Wednesday, November 30, 2016

Phỏng vấn nhạc sĩ Tuấn Khanh, tác giả của “Chiếc lá cuối cùng”
  
Trịnh Thanh Thủy
  
 
blank

“Lá trên cành một chiếc cuối bay xa”. Hình ảnh chiếc lá vàng cuối rời cành, cuốn vào gió, theo chân người tình trong một chiều ly biệt, là một hình ảnh lãng mạn nhưng đắng lòng. Nó cũng là một lời tiễn đưa câm, dấu chấm than của câu chuyện tình đã kể xong. Nhạc sĩ Tuấn Khanh, tác giả của ca khúc “Chiếc lá cuối cùng” đã chấm hết ca khúc của ông bằng câu hát này. Ông cũng là tác giả của nhiều tình khúc buồn da diết và day dứt khác như “Nhạt nhoà”, “Nỗi Niềm”, “Dưới giàn hoa cũ” hay “Hoa Soan bên thềm cũ”, “Quán nửa khuya”..v..v..

Tuấn Khanh, tên thật Trần Ngọc Trọng, sinh năm 1933 Ngoài viết nhạc, ông còn là một ca sĩ với nghệ danh Trần Ngọc. Năm 1953, ông giành giải nhất của đài phát thanh Hà Nội về giọng hát. Nhạc phẩm đầu tiên của ông là "Đò ngang" (viết cùng Y Vân). Ông định cư tại California, Hoa Kỳ. Tại đây, ông mở một tiệm phở mang tên "Hoa soan trên thềm cũ". Ông còn có các bút danh khác nhau như, Thương Hoài, Trần Kim Phú, Hoàng Mộng Ng…v..v..

Trịnh Thanh Thủy: T được biết chú học vĩ cầm từ nhỏ và được giải nhất của đài phát thanh Hà Nội năm 1953 về giọng hát. Chú có thể kể kỷ niệm đáng nhớ ngày chú đoạt giải nhất không?

Tuấn Khanh: Ngày ấy cuộc thi có 120 người phải qua 3 vòng thi: Sơ kết(chọn ra 25 thí sinh), bán kết(chọn ra 8), chung kết(chọn hạng 1,2,3) và gia đoạn cuối biểu diễn. Qua hai vòng đầu tôi đạt giải nhất và cô Thanh Hằng đoạt giải nhì. Khi đến vòng chung kết và biểu diễn chỉ còn 8 người thì tôi gặp chuyện rắc rối, xui xẻo. Nguyên nhân, sau này do ông Thẩm Oánh kể lại tôi mới biết. Số là tác giả bài hát “Tan Tác” lúc ấy là Tu Mi vì muốn đền ơn, trả nghĩa cho cô Thanh Hằng đã giới thiệu cô bạn gái cho ông, nên ông nhúng tay vào phá bỉnh trong phần biểu diễn của tôi. Ông Tu Mi có quen một chuyên viên âm thanh lo phần kỹ thuật cho đài phát thanh Hà Nội. Ông ta bảo với người ấy rằng cứ đi đi để ông ấy trông nom hộ. Khi dự thi tôi mang số báo danh là 1, cô Thanh Hằng là 2. Người mang số 8 thi đầu, người kế tiếp mang số 7, và cứ thế tiếp tục. Mọi chuyện đều xảy ra tốt đẹp tuy nhiên đến lúc tôi cầm micro hát chót thì có chuyện.  Tôi hát bài “Cánh chim giang hồ” của Ngọc Bích. Khi tôi mới cất lời “Lờ lững cánh chim giang hồ bay.”, thì micro tắt tị. Ngày ấy hệ thống âm thanh có những chiếc bóng đèn nhỏ thay vì các hàng nút. Chỉ cần xoay lỏng 1 trong những chiếc bóng đèn đó, thì âm thanh đã khác, hoặc tắt hẳn. Ông Tu Mi vặn cái bóng đèn lỏng ra, dòng điện lỏng bị ngắt nên micro không ra tiếng nữa. Tôi bị khớp và mất tinh thần. Ban kỹ thuật ra công sửa, xong tôi phải hát lại. Nhạc vừa dạo, tôi hát “Lờ lững cánh chim giang hồ bay, về phía chân trời xa tắp mây…”. Micro lại hỏng tiếp. Hồn vía tôi tiếp tục lên mây. Cứ thế , tất cả là 3 lần. Kết quả vòng biểu diễn tôi bị xếp hạng nhì. Một thời gian sau, ông kỹ thuật viên tiết lộ bí mật với ông Thẩm Oánh là phó giám đốc đài phát thanh kiêm chánh chủ khảo cuộc thi, việc ông Tu Mi đã cố tình nhúng tay vào. Khi di cư vào Nam, ông Thẩm Oánh gặp tôi có đến bắt tay xin lỗi, kể lại và cải chính lẽ ra tôi được hạng nhất mà vì lý do kỹ thuật đáng tiếc như vậy xảy ra.

TTT: Trong cuộc thi có Anh Ngọc và Hoàng Giác tham gia không chú?

TK: Cả hai đều không tham dựThời điểm đó người ta gọi ca sĩ nổi tiếng là tài tử hay danh ca. Ca sĩ Anh Ngọc lúc ấy đã nổi tiếng trong Nam được gọi là tài tử Anh Ngọc, trong khi ngoài Bắc có tài tử Ngọc Bảo. Cũng như trong Nam có danh ca Minh Trang(mẹ của ca sĩ Quỳnh Giao, vợ nhạc sĩ Dương Thiệu Tước), ngoài Bắc có danh ca Minh Đỗ(dì của Kim Tước). Hoàng Giác cũng đã nổi tiếng rồi. Khi ấy ông vừa sáng tác bài “Quê Hương”.

TTT: Sau khi đoạt giải và trở thành một ca sĩ nổi tiếng? Chú có tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình không và hát ở đâu? Bài nào chú hay hát thời đó? Giữa ca sĩ và nhạc sĩ, nếu phải chọn một chú nghiêng về phía nào hơn?

TK: Vào trong Nam tôi hát ở các ban nhạc như Bảo Chính Đoàn của Hoàng Trọng, Vũ Văn Tuynh, Vũ Nhân, Hoàng Hưng… Tôi bắt đầu sáng tác nhưng chỉ ngầm thôi. Người khai tâm âm nhạc cho tôi là bác sĩ Tuấn, anh tôi. Ngay từ lúc 10 tuổi tôi có thể cầm một bản nhạc mà xướng thanh ngay. Những bài tôi hát thuở đó thường là: “Mơ hoa” của Hoàng Giác, “Một chiều thu” của Nhật Bằng, “Nỗi lòng” của Nguyễn Văn Khánh, “Người về” của Phạm Duy…Tôi hay hát chung với Anh Ngọc, Ngọc Long, Duy Trác, Mộc Lan, Tâm Vấn . . Khi ấy Tâm Vấn chưa phải danh ca. Bà có lối hát riêng nhún nhảy rất lẳng lơ, gợi cảm mà giới trẻ rất thích, nên các thanh niên chết mê mệt.

Từ năm 1955 đến năm 1970 tôi vừa làm ca sĩ và nhạc sĩ. Đến năm 1970, tôi quyết định giải nghệ không hát nữa, để chuyên tâm sáng tác. Ngoài ra, tôi chơi violon cho các nơi để sống. Tôi kéo violon và làm cho đài phát thanh Sài Gòn được 10 năm. Mỗi hợp đồng họ trả 200 đồng, sau lên 250 đồng. Ngày được 2 hợp đồng, có 500 rồi, mà ngày nào cũng có việc làm. Độc thân, thuê gác 500, cơm tháng 5000 một tháng, vừa đủ sống. Tôi cùng làm với nhạc trưởng Võ Đức Tuyết, nhạc sĩ Nguyễn Quí Lãm, Đặng văn Hiền đánh violon, thổi sáo.

TTT: Trước năm 75, Chú là một nhạc sĩ chuyên nghiệp hay nghiệp dư ? Chú có đi quân dịch không?

TK: Tôi là một nhạc sĩ chuyên nghiệp cho các đài phát thanh và đánh nhạc trong các ban nhạc quân đội hay tâm lý chiến. Khi họ gọi nhập ngũ tới lứa tuổi 20 thì tôi 21 tuổi, họ gọi 22, thì tôi 23, đều quá tuổi nhập ngũ. Cho đến khi Tổng Động Viên Tết Mậu Thân, các công chức làm trong đài phát thanh phải đi học quân sự năm tuần. Tôi bị gọi tham gia binh đoàn trừ bị để đến khi nếu có biến, cộng sản tiến chiếm đài phát thanh thì mình cũng biết bắn súng để giữ đài.

TTT: Chú có từng chạy theo khuynh hướng thời thượng hay ý thích của số đông đại chúng khi sáng tác không? Cảm nghĩ của chú khi đi ra khỏi đường lối sáng tác thông thường.

