1. Họa Covid-19
Gần 5 năm trước, TC đã cho lắp đặt phòng thí nghiệm đầu tiên tối tân nhất thuộc Viện Vi trùng học Vũ Hán gồm 7 phòng thí nghiệm sinh học mức độ P4 (mức an toàn sinh học cao nhất), với mục tiêu nghiên cứu những chủng vi rút nguy hiểm nhất thế giới bao gồm vi rút gây bệnh Ebola và SARS (1).
Theo bài viết trên Tạp chí khoa học nồi tiếng Nature thì vi rút SARS không ít lần “xổng chuồng” khỏi các phòng thí nghiệm này. Và cũng chính Bill Gates sau khi biết Vũ Hán đã đưa các phòng thí nghiệm sinh học vào hoạt động chính thức hồi 2017 đã cảnh báo rằng “Có thể sẽ có hơn 30 triệu người Trung Hoa chết trong 6 tháng đầu tiên, nếu có dịch xẩy ra”.
Cuối năm 2019 dịch Coronavirus đã bùng nổ, cướp đi đến nay hơn 1.600 mạng người, chủ yếu ở Hồ Bắc nơi nó xuất hiện lần đầu tiên. Và tổng số người nhiễm dịch đã lên gần 70.000 trường hợp. Về phía nhà cầm quyền TC lúc nào cũng đổ cho Chợ Hải sản Hoa Nam (nằm cách Viện Vi trùng học chỉ 32 km) đã mang Covid-19 đến.
Điều cần đặt nghi vấn là tại sao nhà cầm quyền TC đang chật vật với việc dập dịch mà phía Hoa Kỳ từ hơn 1 tháng nay đã đề nghị gửi chuyên gia đến giúp đỡ thì lại bị Bắc Kinh từ chối? Cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã đưa ra một đề nghị tương tự vào khoảng hai tuần trước và chỉ nhận được lời hứa hẹn là sẽ "sắp xếp thỏa thuận"!
Để giải thích cho sự từ chối của TC trước đây thì chỉ có hai thuyết: Một là TC muốn chứng tỏ với thế giới rằng tự mình có thể bảo đảm dập được dịch, hai là TC đang cần thời gian để xóa sạch dấu vết một âm mưu dùng vũ khí sinh học hầu khống chế toàn cầu.
Thuyết âm mưu có vẻ phù hợp với bản chất hung hăng bành trướng của chính quyền TC hơn vì đến hôm 04/02/20, TC mới chịu đồng ý cho phép các chuyên gia y tế Mỹ cùng WHO đến nước này để hỗ trợ cuộc chiến với Covid-19. (Sau khi đã hỏa táng các phòng lab tại Vũ Hán chăng?)
Nhưng TC lại không quên đưa Phát ngôn nhân Cảnh Sảng ra tuyên bố ngấm ngầm răn đe: “Washington muốn cử chuyên gia đến thì những người này phải chịu sự quản lý chung của TQ”!
Đúng là có tật giật mình, phải có gì khuất tất mới tỏ thái độ hoảng hốt như vậy.
Để trấn an lòng dân, TC lại đưa một số chuyên gia Y tế TC ra tuyên truyền đợt bùng phát virus Corona gây dịch Covid-19 thể nào cũng kết thúc vào mùa hè khi bắc bán cầu nóng lên (!) Song các chuyên gia Anh lại bác bỏ tuyên bố trên của TC chưa hẳn đã đúng, tất cả chỉ là một sự khái quát hóa thiếu cơ sở. (Theo tạp chí New Scientist dẫn lời chuyên gia Trudie Lang tại Đại học Oxford-Anh).
TC bưng bít kiểu gì thì thế giới cũng biết thừa là TC đã không công bố thành thật hết con số tử vong từ trận dịch. Thậm chí giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã tuyên bố số ca nhiễm mà TC đưa ra có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng”, đồng thời ông còn cảnh báo thêm “Các nước phải rút kinh nghiệm từ sự phong tỏa ở Trung Quốc đối với nước họ để chuẩn bị cho sự bùng phát có thể xảy ra ở nước mình”.
