Tuesday, February 4, 2020

Vụ hối lộ tỷ Đô liên quan đến Bộ Quốc phòng VN?

Vụ việc đang gây chấn động trên quốc tế, khi hãng sản xuất thiết bị và máy bay hàng không Airbus tại châu Âu bị điều tra, sau đó buộc phải đồng ý trả 4 tỷ đô la tiền phạt cho Pháp, Anh và Hoa kỳ để giải quyết một cuộc điều tra tham nhũng toàn cầu kéo dài 4 năm kể từ 2016 đến nay.

Cuộc điều tra nhắm vào các cáo buộc rằng Airbus, giữa năm 2004 và 2016, đã sử dụng các đại lý trung gian để trả tiền hối lộ các quan chức ở nhiều quốc gia trong các thương vụ mua bán máy bay và vệ tinh.

Với thỏa thuận chấp nhận chịu phạt gần 4 tỷ USD cũng cho phép Airbus tránh các cáo buộc Hình sự, có thể làm tê liệt hoạt động kinh doanh của họ ở châu Âu và Hoa Kỳ, khi giao dịch hợp đồng mua bán với các chính phủ liên quan.

Airbus sẽ tiếp tục bị giới chức theo dõi trong thời gian ba năm, và mọi vi phạm trong ba năm tới có thể dẫn tới truy tố.

Thỏa thuận từng được loan báo công khai đầu tuần, nhưng hôm 31/1, tòa án của ba nước Pháp, Anh và Hoa kỳ mới chính thức thông qua.

“Khi đạt được thỏa thuận này, chúng tôi đang giúp Airbus mở sang một trang mới, để có thể bình tĩnh nhìn về tương lai kinh tế của mình” – Công tố viên người Pháp, Jean-Francois Bohnert nói.

Các đơn đặt hàng của Airbus đã được phủ kín cho đến tận năm 2023. Người khổng lồ hàng không vũ trụ châu Âu đã phá vỡ kỷ lục vào năm ngoái với hơn 1.200 đơn đặt hàng và giao hàng máy bay mới.

Airbus sẽ trả tiền phạt kỷ lục 3,6 tỉ euro – tương đương 3,9 tỉ USD – cho Anh, Pháp, Mỹ để dàn xếp cuộc điều tra hối lộ để thắng hợp đồng ở 20 quốc gia.

Hồ sơ của phía Mỹ có nêu tên phi vụ bán máy bay quân sự C-295 cho Việt Nam.

Giới chức Anh sẽ nhận được 1 tỉ euro, Pháp nhận 2,1 tỉ và Mỹ nhận 500 triệu euro.

Airbus thuê mướn hơn 130.000 nhân viên ở trên thế giới, đặt trụ sở tại Toulouse, Pháp.

Năm 2016, công ty tự khai báo với giới chức về cáo buộc hối lộ, và đề nghị các thanh tra viên xem xét hồ sơ về việc Airbus sử dụng các nhà môi giới nước ngoài.

Thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ nói đây là cuộc dàn xếp lớn nhất lịch sử về hối lộ ở hải ngoại.

Đây là cuộc điều tra của ba quốc gia Anh, Pháp, Mỹ.
Hình ảnh máy bay quân sự C-295 mà Việt Nam đã mua của Airbus

Thủ đoạn của Airbus là chi trả tiền cho một công ty môi giới, rồi thông qua công ty môi giới ấy sẽ chi tiền cho các quan chức lãnh đạo Quốc gia đã mua máy bay.

Các khoản hối lộ toàn cầu của Airbus diễn ra ít nhất từ 2008 và kéo dài ít nhất tới 2015.

Phán quyết thông qua thỏa thuận dàn xếp, do Tòa Cao cấp London duyệt hôm 31/1, nhận định: “Airbus có những chính sách và thủ tục ngăn hối lộ vào thời gian liên quan. Nhưng trước tháng 9/2014, các chính sách và thủ tục này được dễ dàng bỏ qua hay vi phạm, và tồn tại một văn hóa doanh nghiệp cho phép có hối lộ của các đối tác và / hoặc nhân viên Airbus trên thế giới.”

Malaysia

Theo cáo trạng của các nhà điều tra Anh, từ 2011 tới tháng 6/2015, Airbus đã không ngăn việc hối lộ liên quan hai công ty AirAsia và AirAsia X, đã mua 406 máy bay của Airbus.

Trong đó 180 máy bay bị cáo buộc là được mua nhờ các khoản hối lộ trị giá 50 triệu USD theo hình thức tài trợ cho một đội thể thao thuộc sở hữu của hai lãnh đạo trong AirAsia.

Trong thương vụ với Trung quốc, Tháng 7/2014, Airbus trả 10,35 triệu euro vào tài khoản ở Hong Kong của một ‘nhà tư vấn 3’ nhưng thực chất là để chuyển cho ‘nhà tư vấn 1’, từ đó mới đến tay quan chức Trung quốc.

Theo đó, từ 2013 tới 2015, Airbus dùng một đối tác ở Trung Quốc, trả tiền cho họ để dùng làm tiền hối lộ cho quan chức Trung Quốc.

Để che giấu, Airbus không trả trực tiếp cho đối tác này, mà trả vào tài khoản ngân hàng ở Hong Kong của một công ty khác.

Phía Mỹ cũng nói Airbus đã mời các lãnh đạo của nhiều công ty quốc doanh và hàng không quốc doanh, thỉnh thoảng có gia đình đi theo, thăm Mỹ, dự các sự kiện do Airbus trả toàn bộ chi phí. Ví dụ, lãnh đạo các công ty và hãng bay Trung Quốc đã dự một sự kiện tại Maui, Hawaii, từ 28/7 tới 2/8 năm 2013, với hoạt động như đánh golf.

