Tuesday, November 29, 2016

Nguồn gốc của văn hóa tham nhũng tại Nam Hàn

Displaying
Seoul - Dường như càng về sau này thì nạn tham nhũng tại Nam Hàn càng tràn lan. Đầu năm nay là các vụ tham nhũng tại Korean Airlines, Hyundai, và Samsung. Tháng trước là Hanjin và Lotte. Và bây giờ là đương kim Tổng thống Park Geun-hye. Đối với các nhà quan sát nước ngoài, đôi khi nó rất khó để hiểu được nguyên nhân gốc rễ của tệ nạn này. Tại sao nạn tham nhũng lại tràn lan? Tại sao tất cả lại bị phanh phui đột ngột? Là một giáo sư người Mỹ gốc Hàn sống ở Busan, tôi thường được hỏi rằng có hay không một yếu tố chung để giải thích vấn nạn tham nhũng này. Câu trả lời là có: đó là sự ưu ái của người Hàn cho bầy tôi trung thành – điều làm suy yếu văn hóa quản lý, điều hành tại Nam Hàn.

Đối với hầu hết người phương Tây, họ nhìn chung có một quan điểm rạch ròi phân định giữa gia đình, bạn bè và việc kinh doanh. Mặc dù người Mỹ và phần lớn người châu Âu hoàn toàn có khả năng để giới thiệu bạn của họ cho một vị trí nào đấy, nhưng ít nhất là họ không muốn làm điều này. Cho ví dụ, nếu 1 thị trưởng vừa đắc cử, họ sẽ không thay thế hết toàn bộ quan chức cao cấp bằng người thân và bạn bè của họ. Nhưng ở Nam Hàn mọi việc đều ngược lại, tệ nạn con ông cháu cha diễn ra ít nhất hàng thập niên nay, nếu chưa muốn nhấn mạnh là hàng thế kỷ. Ngay cả Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng từng bị chỉ trích khi ông bắt đầu nhiệm kỳ với việc sa thải hàng loạt viên chức dưới quyền và thay vào đó là các tay chân người Nam Hàn. Một trong số đó từng là cấp trên của Ban Ki-moon.

Các công ty Nam Hàn gần đây dính líu scandal như Hanjin, Lotte, Korean Airlines - được xây dựng dưới hình thức các nhóm lợi ích chặt chẽ, với hầu như tất cả các vị trí quan trọng nhất được nắm giữ bởi những người bạn, người thân hoặc bạn học cũ của một gia đình duy nhất. Ở Nam Hàn, đây là một "điều bí mật nhưng ai cũng biết là điều gì đấy", một cái gì đó mà mọi người đều biết nhưng không ai muốn đề cập. Các công ty Mỹ, tất nhiên không phải miễn nhiễm với nạn lợi ích nhóm, nhưng người Nam Hàn là dân tộc độc nhất thể hiện tệ nạn này với tần suất dày đặc cùng những mối quan hệ quen biết thân mật.

Thậm chí ngày nay, một công ty bình thường của Nam Hàn cũng có các vị trí cao cấp được nắm bởi người thân hoặc người quen. Đây là nguyên tắc của Nam Hàn, không phải là cá biệt. Những giám đốc cấp cao và những nhà điều hành, lần lượt sẽ đưa người bên ngoài gồm người thân, bạn bè của họ nắm giữ toàn bộ các vị trí cấp dưới để tạo ra một mạng lưới các thuộc hạ trung thành. Và mặc định điều này cũng hiện diện trong chính quyền Nam Hàn. Người Nam Hàn gọi những mối quan hệ lợi ích nhóm này bằng từ “ropes – dây thừng”, một từ tương đương với các nhóm Coattails ở Mỹ.

Một loạt các chuyên gia nước ngoài khác nhau gắn mác cho các thể loại lợi ích nhóm này của người Hàn bằng tên gọi “các lãnh địa” hoặc các công ty “quân chủ chuyên chế”." Nhưng điều họ quên xét đến đó là những dạng quyền lực này đều có lợi cho cả 2 phía.