Liệu Việt Nam, nước đàn em sát nách bên TC có đang đứng trước “tảng băng trôi” hay không? Tảng băng trôi chính là các ca nhiễm chưa bị phát hiện từ TC đang thoải mái “trôi” ồ ạt vào VN và được nhà cầm quyền CSVN cho mở cửa khẩu đón nhận với tinh thần vô cùng thấm đẫm “tình đồng chí”!
Thực tế, khả năng Covid-19 vào VN theo đường du lịch là rất lớn! Nhiều nghiên cứu khoa học công bố, đã phát hiện không ít bệnh nhân đã nhiễm virus mà không có triệu chứng sốt. Do đó, việc chỉ thực hiện đo thân nhiệt du khách tại các điểm vận chuyển hành khách như cửa khẩu, phi trường vẫn chưa đủ để sàng lọc hết Covid-19.
Đóng cửa biên giới là một biện pháp ngăn chặn hữu hiệu nhất. Nếu không thực hiện ngăn chận từ đầu mà để dịch tràn lan vào nước ta thì chính đảng cộng sản phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước toàn dân.
2. Họa H5N1
Hôm 01/02/20 TC lại thông báo cúm gia cầm H5N1 đã bắt đầu hoành hành tại tỉnh Hồ Nam, tức là gần với tâm dịch viêm phổi cấp do virus Covid-19 gây ra.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cúm gia cầm H5N1 có khả năng lây nhiễm sang người thấp, nhưng khi đã lây, có thể gây tử vong ở người với tỷ lệ lên tới 60%.
Cũng cần nhắc lại, từ 2018, TC đã vật lộn với dịch tả heo châu Phi, khiến nước này rơi vào cơn sốt thịt heo, đẩy giá tiêu dùng lên mức cao nhất trong 8 năm.
“Dịch dồn dịch” khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của TC giảm tới hai phần trăm trong quý này. Theo CNN điều này tương đương với sự suy giảm 62 tỷ USD, chưa kể khoản chi phí mà TC đã bỏ ra đến nay là 12,6 tỷ USD cho thiết bị y tế và điều trị các loại dịch (2).
3. Họa động đất
Theo báo China Daily, sáng 03/02/2020, tại thành phố Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên đã xảy ra một trận động đất lên tới 5,1 độ Richter. Trận động đất ngay sát trung tâm thành phố nên đã khiến nhiều tòa nhà cao tầng tại đây rung lắc dữ dội. Tỉnh Tứ Xuyên nằm ở phía tây nam TC là nơi đã nhiều lần phải hứng chịu các trận động đất, thảm khốc nhất phải kể đến trận động đất Tứ Xuyên năm 2008 với cường độ 7,8 độ Richter, làm hơn 250.000 người thiệt mạng. (3)
Nói đến động đất là người ta liên tưởng đến nguy cơ tiềm tàng vỡ Đập Tam Hiệp. Đập Tam Hiệp (ở Hồ Bắc) của TC được xây dựng ngay trên các đường đứt gãy địa chấn (nơi thạch quyển đã nứt), và đến khi các điều kiện tại chỗ “chín muồi”, một con đập thủy điện khổng lồ như Đập Tam Hiệp có thể khiến động đất xảy ra sớm hơn, dẫn tới vỡ đập và khối nước khổng lồ đang chứa trong đập sẽ tràn ra ngoài như một cơn sóng thần chưa từng có trong lịch sử loài người. Theo tính toán của các chuyên gia, "nếu" Đập Tam Hiệp bị vỡ thì chỉ mất 5-10 phút toàn bộ dân cư hàng trăm triệu người kể cả ở các thành phố lớn sẽ bị cuốn ra Biển Đông. 1/3 diện tích TC bao gồm các thành phố Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải sẽ bị chôn vùi trong nước lụt...
Kết luận
Chắc chắn TC sẽ khó tồn tại khi cả ba đại dịch này cùng xảy đến, và khi TC tàn lụi thì VC cũng không thể nào thọ hơn một giây đồng hồ.
No comments:
Post a Comment