Thursday, November 29, 2018

Nỗ lực của Trung Quốc nhằm bịt miệng các học giả sẽ không được dung thứ


Nữ Thủ tướng New Zealand Jacinda Arden phát biểu trong một cuộc họp báo tại Nghị viện ở Wellington, New Zealand hôm 31/10/2017. (Ảnh: Epoch Times Getty Images)
Nữ Thủ tướng New Zealand Jacinda Arden phát biểu trong một cuộc họp báo tại Nghị viện ở Wellington, New Zealand hôm 31/10/2017. (Ảnh: Epoch Times Getty Images)
Các học giả và các nhóm xã hội dân sự kêu gọi Thủ tướng New Zealand gửi đi một cảnh báo rõ ràng tới Trung Quốc rằng việc bịt miệng các học giả sẽ không được dung thứ, theo The Epoch Times.
Theo đài BBC, lời cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh xuất hiện những báo cáo về sự dọa dẫm và đe doạ chống lại giáo sư chính trị Anne-Marie Brady của trường Đại học Canterbury, một nhà phê bình Trung Quốc.
Trong một bức thư ngỏ gửi tới Thủ tướng New Zealand công bố hôm 26/11, những người ký tên, bao gồm 29 học giả và các nhóm như Tổ chức Ân xá Quốc tế, đã tập hợp sự ủng hộ cho giáo sư Brady, sau nhiều tháng bà bị quấy rối sau khi xuất bản ấn phẩm “Magic Weapons” (Tạm dịch: Vũ khí Ma thuật), trong năm 2017.
Bà Anne-Marie Brady, Giáo sư chính trị tại Đại học Canterbury. (Ảnh: Đại học Canterbury)
Bà Anne-Marie Brady, Giáo sư chính trị tại Đại học Canterbury. (Ảnh: Đại học Canterbury)
Được xuất bản bởi Trung tâm Wilson, một tổ chức tư vấn được đánh giá cao, có trụ sở tại Washington DC, Báo cáo ‘Vũ khí Ma thuật’ của giáo sư Brady nghiên cứu về cách mà New Zealand đang bị nhắm làm mục tiêu trong kế hoạch gây ảnh hưởng của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đây là “là một nhiệm vụ trọng tâm của Ban Mặt trận Thống nhất Trung Quốc; một trong những ‘vũ khí ma thuật’ nổi tiếng của ĐCSTQ, đã giúp Đảng lên nắm quyền”, theo trang web của Trung tâm Wilson.
Phát biểu với Đài phát thanh BBC, bà Brady cho biết: “Sau khi [báo cáo] được công bố vào tháng 12 năm ngoái, tôi đã bị tấn công tại văn phòng của mình. Và rồi vào tháng 2/2018, tôi nhận được một lá thư cảnh báo, nói về việc lãnh sự quán Trung Quốc đang cố gắng ngăn chặn sự quan tâm tự nhiên của cộng đồng người New Zealand gốc Hoa, về kết quả nghiên cứu của tôi.
“Lá thư đe dọa tôi rằng tiếp đến tôi sẽ bị tấn công, mặc dù không nói rõ đòn tấn công là gì”, bà Brady bức xúc.
Sự tham gia đáng ngờ của ĐCSTQ
Sau khi nhận được lá thư từ lãnh sự quán Trung Quốc, hoảng sợ, bà Brady đã liên lac với Cơ quan Tình báo An ninh New Zealand (SIS). Vào ngày mà bà Brady nói chuyện với SIS, nhà ở và văn phòng của bà đều đã bị trộm đột nhập.
“Ngôi nhà của tôi đã bị trộm. Họ lấy đi chiếc máy tính mà tôi đã viết “Vũ khí Ma thuật”, và thật đáng tiếc, ngay cả những chiếc máy tính của các con tôi cũng bị lấy mất”, bà Brady nói với đài ABC.
Vào tháng 10/2018, một chiến dịch bôi nhọ chống lại bà Brady đã được công bố trên một phương tiện truyền thông tiếng Trung do Bắc Kinh kiểm soát, một thủ đoạn quen thuộc của ĐCSTQ.
“Một môi trường thù địch chống lại cá nhân tôi đã được tạo ra trên phương tiện truyền thông tiếng Trung. Tôi đã yêu cầu sự bảo vệ đặc biệt từ cảnh sát bởi vì tôi nhận thấy đó là một sự leo thang”, bà Brady cho biết.