TK: Tôi có làm hai loại nhạc khác nhau. Loại nhạc có người nghe chọn lọc thường đuợc gọi là “nhạc sang”, tôi đề tên là Tuấn Khanh. Còn loại nhạc dành cho đại chúng, tôi lấy nhiều tên khác nhau như Thương Hoài Thương (Lệ Tình, Tuy Anh Không Nói), Trần Kim Phú (Vì Lỡ Thương Nhau, Tỉnh Giấc), Hoàng Mộng Ngân (Tình Buồn Em Gái)

Khi tôi viết loại nhạc đại chúng thì loại nhạc này bán rất chạy. Nó không những lợi về phần tài chánh mà còn lợi phần tiếng tăm nổi hẳn lên. Bởi lẽ giới bình dân đông trăm người, chỉ có một trí thức. Trong khi những tác giả có bằng âm nhạc đeo đầy ngực mà chẳng khi nào quần chúng biết tên. Sáng tác nhạc, không phải là học nhạc xong là có thể viết nhạc hay nổi tiếng mà nó đòi hỏi năng khiếu trời cho nữa. Bằng sáng tác của người dân cấp cho mới là cái bằng quan trọng nhất. Thời đó những bài loại này tôi vừa viết ra, quần chúng mua ào ào. Nhà in phát hành 5000 bản, chỉ 1,2 ngày là bán hết. Cứ 7 đồng một bản. Tôi là một trong vài ba tay tự in nhạc lấy không qua nhà xuất bản nào hết. Nhạc sĩ Lam Phương là người có nhạc bán chạy cũng tự in lấy. Nếu qua nhà xuất bản họ mua bản quyền 1 năm, trả mình 1500 đồng. Họ in bao nhiêu bản để bán mình không biết. Giả dụ họ nói in 2 ngàn bản nhưng thực ra in 10 ngàn bản rồi bán, mình cũng chẳng biết. Tuy nhiên in lấy phải có tiếng và có khách mới được, ngược lại chỉ lỗ tiền in. Một bản nhạc như “Quán nửa khuya” in đợt đầu và tái bản đã được 5 ngàn bản, sau lên 10 ngàn và đem được về 200 ngàn đồng. Nhà xuất bản Tinh Hoa điều đình mua lại bản quyền với giá 200 ngàn đồng. Lúc đó, bài hát đã bán chậm rồi nên tôi mừng lắm. Còn những bản nhạc ký tên Tuấn Khanh, nhà xuất bản mua một năm trả 1500 đồng đã mừng rồi, nếu họ mua 3 năm, 4500 thì mừng lắm. Khi đó một tô phở giá 3 đồng.

TTT: Quan niệm sống của chú với âm nhạc thế nào?Trong gia đình chú có ai học nhạc không? Chú có cho phép hay khuyến khích con cháu mình học và hành nghề ca nhạc sĩ không?

TK: Tôi sống và làm việc trong ngành này lâu nên tôi hiểu, phải có năng khiếu mới làm nhạc hay sáng tác hay. Con cái tôi thì có năng khiếu nhưng tùy thuộc vào độ nhiều hay ít. Tuy nhiên theo tôi phải thật nhiều mới nổi trội. Ngoài ra còn phải thật thích và có đam mê theo đuổi nữa, nên các con cháu tôi không ai đi ngành này cả. 

TTT: Trong một bài hồi ký của ca sĩ Quỳnh Dao, bà có nhắc đến giai đoạn “Chu Mạnh Trinh”, tức thời gian chú sáng tác nhiều ca khúc rất hay khi chú cư ngụ tại ngõ hẻm Chu Mạnh Trinh như: “Chiếc Lá Cuối Cùng”, “Một Chiều Đông”, “Mộng Đêm Xuân”, “Đồi Sim”, “Dưới Giàn Hoa Cũ”, và bài “Ngày Nào Con Trở Về”. Có phải đó là thời sáng tác hưng thịnh nhất của chú không? Chú có thể cho biết lý do tại sao? Điều gì đã thúc đẩy? và hình bóng người thiếu nữ dịu dàng, e thẹn, chờ đợi người con trai trở về có phải thật hay chỉ là hư cấu.

TK: Giai đoạn ấy à? Điều gì thúc đẩy? Thực ra khi tôi sáng tác toàn là có tâm sự mới sáng tác. Dĩ nhiên là quen người này, người kia rồi nảy sinh tình yêu, cảm xúc thật, mới viết được. Hình bóng các thiếu nữ phảng phất đâu đó đều là người thật, việc thật, không có hư cấu. Có lần cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên trên Paris By Night hỏi “Thế, tức 10 bài hát là 10 cô, 20 bài , 20 cô ?”. Thật ra với 1 cô, tôi có thể viết mấy bài rồi. Tôi để ý, hễ bài nào tôi viết cho người khác hay lấy tâm sự của người khác mà viết, gọi nôm na là “thương vay, khóc mướn” thì những bài ấy chẳng có bài nào để đời cả. Hoặc có thể nói là “có lửa mới có khói”.

TTT: Chú có thể kể lại một vài kỷ niệm vui buồn về đời sống quây quần chung quanh các bạn bè văn nghệ ở ngõ hẻm Chu Mạnh Trinh ngày ấy như Phạm Duy, Anh Ngọc, Vũ Thành, Dương Thiệu Tước, Hoàng Anh Tuấn v..v..

TK: Ngày còn ở ngõ hẻm Chu Mạnh Trinh, tôi thân nhất là gia đình Phạm Duy. Phạm Duy hay đi lưu diễn nên hay nhờ tôi trông nom dùm ban Hoa Xuân. Tôi còn soạn bài thâu thanh hay gọi ca sĩ hoặc giúp đỡ nhiều thứ cho Vũ Thành, Võ Đức Thu(ở gần đấy) ..v..v.. khi họ cần đến. Chuyện vui thì ngày ấy các con Phạm Duy nghịch phá nhất xóm. Ngày Tết cúng Giao Thừa mà để ngoài sân cúng, đóng cửa đi vào, đợi hết nhang ra thì con gà, trái dưa hấu, biến mất. Mùng hai Tết qua mừng tuổi Phạm Duy, tôi bảo “Năm nay xui quá anh ơi, giỗ Giao Thừa, tụi con nít vào bê mất con gà, quả dưa hấu” . Ông bảo “Em ơi, em đừng có chửi, có khi thủ phạm là con anh”. Tôi cũng buồn cười quá, chắc ông cũng biết rõ con ông nghịch phá như thế nào. 
  
TTT: Chú biết nấu phở khi nào?

TK:  Năm 1983, tôi vượt biên qua đến Hoa Kỳ thì trắng tay. Tôi liền ngẫm nghĩ cách mưu sinh giúp gia đình. Tôi bắt đầu nghiên cứu cách nấu phở bằng cách cố nhớ lại ngày còn bé được ăn phở thế nào, rồi bắt đầu thực tập. Một hôm tôi mời Duy Quang và bạn bè tới ăn phở tôi nấu. Ai cũng nức nở khen ngon. Trong đám bạn có một bà chủ tiệm phở ở Bolsa đến ăn phở và hỏi tôi có muốn đến giúp tiệm phở của bà không, bà trả 2500 đô một tháng. Số tiền này ngày đó lớn lắm, tôi mừng quá, tính chuẩn bị đi làm cho bà ấy. Tuy nhiên ông mục sư của Hội Thánh Tin Lành tôi quen khuyên, không nên làm vì nếu làm cho họ sau khi họ học hết nghề, sau 1 tháng họ sẽ cho nghỉ việc. Thế là tôi không đi làm cho bà nữa. Tôi lại nghiên cứu thêm một thời gian dài, nhưng chưa mở tiệm được vì chưa đủ tiền mà các con còn nhỏ. Tôi tiếp tục mở tiệm tại gia và mời bạn bè đến ăn. Phải kéo dài tới 14 năm mới ra mở được khi con cái đủ lớn và chúng có thể đảm đương việc mở tiệm.

TTT: Cảm ơn chú và chúc chú an bình cùng những sáng tác ngày càng sung mãn hơn.

Trịnh Thanh Thủy


Tuesday, November 29, 2016

Nguồn gốc của văn hóa tham nhũng tại Nam Hàn

Displaying
Seoul - Dường như càng về sau này thì nạn tham nhũng tại Nam Hàn càng tràn lan. Đầu năm nay là các vụ tham nhũng tại Korean Airlines, Hyundai, và Samsung. Tháng trước là Hanjin và Lotte. Và bây giờ là đương kim Tổng thống Park Geun-hye. Đối với các nhà quan sát nước ngoài, đôi khi nó rất khó để hiểu được nguyên nhân gốc rễ của tệ nạn này. Tại sao nạn tham nhũng lại tràn lan? Tại sao tất cả lại bị phanh phui đột ngột? Là một giáo sư người Mỹ gốc Hàn sống ở Busan, tôi thường được hỏi rằng có hay không một yếu tố chung để giải thích vấn nạn tham nhũng này. Câu trả lời là có: đó là sự ưu ái của người Hàn cho bầy tôi trung thành – điều làm suy yếu văn hóa quản lý, điều hành tại Nam Hàn.

