Sunday, December 24, 2017

Sợ bị cắt viện trợ, chính quyền CS TP.HCM phải tháo trạm thu phí qua hầm Thủ Thiêm

Người Quan Sát/Calitoday

Trạm thu phí hầm Thủ Thiêm. Ảnh: Vnexpress
Vietnam - Chiều ngày 19/12, chính quyền Cộng sản thành phố HCM đã cho tháo dỡ trạm thu phí qua hầm Thủ Thiêm sau 6 năm xây dựng nhưng bỏ hoang. Sau khi tin tức trên được đăng tải, người dân thành phố rất hoan hỉ, vì tưởng chính quyền thành phố biết lo cho dân. Tuy nhiên, sự thật lại không phải như vậy.
Vào năm 2011, hầm Thủ Thiêm vượt qua sông Sài Gòn được hoàn thành. Đi cùng với đó là trạm thu phí cũng được hoàn tất. Vào khoảng tháng 9/2012, Sở Giao thông vận tải đã cho tổ chức thu phí thử nghiệm trong vòng một tháng. Theo tin tức mà chúng tôi có được, chính quyền thành phố HCM lúc này đã thống kê trung bình mỗi ngày có đến gần 15,000 xe hơi và 77,000 xe máy chạy qua hầm mỗi ngày. Số tiền thu phí mang về quá lớn khiến cho chính quyền rất hớn hở, vì nghĩ rằng sắp được hốt bạc đến nơi.
Tuy nhiên, kinh phí xây dựng hầm Thủ Thiêm là được viện trợ từ Quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức của Nhật Bản (ODA). Đây là loại viện trợ không hoàn lại mà chính phủ Nhật Bản ưu ái dành cho những quốc gia nghèo khổ như Việt Nam. Trước việc chính quyền Cộng sản thành phố HCM thu phí dòng xe cộ lưu thông qua lại, phía Nhật Bản đã gửi công hàm phản đối chính quyền thành phố HCM kịch liệt.
Trước phản ứng của phía Nhật Bản, chính quyền Cộng sản thành phố HCM đã có thư phúc đáp cho rằng, việc thu phí là nhằm lấy nguồn vốn để duy tu, bão dưỡng cho hầm Thủ Thiêm hàng năm. Tuy vậy, phía Nhật Bản không chấp nhận lý lẽ này và vẫn giữ nguyên ý kiến của mình. Trước sự phản đối dữ dội của Nhật Bản, chính quyền Cộng sản thành phố HCM đành phải ra quyết định tạm dừng việc thu phí và từ đó trạm thu phí bị bỏ hoang cho đến nay.
Từ các nguồn tin mà chúng tôi có được, số tiền bỏ ra để xây trạm thu phí hầm Thủ Thiêm lên đến 53 tỷ đồng. Số tiền này do Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Viettinbank) làm chủ đầu tư, sau khi có sự thỏa thuận với thành phố HCM để ăn chia. Những tưởng móc túi dân dễ dàng, nhưng khi sự việc đổ vỡ, phía Ngân hàng đã đòi tiền xây dựng lại. Cho đến này, phía Ngân hàng với thành phố HCM vẫn đang còn tranh cãi vì tiền bỏ ra chưa được lấy lại.
Sự việc là thế, nhưng để gỡ gạc thể diện thông qua truyền thông, chính quyền Cộng sản Sài Gòn cho biết việc tháo dỡ trạm, không thu phí là để chia sẽ khó khăn với người dân.
Đây không phải là lần đầu tiên những lãnh đạo CSVN giở trò trí trá đối với các khoản viện trợ không hoàn lại. Trong đầu của họ lúc nào cũng tìm cách để móc túi, bòn rút tiền của của dân. Trước đây, khi chính phủ Úc Đại Lợi (Australia) viện trợ không hoàn lại để xây dựng cầu Mỹ Thuận để bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long lại với nhau. Sau khi cầu được hoàn thành, thay vì để cho xe cộ được thoải mái qua lại thì chính quyền lại cho xây trạm thu phí để móc túi người dân.
Biết được tin tức trên, chính phủ Úc gửi công hàm phản đối. Phía Việt Nam đáp trả lại nói rằng, việc xây trạm thu phí là để lấy tiền đó bảo dưỡng, duy tu. Chính quyền Úc không chấp nhận lý lẽ trên, Tuy nhiên, phía Việt Nam vẫn tiếp tục làm liều và không chịu tháo dỡ các trạm thu phí.
Trước sự bất chấp, không tuân thủ thỏa thuận đã lập ra, chính quyền Úc đã cắt hết những khoản viện trợ xây cầu mà họ đã hứa sẽ tài trợ cho Việt Nam tại một số tỉnh ở miền Tây Việt Nam.
Có lẽ, do rút kinh nghiệm nỗi nhục từ cầu Mỹ Thuận mang lại, nên chính quyền Cộng sản thành phố HCM đã phải chấp nhận tháo dỡ trạm thu phí, chứ trong đầu của họ vẫn muốn bòn rút, móc túi của dân.
Theo báo Vnexpress cho biết, thống kê trong ba tháng qua, mỗi ngày trung bình có hơn 47,000 chiếc xe hơi và 230,000 xe máy lưu thông qua hầm. Với lưu lượng qua lại như vậy, số tiền mang lại từ việc thu phí sẽ rất lớn nhưng bài học từ cầu Mỹ Thuận, chính quyền thành phố HCM đã không dám để lòng tham ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài.
Người Quan sát

No comments:

Blog Archive