Mỹ Khánh/DaiKyNguyen
Cựu Tổng thống Bill Clinton và Frank Giustra (phải). Ảnh: New York Times
Ngoài thỏa thuận Uranium One, báo New York Times năm 2008 có bài viết cho biết cựu Tổng thống Bill Clinton còn liên quan đến một hợp đồng uranium khác, giúp mang về hàng triệu USD cho nhà Clinton.
Vào cuối ngày 6/9/2005, một chiếc máy bay riêng mang nhà tài chính ngành khai khoáng Canada Franklyn Giustra tới Almaty, một thành phố đẹp như tranh vẽ ở phía đông nam Kazakhstan. Cách thành phố này vài trăm dặm về phía tây là một tài sản đang chờ đợi: Những mỏ uranium với trữ lượng nhiều người thèm muốn, có thể cung cấp nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân trên toàn thế giới. Và ông Giustra đang theo đuổi một thỏa thuận độc quyền để khai thác chúng.
Không giống những đối thủ cạnh tranh khác, ông Giustra là người mới đến khai thác uranium ở Kazakhstan, một nước thuộc Xô viết cũ. Nhưng những gì công ty non trẻ của ông thiếu hụt về kinh nghiệm, lại được bù đắp bằng các mối quan hệ. Cùng với ông Giustra trên máy bay MD-87 ngày hôm đó là cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton. Sau khi hạ cánh ở điểm dừng chân đầu tiên của một tour du lịch từ thiện 3 quốc gia, hai người đàn ông đã được giới thiệu đứng lên chia sẻ tại một bữa tiệc sang trọng vào nửa đêm với Tổng thống Kazakhstan Nursultan A. Nazarbayev, nhà độc tài đã cai trị đất nước 19 năm và đã đạt “thành tựu” về xóa bỏ những bất đồng chính trị.
Vợ chồng Clinton đã sử dụng quyền lực chính trị của họ ở Washington trong nhiều năm để bán nước Mỹ, theo Puppet String News (Ảnh: Twitter)
Ông Clinton bày tỏ sự ủng hộ nhiệt tình cho quyết định của lãnh đạo Kazakhstan trong việc lãnh đạo một tổ chức quốc tế theo dõi các cuộc bầu cử và ủng hộ nền dân chủ. Tuyên bố công khai của ông Clinton đã đi ngược lại cả chính sách đối ngoại của Mỹ cũng như những chỉ trích gay gắt về tình trạng nhân quyền kém cỏi của Kazakhstan. Trong 2 ngày, hồ sơ cho thấy ông Giustra đã giành chiến thắng khi công ty của ông ký kết các thỏa thuận sơ bộ cho phép họ mua lại 3 dự án uranium do cơ quan uranium Kazakhstan Kazatomprom quản lý.
Vợ chồng Clinton đã sử dụng quyền lực chính trị của họ ở Washington trong nhiều năm để bán nước Mỹ, theo Puppet String News (Ảnh: Twitter)
New York Times cho biết chỉ vài tháng sau khi thỏa thuận Kazakhstan kết thúc, quỹ từ thiện của ông Clinton đã nhận được một khoản tiền lên tới 31,3 triệu USD từ ông Giustra. Số tiền này được giữ bí mật cho đến khi ông thừa nhận hồi tháng 1/2008. Món quà này, kết hợp với lời cam kết của ông Giustra về việc sẽ công khai tài trợ cho Quỹ William J. Clinton thêm 100 triệu đô la, đã bảo đảm ông Giustra có một vị trí trong “vòng tròn” của ông Clinton – một câu lạc bộ các doanh nhân giàu có thân cận với cựu tổng thống, và dĩ nhiên có nhiều đặc quyền.
Dường như thỏa thuận uranium giữa ông Clinton và Kazatomprom đã diễn ra trong năm 2008, vậy làm sao ông có thể thực hiện điều đó trong năm 2008 khi ông không nắm giữ quyền lực chính trị hàng đầu ở Washington? Điều này, theo Puppet String News, có thể nhờ bà Hillary Clinton lúc đó đang là Thượng nghị sĩ Mỹ (từ năm 2001-2009). Có thể từ khi còn là Thượng nghị sĩ bà Clinton đã dùng ảnh hưởng của mình để trục lợi với các thỏa thuận uranium.
“Có lẽ vì vậy Mỹ đã có tới 2 giao dịch uranium thua lỗ, không chỉ Nga mà cả Kazakhstan, và điều này càng khẳng định rằng nhà Clinton đã sử dụng quyền lực chính trị của họ ở Washington trong nhiều năm để bán nước Mỹ”, Puppet String News kết luận.
Mỹ Khánh
No comments:
Post a Comment