Đối với hầu hết người phương Tây, họ nhìn chung có một quan điểm rạch ròi phân định giữa gia đình, bạn bè và việc kinh doanh. Mặc dù người Mỹ và phần lớn người châu Âu hoàn toàn có khả năng để giới thiệu bạn của họ cho một vị trí nào đấy, nhưng ít nhất là họ không muốn làm điều này. Cho ví dụ, nếu 1 thị trưởng vừa đắc cử, họ sẽ không thay thế hết toàn bộ quan chức cao cấp bằng người thân và bạn bè của họ. Nhưng ở Nam Hàn mọi việc đều ngược lại, tệ nạn con ông cháu cha diễn ra ít nhất hàng thập niên nay, nếu chưa muốn nhấn mạnh là hàng thế kỷ. Ngay cả Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng từng bị chỉ trích khi ông bắt đầu nhiệm kỳ với việc sa thải hàng loạt viên chức dưới quyền và thay vào đó là các tay chân người Nam Hàn. Một trong số đó từng là cấp trên của Ban Ki-moon.

Các công ty Nam Hàn gần đây dính líu scandal như Hanjin, Lotte, Korean Airlines - được xây dựng dưới hình thức các nhóm lợi ích chặt chẽ, với hầu như tất cả các vị trí quan trọng nhất được nắm giữ bởi những người bạn, người thân hoặc bạn học cũ của một gia đình duy nhất. Ở Nam Hàn, đây là một "điều bí mật nhưng ai cũng biết là điều gì đấy", một cái gì đó mà mọi người đều biết nhưng không ai muốn đề cập. Các công ty Mỹ, tất nhiên không phải miễn nhiễm với nạn lợi ích nhóm, nhưng người Nam Hàn là dân tộc độc nhất thể hiện tệ nạn này với tần suất dày đặc cùng những mối quan hệ quen biết thân mật.

Thậm chí ngày nay, một công ty bình thường của Nam Hàn cũng có các vị trí cao cấp được nắm bởi người thân hoặc người quen. Đây là nguyên tắc của Nam Hàn, không phải là cá biệt. Những giám đốc cấp cao và những nhà điều hành, lần lượt sẽ đưa người bên ngoài gồm người thân, bạn bè của họ nắm giữ toàn bộ các vị trí cấp dưới để tạo ra một mạng lưới các thuộc hạ trung thành. Và mặc định điều này cũng hiện diện trong chính quyền Nam Hàn. Người Nam Hàn gọi những mối quan hệ lợi ích nhóm này bằng từ “ropes – dây thừng”, một từ tương đương với các nhóm Coattails ở Mỹ.

Một loạt các chuyên gia nước ngoài khác nhau gắn mác cho các thể loại lợi ích nhóm này của người Hàn bằng tên gọi “các lãnh địa” hoặc các công ty “quân chủ chuyên chế”." Nhưng điều họ quên xét đến đó là những dạng quyền lực này đều có lợi cho cả 2 phía.

Lòng trung thành, tất nhiên, là nghĩa vụ của cấp dưới. Ví dụ vụ của phó chủ tịch Lotte là một minh họa điển hình về lòng trung thành của cấp dưới khi bọn họ ra sức che giấu hành vi tham nhũng, phạm tội của ông chủ, và hành vi che giấu này không những phổ biến mà còn được đánh giá cao tại Nam Hàn. Theo văn hóa của Nam Hàn thì những bầy tôi trung thành nhiệt tình với cấp trên nhất sẽ được tưởng thưởng và chia sẻ lợi ích mà cấp trên kiếm chác được.

Để trở thành một ông chủ thành đạt trong một công ty, đồng nghĩa rằng bạn phải chia sẻ quyền lực với người thân, bạn bè thông qua quà cáp, đút lót, các lợi ích hoặc một vị trí nghề nghiệp. Nếu họ không làm điều này, thì họ đã tự đặt các mối quan hệ thân thích kia trong tình trạng rạn nứt. Đối với người Nam Hàn, việc quản lý và bảo vệ quyền lực, sự trung thành của gia đình, bạn bè là ưu tiên nhất trong hệ thống văn hóa. Đó là quy tắc cấm làm trái.

Vấn đề chính của việc ưu tiên long trung thành là sự yếu kém trong công việc, đặc biệt là những công việc đòi hỏi năng lực chuyên môn . Bây giờ chúng ta đều rõ ràng rằng các quyết sách yếu kém của Hanjin được đưa ra bởi các tầng lớp lãnh đạo thiếu năng lực trình độ ở các cấp độ khác nhau, bao gồm cả cấp lãnh đạo cao nhất. Những người này được giao phó chức vụ thông qua lòng trung thành, không phải dựa theo năng lực, và rõ ràng họ không quan tâm đến hậu quả việc họ làm.

Đáng buồn thay, tình trạng này không chỉ riêng của Hanjin. Hầu hết các công ty Nam Hàn đều gặp tình trạng là các sáng kiến tốt luôn bị làm lơ hoặc trù dập bởi các lãnh đạo cấp cao để bảo toàn chiếc ghế của họ. Và sự kiện nổ pin của Samsung cũng thuộc vào trường hop trên theo các tố cáo nặc danh.

Sự việc của tổng thống Nam Hàn gần đây cũng liên quan đến loại phạm tội tương tự. Theo yêu cầu của bạn bà, Choi Soon-sil, Park đã loại bỏ 1 lượng đáng kể các nhân viên chính phủ, thay vào đó là những kẻ thể hiện lòng trung thành với cặp đôi này. Một trong số đó có con rể bà Choi, người này sau này bị bắt vì tội buôn lậu các thiết bị an ninh vào Nhà Xanh.

Vậy sao bây giờ chúng ta mới phát giác hàng loạt bê bối này? Câu trả lời đó là do tức nước thì vỡ bờ. Trong 2 thập kỷ qua, một loạt đạo luật thương mại và cơ chế chính quyền ít đụng chạm đến các mạng lưới trung thành, đặc biệt là cấp dưới. Nhiều vụ bê bối hối lộ và thiên vị bị phanh phui, chỉ phơi bày trước công luận gần đây. Các thanh niên trẻ và phương tiện truyền thông phẫn nộ và đòi hỏi áp dụng phổ biến đạo luật hà khắc Kim Young-ran.

Con đường phía trước chắc sẽ có thêm nhiều nhóm lợi ích, các công ty và nhiều tổ chức khác bị phanh phui và nhổ rễ. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi nào văn hóa đề bạt dựa vào quen biết và trung thành của Nam Hàn bị xóa bỏ và họ biết đề cao năng lực, yếu tố con người 

Justin Fendos is a professor at Dongseo University in South Korea. © 2016, The Diplomat; distributed by Tribune Content Agency.


Trạch Gầm, Người “Nhốt Vòng Nhớ Thương”





Benjamin Franklin cho rằng “Thời gian đã mất không bao giờ tìm lại được” nhưng những kỷ niệm của quá khứ xảy ra trong cuộc sống đã in sâu vào tâm thức được khơi dậy trong ngòi bút có thể tìm lại được thời gian đã mất. Và, sau tác phẩm Bên Lề Cuộc Chiến, tác giả Trạch Gầm mày mò trong ký ức để trang trải cho nhau qua Nhốt Vòng Nhớ Thương!

Nhà văn Pháp Marcel Proust với tác phẩm Đi Tìm Thời Gian Đã Mất (À La Recherche Du Temps Perdu) với cách tự truyện trong bối cảnh xã hội với 200 nhân vật, sinh hoạt trong vòng nửa thế kỷ mà theo lời nhận xét của nhà báo Thụy Khuê: “Tìm lại thời gian đã mất, theo phong cách Proust, là khai quật lại kho tàng thời gian… Nhờ nguồn chẩy của ký ức, nhà văn phục hồi dĩ vãng…”. Và lời kết: “Như thế khi vĩnh viễn ra đi Proust đã gửi lại ký ức và thời gian, hai bảo vật trân quý nhất của mình về cho sự sống”.

Tác phẩm Nhốt Vòng Nhớ Thương của Trạch Gầm dày 228 trang gồm năm mươi bài thơ và mẩu chuyện xen kẽ với nhau mà theo lời tác giả “Tất cả những mảnh vụn nầy đã xảy ra trong mười năm” được ghi lại rất tự nhiên, chân thật và sống động.

Trong những lần gặp gỡ, trò chuyện với nhau bên tách cà phê, Trạch Gầm đã kể từng mảnh vụn, anh em nghe rất thú vị nên gợi ý với anh cố gắng ghi lại vì tuổi già thường tìm về quá khứ như câu nói của Sacha Guitry “Quá khứ còn sống trong hiện tại” nếu ta biết khơi dậy.

Tương tự như những bài viết về Chuyện Người Tù Cải Tạo, Chuyện Người Vợ Tù Cải Tạo… nhưng ngoài sự nghiệt ngã, khốn khổ, cay nghiệt, Trạch Gầm ghi lại từng mẩu chuyện vui, buồn giữa các bạn tù với nhau. Lối sống, cách sống của kẻ chiến bại và sự ngây ngô, dốt nát của kẻ chiến thắng. Những nhân vật của Trạch Gâm đề cập có thật, bên nầy và bên kia chiến tuyến, một số đã ra người thiên cổ, một số còn hiện diện và lưu lạc nơi xứ người.

blank
Bìa sách “Nhốt Vòng Nhớ Thương”.

