Sunday, December 31, 2017

Những người chiến thắng tuổi già

Johanna Quaas
image
“Vì lý do nào đó chúng ta vẫn nghĩ rằng những người nắm được bí quyết sống lâu và giữ được sự trẻ trung chỉ có ở những nơi rừng sâu núi thẳm hay các tu viện. Điều này không đúng,” ông Vladimir Yakovlev nói, 

“Những người như thế đang sống xung quanh chúng ta: trong ngôi nhà hàng xóm, nằm cách một con đường hay ở các thành phố mà chúng ta thường lui tới. Chúng ta chỉ không biết họ và do đó không có cơ hội học hỏi từ họ cách sống mà mới hôm qua còn là điều viễn vông.”

Vladimir Yakovlev là một nhiếp ảnh gia người Nga. Ông đã bắt đầu dự án ‘Tuổi Hạnh phúc’ hồi năm 2011 để chụp lại hình ảnh những con người trên khắp thế giới đi ngược lại quy luật của tuổi già. Johanna Quaas là một vận động viên thể dục người Đức. Trong tấm ảnh được Yakovlev chụp hồi năm 2012, bà đã 86 tuổi.

Montserrat Mecho
image
Yakovlev vừa mới xuất bản một cuốn sách với tư liệu được thu thập từ dự án. Cuốn sách với tiêu đề ‘Tôi muốn làm gì ở tuổi 70?’ đã kể câu chuyện của 30 người không già theo thời gian, trong đó có một tay lướt sóng 75 tuổi, một vận động viên marathon 103 tuổi và một ngôi sao khiêu dâm 79 tuổi. Hồi tháng Tư năm 2012, Yavkovlev đã chụp ảnh Montserrat Mecho lúc đó 78 tuổi. Bà nhảy dù lần đầu tiên vào năm 49 tuổi và kể từ đó đã nhảy dù thêm 1.000 lần nữa. Ngoài ra, bà còn chơi truợt tuyết, dù lượn và lặn biển.

Yvonne Dowlen
image
“Khởi đầu đây là một dự án rất cá nhân,” Yakovlev nói, “Tôi đã hơn 50 tuổi. Tôi muốn xem điều gì sẽ chờ đợi mình trong tương lai và quan trọng nhất là tôi có thể tác động đến những gì xảy đến với mình ở mức độ nào.” 

Một tai nạn ở tuổi 80 đã khiến bà Yvonne Dowlen bị chấn thương nghiêm trọng. Các bác si? đã khuyên bà treo đôi giày trượt băng nhưng bà, hiện nay đã 89 tuổi và đã trượt băng được 75 năm, vẫn tiếp tục thi đấu. “Nếu có lúc nào đó tâm trạng tôi không vui, tôi sẽ nhìn những người bạn già đang phải thở túi ôxy, đeo giày trượt vào và mỉm cười.”

Tao Porchon-Lynch
image
Trong bức ảnh được chụp hồi tháng 11 năm 2011, bà Tao Porchon-Lynch đã 93 tuổi. Khi đó bà là một vũ công và giáo viên hướng dẫn yoga. Kể từ khi bà bắt đầu tranh tài khiêu vũ ở tuổi 87, bà đã giành được hơn 600 phần thưởng và vẫn tiếp tục dạy yoga ở tuổi 96. Một ngày bình thường của bà sẽ bao gồm ba tiếng dạy yoga vào buổi sáng và hai tiếng khiêu vũ vào buổi chiều. Các bạn nhảy của bà đều trẻ hơn bà 70 tuổi. “Tôi không tin vào tuổi già. Tôi tin vào sức mạnh của năng lượng,” bà trả lời những ai khuyên bà nên nghỉ ngơi.

Ruth Flowers
image
Sau khi giúp tổ chức sinh nhật cho đứa cháu trai, Ruth Flowers đã cảm thấy muốn trở thành một DJ, một tay chỉnh nhạc, ở tuổi 68. Bà đảm đương vai trò này lần đầu tiên ở Villa Murano ở Cannes ở tuổi 78 và xuất hiện ở các câu lạc bộ đêm ở khắp nơi trên thế giới cho đến khi bà qua đời vào tháng Năm năm 2014, thọ 83 tuổi. 

Bức ảnh này được Yakovlev chụp hồi năm 2012. “Những gì mà tôi thấy đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống và suy nghĩ của tôi về con người có thể làm gì trong lúc tuổi xế chiều,” ông Yakovlev nói.

