Lá Thư từ Đức Quốc:
Đức, càng ngày càng có nhiều người về hưu
đứng chờ ở "bàn ăn" miễn phí
* Lê Ngọc Châu
Đức, càng ngày càng có nhiều người về hưu
đứng chờ ở "bàn ăn" miễn phí
* Lê Ngọc Châu
Dẫn nhập: Ai cũng biết, Đức là một cường quốc về kinh tế và dân chúng có đời sống khá sung túc. Tuy nhiên chuyện chênh lệch giàu nghèo cũng khó tránh khỏi, vẫn có một số người sống lang thang, vô gia cư, ngủ bờ ngủ bụi. Nói chung, ở Đức không lo sợ bị đói, gia đình nào nghèo túng thì được chính phủ trợ cấp để sống theo quy định, dĩ nhiên không thể so sánh với những người có mức lương cao trên trung bình. Đời sống ở Đức từ nhiều năm qua khó khăn hơn, thiếu nhà cửa, tiền thuê nhà tăng nhanh hơn lương tăng, thiếu điều một nửa tiền lương phải chi ra để thuê nếu sống ở tại các thành phố lớn đắt đỏ mà Munich là một thí dụ nên nhiếu cặp vợ chồng cả hai phải đi làm mới đủ sống, chưa nói đến chuyện mua nhà cửa ở Đức cũng không đơn giản. Những người lớn tuổi về hưu và lương hưu (ví dụ) khoảng từ 800-1200€/tháng thì có đời sống rất chật vật nếu ở nhà thuê.
Bây giờ là Mùa Giáng Sinh, sắp bước sang năm mới 2018, nhiều người bản xứ muốn mua món quà Giáng Sinh nhỏ cho chính mình hay cho con cháu đôi khi không có đủ điều kiện…. Tình cờ thấy tin không vui này, tôi chuyển ngữ giới thiệu để đồng hương biết là Đức tuy ngó "giàu vậy nhưng không phải vậy". Có thể chúng ta may mắn hơn một số người Đức, nơi mà người Việt được định cư, được cưu mang từ cuối thập niên 70 sau khi vượt biển tìm Tự Do (LNC).
* * *
Ngày càng có nhiều người về hưu đứng chờ ăn miễn phí trong cái gọi là "bàn phân phối thực phẩm". Hiện tại, theo Chủ tịch Hiệp hội Liên bang Đức có tên "Bundesverband der Tafeln in Deutschland", Jochen Bruehl, cho báo "New Osnabruecker Zeitung" (NOZ, ấn bản thứ năm) biết là gần như mỗi người trong 4 khách hàng của "bàn ăn miễn phí này" đều đã nghỉ hưu. Số người cao tuổi sử dụng dịch vụ này đã tăng gấp đôi trong vòng 10 năm, lên tới 350.000.
Chủ tịch của Hiệp hội Xã hội VdK Đức, Ulrike Mascher, nói với "NOZ" rằng đây là một "chứng chỉ nghèo" của nước Đức cũng như cho rằng " bàn ăn này là cần thiết". "Nếu 350.000 người già thường xuyên trông cậy, đứng chờ và lệ thuộc vào " dịch vụ ăn miễn phí", thì đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nghèo đói ở tuổi già tại Đức đang gia tăng."
Đặc biệt, những người về hưu kém khả năng lao động vì thu nhập giảm thường sống ở mức nghèo khổ do mức chiết khấu cao về lương hưu của họ, bà chủ tịch VdK chỉ trích. Đối với nhiều người về hưu vì tiền thuê nhà ngày càng cao đang trở thành một vấn đề lớn đối với họ hơn bao giờ hết. Do đó, xây nhà "xã hội" (loại nhà mà nhà nước ưu tiên dành cho những người kém tài chánh!) cần được ưu tiên cao nhất, Mascher yêu cầu.