Tác phẩm Nhốt Vòng Nhớ Thương không chỉ dành riêng cho tuổi già mà thế hệ con em, hậu duệ cảm nhận được “giai đoạn lịch sử” sang trang, nỗi bất hạnh của thế hệ đi trước trong thời kỳ chinh chiến khi buông súng!

Những mẩu chuyện được tác giả kể, không theo thứ tự thời gian mà rải rác qua các trại tù từ Nam ra Bắc.

Khi “Vác thân trình diện đi tù” nơi trường Võ Trường Toản ở Sài Gòn “Phòng số I, lớp đệ nhất ngày nào của tôi. Bàn ghế vẫn còn là bàn ghế xưa, thân quen, trong lòng tôi cảm nhận hình như các vật vô tri nầy, nhìn tôi có chút oán hờn. Từ cửa bước vào, dẫy bàn thứ tư nhìn lên bảng, tôi, ký ức hướng dẫn, đến ngồi ngay vị trí ngày xưa của mình, nhìn quanh đục mờ kỷ niệm…” (Chạy, Thấu Tim Gan).

Sau đó chuyển về căn cứ Long Giao. Lúc ở trại tù nầy, tác giả chứng kiến hình ảnh người bạn “Anh bị đau bụng, tay quân y sĩ khám, kết luận anh bị ruột thừa cấp tính, cần phải phẫu thuật ngay.

Anh được đặt nằm trên một cái bàn dài, tay chân được cột vào chân bàn. Căng một cái mùng phủ lên tránh ruồi bu. Bụng anh được dằn một cục nước đá lớn. Nước đá vừa tan hết, ca phẫu thuật được tiến hành. Anh liệm ngất không rõ vì đau hay vì hãi hùng” (Khai Bệnh). Giới trẻ bây giờ không thể nào hình dung nền y học nầy, có lẽ từ thời kỳ sơ khai và lạc hậu.

Trong thời gian ở trại tù Long Giao, cuộc đời binh nghiệp trong ngành Thám Báo, quen với sở trường lặn lội trong núi rừng nên cùng bạn bẻ rủ trốn trại. Cuộc vượt thoát bất thành “Tôi bị cùm trong một cái conex. Conex nằm giữa một hàng rào kẽm gai vây chung quanh. Bên trong conex sát đáy của chiều ngang có xếp hai thanh gỗ lớn mà chiều dài của hai thanh gỗ nầy vừa sít với chiều ngang của conex… Để khỏi nhúc nhích, một đầu của hai thanh gổ nầy được siết bằng một cái bù lon, đầu còn lại được giữ bằng một thanh thép xỏ ngược từ dưới lên trên, phần trên của thanh thép, có khoan một lỗ, móc vào ống khóa… Đêm đầu thọc chân vào cùm, với cái thân thể nửa chết nửa sống của tôi chẳng mang đến cho tôi một cảm giác nào”. Vệ binh coi tù còn dùng thanh sắt đập vào conex “Cách thức tra tấn uy hiếp tù thế nầy kể ra cũng là một đòn độc, trắng đêm chập chờn” (Dở Ẹt).

Mùa Đông năm 1976, tù nhân bị chuyển ra Bắc “Lúc mới ra Yên Bái, tôi bị nhốt ở trại 9 thuộc liên trại I của đoàn 77”. Rồi lần lượt trải qua các trại tù nơi núi rừng miền Bắc. Những mẩu chuyện xảy ra như hình ảnh thằng cà dẹo vì có tật ở chân, đi khập khiểng, sinh năm 1952 “Một gã ăn xin ở chợ Bà Chiểu, lượm được cái áo của một thiếu tá nào đó quăng xuống đường, tròng vào. Bị bắt và bị ghép bao nhiêu thứ tội. Nào là ngoan cố không trình diện, nào là không tuân lịnh đầu hàng, vẫn tiếc quân hàm, mưu đồ chống phá… thế là cái gã ăn xin đó được cùng ngồi tàu Sông Hồng ra Bắc với bọn mình”. “Nó đi trình diện ở tù thế cho một thằng bạn theo cách giang hồ của nó, ơn đền oán trả, chuyện ở tù mười ngày đối với nó chẳng là cơm áo gì. Nó không ngờ mà các tay đàn em nó, khuân vác, đứng bến ở Lâm Đồng cũng không ngờ nó ở tù biền biệt… 6 năm” (Học Được Cái Ngu).

Nói đến chốn lao tù là nói đến cái đói, đói triền miên. Đói hành hạ xác thân! “Trong tù có ai cái say rất đáng sợ. Nhất là say khoai mì (H34 loại mì kỹ nghệ, rất độc) trên tuôn dưới tè ra, không cách nào cưỡng được. Nhì là say mật, bụng cứng căng, móc họng cũng không ói, lạ lùng… Một thằng bạn trước khi xuôi tay vĩnh biệt anh em, chỉ mơ được một bữa khoai mì no bụng” (Quà Thăm Nuôi).

Thế mà hoàn cảnh xã hội bên ngoài khốn cùng trong thời điểm đó “Thời còn ở trại tù Tân Lập Vĩnh Phú, tôi đã từng chung đụng, tiếp xúc với đám tù hình sự nam… Những ngày tháng tù đối với chế độ nầy không khác gì một giấc ngủ trưa… còn được sướng cái là ngày ngày khỏi phải chạy kiếm hai bữa ăn. Mấy thằng đảng viên chúng ăn trộm cả nhà lầu, ô tô con thế mà vẫn phè phỡn, em chỉ ăn trộm mỗi một con heo đã mút tầm ngày tháng. Đó là câu nói của thằng Hùng Lợn, tù 7 năm chưa rục rịch, tù 7 năm mà chẳng thiết tha ngày về. Với nó trong tù cực như con chó nhưng so với đám thanh niên ngoài xã hội nó… còn sướng hơn cả trăm lần” ( Am Mưu Lật Đổ Chính Quyền). Bữa ăn trong tù với bobo, cơm độn khoai, sắn… thiếu trước hụt sau, chỉ lót dạ cho qua ngày thế mà Hùng Lợn so sánh còn hơn bên ngoài thì người dân sống trong cảnh lầm than không kể xiết!

Xen lẫn trong cảnh khốn cùng ở các trại tù, có vài mẩu chuyện vui vui trong giữa anh em, giữa các chiến hữu với nhau đã một thời vào sinh ra tử. Cái đau của Trạch Gầm có lẽ là nỗi đau của nhiều người cùng sát cánh bên nhau trong cơn binh lửa “Chỉ mỗi một cái lệnh buông súng đầu hàng vô điều kiện, còn đau hơn cả trăm viên đạn thù ghim vào người, thế hệ của những lính trẻ, mà có đứa hơn chục năm gối đầu gió sương…” trong bài viết cuối cùng của tác phẩm nầy khi gập sách lại, cảm thấy ngầm ngùi.

Từ lúc “trình diện” nơi ngôi trường cũ, sang Long Giao, lưu lạc các trại tù ở núi rừng Bắc Việt rồi trở vào Z30 D Hàm Tân qua hai mươi lăm mẫu chuyện với “Lò cừ nung nấu sự đời. Bức tranh vân cẩu, vẽ người tang thương” (Nguyễn Gia Thiều).

Trạch Gầm đã ấn hành 3 tập thơ: Vụn Vặt (2007), Ráng Chịu (2009), Dấu Giày Chinh Chiến (2013). Anh coi thơ như là hơi thở, nguồn sống, là những dòng chia sẻ với đồng đội, bằng hữu và tha nhân. Vì vậy tác phẩm nầy được xem là tuyển tập thơ văn.

“… Anh đã mất đã quên niềm thương nhớ
Đường tương tư em mòn mỏi trăng thâu
Nghe nhớ thương dâng lên tùng góc phố
Cánh chim bằng gãy cánh bỏ trời cao…”

“… Gởi tặng em lại một ngày nghiệt ngã
Của bọn anh trong năm tháng điêu tàn…!”

“… Dăm thằng bạn trắng tay đời đau điếng
Gánh đau thương mòn cả lối ngậm ngùi
Tóc đã bạc, đời tha phương cũng bạc
Gặp lại nhau đong thương nhớ đầy vơi…”

Đọc những dòng thơ trên mới cảm nhận ý nghĩa nội dung của tựa đề Nhốt Vòng Nhớ Thương.