Tháng 7/2014, Airbus trả 10,35 triệu euro vào tài khoản ở Hong Kong của một ‘nhà tư vấn 3’ nhưng thực chất là để chuyển cho ‘nhà tư vấn 1’. ‘Nhà tư vấn 1’ được mô tả là ‘một doanh nhân Trung Quốc mà trong quá khứ đã chứng tỏ khả năng lobby chính quyền Trung Quốc’.

Với Việt nam, Airbus cũng phải làm ăn với một công ty môi giới Hongkong và 3 nhà tư vấn khác do công ty Hongkong này giới thiệu.
Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Phùng Quang Thanh

Tài liệu công bố chính thức của Bộ Tư pháp Mỹ cũng có phần nói về cáo buộc tại Việt Nam. Đây là liên quan việc Airbus bán máy bay quân sự C-295 cho Ghana, Indonesia và Việt Nam.

Phần về Việt Nam không đề cập có hay không việc Airbus hối lộ quan chức Việt Nam. Thay vào đó, cáo buộc của Mỹ là Airbus đã sử dụng môi giới để giúp xúc tiến bán máy bay quân sự C-295.

Liên quan vụ mua bán, Airbus sẽ trả “đóng góp chính trị, chi phí, hay tiền hoa hồng” (political contributions, fees, commissions) cho các bên thứ ba.
Mỹ nói rằng từ khoảng 2009 tới 2014, Airbus tìm cách bán máy bay quân sự cho Việt Nam, với kết quả là bán được ba chiếc C-295.

Hợp đồng bán ba chiếc C-295 giữa Airbus và Bộ Quốc phòng Việt Nam ký ngày 17/12/2013.

Bộ trưởng Quốc phòng VN giai đoạn này là Đại tướng Phùng Quang Thanh.

Chính quyền Pháp cho biết rằng vì sự hợp tác của Airbus, tiền phạt chỉ bằng một nửa so với trước đây.

Các nhà điều tra Mỹ nói Airbus, hoặc người liên quan Airbus, đã hứa hẹn trả “đóng góp chính trị, chi phí, hoặc tiền hoa hồng” (political contributions, fees, commissions) là 6.150.226 Euro.

Hồ sơ của Mỹ mô tả tiếp rằng, một Tổ chức 4 (Organization 4), là một công ty Hong Kong làm ăn ở Việt Nam. Có ba Nhà tư vấn 6, 7, 8, đều là công dân nước ngoài, là đối tác kiểm soát Tổ chức 4.

Nhà tư vấn 7 được Mỹ mô tả là có quan hệ cá nhân lâu dài với các quan chức chính phủ và lãnh đạo hàng không Việt Nam.

Tổ chức 4 bắt đầu làm việc cho Airbus từ khoảng năm 2002.

Ngày 20/12/2013, sau khi bán xong C-295 cho Việt Nam, Airbus có thỏa thuận sẽ trả cho Tổ chức 4 khoản phí thành công, là 6.150.226 Euro.

Và rốt cuộc, theo phía Mỹ, Airbus đã thực trả ít nhất 2.935.541 Euro, theo thỏa thuận.

Đài Loan
Các nhà điều tra Anh cáo buộc từ tháng 7/2011 tới tháng 6/2015, Airbus đã không ngăn việc hối lộ liên quan nhân viên của TransAsia Airways.

TransAsia Airways (TNA) là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Đài Loan, đã ngừng hoạt động từ 2016.

Từ 2010 tới 2013, Airbus chuyển tiền, thông qua hai công ty của môi giới, cho một giám đốc của TNA. Trong thời gian này, TNA mua 20 máy bay Airbus.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tiếp Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa

Indonesia

Các nhà điều tra Anh cáo buộc Airbus có bê bối liên quan thương vụ mua máy bay của PT Garuda Indonesia và Citilink Indonesia. PT Garuda Indonesia (Persero) Tbk (Garuda) là hãng bay quốc gia của Indonesia.
Citilink Indonesia là công ty bay giá rẻ trực thuộc Garuda.

Theo cáo buộc, từ 2011 tới 2014, một môi giới của Airbus trả 3,3 triệu USD cho nhiều người của Garuda và Citilink.

Vụ việc nhận hối lộ của các quan chức tại Trung quốc và Việt nam đã thành một tiền lệ trong một đất nước đầy tham nhũng do Đảng cộng sản lãnh đạo.

Với tổng giá trị mua sắm hàng tỷ đô la thì số tiền mà các quan chức của Đảng cộng sản nhận được theo tỷ lệ thuận là rất lớn, chính điều này đã khiến nhiều người tìm mọi cách vào Đảng cộng sản không phải do lý tưởng gì, mà đơn giản là họ sẽ được tận hưởng độc quyền tham nhũng.

Bên cạnh đó, cách quản lý đất nước lạc hậu và đầy yếu kém của những người đứng đầu Đảng , nhà nước như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì ngân sách đất nước sẽ ngày một trống rỗng, nợ công đè lên đôi vai của người dân Việt nam ngày càng một nặng nề.

Điều này cho thấy, nếu người dân tiếp tục im lặng thì gánh nặng nợ nần này sẽ được chuyển giao qua các thế hệ con cháu và biến họ thành những con nợ đầy đau khổ.

Trung Hiếu từ TpHCM – Thoibao.de (Tổng hợp)

Nguồn: BBC

No comments:

Blog Archive