Tòa Bạch Ốc: Tối cao Pháp viện đã trốn sau các thủ tục
Hôm thứ Sáu (11/12, giờ Mỹ), Tối cao Pháp viện đã bác bỏ đơn kiện của Texas yêu cầu tòa án hủy bỏ kết quả bầu cử ở 4 tiểu bang chiến trường. Phát ngôn viên của Tòa Bạch Ốc, bà Kayleigh McEnany, đã đưa ra bình luận đối với vấn đề này, rằng các thẩm phán Tối cao Pháp viện đã lợi dụng thủ tục như một cái cớ để trốn tránh trách nhiệm trong việc duy trì Hiến pháp.
Trong một cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Sean Hannity của Fox News, McEnany nói, “Họ đang trốn tránh (nhiệm vụ) mà không có bất kỳ lời giải thích nào khác”.
“Họ đang trốn tránh, họ trốn sau các thủ tục như một cái cớ, để từ chối thực thi quyền lực và duy trì Hiến pháp”, bà McEnany nói thêm, “Chúng tôi đã nêu rõ sai phạm của từng tiểu bang và vạch ra những vi phạm nghiêm trọng về bảo hộ quyền bình đẳng trong Hiến pháp. Nhưng các khiếu nại về thủ tục tố tụng (bầu cử) hoàn toàn bị bỏ qua”.
Bà còn nhấn mạnh rằng: “Không ai trong số các thẩm phán của Tối cao pháp viện đưa ra ý kiến về các bằng chứng được nộp trong vụ án, 174.384 lá phiếu ở Michigan không có số đăng ký, đây mới chỉ là bằng chứng của tiểu bang này”. “Vì vậy những vị thẩm phán này đã không thấy được tính hợp pháp của vụ án này. Mặc dù họ đã đưa ra phán quyết, nhưng bằng chứng vẫn còn đó, việc đòi lại sự công bằng và tính toàn vẹn cho cuộc bầu cử vẫn đang tiếp tục”.
Thẩm phán Samuel Alito và Thẩm phán Clarence Thomas của Tối cao Pháp viện đã ra một tuyên bố riêng rằng ông sẽ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Texas, vì ông tin rằng Tối cao Pháp viện có nghĩa vụ thụ lý bất kỳ trường hợp nào nằm trong “quyền tài phán lần đầu”, nghĩa là tòa án cấp cao có quyền xét xử vụ án lần đầu tiên thay vì xem xét quyết định của tòa án cấp dưới.
“Theo quan điểm của tôi, chúng tôi không có quyền từ chối việc nộp đơn kiện trong vụ việc thuộc thẩm quyền ban đầu của chúng tôi”, thẩm phán Alito viết. “Do đó, tôi cho phép việc nộp đơn kiện nhưng sẽ không chấp thuận những đòi hỏi khác và tôi không bày tỏ quan điểm về bất kỳ vấn đề nào khác”.
Như được định nghĩa ban đầu trong Điều III, Mục 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ và hiện được hệ thống hóa trong luật liên bang tại 28 USC § 1251. Mục 1251 (a), Tối cao Pháp viện có thẩm quyền xét xử lần đầu (không cần qua xét xử ở các cấp dưới) đối với bốn loại vụ án, bỏ qua quy trình tòa phúc thẩm thường kéo dài.
Trong Đạo luật Tư pháp năm 1789, Quốc hội đã quy định quyền tài phán ban đầu của Tối cao Pháp viện là độc quyền đối với các vụ kiện giữa hai hoặc nhiều tiểu bang, giữa một tiểu bang và chính phủ nước ngoài, và đối với các đại sứ và các bộ trưởng công quyền khác.
Tổng Chưởng lý tiểu bang Texas, ông Paxton sau phán quyết của Tối cao Pháp viện đã đưa ra một tuyên bố nói rằng, rất đáng tiếc khi Tối cao pháp viện đã quyết định không thụ lý vụ kiện, cũng như không xác định xem việc 4 tiểu bang đã không tuân thủ luật bầu cử liên bang và tiểu bang, hành vi đó có phù hợp với Hiến pháp hay không”. “Tôi sẽ không ngừng chiến đấu để bảo vệ tính công bằng và toàn vẹn của cuộc bầu cử, bắt những kẻ chỉ vì lợi ích mà dám phá hoại cuộc bầu cử này phải chịu trách nhiệm”.
Tổng thống Trump đã tweet rằng, phán quyết của Tối cao pháp viện thật đáng thất vọng, thiếu dũng khí và sáng suốt, đó là “sự xấu hổ của luật pháp và đáng hổ thẹn cho nước Mỹ”. TT Trump cũng nói rằng ông sẽ vì người dân Mỹ, mà tiếp tục chiến đấu.
____________________________________________
The Supreme Court really let us down. No Wisdom, No Courage!
— Donald J. Trump (@realDonaldTrump)
December 12/12 /2020
__________________________________________
No comments:
Post a Comment