Monday, November 28, 2016

Bầu cử TT Mỹ: Kiểm lại phiếu

Kính thưa Quý vị,
Theo tin mới nhất, Donald Trump đã thắng cử tại tiểu bang Michigan, nâng tổng số phiếu cử tri đoàn của ông lên 306, trong khi Hillary Clinton vẫn là 232. Trong trường hợp việc kiểm phiếu lại được tiến hành ở 3 tiểu bang, Wisconsin (10 phiếu cử tri đoàn), Pennsylvania (20 phiếu cử tri đoàn), và Michigan (16 phiếu cử tri đoàn), Donald Trump chỉ cần thắng ở bất cứ tiểu bang nào trong số 3 tiểu bang trên, ông cũng hội đủ ít nhất 270 phiếu để đắc cử tổng thống. Trái lại, Hillary Clinton muốn đắc cử tổng thống, bà phải thắng cả 3 tiểu bang mới hội đủ 270 phiếu trở lên.
Sau đây, kính chuyển tới Quý vị bài phỏng vấn ông Lê Phụng, với ước vọng, được sự quan tâm, chia sẻ và phổ biến. 
Trân trọng,
Hữu Nguyên
Donald Trump 306 – Hillary Clinton 232


Hình trên: Nghe tin trùm độc tài CS Fidel Castro (bên trái) qua đời, Jill Stein (bên phải), ứng cử viên tổng thống Mỹ của Green Party (người hiện đang đòi đếm phiếu lại tại 3 tiểu bang Wisconsin, Pennsylvania và Michigan), đã ca ngợi “Fidel Castro là biểu tượng tranh đấu cho công lý trong bóng tối của đế quốc” (Fidel Castro was a symbol of the struggle for justice in the shadow of empire). Picture: GETTY/TWITTER/SCREENGRAB


Hình trên: Kết quả bầu cử tổng thống tại 3 tiểu bang Wisconsin, Pennsylvania và Michigan.
VÌ SAO PHẢI KIỂM LẠI PHIẾU 3 TIỂU BANG?
SGT: Diễn biến quan trọng và bất ngờ xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ: 3 tiểu bang, Wisconsin, Pennsylvania và Michigan phải kiểm phiếu lại. Tại sao có chuyện lạ lùng này, thưa Ông?
LÊ PHỤNG: Việc kiểm phiếu lại không phải là việc lạ lùng, vì nó đã được lường trước ở nhiều quốc gia. Riêng Hoa Kỳ, liên bang cũng như tiểu bang, đều có luật cho phép ứng cử viên có quyền yêu cầu kiểm lại phiếu, nếu thắng thua không quá rõ ràng. Thí dụ tại tiểu bang Wisconsin, trong trường hợp kết quả bầu cử chênh lệch dưới 0.5%, chính phủ sẽ chịu trách nhiệm mọi chi phí cho việc tái kiểm phiếu. Nếu chênh lệch trên 0.5%, ứng cử viên đòi kiểm lại phiếu phải chịu trách nhiệm thanh toán.
SGT: Đầu đuôi chuyện kiểm phiếu lại thế nào?
LÊ PHỤNG: Chuyện này bắt đầu từ một bài viết đăng ngày Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016 trên New York Magazine, một tạp chí công khai chống Donald Trump. Bài viết trình bầy nhận định của một số chuyên viên về bầu cử, cho rằng, có những dấu hiện chứng tỏ, cuộc bầu cử bằng điện toán tại 3 tiểu bang Wisconsin, Pennsylvania và Michigan, đã bị thao túng (manipulated or hacked), khiến kết quả bầu cử không chính xác. Ngay sau đó, bà Jill Stein, ứng cử viên tổng thống Mỹ của Green Party, tuyên bố, bà có bổn phận đòi hỏi giới hữu trách phải kiểm phiếu lại, để bảo đảm kết quả bầu cử công bằng và liêm khiết.