Xe hoi của bà Brady cũng bị lục lọi. Hai chiếc bánh trước của xe đã bị làm xịt lốp ở mức độ nguy hiểm, có thể khiến xe bị lật nhào khi chạy tốc độ cao hoặc khi phanh đột ngột.
“Ai đó đã tìm cách hãm hại tôi và gia đình tôi. Tôi không nghĩ rằng đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nó đang xảy ra với tôi vì nghiên cứu của tôi”, bà Brady tố cáo.
Phản ứng từ Thủ tướng New Zealand
Tại một cuộc họp báo hôm 26/11, Nữ thủ tướng Jacinta Ardern tuyên bố: “Tôi hoàn toàn bảo vệ quyền của các giáo sư, quyền tự do học thuật của họ, và tất nhiên, các quyền đó được luật pháp của chúng ta cho phép; Tôi hoàn toàn ủng hộ và bảo vệ điều đó. Họ nên tiếp tục có thể làm công việc của mình, mà không bị tác động bởi chính phủ này hay bất kỳ chính phủ nào khác”.
Tuyên bố của Thủ tướng Ardern đã được các giáo sư tại Đại học Canterbury, hoan nghênh.
“Chúng tôi muốn nêu rõ sự ủng hộ của mình đối với giáo sư đồng nghiệp Brady, và nhấn mạnh rằng tự do học thuật là trọng tâm trong hoạt động của trường đại học chúng tôi, cũng như tất cả các trường đại học ở New Zealand”, tuyên bố ủng hộ từ các giáo sư Đại học Canterbury nêu rõ.
Các cuộc điều tra về trường hợp của giáo sư Brady chưa kết thúc. Thủ tướng Arden được thông báo rằng cảnh sát vẫn đang điều tra trường hợp này.
Quyền tự do học thuật bị xâm phạm tại Úc
Ông Clive Hamilton, một giáo sư về đạo đức công tại Đại học Charles Sturt ở Canberra, Australia, có cuốn sách: “Silent Invasion” (Tạm dịch: Cuộc xâm lăng Thầm lặng”, đã bị cấm xuất bản do áp lực pháp lý của chính quyền Trung Quốc chống lại nhà xuất bản Allen & Unwin. Việc hủy bỏ xuất bản xảy ra vào tháng 11/2017.
Cuốn sách đã miêu tả chi tiết những âm mưu mang tính hệ thống của ĐCSTQ, nhằm mở rộng mạng lưới gián điệp và ảnh hưởng của Trung Quốc tại Úc. Cuốn sách cũng vạch ra cách thức hoạt động của Mặt trận Thống nhất Trung Quốc, thâm nhập vào tất cả các khía cạnh của xã hội Úc, nhằm phá vỡ liên minh Mỹ -Úc.
Bất chấp áp lực từ ĐCSTQ, ngăn chặn việc xuất bản cuốn sách của ông Hamilton, một nhà xuất bản khác, Hardie Grant, đã giành được quyền và xuất bản cuốn sách này vào tháng 2/2018.
Giáo sư về đạo đức công Clive Hamilton tại Đại học Charles Sturt ở Canberra, Australia.
Trong một sự cố khác, Đại học Victoria đã hủy bỏ một sự kiện vào ngày 21/9 để chiếu một bộ phim tài liệu vạch trần các Viện Khổng Tử của Trung Quốc. Đại học Victoria tuyên bố lý do của việc hủy bỏ là do họ đã vô tình “đặt chỗ 2 lần” hội trường giảng dạy, và rằng tất cả các hội trường khác đều đã bị đặt hết chỗ, mặc dù thực tế cho thấy các hội trường giảng dạy đều trống rỗng.
Phát biểu với tờ The Epoch Times, ông Hamilton cho hay “các nhà lãnh đạo ĐCSTQ thừa nhận các Viện Khổng Tử là những cơ quan tuyên truyền”.
Ông Hamilton nói thêm rằng: “Việc hủy bỏ sự kiện của Đại học Victoria minh chứng rằng đối với các lãnh đạo Đại học [Victoria], thì việc giữ cho Bắc Kinh hài lòng là quan trọng hơn nhiều so với tự do học thuật”.
Phạm Duy
Theo dkn.tv

No comments:

Blog Archive