Vương Trùng Dương
Sóng Thần Trump: Nhìn Xa
Vũ Linh/Vietbao
...bỏ cử tri đoàn sẽ khiến cho tiếng nói cử tri của ít nhất hai chục tiểu bang bị tắt ngúm...
Trong hai tuần qua, ta đã có dịp bàn về những nguyên nhân gần của thắng lợi của ông Trump, cũng như đoán qua những gì TT Trump sẽ làm. Bây giờ, ta đào sâu thêm vấn đề, nhìn xa hơn.
Trước hết, ta nhìn lại thất bại bất ngờ của bà Hillary. Tất nhiên, nhìn sự việc sau khi đã xẩy ra bao giờ cũng dễ và cái gì cũng… quá hiển nhiên. Nhưng sự thật là thất bại của bà Hillary đúng ra có thể đoán trước được.
Nước Mỹ ngày nay hình như đã bị chia làm hai khối rõ rệt: một khối là dân thành thị và một khối là dân lao động và nông thôn.
Khối dân trí thức, trưởng giả thành thị sống trong một vỏ bọc tự mãn mà mọi sự tương đối đều khá tốt đẹp: kinh tế phục hồi, thất nghiệp thấp, một số lớn có việc làm tốt, lương cao và ổn định. Khối này ăn no rửng mỡ, suốt ngày chú tâm lo mấy cái chuyện “phải đạo” như quyền phá thai tự do, hôn nhân đồng tính, chuyện cầu tiêu cho vài ba anh chị chuyển giới, hợp pháp hoá ma túy, hâm nóng địa cầu, ô nhiễm môi sinh,… Gọi là phú quý sinh lễ nghiã.
Dĩ nhiên trong khối thành thị này có khối dân da màu và nghèo nữa. Nhưng khối này được bảo vệ, đùm bọc bằng trợ cấp, ve vãn bởi khối trí thức cấp tiến trưởng giả, nhân danh bao dung, hòa nhập, đa dạng,... Bỏ phiếu cho phe cấp tiến vô điều kiện. Khỏi bàn thêm.
Trong khi đó thì một khối dân khác, là dân lao động, dân trung lưu sống trong vùng ngoại ô, nông thôn hay tỉnh lẻ bị lãng quên, không ai để ý việc họ mất job, mất bảo hiểm y tế, bị ngân hàng tịch thu nhà, con cái đi học trong các trường xuống cấp,… Họ làm việc cật lực mà vẫn không thấy khá hơn khi mức lương thực tế đã không tăng từ 15 năm qua. Họ lo cho bữa cơm tối nay chứ không phải chuyện hâm nóng địa cầu trong vài thế kỷ nữa. Họ lo cho con họ khỏi bị ăn bom khủng bố chứ không lo cho cái cầu tiêu trong trường của chúng.
Trong khi đó, họ cũng nhìn thấy những kỷ lục mới như kỷ lục người sống bằng trợ cấp, bằng phiếu thực phẩm foodstamps,... toàn là tiền thuế họ đóng. Họ cũng nghe thấy TT Clinton đi Detroit tuyên bố bà Hillary sẽ mang hàng trăm ngàn dân Trung Đông vào làm việc tại đây để phục hồi kinh tế của tiểu bang, mà không nghe thấy ông nói gì về chuyện kiếm jobs tốt cho chính họ. Ai lo cho họ đây?
Chỉ có một người nhìn thấy rõ và công khai nói rõ là sẽ lo cho họ: miả mai thay, đó là một ông tỷ phú sống trong lâu đài bạc trăm triệu tại Nữu Ước. Kết quả là đảng DC không còn là đảng của lao động, thợ thuyền, trung lưu nữa, mà chỉ còn là đảng của dân da màu từ đen đến nâu đến vàng, nữ hoàng welfare, dân thất nghiệp chờ trợ cấp, đồng tính, một nhúm trí thức thiên tả và một đám rửng mỡ. Mà như vậy thì làm sao thắng cử gì nữa?
Nhà Nước Obama, đảng DC, giới chuyên gia tự phong, bà Hillary, và ngay cả giới chóp bu đảng CH và các tài phiệt Wall Street, tất cả đều đã dự đoán sai lầm về kết quả bầu cử chỉ vì tất cả đều sống trong cái bọc thành thị, mà không ai nhìn thấy cái khối dân lính thợ hay dân cầy ruộng nông thôn. Nhất là mấy anh nhà báo và mấy anh chuyên gia thăm dò dư luận trong phòng lạnh tại các tòa nhà trọc trời ở New York, San Francisco, Washington DC,...
Thật ra, bà Hillary cũng nhìn thấy họ chứ không phải là không, nhưng bà đã nhìn sai. Cái bệnh, hay đúng hơn, cái cố tật bất trị của dân cấp tiến luôn luôn là thái độ mục hạ vô nhân, tự cho mình là trí thức, hiểu hết biết hết, và dĩ nhiên lúc nào cũng là chân lý. Tất cả những người không đồng ý với họ đều là kỳ thị, có ác ý, ngu dốt,... Bà Hillary cũng mắc bệnh này, trước mắt bà, chỉ có “cái đám tệ hại, kỳ thị, hết thuốc chữa” mới chống bà.
Có người cãi “nói TT Obama và bà Hillary không lo cho khối thợ thuyền là sai”. Đảng DC là đảng của người nghèo, với chính sách giúp đỡ dân lao động và dân nghèo tối đa, bằng đủ loại trợ cấp, kể cả trợ cấp thất nghiệp được gia hạn mấy lần. Và thật là một miả mai khi TT Obama và bà Hillary lo cho dân nghèo và dân lao động như vậy mà lại bị họ bỏ, nhẩy qua bên ông tỷ phú sống trong nhà lát vàng.
Lý luận như vậy là không hiểu tâm lý khối dân đó. Họ là khối dân có tự trọng, tự tin vào cánh tay của mình, không thích sống nhờ trợ cấp do Nhà Nước ban cho. Cái mà họ cần là công ăn việc làm tốt để sống độc lập, cho dù phải vất vả, chứ không phải là ăn không ngồi rồi lãnh tiền thí phát. Dân cao bồi trong suốt lịch sử Mỹ, chưa bao giờ muốn sống nhờ trợ cấp của Nhà Nước. TT Obama và bà Hillary cho rằng trợ cấp sẽ mua được tất cả. Và họ đã sai.
Như một tác giả đã nhận định, cả chục triệu người của cái khối bị lãng quên đó trong những tiểu bang kỹ nghệ đã kiên nhẫn đứng xếp hàng cả mấy tiếng đồng hồ để bỏ phiếu cho người mà họ tin sẽ giúp mang jobs lại cho họ, an toàn lại cho gia đình họ. Cái lạ lùng là họ làm vậy bất chấp mọi “dự đoán” của tất cả chuyên gia và truyền thông dòng chính (TTDC) là bà Hillary tất nhiên sẽ thắng, không có cách nào khác được. Có nghiã là lá phiếu bỏ cho ông Trump của họ hoàn toàn vô ích, lãng phí. Nhưng họ không cần biết lá phiếu của họ sẽ mang lại thành công cho họ hay không, miễn sao có dịp nói lên tiếng nói của họ, đó mới là điều quan trọng. Và kết quả là họ đã thắng. Cuộc bầu cử vừa qua là một bài học vô giá về dân chủ và sự quan trọng của mỗi lá phiếu trong một chế độ dân chủ thực sự.
Điểm đáng nói, cả chục triệu người đó phần lớn sống ở tỉnh nhỏ, nông thôn làng xã, hay làm việc cật lực cả ngày trong hãng xưởng, chỉ nhìn thấy đời sống thực tế trước mắt và chung quanh mình. Họ không đọc New York Times hay Washington Post, không coi CNN hay MSNBC, nên không nhìn thấy bức tranh kinh tế huy hoàng của TT Obama mà TTDC tô vẽ cho dân thành thị.
Nhiều chuyện quan trọng sẽ xẩy ra trong hậu trường chính trị Mỹ trong những năm tháng tới.
Đảng DC thua sẽ phải đóng cửa diện bích vài năm để tự vấn, tìm cách tuyển lựa một ứng viên khá hơn cho năm 2020 và xa hơn nữa. Hiển nhiên cuộc bầu cử thể hiện việc cả nước bác bỏ toàn diện đảng DC và tư tưởng cấp tiến, hơn là hậu thuẫn ông Trump.
Ngắn hạn, đảng DC sẽ bị phân hoá nặng, đánh nhau túi bụi trong nội bộ. Đảng sẽ đòi hòi những bộ mặt mới không tỳ vết qua vụ thảm bại, và nhất là phải có một hướng đi mới gần với quần chúng hơn. Rồi đảng sẽ phải nghĩ đến tương lai, xa cũng như gần. Gần nhất là cuộc bầu giữa muà năm 2018. DC sẽ phải cố gắng bằng mọi cách chiếm thêm được ít nhất ba ghế để dành lại đa số tại Thượng Viện để cầm chân ông Trump. Không dễ chút nào khi năm đó sẽ có 25 thượng nghị sĩ DC phải ra tranh cử lại, tức là tất cả 25 vị đó đều phải thắng hết, cộng thêm 3 vị mới nữa, mới nắm được đa số tại Thượng Viện. Việc chiếm lại đa số tại Hạ Viện thì vô vọng, khỏi cần nghĩ tới.
Xa hơn là cuộc bầu tổng thống năm 2020. Ai sẽ đứng ra phất cờ cho đảng DC?
Dù sao, chuyện nhân sự cũng là chuyện nhỏ. Chuyện lớn là phải thay đổi chính sách, chiến lược như thế nào? Tiếp tục con đường cấp tiến cực đoan, bỏ qua đám da trắng bất mãn để tích cực phục vụ cho các khối thiểu số, hay de lui, bớt phải đạo để tìm cách lôi kéo khối da trắng đó “hồi chánh”?
Dĩ nhiên nếu ông Trump thất bại, không mang jobs về lại cho khối thợ thuyền và trung lưu da trắng, không cải tiến được cuộc sống của họ, thì họ sẽ trở về lại với DC rất nhanh. Nhưng ngược lại, nếu TT Trump mang jobs về lại cho họ được thì DC sẽ gặp khó khăn lớn trong nhiều năm tới.
TTDC bị dập mặt trong cuộc bầu vừa qua, cũng sẽ phải suy nghĩ lại những gì họ đã làm, phải làm một cuộc lột xác nội bộ nếu muốn lấy lại uy tín và niềm tin của quần chúng. Khó ai có thể chối cãi việc TTDC phe đảng quá mức chẳng những đã làm mất niềm tin của quần chúng, mà còn tạo bất bình vì thiếu công bằng. Dân Mỹ nói chung rất trọng công bằng -fairness-, và TTDC đã đi quá xa, nhất là báo New York Times bị coi như cơ quan ngôn luận của DC, và đài CNN, bị gọi là Clinton News Network. Trong mùa tranh cử, TTDC tràn ngập cáo phó về CH. Cuối cùng thì thiên hạ lại đi dự đám ma DC.