Jill Stein, ứng cử viên tổng thống của Green Party tuyên bố, bà có bổn phận đòi hỏi giới hữu trách phải kiểm phiếu lại, để bảo đảm kết quả bầu cử công bằng và liêm khiết.
SGT: Jill Stein có đưa ra bằng chứng cụ thể nào để chứng minh cho đòi hỏi của bà?
LÊ PHỤNG: Theo ký giả Tyler Durden, Jill Stein hoàn toàn không đưa ra bằng chứng cụ thể nào hậu thuẫn cho cáo buộc của bà, ngoài việc viện dẫn, số phiếu trung bình bầu cho Hillary Clinton bằng máy ít hơn 7% so với số phiếu bầu không bằng máy (they presented absolutely no evidence to support their startling claim other than to point out that Clinton received, on average, 7% fewer votes in counties that used electronic voting machines rather than optical scanners and paper ballots – Tyler Durden Nov 24, 2016).
SGT: Ông nghĩ thế nào khi dư luận Hoa Kỳ, đặc biệt là những người ủng hộ ông Donald Trump, coi việc đòi hỏi kiểm phiếu lại của Jill Stein chỉ là sự lừa đảo (scam)?
LÊ PHỤNG: Nói lừa đảo cũng hợp lý, vì mấy lý do. Thứ nhất, như tôi đã trình bầy, không có bất cứ bằng chứng cụ thể và hợp lý nào chứng tỏ cuộc bầu cử có sự gian lận ở 3 tiểu bang. Thứ hai, Jill Stein là ứng cử viên của Green Party, với số phiếu bầu cho bà ở cả 3 tiểu bang chỉ trên dưới 1%. Vì vậy, dù có kiểm phiếu lại, chắc chắn không hề mang lại bất cứ sự thay đổi nào cho bà. Thứ ba, số tiền bà Jill Stein quyên góp cho việc kiểm phiếu lại, đạt kết quả nhanh chóng một cách bất ngờ và kỳ diệu. Chỉ trong vòng có hơn 1 ngày kể từ khi kêu gọi quyên góp, bà đã thu được $5.4 triệu đô la (Jill Stein raised more than $5.4 million in just over one day). Theo Washington Times, cho đến Chủ Nhật, 27 tháng 11, bà đã quyên được $7 triệu đô la. Vì vậy, nhiều người thắc mắc, tại sao số người bỏ phiếu cho bà thì quá ít ỏi, chỉ có trên dưới 1%, trong khi số tiền bà quyên góp được lại quá nhanh và quá nhiều đến kỳ lạ như vậy? Liệu trong số tiền $7 triệu đó, có bao nhiêu triệu từ Hillary Clinton?
SGT: Sự lừa đảo của bà Jill Stein nhằm mục đích gì?
LÊ PHỤNG: Nhiều người tin rằng, sự lừa đảo của bà Jill Stein nằm trong âm mưu đảo ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống, để Hillary Clinton đắc cử tổng thống Hoa Kỳ.
SGT: Điều đó có nghĩa, Jill Stein là bình phong che đậy âm mưu của Hillary Clinton?
LÊ PHỤNG: Đúng vậy. Vì như chúng ta đã biết, trước đây Hillary Clinton đã công khai nhận thua, nên bây giờ bà không thể chai mặt nuốt lời, đòi kiểm lại phiếu. Đó là về lý. Thứ hai, nếu chính bà đòi kiểm lại phiếu, để rồi sau đó vẫn thua, thì bà lại càng thêm xấu hổ. Vì vậy, có thể Hillary Clinton một mặt âm thầm giật dây cho Jill Stein đòi kiểm lại phiếu, mặt khác bà tỏ vẻ như bị bắt buộc phải hậu thuẫn việc kiểm lại phiếu.
KIỂM LẠI PHIẾU CÓ THAY ĐỔI KẾT QUẢ BẦU CỬ?
SGT: Việc kiểm lại phiếu tại 3 tiểu bang, có ảnh hưởng gì đến kết quả bầu cử đã công bố hay không?