Greta Pontarelli
image
“Greta Pontarelli 61 tuổi. Bà xuất hiện trước khán giả trong bộ đồ bikini lấp lánh, bà bước đến chiếc sào, cúi sâu người xuống, tay nắm lấy chiếc sào và đẩy người lên khỏi mặt đất một cách nhẹ nhàng. Sau đó, bà trình diễn một động tác phức tạp và hồi hộp đến khó tin trên cây sào,” Yakovlev mô tả màn trình diễn của người phụ nữ Mỹ đã theo đuổi môn trình diễn sào ở tuổi 59. “Để làm cho xương cứng chắc hơn, tôi cần phải có những bài tập luyện gian khổ – một môn vận động có nâng vật nặng,” bà nói.

John Lowe
image
Mơ ước được khiêu vũ cả đời, nhưng chỉ đến năm 79 tuổi, John Lowe mới theo đuổi ballet và có màn trình diễn đầu tiên trên sân khấu khi đã 89 tuổi. Gia đình ông không cho ông làm cú xoay người 360 độ ở trên không khi ông bước sang tuổi 90. “Họ sợ rằng nếu tôi ngã thì tôi sẽ không thể trở lại như xưa,” Lowe nói với Yakovlev trong lần được chụp hình hồi năm 2012. “Nhưng điều đó không ngăn cản Lowe thực hiện những cú nhảy,” Yakovlev nói, “Để thực hiện những động tác phức tạp hơn, John thậm chí còn mắc một chiếc xà trên trần nhà. Ông treo mình lên đó mỗi ngày.” 

Giờ đây ở tuổi 94, ông vẫn tập luyện và trình diễn mỗi ngày. Lowe nói về bí quyết tận hưởng cuộc sống lúc tuổi già như sau: “Hãy tìm kiếm điều gì đó sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn. Điều này rất khó những tôi nghĩ ai cũng thể tìm được cái gì đó cho mình. Múa ballet giúp tôi giữ cho sống lưng thẳng và lừa dối tuổi tác.”

Lloyd Kahn
image
Lloyd Kahn, sống ở California, bắt đầu chơi trượt ván ở tuổi 65. Theo Yakovlev, ông đã ‘té ngay lập tức và bị chấn thương ở tay. Bắt đầu từ đó, ông xác định mình phải đeo đầy đủ trang phục bảo hộ. Yakovlev chụp bức ảnh này hồi năm 2013 khi Kahn đã 78 tuổi. “Gần như mỗi ngày Kahn đều chơi với ván trượt ở quanh thị trấn Bolinas ven biển. Ông chọn những con đường có những con dốc dài, có độ dốc từ từ và những cua ngoặt nhẹ. Trên trang blog của ông, ông mô tả việc đi trượt ván với con trai và cháu trai. Con trai ông viết: “Tôi không biết mình nên lo lắng cho đứa con trai ba tuổi hay người cha 79 tuổi của tôi.”

Duan Tzinfu
image















Duan Tzinfu đã thay đổi cuộc sống của mình khi ông phát hiện một nhóm người đang tập luyện ở một công viên ở Bắc Kinh. Sau 50 năm làm việc trong một xưởng kính, sức khỏe của Duan Tzinfu đã bị tàn phá nghiêm trọng. Ông ấy không thể bước đi và phổi của ông ấy, vốn bị bụi kính tàn phá, không thể hoạt động trơn tru được. Nhưng ông ấy đã xin vào nhóm trên tập luyện duỗi cơ thể và các bài tập hơi thở theo nguyên lý Đạo giáo mỗi ngày. Giờ đây ở tuổi 76 ông có thể thực hiện những động tác mà những người trẻ hơn cũng chưa chắc làm được.

Doris Long
image
Doris Long bắt đầu chơi trò leo xuống các độ cao khi bà 85 tuổi sau khi chứng kiến những người trèo xuống một vách núi cao 20 mét ở Hampshire. “Doris nghĩ rằng hành động đó rất thú vị và bà ấy đã đúng,” Yakovlev nói. “Tôi rất phấn chấn sau khi leo xong,” Long kể về lần đầu tiên bà làm thử. Ở tuổi 92, bà đã trèo xuống tòa nhà Millgate cao 70 mét và là tòa nhà cao nhất Portsmouth. Giờ đã 100 tuổi, bà vẫn chơi môn này.
Hồng sấy khô Hàn Quốc


Tại Hàn Quốc, để làm món hồng sấy khô, hay còn gọi là “gotgam” phải mất hơn một tháng, và món này thường được sử dụng làm đồ ăn nhẹ hoặc là thành phần của thực phẩm khác. Không phải gà quý, cũng chẳng phải rượu Tây, hồng khô mới là món quà thượng hạng, quý giá nhất mỗi dịp lễ tết. Ngày xưa, hồng khô là “thức ăn chỉ dành cho thượng đế”, ngày nay nó trở thành quả ngon vào mỗi dịp đông về.