New York Times đã viết một bài dài, xin lỗi độc giả vì đã tiên đoán sai lầm, đánh giá không chính xác hậu thuẫn của ông Trump, không hiểu những ưu tư, lo ngại của một khối lớn dân Mỹ. Đây dĩ nhiên là một bước tiến đáng ghi nhận, nhưng dù sao vẫn chưa đủ: NYT vẫn chưa chịu nhìn nhận đã có quan điểm cấp tiến cực đoan, hoàn toàn thiên vị. Và vẫn chứng nào tật nấy, loan tin đám dân đang biểu tình đập phá chống ông Trump với thiện cảm, không một lời tố cáo nào, tập trung nỗ lực đả kích nội các mới của ông Trump mặc dù chưa ai nhậm chức. Xin lỗi thì xin lỗi, phe đảng vẫn phe đảng.
TTDC có cách bào chữa rất sáng tạo. Khi họ tung hô TT Obama thì họ biện giải trách nhiệm của truyền thông là giúp cho chính quyền thành công. Bây giờ họ đánh ông Trump thì họ vặn vẹo truyền thông có trách nhiệm chống chính quyền chứ không thể dạ vâng suốt ngày. Các cụ ta gọi là “lưỡi không xương, muôn đường lắt léo” là vậy.
Ngay cả đảng CH cũng phải tìm cách hàn gắn, sau những chia rẽ lớn giữa hai phe ủng hộ và chống ông Trump. Khối #NeverTrump và các chính khách “phản đảng” đào ngũ qua phe bà Hillary, mất hết uy tín trong nội bộ đảng sẽ phải “tự kiểm thảo” và “hồi chánh”. Ông Romney đã gặp ông Trump và có thể tham gia nội các. Ông Jeb Bush kêu gọi đảng CH nhất trí yểm trợ tổng thống tân cử, xây dựng lại đảng.
Chuyện xin chữ ký để cử tri đoàn bỏ phiếu cho bà Hillary có tính khôi hài, như mấy đứa con nít lăn ra ăn vạ vì không được ăn kẹo. Trên nguyên tắc, chuyện thay đổi bầu bán kiểu này có thể xẩy ra, hoàn toàn hợp pháp, và bà Hillary có thể trở thành tổng thống được. Nhưng trên thực tế, chẳng thể nào xẩy ra, ít ra phải có gần 40 đại biểu của ông Trump phản đảng, nhẩy rào bỏ phiếu cho bà Hillary thì bà mới đắc cử, là chuyện không thể xẩy ra.
Cử tri đoàn là đại biểu của các tiểu bang, họ phải bỏ phiếu theo tiểu bang mình, sao lại đòi hỏi họ bỏ phiếu theo các tiểu bang khác. Ví dụ: ông Trump thắng tại Florida, làm sao các đại biểu của Florida lại có thể bỏ phiếu cho bà Hillary chỉ vì bà này thắng tại Cali được? Lý luận vậy mà cũng có người nghe! Ấy vậy chứ một ông giáo sư đại học Harvard đã khẩn khoản van nài các đại biểu dẹp chuyện “ý dân” đi và bầu cho bà Hillary để “cứu nước Mỹ”. Vẫn cái bệnh cố hữu của mấy ông bà trí thức cấp tiến “chỉ có tôi là không ngoan, có lý, tất cả thiên hạ đều ngu hết”. Dẹp ý dân đi, nghe theo ý tôi!
Mà nếu đảng DC “ăn cướp” bầu cử kiểu này được thật thì nước Mỹ sẽ có nội chiến ngay. Đừng quên phản ứng của khối 60 triệu người đã bầu cho ông Trump, một phần không nhỏ là dân cao bồi. Ông thần Trump dĩ nhiên sẽ không ngồi yên.
Dù sao thì việc làm của nhóm người này cũng nêu lên một vấn đề cần xét lại: đó là thể thức bầu gián tiếp qua cử tri đoàn.
Trước hết, ta cần phải hiểu đây là hình thức bầu bán cực kỳ phức tạp mà các cha già của nước Mỹ này đã tốn không biết bao nhiêu công sức mới nghĩ ra được, rồi lại được điều chỉnh liên tục từ cả hơn 200 năm qua. Chủ ý là tôn trọng tiếng nói tương đối đồng đều cho tất cả các tiểu bang trong liên bang.
Nếu bầu tổng thống dựa trên kết quả phổ thông đầu phiếu của cả nước, thì hiển nhiên những tiểu bang lớn hai bên ven biển như New York, New Jersey, Cali,... sẽ nắm trọn vẹn quyền quyết định, trong khi không ai để ý đến tiếng nói và quyền lợi của mấy chục tiểu bang nằm giữa hết. Hệ quả tất yếu là những tiểu bang này sẽ không có lý do gì ở lại trong liên bang nữa, mà sẽ rút ra, thành một liên bang độc lập hoàn toàn, hay thành hai ba chục “nước” độc lập. Liên bang hiện hữu sẽ tan vỡ.
Phe ta đòi hỏi bà Hillary phải là tổng thống vì bà thắng ông Trump tới hơn 2 triệu phiếu. Không sai là bà Hillary thắng khoảng hai triệu phiếu. Nhưng cái mà TTDC không nói rõ là tại đúng một tiểu bang Cali, bà Hillary đã thắng ông Trump tới gần 4 triệu phiếu. Như vậy nếu trên cả nước, bà Hillary chỉ thắng có 2 triệu phiếu, thì trừ qua trừ lại, có nghiã là ông Trump đã thắng 2 triệu phiếu trên 49 tiểu bang còn lại, có phải không? Có nghiã là bà Hillary chỉ là tổng thống của Cali, và ông Trump là tổng thống của cả nước. Tại sao cả nước phải theo Cali?
Ta cũng đừng nên quên là sách lược tranh cử của hai ứng viên hoàn toàn bị chi phối bởi thể thức bầu gián tiếp hiện hữu, cốt sao đạt được thắng lợi theo thủ tục này. Ông Trump đã biết rõ đi kiếm phiếu cho mình ở đâu đủ để đắc cử, nói gì để có thể thắng, trong khi bà Hillary mù tịt, một lần nữa chứng tỏ những chê bai về ông Trump không có kinh nghiệm hay khả năng chính trị là sai bét.
Một yếu tố quan trọng khác: hình thức cử tri đoàn đã dìm chết cả triệu phiếu của dân bảo thủ tại những tiểu bang cấp tiến lớn (không phải xôi đậu) như Cali, New York, New Jersey, Illinois, Massachusetts,... Họ biết đi bỏ phiếu cũng vô ích vì chắc chắn bà Hillary sẽ thắng tại tiểu bang của họ, nên họ nằm nhà. Nhưng nếu bầu theo số phiếu dân thì cả triệu người này sẽ đi bỏ phiếu, CH sẽ có thêm cả triệu phiếu nữa. Không có gì bảo đảm bà Hillary sẽ có nhiều phiếu hơn.
Bà thượng nghị sĩ Barbara Boxer của DC đã đệ nạp dự luật hủy bỏ cử tri đoàn để “bảo đảm tiếng nói của mỗi cử tri được tôn trọng”. Thật ra, hủy bỏ cử tri đoàn sẽ khiến cho tiếng nói của cử tri của ít nhất hai chục tiểu bang bị tắt ngúm.
Thực tế nhất, sẽ không có cách nào bỏ thể thức này được vì như vậy sẽ phải sửa Hiến Pháp, cần ít nhất 37 tiểu bang (2/3) chấp nhận. Hiện nay DC chỉ kiểm soát có 17 tiểu bang, làm sao đủ túc số sửa Hiến Pháp?
Bà Jill Stein, ứng viên cấp tiến cực đoan của đảng Xanh –Green Party-, thu được 1% phiếu tại Wisconsin. Dù vậy, bà cũng nộp đơn đòi đếm phiếu lại tại cả tiểu bang này, và tuyên bố sẽ đòi hỏi tương tự tại Michigan và Pennsylvania, vì bà Stein tố chuyên gia điện toán của Putin đã xâm nhập và cài máy bầu để tăng số phiếu của ông Trump. Theo luật Wisconsin, bà Stein sẽ phải trả chi phí đếm lại, cỡ chừng 2 triệu chưa kể vài triệu cho các luật sư. Bà Stein trong một tuần qua, đã thu được gần 5 triệu tiền “đóng góp” không biết của ai. Đây không phải là lần đầu đảng Xanh đòi đếm phiếu lại. Năm 2004 cũng đảng Xanh đòi đếm phiếu lại tại Ohio và ứng viên DC John Kerry được thêm 300 phiếu.
Kỳ hạn chót để chính thức xác nhận kết quả bầu cử là 13 tháng 12 trước khi cử tri đoàn chính thức bầu 19 tháng 12, 2016.
Nói tóm lại, “bên thua cuộc” đang loay hoay đủ kiểu để tìm cách lật ngược kết quả bầu cử, như mấy anh chết đuối đang tìm phao.
Nhìn xa, TT Trump sẽ có nhiều việc không làm được, sẽ rất đau đầu. Ông sẽ phải làm việc với lưỡng viện quốc hội. CH kiểm soát cả hai viện, nhưng không ít dân cử CH chống ông Trump quyết liệt, chưa chắc ông sẽ đủ đa số để làm gì. Sau đó, CH chỉ mới có 52 ghế tại Thượng Viện, chưa được đa số tuyệt đối 60, có nghiã là sẽ bị DC ngăn chặn rất nhiều việc, không phải muốn làm gì cũng được.
Nhận xét cuối cùng: một số không ít dân Mỹ không chấp nhận kết quả bầu cử, xuống đường biểu tình, đập phá liên tục cả tuần lễ sau bầu cử. Họ cũng dọa sẽ huy động cả triệu người biểu tình tại thủ đô ngày ông Trump tuyên thệ nhậm chức. Nghe qua đã thấy đáng ngại. Nhưng có lẽ sẽ chẳng thấm vào đâu khi ông Trump bắt đầu hành động, chẳng hạn như ra lệnh trục xuất hàng ngàn di dân lậu, hay thu hồi một phần Obamacare. Hàng ngàn người sẽ biểu tình chống đối, với sự cổ võ của TTDC, và sự gián tiếp đồng tình của TT Obama và bà Hillary. Bạo động sẽ khó tránh.
Sóng thần Trump đã nhận chìm cả đảng DC, khối cấp tiến, và TTDC. Cái nguy cơ trước mặt là nếu không khéo, sóng thần này cũng có thể quét luôn cả nước Mỹ ra biển. (27-11-16)

