuồn khỏi Tàu Cộng sang các quốc gia khác.

TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP TẠI ĐẠI LỤC:

Theo thống kê mới nhất cho biết, Tàu Cộng đã có hơn 65.000 nhà máy tại Đại Lục phải đóng cửa từ đầu năm nay và con số này hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, khi các đơn đặt hàng ngày càng bị thu hẹp và cắt giảm. Hàng loạt doanh nghiệp lớn và nhỏ đã phải đóng cửa. Đặc biệt những nhà máy sản xuất thép tại 6 thành phố lớn gồm Thiên Tân, Thạch Gia Trang, Đường sơn, Hàm Đan, Hình Đài và An Dương bị yêu cầu giảm 50% công suất trong giai đoạn từ 1/10/2018 đến 31/3/2019.

Ông Yin Weimin, Bộ trưởng Lao động & Bảo hiểm Xã hội, cho biết: “Trong hoàn cảnh hiện nay thì vấn đề công ăn việc làm của người người lao động là mối lo hàng đầu của chính phủ Bắc Kinh,” ông nói. “Chỉ trong vòng 2 tháng vừa qua, hàng loạt các doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tầm trung và nhỏ của TQ đã phải đóng cửa hoặc ngừng sản xuất thì thị trường việc làm sẽ còn tiếp tục co lại trong thời gian sắp tới, mà những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là những lao động nhập cư ngoại thành, với con số lên đến khoản 150 triệu người.” (Theo Fathom Consulting là 270 triệu người).

Tuy nhiên, chính phủ Bắc Kinh đang che giấu tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc rất cao, không đúng với thực tế. Theo báo cáo chỉ số thất nghiệp TC của Tổ chức tư vấn Tài chính Fathom Consulting (Anh) vừa công bố, hiện tại chỉ số thất nghiệp của nước này đã tăng lên gấp 3 so với năm 2012. Theo các nhà phân tích của Fathom: “Mức độ thất nghiệp đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Tỷ lệ thất nghiệp cao là vấn đề nghiêm trọng đang bị chính phủ Bắc Kinh che giấu và nó cũng giúp giải thích vì sao nước này lại phải trông chờ vào các động lực tăng truởng cũ để phát triển kinh tế”.

Theo bà Hà Thanh Liên, một nhà kinh tế nổi tiếng của TC, hiện đang sống ở Mỹ, đã cho biết: “Tính đến giữa năm 2015, Trung Quốc đã có tới 500 triệu người thất nghiệp và gây sự phẫn nộ của dân chúng”. Quả thật, bước sang thế kỷ XXI, Tàu Cộng vẫn là một đế chế, chỉ có một số lượng nhỏ tầng lớp thượng lưu nắm quyền kiểm soát hầu hết tài sản quốc gia và quyền lực tuyệt đối của ĐCSTQ, trong khi một lượng lớn công, nông dân đang trong tình trạng nguy khốn vì nghèo đói.

Theo một báo cáo năm 2013 của Ngân hàng Thế giới (WB), có khoảng 300 triệu người Tàu Đại Lục chi tiêu ở mức 01 USD hoặc ít hơn mỗi ngày. Khi cộng thêm 303 triệu người của tầng lớp dưới trung lưu theo tính toán của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), số người nghèo đói của Đại Lục chiếm gần một nửa dân số. Ông Jeff Crothall, Tổ chức Lao Động ở Hồng Kông,  nói rằng: “Nhiều công nhân làm việc trong khu vực công nghiệp nặng đã bị mất việc. Có một áp lực rất lớn về thất nghiệp, nhất là ngành chế tạo, hầm mỏ và các công nghiệp cũ như sắt thép.”

XÃ HỘI ĐẠI LỤC ĐANG HỖN LOẠN:

Ngày 31/10/2018, Bộ chính trị Tàu Cộng, cơ quan hoạch định Chính sách tối cao, do Tập Cận Bình lãnh đạo, ra tuyên bố: “Nền kinh tế đang phải chịu” áp lực suy giảm ngày càng tăng với những thay đổi sâu sắc ở môi trường bên ngoài”, theo Xinhua. Đây là lần đầu tiên giới lãnh đạo Bắc Kinh công khai bày tỏ lo ngại về tăng trưởng kinh tế chậm chạp của đất nước kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến thương mại hồi tháng 6/2018.” Số liệu chính thức công bố cho thấy GDP quý III của TC chỉ tăng 6,5% so với kỳ năm ngoái.

Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ khiến tăng trưởng năm 2019 của TC rơi xuống mức thấp nhầt kể từ năm 1990. Còn chuyên gia kinh tế Shen Jianguang, nhận định: “Giới lãnh đạo Bắc Kinh dường như đã thay đổi quan điểm về triển vọng kinh tế đất nước và đang chuẩn bị cho sự sụt giảm kéo dài từ cuộc chiến thuơng mại và lần này họ không còn mô tả kinh tế ổn định với đà phát triển tốt.”

Tiến sĩ Trần Khuê Đức, Chủ tịch Học xã Trung Quốc tại Princeton, cho biết: “Vấn đề nội bộ mà ĐCSTQ phải đối diện, đặc biệt là vấn đề kinh tế là rất lớn. Thực tế nó đang lấy công làm thủ, việc nó đàn áp xã hội dân sự trong nước, phong tỏa thông tin chặt chẽ cho thấy nó thiếu tự tin và quá lo lắng về tính hợp pháp thống trị của nó mà có phản ứng như vậy,” ông khẳng định. “Bản thân nó mang tâm lý của một chính phủ quá độ. Phải hiểu rằng hiện nay nó kiêu ngạo tự mãn, hung hăng ép người, bành trướng trên thế giới, trấn áp dân chủ trong nước… là vì nó phải vùi lấp nỗi lo sợ bên trong.”