Nguyên liệu:


– Hồng giòn (số lượng tùy ý)
– Rượu trắng
– Dây buộc hồng

Cách làm:


Bước 1: Đang mùa hồng dòn Đà Lạt nên mọi người mua của nhà cho an toàn nhé. Chọn mua hồng quả cứng, tròn đều, không trầy xước, không chín quá. Rửa sạch, gọt vỏ đến gần cuống, giữ nguyên cuống, tránh gãy cuống.
'

Bước 2: Nhúng từng quả hồng qua rượu trắng. Nhúng nhẹ nhàng ngập hồng rồi bỏ ra luôn. Vì sao phải nhúng qua rượu? Vì rượu sẽ khử trùng bớt vi khuẩn bám vào hồng và làm cho ruột hồng mau khô hơn.




Bước 3: Dùng dây sạch đã chuẩn bị buộc vào cuống mỗi quả hồng. Chọn địa điểm phơi hồng thoáng đãng có nhiều ánh nắng, gió và ít bụi bẩn. Tránh chỗ ẩm ướt sẽ làm mốc hồng. Khi treo hồng nên để xen kẽ, hồng không được dính vào nhau vì như vậy cũng sẽ làm hồng bị hỏng.

'
Bước 4: Phơi hồng tới ngày thứ 5 thì mỗi ngày các bạn ra nắn nhẹ nhàng, đều tay xung quanh quả hồng để chất ngọt trong hồng được đều nhau. Rồi tiếp tục phơi tới ngày thứ 10 là có thể dùng được.


Chú ý: Sau ngày thứ 5 trở đi nếu có quả hồng lên những hạt trắng li li như bị mốc thì không phải nhé, đó là chất đường trong hồng tiết ra chứ không phải mốc. Mọi người chú ý không lại bỏ hồng đi thì phí.

Hồng khô tự làm dẻo ngon không lo nhuộm hóa chất độc hại và đặc biệt an toàn cho cả nhà. Hơn nữa, hồng khô có chứa nhiều beta-caroten, tốt cho thị lực và ngăn ngừa lão hóa, ngăn ngừa sự hình thành ung thư phổi.
Một Chút Lan Man

BS Đỗ Hồng Ngọc


Ngẫm lại sự đời, tôi thấy hình như hầu hết chúng ta chẳng bao giờ thực sống. Lúc còn trẻ, ta mơ ước tương lai, sống cho tương lai. Nghĩ rằng phải đạt cái này cái nọ, có được cái kia cái khác mới là sống. Khi có tuổi, khi đã có được cái này cái nọ, cái kia cái khác thì ta lại sống cho quá khứ! Hừm! Nhỏ mong cho mau lớn, lớn mong cho nhỏ lại. Quả là lý thú! Tóm lại, ta chẳng biết quý những giây phút hiện tại.

Một người 60, tiếc mãi tuổi 45 của mình, thì khi 75, họ sẽ tiếc mãi tuổi 60, rồi khi 80, họ sẽ càng tiếc 75! Vậy tại sao ta không nghĩ ta đang ở cái tuổi tuyệt vời nhất của mình lại không yêu thích nó đi, sao cứ phải.... nguyền rủa, bất mãn với nó. Có phải tội nghiệp nó không? Ta đang ở cái tuổi nào thì nhất định tuổi đó phải là tuổi đẹp nhất rồi, không thể có tuổi nào đẹp hơn nữa!

Còn đối với các vị phụ nữ cũng có khi gạt gẫm mình chút đỉnh như đi giải phẫu thẩm mỹ chẳng hạn. Xóa chỗ này, bơm chỗ nọ, lóc chỗ kia. Nhưng nhức mỏi vẫn cứ nhức mỏi, loãng xương vẫn cứ loãng xương, tim mạch vẫn cứ tim mạch... Thân thể ta cứ tiến triển theo một "lộ trình" đã được vạch sẵn của nó, không cần hỏi han ta, không cần biết ta có “chịu” không! Mà hình như, càng nguyền rủa, càng bất mãn với nó, nó càng làm dữ.

