Thursday, November 22, 2018

Hồi ký buồn vui về mái trường "Sinh Ngữ Quân Đội".
No automatic alt text available.
Tôi chào đời ngày 19/6/1946, và một trường hợp tình cờ ngẫu nhiên, sau này ngày 19/6 được chọn là Ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Thêm một sự trùng hợp hy hữu nữa, 10 năm kém một ngày sau, ngày 18/6/1956, lại là ngày thành lập trường Sinh ngữ Quân đội (SNQĐ), nơi tôi phục vụ trong suốt thời gian quân ngũ từ năm 1968 đến ngày miền Nam thất thủ, 30/4/1975, như vậy là khi thành lập Trường Anh Ngữ Bộ Tổng Tham Mưu, tiền thân của trường SNQĐ sau này, tôi mới chỉ là một cậu bé 10 tuổi.
Image may contain: outdoor
Không ngờ, chú bé đó sau này khi trưởng thành cũng là một thành viên của trường và gắn bó tuổi thanh niên của mình trong nàu áo lính dưới mái trường quân đội.
Năm 1955, Quân đội Quốc gia Việt Nam được Tổng thống Ngô Đình Diệm cải tổ thành Quân đội Việt Nam Cộng hòa sau khi truất phế Quốc trưởng Bảo Đại. Trong chiều hướng cải tổ đó, quân đội chuyển từ khối Liên hiệp Pháp sang mô hình của Hoa Kỳ nên rất nhiều sĩ quan cần được gửi đi tu nghiệp tại Mỹ. Đó cũng là lý do hình thành trường SNQĐ.
Gặp lại niên trưởng đầu tiên của trường sau 44 năm.
Niên trưởng Nguyễn Hữu Khoát, hiện ở Montreal, Canada, và cũng là vị chỉ huy trưởng đầu tiên của trường, cho biết: “Vào trung tuần tháng 6/1956 tôi được Bộ Tổng tham mưu chỉ định thành lập Trường Anh ngữ Bộ TTM và tổ chức lớp Anh ngữ đầu tiên tại Bộ TTM cho các quân nhân Quân đội VNCH chuẩn bị đi tu nghiệp tại Hoa Kỳ… nên đã được thuyên chuyển về đơn vị quản trị địa phương số 1, ngày 3-7-1956, công tác kể từ ngày 18 tháng 6 năm 1956”.
Đó là lý do ngày 18/6/1956 mặc nhiên trở thành ngày thành lập Trường Anh ngữ Bộ TTM, sau này lại đổi thành Trường Anh ngữ Quân sự, rồi Trường Anh ngữ Quân đội (Armed Forces English Language School) và cuối cùng là Trường Sinh ngữ Quân đội (Armed Forces Languages School).
Niên trưởng Nguyễn Hữu Khoát, khi đó là Đại úy Chỉ huy trưởng, kể lại những ngày đầu của trường trong Bộ Tổng tham mưu:
Image may contain: sky and outdoor
“Trụ sở của trường là hai căn nhà lợp fibro ciment, một căn dành làm văn phòng, lớp học, phòng ghi âm (lab) và một căn dành cho các khóa sinh nội trú. Tổng số nhân viên kể cả giảng viên, hành chánh và tạp dịch không quá 10 người nên trường đã gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong những buổi đầu vì thiếu phương tiện và kinh nghiệm… Tuy nhiên, tất cả mọi người đều cố gắng vượt qua mọi trở ngại, và lớp Anh ngữ đầu tiên (Khóa 1 của Trường Anh ngữ Quân đội) đã được khai giảng đúng thời hạn ấn định của Bộ TTM vào thượng tuần tháng 8/1956”.
Image may contain: one or more people, motorcycle and outdoor
Trong giai đoạn đầu, thời gian học tập của khóa sinh được dự trù là 4 tuần, chương trình giảng huấn chú trọng vào việc nói và hiểu tiếng Anh. Ngoài việc học về ngữ vựng, văn phạm, các khoá sinh còn được thực tập trên máy ghi âm, nghe và nói theo các giảng viên người Mỹ được ghi âm tại Viện Ngữ học Quốc phòng (Defense Language Institute – DLI) Hoa Kỳ. Đây cũng là nơi hỗ trợ đắc lực về chuyên môn trong việc đào tạo giảng viên người Việt dạy tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai.
Image may contain: 2 people, people standing