Lòng trung thành, tất nhiên, là nghĩa vụ của cấp dưới. Ví dụ vụ của phó chủ tịch Lotte là một minh họa điển hình về lòng trung thành của cấp dưới khi bọn họ ra sức che giấu hành vi tham nhũng, phạm tội của ông chủ, và hành vi che giấu này không những phổ biến mà còn được đánh giá cao tại Nam Hàn. Theo văn hóa của Nam Hàn thì những bầy tôi trung thành nhiệt tình với cấp trên nhất sẽ được tưởng thưởng và chia sẻ lợi ích mà cấp trên kiếm chác được.

Để trở thành một ông chủ thành đạt trong một công ty, đồng nghĩa rằng bạn phải chia sẻ quyền lực với người thân, bạn bè thông qua quà cáp, đút lót, các lợi ích hoặc một vị trí nghề nghiệp. Nếu họ không làm điều này, thì họ đã tự đặt các mối quan hệ thân thích kia trong tình trạng rạn nứt. Đối với người Nam Hàn, việc quản lý và bảo vệ quyền lực, sự trung thành của gia đình, bạn bè là ưu tiên nhất trong hệ thống văn hóa. Đó là quy tắc cấm làm trái.

Vấn đề chính của việc ưu tiên long trung thành là sự yếu kém trong công việc, đặc biệt là những công việc đòi hỏi năng lực chuyên môn . Bây giờ chúng ta đều rõ ràng rằng các quyết sách yếu kém của Hanjin được đưa ra bởi các tầng lớp lãnh đạo thiếu năng lực trình độ ở các cấp độ khác nhau, bao gồm cả cấp lãnh đạo cao nhất. Những người này được giao phó chức vụ thông qua lòng trung thành, không phải dựa theo năng lực, và rõ ràng họ không quan tâm đến hậu quả việc họ làm.

Đáng buồn thay, tình trạng này không chỉ riêng của Hanjin. Hầu hết các công ty Nam Hàn đều gặp tình trạng là các sáng kiến tốt luôn bị làm lơ hoặc trù dập bởi các lãnh đạo cấp cao để bảo toàn chiếc ghế của họ. Và sự kiện nổ pin của Samsung cũng thuộc vào trường hop trên theo các tố cáo nặc danh.

Sự việc của tổng thống Nam Hàn gần đây cũng liên quan đến loại phạm tội tương tự. Theo yêu cầu của bạn bà, Choi Soon-sil, Park đã loại bỏ 1 lượng đáng kể các nhân viên chính phủ, thay vào đó là những kẻ thể hiện lòng trung thành với cặp đôi này. Một trong số đó có con rể bà Choi, người này sau này bị bắt vì tội buôn lậu các thiết bị an ninh vào Nhà Xanh.

Vậy sao bây giờ chúng ta mới phát giác hàng loạt bê bối này? Câu trả lời đó là do tức nước thì vỡ bờ. Trong 2 thập kỷ qua, một loạt đạo luật thương mại và cơ chế chính quyền ít đụng chạm đến các mạng lưới trung thành, đặc biệt là cấp dưới. Nhiều vụ bê bối hối lộ và thiên vị bị phanh phui, chỉ phơi bày trước công luận gần đây. Các thanh niên trẻ và phương tiện truyền thông phẫn nộ và đòi hỏi áp dụng phổ biến đạo luật hà khắc Kim Young-ran.

Con đường phía trước chắc sẽ có thêm nhiều nhóm lợi ích, các công ty và nhiều tổ chức khác bị phanh phui và nhổ rễ. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi nào văn hóa đề bạt dựa vào quen biết và trung thành của Nam Hàn bị xóa bỏ và họ biết đề cao năng lực, yếu tố con người 

Justin Fendos is a professor at Dongseo University in South Korea. © 2016, The Diplomat; distributed by Tribune Content Agency.


No comments:

Blog Archive