Trái lại, nếu biết thương yêu nó, chiều chuộng nó một chút, biết cách cho nó ăn, cho nó nghỉ, biết cách làm cho xương nó cứng cáp, làm cho mạch máu nó thông thoáng, làm cho các khớp nó trơn tru thì nó cũng sẽ tử tế với ta hơn. Từ ngày "thế giới phẳng" thông qua internet, ta còn sống với đời sống ảo. Ta ngồi đây với người nhà nhưng chuyện trò với một người nào khác, cười đùa, nhăn nhó, giận dữ, âu yếm với một người nào khác ở nơi xa. Khi bắt lại câu chuyện với mọi người bên cạnh thì nhiều khi đã lỡ nhịp!

Hiểu ra những điều tầm thường đó, tôi biết quý thời gian hơn, quý phút giây hiện tại, ở đây và bây giờ hơn. Nhờ vậy mà không có thì giờ cho già nữa! Hiện tại với tôi thì không có già, không có trẻ, không có quá khứ vị lai. Dĩ nhiên, không phải trốn chạy già mà hiểu nó, chấp nhận nó, thưởng thức nó. Khi biết "enjoy" nó thì quả có nhiều điều thú vị để phát hiện, để khám phá.

Từ ngày biết thương "thân thể" của mình hơn, tử tế với nó hơn, thì có vẻ tôi... cũng khác tôi xưa. Tôi biết cho thân thể của mình ăn khi đói, không ép nó ăn lúc đang no, không cần phải cười cười nói nói trong lúc ăn. Món gì khoái khẩu thì ăn, chay mặn gì cũng tốt. Cá khô, mắm ruốc gì cũng được, miễn là đừng nhiều muối quá!

Một người bạn tôi mắc bệnh "ăn không được", "ăn không biết ngon" vậy mà vẫn béo phì, đi không nổi, là bởi vì các con thương ông quá, mua toàn sữa Mỹ mắc tiền cho uống! Sữa giàu năng lượng, nhiều chất béo bổ quá, làm sao còn có thể ăn ngon, làm sao không béo phì cho được?

Giá ông nghèo một chút còn hay hơn! Cá kho quẹt, rau muống mà tốt, miễn ông ăn thấy ngon, thấy sướng! Tôi cũng biết cho thân thể của mình ngủ hơn. Ngủ đầy giấc, đủ giấc. Ngủ đủ giấc là cơ hội tốt nhất cho các tế bào não phục hồi, như sạc pin vậy. Sạc không đủ mà đòi pin ngon lành sao được!

Bảy trăm năm trước, Trần Nhân Tông viết: Cơ tắc xan hề khốn tắc miên! (Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền!) trong bài Cư trần lạc đạo, (ở đời mà vui đạo)! Ông là vị vua nhà Trần sớm nhường ngôi cho con, lên tu ở núi Yên Tử, Tổ sư thiền phái Trúc Lâm. Tu hành như vậy mà khi quân Nguyên xâm lấn nước ta, ông liền xuống núi, ra tay dẹp giặc, xong, phủi tay lên núi tu tiếp!

Mỗi người có đồng hồ sinh học của riêng mình, không ai giống ai, như vân tay vậy, cho nên không cần bắt chước, chỉ cần lắng nghe mình. Phương pháp này, phương pháp nọ của người này người kia bày vẽ chẳng qua cũng chỉ để tham khảo, nắm lấy nguyên tắc chung thôi, rồi áp dụng vào hoàn cảnh riêng cụ thể của mình, tính cách mình, sinh lý mình. Phương pháp nào có sự ép buộc cứng ngắc quá thì phải cảnh giác!

Nên nhớ rằng tới tuổi nào đó, tai ta sẽ bắt đầu kém nhạy, mắt bắt đầu kém tinh, đấu óc bắt đầu kém sắc sảo. Tai kém nhạy để bớt nghe những điều chướng tai. Mắt kém tinh để bớt thấy những điều gai mắt. Đầu óc cứ sắc sảo hoài ai chịu cho nổi! Tuy vậy, tai kém mà muốn nghe gì thì nghe được, không thì đóng lại; mắt kém mà muốn thấy gì thì thấy được, không thì khép lại. Thế là "căn" hết tiếp xúc được với "trần". Tự dưng không tu hành gì cả mà cũng như tu, cũng thực tập ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm!