Theo hệ thống quân giai, trường ANQÐ trực thuộc Bộ TTM/Phòng Quân huấn, nhưng về mặt chuyên môn lại trực thuộc Trường Ðại học Quân sự. Từ đầu năm 1957, trường mở thêm lớp Anh ngữ dành cho sĩ quan cao cấp chuẩn bị đi tu nghiệp tại trường Chỉ huy và Tham mưu Fort Leavenworth.
Nhiều vị tướng lãnh trong quân đội đã theo học qua các lớp này như các Tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Minh, Lê Văn Kim, Trần Ngọc Tâm, Thái Quang Hoàng, Vĩnh Lộc, Mai Hữu Xuân, Hoàng Xuân Lãm, Lữ Lan, Nguyễn Vĩnh Nghi, Nguyễn Ngọc Lễ, Dương Ngọc Lắm….
Một trong những giảng viên kỳ cựu của trường, anh Nguyễn Hải Bình, hiện sống tại Canada, hồi tưởng lại ngày về trường:
“Tôi về trường Anh ngữ Quân đội đầu năm 1957, tròn 22 tuổi với cấp bật trung úy “lấp lánh ánh vàng lon trên vai”. Phải, “lon trên vai” vì khi tôi rời chức vụ thông dịch viên sau gần hai năm tại quân trường bộ binh Fort Benning thì còn mới đeo cặp lon “hai con đỉa” của thời Liên hiệp Pháp. Về đến Sàigòn đáo nhậm trường mới đổi lấy hai bông mai vàng trên “ve” áo”.
… Nhân số trường lúc đó vẻn vẹn chỉ có đại ca Phạm Hữu Khoát mang ba bông mai làm xếp, ông cố vấn dân sự Brownstein hách xì xằng, trung úy đồng hóa Hà văn Anh dáng điệu play boy rất tếu và coi kỷ luật nhà binh như pha. Cộng thêm vài si quan giảng viên khác, trường thật lèo tèo nên chi bấy giờ ông Khoát mừng lắm khi gần chục thằng chúng tôi trình diện, cái chức “Chỉ huy trưởng” của ông rõ là có phần nặng ký hơn. Người chiều chúng tôi lắm, lũ này trẻ măng, đi Mỹ về lại nói ''ăng lê'' như Tây, cộng với Hà văn Anh nên mọi người có vây cánh không ớn lão Brownstein “hù” văn phạm nữa. Thật ra đại ca Khoát chiều chúng tôi cũng vì bản tính tốt, xuề xòa và chịu chơi.
Giữa hai tiếng kẻng 10 phút giải lao, phòng giảng viên 15 đứa lúc nào cũng ồn ào đấu láo, kể chuyện Gò Vấp ngay bên kia cổng hậu TTM, chuyện mặc “áo mưa”, chuyện vua Bảo Đại của Nguyễn Phước Bảo Đề… Ào ào như vậy nhưng vào lớp thì chúng tôi được nể lắm. Thoạt đầu các khóa sinh là từ ba binh chủng [Hải, Lục, Không quân – chú thích của NNC] bao gồm si quan và hạ si quan, những quân nhân được gởi đi thụ huấn tại Hoa Kỳ lần đầu”.
Đám giảng viên thời đó được các khóa sinh nổi tiếng như “ông tu bíp” Từ Uyên hay cố Trung si Không quân “Dê húc càn” Dương Hùng Cường… coi trọng, có lẽ vì… “nhất tự vi sư, bán tự vi tiên sư”! Vào những năm 1958-1959, anh Nguyễn Hải Bình và vài đồng nghiệp khác được giao phụ trách mấy lớp giành riêng cho các vị tướng lãnh sẽ đi tu nghiệp tham mưu chiến lược tại Hoa Kỳ.
Theo lời anh Bình, “Trong năm vị tướng lãnh cầm đầu đảo chánh 1963 thì hồi đó đã có bốn vị tôi được vinh dự phục vụ tại mấy lớp cấp tốc này.
Gay lắm, hồi hộp, lo lắng chỉ sợ có gì sai lầm, vi phạm quân kỷ nên mấy thằng chúng tôi sáng sáng nhìn nhau kiểm soát lại quần áo, giầy nón, biển tên đến đầu tóc mặt mày.
Tới giờ, trước cửa lớp nín hơi bước vào, cứng như khúc gỗ, rồi giơ tay chào kính miệng hô “Good morning, Sir!” trước khi bắt đầu “Please, repeat after me”!
Được cái, Chỉ huy trưởng Nguyễn Hữu Khoát rất “chịu chơi”, cho phép giảng viên “nhẩy dù” đi học thêm ngoài giờ giảng dậy và ứng trực. Nhờ vậy, một số giảng viên lấy thêm bằng cấp ngoài đời dân sự như cử nhân luật hoặc thêm các chứng chỉ bên văn khoa…
Ad Saigon Xưa xin cám ơn những hình ảnh quý giá của tác giả Robert Landro
❤️❤️❤️
Xin hết.
=============
Liên kết Trang web : https://saigonxua.org/
Liên kết Facebook : https://www.facebook.com/oldsaigon75

No comments:

Blog Archive