Theo thiển ý của tôi, chính xác là như vậy! Tại Đại Lục, nỗi sợ hãi về sự bất ổn xã hội càng tăng do nền kinh tế tăng trưởng giảm sút vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Từ lâu đã có tới 500 cuộc phản kháng xảy ra một ngày ở Đại Lục. Hiện nay, có khoảng 10% gia đình thượng tầng lớp thượng lưu Đại Lục đang nắm giữ tới hơn 75% số của cải toàn xã hội.

Bắc Kinh thường tự hào có hơn 2.130 đại gia có tổng số tài sản bằng cả nền kinh tế nước Anh. Bên cạnh những người giàu có này thì số người bị “bần cùng hóa” cũng gia tăng với tốc độ chóng mặt, có khoảng 55% số hộ gia dình hầu như vô sản. Sự phân hóa  giàu - nghèo đang diễn ra quá nhanh và sâu sắc đủ để nhấn chìm nước này. Trong những năm gần đây, xã hội Đại Lục xuất hiện một thuật ngữ mới là “cừu phú” (căm thù người giàu) và “cừu quan” (căm thù tham quan).

Trả lời Epoch Times, nhà văn mạng Kinh Sở nổi tiếng Đại Lục, cho biết: “Những sự kiện kháng nghị trong xã hội tại Đại Lục ngày càng nhiều, cho thấy tình trạng bất công xã hội gia tăng, mức độ ngày càng nguy hiểm hơn. Vì thế tình cảnh mọi người bất mãn, đấu tranh đòi quyền lợi ngày càng nhiều là hệ quả khó tránh khỏi”.

Tân Hoa Xã ghi nhận, con số các cuộc biểu tình với đông đảo quần chúng ngày càng gia tăng, có trên 200.000 vụ mỗi năm. Chính quyền Bắc Kinh đã phải chi ra trên hàng ngàn tỷ USD / năm để duy trì ổn định xã hội. Năm 2017, đã có 11 cuộc biểu tình trên qui mô lớn diễn ra liên tiếp làm rung chuyển chế độ Cộng sản độc tài toàn trị tại Đại Lục và biện pháp quen thuộc của chính quyền Bắc Kinh vẫn là đàn áp thẳng tay:

- Biểu tình chống các dự án ô nhiễm ở Đại Khánh - Hắc Long Giang.
- Hàng chục ngàn cựu chiến binh tập hợp kéo lên Bắc Kinh kiến nghị.
- Một học sinh cấp 2 ở Tứ Xuyên bị giết trong trường học, khiến người dân phẫn nộ và biểu tình nhiều ngày, yêu cầu chính quyền làm rõ sự thật.
- Người dân Hà Bắc biểu tình quy mô lớn, áp lực nhà máy hóa chất Hưng Phi thuộc thành phố Hinh Đại, Hà Bắc phải đóng cửa vì rò rỉ khí độc hại.
- Dân Quảng Đông phản đối xây dựng khu xử lý rác tại thôn Thạch Lê.
- Biểu tình lớn của giới chủ doanh nghiệp ở Thượng Hải.
- Phản đối xây dựng dự án điện mặt trời ở Quảng Đông.
- Biểu tình phản đối lớn nhất lên đến 60.000 tại Bắc Kinh trong những năm qua. “Thiện Tâm Hối” lấy danh nghĩa “giúp đỡ người nghèo, cùng giàu cùng sống” để dụ dỗ các nhà đầu tư, gom đuợc 6 triệu trên toàn quốc. Việc này đã gây chấn động cả Trung Nam Hải.
- Thầy tu một nhà thờ Hồi giáo Cổ Trị ở Đường Sơn, Hà Bắc bị đánh trọng thương.
- Biểu tình ở Bắc Kinh càn quét lao động nhập cư: 10.000 người sống trong các phòng cho thuê bị đuổi ra đường trong một ngày. Chính quyền Bắc Kinh đã thực hiện chiến dịch đuổi lao động nhập cư cấp thấp ra khỏi thành phố.
- 30 triệu tài xế xe tải Đại Lục làm việc 12 tiếng/ ngày vẫn không đủ sống, xuống đường biểu tình rầm rộ trên tất cả tỉnh thành, làm tê liệt ngành công này trị giá 24 ngàn tỷ NDT của nước này.

Ngoài ra, còn những vẫn đề thách thức sự sống còn của ĐCSTQ và chính phủ Bắc Kinh như: Tăng trưởng kinh tế giảm, TTCK tuột dốc không phanh, môi trường sống bị ô nhiễm, tình trạng già hóa dân số…

Qua những sự kiện kể trên, đã chứng minh cho chúng ta thấy rằng, Tàu Cộng chẳng có gì đáng sợ cả. Con rồng giấy đang sa lầy trong vũng bùn kinh tế, càng vùng vẫy càng lún sâu, chờ ngày tan rã. Nền kinh tế Đại Lục sẽ phá sản, “Giấc mơ Chệt” của Tập Cận Bình tan tành theo mây khói… Chúng ta hãy chờ xem !!! 

Tổng hợp & Nhận định
05/11/2018

No comments:

Blog Archive