Rồi một hôm đẹp trời nào đó ta còn có thể phát hiện mắt mình chẳng những nhìn kém mà còn thấy những ngôi sao lấm chấm, những lốm đốm hoa trên bầu trời trong xanh vời vợi kia. Nếu không phải do một thứ bệnh mắt nào đó thì đây hẳn là hiện tượng thoái hóa của tuổi già, nói nôm na là mắt xài lâu quá, hết thời hạn bảo hành.

Cái mà người xưa gọi là "hoa đốm hư không" chính là nó. Tưởng hoa đốm của trời, ai dè trong mắt mình! Chính cái "tưởng" của ta nhiều khi làm hại ta. Biết vậy ta bớt mất thì giờ cho những cuộc tranh tụng, bớt tiêu hao năng lượng vào những chuyện hơn thua. Dĩ nhiên có những chuyện phải ra ngô ra khoai, nhưng cái cách cũng đã khác, cái nhìn đã khác, biết tôn trọng ý kiến người khác, biết chấp nhận và nhìn lại mình.

Khi 20 tuổi người ta băn khoăn lo lắng không biết người khác nghĩ gì về mình. Đến 40 thì ai nghĩ gì mặc họ. Đến 60 mới biết chả có ai nghĩ gì về mình cả! Tóm lại, chấp nhận mình là mình và từ bi với mình một chút. Có lẽ như vậy hay hơn cho mình.