Tổng Liên đoàn từ thiện đồng đẳng (Paritaetische Gesamtverband) nhìn thấy chính các con số đề cập được xác nhận bởi các "bàn ăn" qua lời chỉ trích là nghèo đói tuổi già ngày càng tăng. "Đói nghèo là một số phận ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi nghỉ hưu cao hơn mức trung bình và đặc biệt khó khăn", chuyên gia về hưu trí của Hội từ thiện đồng đẳng, Joachim Rock giải thích ở Berlin. Đây là hệ quả của chính sách hưu trí trong những năm gần đây, trong đó "mục tiêu của tiêu chuẩn an sinh cho cuộc sống sau khi về hưu đã bị 'hy sinh', là nạn nhân của mục tiêu ổn định tỷ lệ đóng góp". Rock yêu cầu tăng 10% "bảo đảm cơ bản" cho tuổi già.
"Nghèo ở tuổi già và với người về hưu nam cũng như nữ, những người được cung cấp bằng dịch vụ "bàn ăn miễn phí", không phải là một người bình thường mới", Bernd Riexinger, lãnh đạo Đảng tả khuynh (die Linke) cho biết qua báo "New Osnabruecker Zeitung" (ấn bản ngày thứ Sáu). Ông nói nguyên nhân của vấn đề là "hưu trí giảm đều đều trong những năm qua trong thời đại Merkel, với sự hỗ trợ của đảng SPD". Tại Berlin, phó chủ tịch khối nghị sĩ của Tả Khuynh trong Quôc hội Đức, Sabine Zimmermann gọi đó là "thuộc về đời sống con người", nếu ai đó sau khi suốt đời đã đi làm phải dựa vào "bàn ăn"!.
Chủ tịch của Hiệp hội Xã hội VdK Đức, Ulrike Mascher, nói với "NOZ" rằng đây là một "chứng chỉ nghèo" của nước Đức cũng như cho rằng " bàn ăn này là cần thiết". "Nếu 350.000 người già thường xuyên trông cậy, đứng chờ và lệ thuộc vào " dịch vụ ăn miễn phí", thì đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nghèo đói ở tuổi già tại Đức đang gia tăng."
Đặc biệt, những người về hưu kém khả năng lao động vì thu nhập giảm thường sống ở mức nghèo khổ do mức chiết khấu cao về lương hưu của họ, bà chủ tịch VdK chỉ trích. Đối với nhiều người về hưu vì tiền thuê nhà ngày càng cao đang trở thành một vấn đề lớn đối với họ hơn bao giờ hết. Do đó, xây nhà "xã hội" (loại nhà mà nhà nước ưu tiên dành cho những người kém tài chánh!) cần được ưu tiên cao nhất, Mascher yêu cầu.
Tổng Liên đoàn từ thiện đồng đẳng (Paritaetische Gesamtverband) nhìn thấy chính các con số đề cập được xác nhận bởi các "bàn ăn" qua lời chỉ trích là nghèo đói tuổi già ngày càng tăng. "Đói nghèo là một số phận ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi nghỉ hưu cao hơn mức trung bình và đặc biệt khó khăn", chuyên gia về hưu trí của Hội từ thiện đồng đẳng, Joachim Rock giải thích ở Berlin. Đây là hệ quả của chính sách hưu trí trong những năm gần đây, trong đó "mục tiêu của tiêu chuẩn an sinh cho cuộc sống sau khi về hưu đã bị 'hy sinh', là nạn nhân của mục tiêu ổn định tỷ lệ đóng góp". Rock yêu cầu tăng 10% "bảo đảm cơ bản" cho tuổi già.
"Nghèo ở tuổi già và với người về hưu nam cũng như nữ, những người được cung cấp bằng dịch vụ "bàn ăn miễn phí", không phải là một người bình thường mới", Bernd Riexinger, lãnh đạo Đảng tả khuynh (die Linke) cho biết qua báo "New Osnabruecker Zeitung" (ấn bản ngày thứ Sáu). Ông nói nguyên nhân của vấn đề là "hưu trí giảm đều đều trong những năm qua trong thời đại Merkel, với sự hỗ trợ của đảng SPD". Tại Berlin, phó chủ tịch khối nghị sĩ của Tả Khuynh trong Quôc hội Đức, Sabine Zimmermann gọi đó là "thuộc về đời sống con người", nếu ai đó sau khi suốt đời đã đi làm phải dựa vào "bàn ăn"!.
* © Lê Ngọc Châu lược thuật – (Nam Đức, 23. December 2017)
- Theo AFP, Do., 21. Dez. 2017.
No comments:
Post a Comment