Vũ Linh
Phản ứng trước tiên của Donald Trump đối với vụ tấn công tại trường Đại Học Tiểu Bang Ohio

là cám ơn những người đã ứng phó nhanh.


Vị tổng thống đắc cử, ông Donald Trump hôm thứ hai đã phn ứng mau chóng trên mạng Facebook đối với một cuộc tấn công tại Đại Học của tiểu bang Ohio qua lời cám ơn những nhân viên đầu tiên đã đối phó để triệt tiêu mau chóng "mối đe dọa tại sân trường".
"Khi xem tin tức tường trình từ đại học Ohio" ông viết về vụ tấn công tại trường Columbus: "Tâm tư và lời cầu nguyện của chúng tôi đang ở cùng tất cả mội sinh viên và ban quản trị trường"
Ông Trump ca ngợi toán cấp cứu tại trường đại học đã làm một "công việc tuyệt vời" khi báo cho các sinh viên và các khoa qua hệ thống truyền thông "một cách tức thì".
"Xin gởi lời Cám Ơn đến mọi người tiên phong đã phản ứng ngay tức khắc và đã loại trừ cơn đe dọa tại khuôn viên của trường" ông viết tiếp.
Sáng sớm thứ Hai hôm đó, một người đàn ông đã phóng xe tông vào đám đông, nhảy ra và rút dao phay chém người, các viên chức hữu trách cho biết. Tên tấn công này đã bị cảnh sát bắn chết sau khi hắn bắt đầu đâm vào những người trong đám đông.
Cô Monica Moll, giám đốc ban an toàn công công của đại học Ohio đã nhận diện kẻ tấn công là Abdul Artan, một sinh viên của trường và là dân tỵ nạn từ Somali.
Chín người bị thương được chở đến bệnh viện, trong đó một người đang trong tình trạng nguy hiểm.
"Đây là hành động có mục đích" Cảnh sát trưởng ở Đại Học Ohio Draig Stone cho biết.
Cảnh sát viên Haroujko được khen vì phản ứng nhanh





Riêng viên cảnh sát đã hạ sát tên khủng bố đã được khen là "xuất sắc" chỉ mất 1 phút để tiếp cận hắn và nổ súng. Theo tin của Sputnik International thì không nghe ttổng thống Obama phê bình gì về vụ tấn công của anh da đen tỵ nạn từ Somali này, chỉ biết rằng ông đã được nghe tường trình và đã để cho ông Josh Earnest, phát ngôn nhân của ông trả lời với báo chí.

Fidel Castro: Hoang Dâm, Đạo Đức Giả
Nguyễn Ngọc Sẵng phỏng dịch
 Phóng dịch từ bài: $120 million bed-hopping hypocrite của nhà báo Tom Leonard  đăng   trong The Daily Mail ngày 27 tháng 11 năm 2016. 
Fidel Castro, một nhà cách mạng không nghỉ ngơi, không có thì giờ cho những thú vui của mình, coi ngày nghỉ là của bọn trưởng gỉa, ông sống trong túp lều như người câu cá.  Sự xa hoa duy nhất của ông là hút thuốc xì gà luôn miệng.
Trong suốt thời gian cai trị, người dân Cuba trải qua nhiều thập niên khốn khổ, nhà cửa đổ nát, thực phẩm được cung cấp theo qui định.  Riêng ông có cuộc sống xa hoa mà báo chí, truyền thông không bao giờ được cho phép biết đến.  Bàn tay sắt của ông che kín mọi sinh hoạt riêng của ông.
Một người háo gái, sành điệu với những thức ăn sang trọng đã sở hữu 20 căn biệt thự sang trong vùng bờ biển Trung Mỹ (Caribbean), và cả một hòn đảo riêng, thơ mộng mà ông dùng một du thuyền sang trọng, dài 88 bộ, để đi dạo nơi nầy.  Castro, con người vô cùng gian xảo!
A prodigious womaniser and food connoisseur who kept some 20 luxurious properties throughout the Caribbean — including a private island he used to visit on his beautiful yacht — Castro was a complete fraud. Seen above being presented with an invitation to the New York Press Photographer's Ball, New York City, April 23, 1959
Hình từ New York Press Photographer's Ball, New York City, April 23, 1959
Castro cả đời xỉ vả bọn tư bản hoang phí, sống như ông hoàng, trụy lạc trên sự khốn cùng của dân họ.
Nhưng những nhà quan sát tây phương đã từ lâu nghi ngờ ông Tổng Tư Lệnh Cuba nầy, ông đã bòn rút tiền của từ những doanh nghiệp quốc doanh, kể cả từ một mỏ vàng nhỏ của nhà nước.  Tạp chí Forbes trong năm 2006 liệt kê Castro là người giàu nhất trong những vị vua, hoàng hậu, kẻ độc tài trên thế giới, và Fidel tức giận bảo rằng ông chỉ sống nhờ vào đồng lương 20 bảng Anh mỗi tháng.
Trong quyển sách do người cựu nhân viên bảo vệ, ông Juan Reinaldo Sanchez tiết lộ về cuộc đời bí ẩn của Castro, cho biết tài sản riêng của Fidel ước lượng khoảng 100 triệu bảng Anh.
Sanchez tiết lộ những chi tiết về sự hoang phí làm kinh hoàng người dân Cuba nghèo khổ như việc Castro giải trí bằng cách đi xiên/ chỉa cá trong những vùng nước biển trong xanh tại hòn đảo riêng tên Cayo Piedra của ông, theo cung cách vua Henry XV đi săn thú trong vùng núi gần điện Versailles vậy.
Castro hàng ngày thức dậy vào khoảng 11 giờ sáng và người hầu quì xuống bên cạnh để mặc cho ông bộ trang phục bó sát của người thợ lặn, ông đi ra chiếc du thuyền màu sáng nhạt, trên đó có đầy đủ loại whisky mà ông thích với tôm hùm loại cở nhỏ như tôm hùm Na Uy để ra chổ xiên cá mà nơi nầy đã được nhóm cận vệ kiểm soát an ninh trước, và phải là nơi có nhiều cá để ông xiên giải trí.
Sanchez mô tả đây là nơi thần tiên để mua vui cho những người khách Castro ái mộ, như nhà văn Gabriel Garcia Marquez.  Một vùng nước trong xanh, có nhiều rùa và cá heo, trên chiếc du thuyền sang trọng làm bằng loại gổ đặc biệt lấy từ rừng Angola.
Người có vinh hạnh đi xiên cá với ông, còn có nữ tài tử Ý Đại Lợi Gina Lollobrigida, ông cẩn thận giấu tin nầy với các bà vợ hiện sống với ông.