BS. Đỗ Hồng Ngọc
Phương Tây bắt đầu tỉnh ngộ với Trung Quốc

Lê Mạnh Hùng/ Báo Người Việt

Ngoại trừ một giai đoạn ngắn sau vụ thảm sát tại Thiên An Môn năm 1979, kể từ thập niên 1970, hầu hết các nước phương Tây đều giữ quan hệ mật thiết với Trung Quốc trong hy vọng rằng đất nước này sẽ hội nhập vào trật tự thế giới do Hoa Kỳ lãnh đạo và dần dà trở thành một nước dân chủ tự do giống như mình.
Nhưng những hy vọng đó đang tàn lụi dần khi phương Tây càng ngày càng nhận thức được rằng Trung Quốc không hề có ý định cởi mở hệ thống chính trị của mình. Đồng thời họ cũng càng ngày càng e ngại về những cố gắng của Bắc Kinh nhằm ảnh hưởng đến việc phương Tây đánh giá hệ thống chuyên chế của mình.
Aodaliya renmin zhan qi lai! – Dân tộc Úc đã đứng dậy” đó là lời Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull nói với các phóng viên bằng một câu nói tiếng Phổ Thông bập bẹ – một cố ý nhại lại câu tuyên bố của Mao Trạch Đông vào năm 1949 rằng dân tộc Trung Quốc đã đứng dậy – để bảo vệ luật mới của Úc nhằm giới hạn ảnh hưởng của các chính phủ nước ngoài đối với chính trị Úc vốn được đưa ra với một mục tiêu cụ thể: đảng Cộng Sản Trung Quốc. Và luật này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc tranh luận lâu dài về phương Tây phải làm sao phản ứng trước sự nổi lên của Trung Cộng.
Trong vòng ba tuần qua, các cơ quan tình báo của Đức và New Zealand đã công khai lên tiếng báo động về nguy cơ các hoạt động gián điệp và gây ảnh hưởng của Trung Quốc tại nước họ. Thứ Tư tuần trước, Quốc Hội Mỹ đã tổ chức một buổi điều trần để thảo luận về “cánh tay dài của Trung Quốc.”
Những cố gắng của chính phủ Trung Quốc để hướng dẫn, mua chuộc, cưỡng bách gây ảnh hưởng chính trị và kiểm soát các cuộc thảo luận về ‘những vấn đề tế nhị’ đã rất phổ biến và tạo ra những thách thức nghiêm trọng tại Mỹ cũng như các nước đồng minh của chúng ta.” Đó là báo cáo của Thượng Nghị Sĩ Marco Rubia, chủ tịch ủy ban Quốc Hội về Trung Quốc.
Trong lúc sự chú ý của thế giới tập trung vào những cố gắng của Nga ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tại Mỹ và tại Châu Âu thì những hoạt động rộng lớn hơn của Trung Quốc đã gây ra ít chú ý hơn nhiều, cho đến lúc gần đây.
Trái với các hoạt động của Nga, các hoạt động của Trung Quốc có tính cách tế nhị khôn khéo hơn, ít nhắm vào những mục tiêu cụ thể và tập trung vào việc gây ảnh hưởng lâu dài. Khác với các hoạt động tình báo truyền thống – mà hầu hết các nước đều thực hiện – các hoạt động lung lạc này của Trung Quốc được một ban ít người biết đến của trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ đạo, được biết dưới tên Ban Mặt Trận Thống Nhất.
Các hoạt động này bao gồm những cố gắng nhằm thu hút vào cho mình hoặc phá hoại một loạt các tác nhân và định chế đi từ các chính trị gia cho đến các môi trường truyền thông và các trường đại học.
Ban đầu những hoạt động này nhắm chính vào cộng đồng người Hoa sống tại nước ngoài. Mục tiêu của chúng là cô lập hóa, biên duyên hóa và tấn công vào những gì bị cho là những đe dọa đối với đảng Cộng Sản Trung Quốc từ các người Hoa bất đồng chính kiến tại nước ngoài cũng như những người tranh đấu cho nhân quyền đồng minh với họ.
Nhưng những năm gần đây, mục tiêu đã được mở rộng và nay bao gồm cả những cố gắng thuyết phục tầng lớp “lãnh đạo” (elites) phương Tây cũng như là quần chúng các nước phương Tây về sự chính đáng của đảng Cộng Sản và quyền được cai trị Trung Quốc của họ.
Và ở ngay tuyến đầu của cuộc chiến này là Úc, một đồng minh lâu dài của Mỹ và một đồng bạn then chốt của Mỹ tại Châu Á Thái Bình Dương nhưng với một nền kinh tế dựa vào sản phẩm nhất đẳng tùy thuộc vào nhu cầu của Trung Quốc. Giám đốc tình báo Úc lúc gần đây đã báo động về “nguy cơ chưa từng thấy” nghiêm trọng hơn cả khi điệp viên Liên Xô xâm nhập vào chính phủ Úc trong Chiến Tranh Lạnh.