LÊ PHỤNG: Theo tin mới nhất, Donald Trump đã thắng cử tại tiểu bang Michigan, nâng tổng số phiếu cử tri đoàn của ông lên 306, còn Hillary Clinton vẫn chỉ có 232. Tuy nhiên, nếu việc kiểm phiếu lại được tiến hành ở cả 3 tiểu bang, Wisconsin (10 phiếu cử tri đoàn), Pennsylvania (20 phiếu cử tri đoàn), và Michigan (16 phiếu cử tri đoàn), ta tạm coi Donald Trump chỉ còn có 260 phiếu cử tri đoàn và Hillary Clinton 232. Điều này có nghĩa, cho dù kiểm lại phiếu, Donald Trump chỉ cần thắng ở bất cứ tiểu bang nào trong số 3 tiểu bang trên, ông cũng hội đủ ít nhất 270 phiếu để đắc cử tổng thống. Trái lại, Hillary Clinton muốn đắc cử tổng thống, bà phải thắng ở cả 3 tiểu bang mới hội đủ 270 phiếu trở lên.
SGT: Vậy có nghĩa Hillary Clinton rất khó đảo ngược thế cờ?
LÊ PHỤNG: Lý thuyết là như vậy. Nhưng thực tế, đôi khi chuyện không tưởng vẫn có thể xảy ra. Bằng chứng, có ai nghĩ tới chuyện, một quốc gia nổi tiếng tự do dân chủ, Đệ Tứ Quyền được đề cao suốt mấy trăm năm, vậy mà cùng một lúc, 200 tờ báo lớn cùng cả ngàn ký giả xúm nhau ủng hộ Hillary Clinton; có ai nghĩ tới chuyện đương kim tổng thống lại ngang nhiên chà đạp nguyện vọng của hàng chục triệu công dân Mỹ, công khai đi vận động tranh cử cho một ứng cử viên tổng thống; có ai nghĩ tới chuyện phe thất cử bỏ tiền mướn người biểu tình điên cuồng chống lại tổng thống vừa đắc cử…
SGT: Nghĩa là khi kiểm lại phiếu, chuyện không tưởng vẫn có thể xảy ra, Hillary Clinton vẫn có thể thắng cử ở cả 3 tiểu bang?
LÊ PHỤNG: Nếu không tin điều đó xảy ra, hà cớ gì Hillary Clinton đòi kiểm lại phiếu?
SGT: Có thể Hillary Clinton đòi kiểm lại phiếu chỉ là cầu may?
LÊ PHỤNG: Có thể cầu may, nhưng cũng có thể Hillary Clinton đã cho người thâm nhập mạng lưới internet, thay đổi kết quả bầu cử. Nên nhớ, chính J Alex Halderman, giáo sư giám đốc an ninh điện toán tại trường đại học Michigan, trong lời khai dài 5 trang có tuyên thệ đính kèm đơn xin kiểm lại phiếu dài 64 trang, đã thừa nhận, sự thâm nhập qua mạng lưới internet ảnh hưởng đến kết cuộc bầu cử tổng thống 2016, gây thiệt hại cho Hillary Clinton. Sự thừa nhận đó của Halderman cũng có nghĩa, Hillary Clinton cũng có thể mướn người thâm nhập qua mạng lưới internet, làm ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử, gây thiệt hại cho Donald Trump. Biết đâu sau khi làm vậy, Hillary Clinton mới giật dây cho Jill Stein nộp đơn đòi kiểm lại phiếu tại 3 tiểu bang?
SGT: Nhưng chính Hilllary Clinton và tổng thống Obama đã công khai thừa nhận chiến thắng của Donald Trump. Chẳng lẽ bây giờ…
LÊ PHỤNG: Sự công khai thừa nhận Donald Trump chiến thắng, chỉ là sự hoảng hốt, vội vã ban đầu của Hillary Clinton và Obama. Sau đó bàn tính lại với ban tham mưu, họ thấy có nhiều nước cờ có thể lật ngược kết quả bầu cử một cách hợp pháp, trong đó có việc đòi kiểm lại phiếu tại 3 tiểu bang.
SGT: Ông nói nhiều nước cờ. Vậy nếu nước cờ kiểm lại phiếu thất bại, Hillary Clinton còn  đi nước cờ nào khác?
LÊ PHỤNG: Thua keo này bầy keo khác… Hillary Clinton sẽ đi nước cờ thứ hai hết sức quan trọng: Mua chuộc hoặc tạo áp lực đối với cử tri đoàn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc bầu cử tổng thống của cử tri đoàn vào ngày 19 tháng 12.(còn tiếp…)

Hữu Nguyên ( huunguyen@saigontimes.org)

No comments:

Blog Archive