Reported lovers included the Italian actress Gina Lollobrigida. He even kept secret the existence of his wives
Italian actress Gina Lollobrigida.
Những người tình của ông còn có những cô gái vị thành niên ở những hộp đêm, họ cho biết rằng khi làm tình với Fidel Castro ông vẫn liên tục hút thuốc xi gà!
Những hành vi quái vị đó đã tạo cho ông một hỗn danh là “con ngựa”. Ông đã dày xéo thân xác của những người đàn bà Cuba thuộc đủ loại sắc tộc, đủ loại màu da, đủ loại địa vị xã hội.  Một nhà báo nói nửa đùa nửa thật là hành vi dâm loạn khủng khiếp đó đã phủ nhận ông là tín đồ Thiên Chúa Giáo.  Những câu chuyện như vậy loan truyền ở thủ đô Havana và những lần ông “kết hôn” với những cô gái vừa đến tuổi thành hôn thì ông cho đội bảo vệ tuyên truyền rộng rãi  về thành tích cách mạng của quân giải phóng Cuba.
Castro luôn lừa gạt những người vợ đang sống với ông, nhất là bà vợ lớn tên Mirta Diaz-Balart, bà nầy kết hôn với ông lúc ông còn là sinh viên.  Bà có với ông một đứa  con trai, sau đó đã ly dị.  Dù đã ly dị, nhưng Castro đã gạt bà cho phép đứa con trai đó tên Fidelito sang thăm ông ở Mexico, và đứa con không bao giờ trở lại.  Đứa nhỏ đã gởi đi Nga học và sau nầy trở thành nhà khoa học nguyên tử hàng đầu của Cuba, nhưng Fidelito bị Castro cách chức.
Môt trong những người tình đầu tiên của Castro là bà Natalia Revuelta, môt bác sĩ về tim, đã có với ông một người con gái tên Alina, cô nầy đã tạo nhiều tai tiếng trong các hộp đêm ở Havana.  Sau cùng cô trốn khỏi thiên đường xã hội chủ nghiã của ba cô bằng cách đội đầu tóc giả, dùng hộ chiếu Mễ Tây Cơ giả để trốn đi. .
One of Castro’s early mistresses was Natalia Revuelta, a cardiologist’s wife who gave him a daughter
One of Castro’s early mistresses was Natalia Revuelta, a cardiologist’s wife who gave him a daughter
One of Castro’s early mistresses was Natalia Revuelta, a cardiologist’s wife who gave him a daughter.
Người tình kế tiếp của Castro là bà thư ký lâu đời của ông, tên Celia Sanchez, bà chết năm 1980, liền sau đó ông lấy bà Dalia, một cô giáo.  Bà nầy có với ông năm người con.  Bà sống một cách bí mật tại ngôi nhà riêng ở ngoại ô Havana.
Theo người cận vệ thì Castro và bà Sanchez đã gặp nhau lần đầu tiên trong cuộc diễn thuyết ngoài trời, ông đã thấy vẽ đẹp rực rỡ của bà, người ngồi hàng ghế đầu.  Castro nhanh chóng nhìn trộm bà và gọi Sanchez!.
Ông còn có tên là “con dê gìa”, người năng dùng thuốc Viagra (thuốc cường dương) trong lúc về gìa.  Những lời chế diễu lan truyền từ các tay thông dịch viên tiếng Anh và Pháp của ông, kể cả các nữ tiếp viên hàng không đi theo ông trong những chuyến công tác.
Những thèm khát đĩ điếm gây khó khăn cho những đồng minh cộng sản của ông.  Theo lời kể của Makus Wolf, cựu giám đốc tình báo của Đông Đức, thì nhân viên bảo vệ bị một phen kinh hoàng khi phát hiện Castro biến mất khi đang thăm Berlin.  Castro leo cửa sổ khách sạn ban đêm đi tìm nhà chứa gái.   Ông Wolf nói rằng ông có thể cung cấp cho Castro một người đàn bà, “nhưng đơn giản đó không phải là cách Castro muốn”.
Theo bà Sanchez thì Castro luôn miệng nói rằng ông sống trong cảnh tiện tặn, nhưng ông đã sống trong xa hoa mà người Cuba không thể hình dung nổi.
Bà nói tiếp, bóng dáng Castro sẽ rời khỏi cuộc đời người Cuba, nhưng họ sẽ sớm khám phá ra rằng những đau thương vô hạn mà Castro còn để lại lâu dài trong cuộc đời người dân Cuba.
Những người tình củ âm mưu giết Castro bằng loại kem thoa mặt có chất độc.
Trong nhiều thế hệ, những nhân viên CIA Mỹ và người Cuba lưu vong tìm cách ám sát Fidel Castro, có chừng 638 trường hợp riêng rẽ, bao gồm cả việc thuê mướn những tình nhân của Castro giết ông trong khi cùng chăn gối với ông.  Bà Marita Lorenz, 77 tuổi, định dùng hai viên thuốc  ngộ độc thịt (botulism pill) để giết ông.  Những viên thuốc nầy do mafia cung cấp, bà đã dấu trong cái lọ đựng kem thoa mặt.  Bà nằm chung giường với Castro, nơi ông cất khẩu súng bazooka bên dưới.  Lúc ra tay thì bà không thể tách lớp vỏ đông lạnh ra khỏi viên thuốc, nên bà bỏ hai viên thuốc vào bồn cầu và giội nước đi.
Trường họp khác là chất nổ đã gài vào vỏ sò đặt vào chổ Castro sẽ đến xiên cá, người thợ lặn sẽ cho nổ cái vỏ sò đựng chất nấm nhiễm da, sẽ làm cho da Castro nhiễm độc nặng. Trường họp khác, chất nổ đã nhồi vào điếu thuốc xi gà khi Castro đi dự hội nghị Liên Hiệp Quốc tại New York.  Nhân viên CIA cũng có  lần đã bỏ loại vi khuẩn độc trong trà, cà phê, hoặc cà rem của ông, nhưng chưa bao giờ kế hoạch được thành công.
.Lorenz (pictured in 2001) wrote a book, Dear Fidel, about her affair with the Cuban leader
Lorenz (pictured in 2001) wrote a book, Dear Fidel, about her affair with the Cuban leader
Một cựu nhân viên bảo vệ tiết lộ rằng năm 1963 một nhân viên khách sạn Havana Hilton bỏ thuốc độc vào sô cô la pha sửa để giết Castro, nhưng cuộc đầu độc bị thất bại vì viện thuốc độc bị rớt ra ngoài máy đông lạnh(freezer).
Một số dữ kiện được chánh phủ Hoa Kỳ lưu lại cho biết CIA đã cung cấp nhiều loại vũ khí khác nhau cho nhân viên của họ tại Cuba trong thập niên 60, như súng liên thanh cực nhanh, những cây bút bi với viên bi hình cây kim chích vào da mà nạn nhân không thể nhận dạng, nhưng tất cả đều không có dịp dùng.
CIA còn đưa ra một tình huống khác nữa là nếu không giết được Castro, họ sẽ tìm cách làm hắn bị mất mặt nơi công cộng.  Những nhân viên kỳ cựu nầy bàn đến cách xịt hoá chất gây ảo giác (hallucinogenic drug LSD) trong phòng thu hình của Castro, hay rắc bột hoá học làm rụng lông mày, rụng râu trước công chúng trên đôi giày Castro mang.  Tình huống nầy được xếp đặt khi Castro công du nước ngoài và để đôi giày trong khách sạn, nhưng ông ta thoát nạn vì chuyến đi cuối cùng bị hủy bỏ.
Một lần CIA bố trí tay bắn sẽ khi Castro đến coi trận đấu bóng chày năm 2000, số ông còn đem thảm hoạ cho dân Cuba, nên ông đổi ý vào giờ chót.  Một âm mưu khác nữa là CIA đã đặt 200 cân Anh thuốc nổ dưới gầm bục thuyết trình của Castro, nhưng ông ta không phát biểu gì vào hôm đó.
Hôm nay ông thực sự  nằm xuống.  Khen chê lẫn lộn, riêng ở Hoa Kỳ thì Tổng Thống Obama tuyên bố lịch sử sẽ ghi nhận, phán xét những tác động lớn lao (của Castro) với người dân Cuba, còn vị Tổng Thống tân cử Trump tuyên bố rằng Castro là nhà độc tài tàn bạo.

Nguyẽn Ngọc Sảng phỏng dịch và chuyển bài.


Blog Archive