Trong Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô tìm cách chi phối giới “lãnh đạo” phương Tây với sự hấp dẫn của một ý thức hệ lý tưởng. Nhưng đảng Cộng Sản Trung Quốc lại có một cái hấp dẫn hơn nhiều đối với các quốc gia tư bản: hứa hẹn một thị trường to lớn. Và Trung Quốc đã không tiếc tiền để thực hiện chuyện này.
Theo David Shambaugh, giám đốc chương trình Trung Quốc của Viện Đại Học George Washington, hằng năm Trung Quốc bỏ ra từ $10 tỷ đến $12 tỷ cho một loạt các hoạt động lén lút tạo ảnh hưởng. Cơ quan tình báo Úc, ASIO, đã thu được bằng chứng về ít nhất là 6.7 triệu đô la Úc tăng dữ chính trị cho cả hai đảng chính của Úc từ chỉ hai nhà tỷ phú Trung Quốc có những quan hệ mật thiết với Bắc Kinh.
Và vấn đề mua ảnh hưởng này đã nổ ra một cách cụp lạc vào tuần trước nữa với sự từ chức của Sam Dastyari, một ngôi sao đang lên của đảng Lao Động, vốn dùng những món tiền của hai nhà tỷ phú này để trả bớt nợ cá nhân. Để sau đó, ông Dastiari đã tham dự một cuộc họp báo với các môi trường truyền thông Trung Quốc công khai kêu gọi Úc tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại biển Đông, một điều trái ngay cả với lập trường của đảng ông.
ASIO cũng nhận dạng ra khoảng 10 ứng cử viên ở cấp tiểu bang và địa phương có những quan hệ chặt chẽ với các cơ quan tình báo của Trung Quốc. Các cơ quan tình báo phương Tây tin rằng đó là một phần của một chiến dịch rộng lớn điều hợp từ Bắc Kinh để gài người vào những tầng lớp cao nhất của các nước dân chủ trên khắp thế giới.
Tháng Chín năm ngoái, một dân biểu gốc Hoa của New Zealand đã lọt được vào ủy ban đặc biệt quốc hội phụ trách đối ngoại, quốc phòng và mậu dịch dù rằng có quá khứ 15 năm hoạt động trong cục quân báo quân đội Trung Quốc. Trái với Úc, các nhà chính trị và lãnh đạo doanh nghiệp New Zealand đã tỏ ra ngần ngại trong việc công khai chỉ trích các hành động của Bắc Kinh có thể vì sợ làm mất lòng một bạn hàng lớn.
Bên cạnh những dụ dỗ về kinh tế, Bắc Kinh cũng có những biện pháp trừng phạt đe dọa những người mà họ mua chuộc không được. Các nhà báo, chính trị gia, doanh gia, hoặc học giả bị coi là “không thân thiện” với Trung Quốc đều bị từ chối chiếu khán vào Trung Quốc, tấn công bởi các môi trường truyền thông nhà nước và bị đe dọa bởi các “troll” trên mạng và có khi là mục tiêu bị “hack” của các “hacker” Trung Quốc. Gia đình của các học sinh Trung Quốc hoặc những người di dân thường xuyên bị công an đe dọa nếu họ bị coi như là bước ra ngoài đường lối của đảng khi ở nước ngoài.
Cuộc điều tra của ASIO vào việc Trung Quốc can thiệp chính trị và vụ Dastyari đã khiến chính phủ Úc thay đổi các luật lệ về gián điệp và can thiệp nước ngoài trong tháng này. Bắc Kinh đã phản ứng một cách giận dữ với luật này cũng như các bài báo vạch trần hoạt động của Ban Mặt Trận Thống Nhất tại Úc.
Nhưng luật này lại được cộng đồng người Hoa tại Úc ủng hộ. Hầu hết con số 1.2 triệu người Úc gốc Hoa đến từ Đông Nam Á, Đài Loan hoặc là bỏ Hồng Kông và Hoa Lục để tránh các sự đàn áp của chính quyền. Một số quy trách nhiệm cho Bắc Kinh là đã tạo điều kiện cho dân chúng Úc hồ nghi cộng đồng của họ.
Như Feng ChongYi, một giảng sư tại Viện Đại Học Kỹ Thuật Sydney vốn bị công an Trung Quốc bắt giữ 10 ngày trước khi thả vì không thích các nghiên cứu của ông về chính trị Trung Quốc nhận xét: “Nếu chính quyền Trung Quốc không can thiệp vào Úc thì tại sao họ lại quan tâm và cố gắng mô tả luật này như là tuyên truyền chống Trung Quốc.”
Lê Mạnh Hùng
Hãy Truất Bỏ Giải Nobel Hoà Bình của Obama

Nguyễn Thị Bé Bảy phỏng dịch/American Liberty Report


Nhiều nhân viên ẩn danh của cơ quan DEA (Drug Enforcement Administration) nói với tờ báo Politico rằng, trong 8 năm qua, phe cánh của Obama đã phá thối, ngăn trở nhiều cuộc điều tra về tổ chức khủng bố Herzbollah, nhằm dọn đường cho hiệp ước nguyên tử tai hại với Iran.
Chi tiết về sự thông đồng của phe cánh Obama với một tổ chức khủng bố nổi danh là một vụ tai tiếng tệ hại của nhiệm kỳ Obama, vụ này cũng nói lên một vài điều (cần làm sáng tỏ).
Có phải là vụ này nó còn tệ hơn vụ Benghazi ? Còn tệ hơn vụ Operation Fast & Furiuos?
Đúng vậy, do đó mỗi công dân Hoa Kỳ nên gọi đến những vị Dân Biểu và Thượng Nghị Sĩ (Congressional switchboard: 201-224-3121) để yêu cầu Bộ Tư Pháp mở cuộc điều tra toàn bộ và xét xử tất cả những người có liên quan đến âm mưu này.
Nói một cách ngắn gọn, để "đấu dịu" với Iran trong cuộc điều đình về vấn đề nguyên tử, Obama đã cho phép nhóm khủng bố Hezbollah nhập nội, phân phối cocaine, và rửa tiền ngay trong lãnh thổ Hoa Kỳ!
Cần nên biết rõ về nhóm khủng bố Hezbollah. Đây là một bài học lịch sử cấp tốc để nhắc nhở về bộ mặt thật của Hezbollah, từ đó mới có thể biết được những hành động tội phạm của Obama trầm trọng đến mức nào!
Hezbollah là một nhóm khủng bố do Iran lập ra để đối phó với sự tấn công của Do Thái vào Lebanon năm 1982. Hezbollah là thủ phạm vụ đặt bom trong căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại Beirut vào năm 1983, giết hại 305 nhân mạng, trong đó có 241 quân nhân Hoa Kỳ. Tóm lại, Hezbollah là bù nhìn của Iran, và Iran là người chủ điều khiển Hezbollah.
Vào năm 2008, cơ quan DEA dưới nhiệm kỳ của TT Bush, bắt đầu điều tra về hoạt động của nhóm Hezbollah tại Hoa Kỳ. Cuộc điều tra cho thấy nhóm khủng bố này kiếm tiền qua việc buôn bán cocaine và rửa tiền. Cơ quan DEA khám phá đường dây vận chuyển cocaine từ Nam Mỹ vào Âu Châu qua ngỏ Tây Phi Châu và đường dây vận chuyển cocaine vào Hoa Kỳ từ Venezuela và Mễ Tây Cơ. Nhóm khủng bố hốt tiền mặt và rửa tiền qua một hệ thống dealer mua bán xe cũ.
Có bao nhiêu số lượng cocaine nhập nội Hoa Kỳ? Theo lời của các nhân viên DEA, thì số lượng lên đến hàng tấn, trị giá 200 triệu mỹ kim hàng năm. Nên nhớ, đây chỉ là số tiền kiếm được tại Hoa Kỳ, sau đó số tiền này được "rửa" bằng cách mua xe cũ tại Mỹ rồi chở qua Phi Châu để bán.
Điều tra trong vòng bí mật, cơ quan DEA đã hoàn toàn biết rõ đường đi nước bước của nhóm Hezbollah. Họ biết các đường dây vận chuyển cocaine, biết các địa điểm và thời gian khi nào cocaine được đưa tới, họ biết luôn những dealer xe mà chủ nhân là người Hồi Giáo có trong đường dây. Họ cũng biết rõ lý lịch những tay chủ chốt lo việc chuyển giao, và xác định được ngân hàng nào tại Lebanon lo việc rửa tiền, chỉ còn một việc là bắt giữ nhân sự và phá hủy toàn bộ hệ thống kinh tài của bọn khủng bồ này mà thôi.
Nhưng thật không may! Vào thời điểm chín muồi này, Obama đang là chủ nhân toà Bạch Ốc, Hillary Clinton là Ngoại Trưởng, Eric Holder là Tổng Trưởng Tư Pháp và John Brennen là Cố Vấn An Ninh Quốc Gia và ít lâu sau thì ông này trở thành Giám Đốc CIA!
Cứ mỗi lần cơ quan DEA ra tay hành động với nhóm Hezbollah, thì y như rằng chính quyền Obama ném đá chận đường. DEA muốn dẫn dụ những nhân vật chủ chốt vào Hoa Kỳ để bắt giữ, thì Bộ Ngoại Giao dưới thời Hillary Clinton và John Kerry ra sức cản ngăn.
Như trường hợp của Ali Fayad, tên khủng bố này là một tay buôn vũ khí, cũng là tên chủ chốt trong hệ thống buôn bán cocaine và rửa tiền, hắn bị bắt tại Prague vào năm 2014, nhưng chính quyền Obama từ chối dẫn độ tên này vào Hoa Kỳ, mặc dù Tòa Án Hoa Kỳ đã buộc Ali Fayad về tội âm mưu giết người Mỹ và tội buôn bán vũ khí bất hợp pháp. Obama nói với chính phủ Czechs thả Ali Fayad ra, và hiện nay, tên này bán vũ khí cho ISIS tại Syria .
Những trường hợp khác: Obama không cho phép DEA bắt giữ tên đầu não của Hezbollah có bí danh là "Ghost", một tên chủ chốt buôn bán ma tuý lớn nhất thế giới. Obama cũng không cho phép DEA bắt giữ tên Abdallah Safieddine, đại sứ của Hezbollah tại Iran .
Tóm lại, đã nhiều lần DEA yêu cầu được phép ra tay giải quyết hệ thống kinh tài và rửa tiền của Hezbollah tại Hoa Kỳ chiếu theo luật RICO và luật chống các tổ chức tội ác, nhưng lần nào cũng bị chính quyền Obama và Bộ Ngoại Giao từ chối.
Nếu vụ Hezbollah thực sự xảy ra như thế, thì lời yêu cầu truất bỏ Giải Nobel Hoà Bình đã phát cho ông Obama không phải là vô lý.**
**( Chút ý kiến của người dịch, Nguyễn Thị Bé Bảy).
Trục xuất hàng loạt người Việt tại Hong Kong 


Xe bus đưa 68 người Việt Nam đến phi trường để bị trục xuất ngày thứ Năm. (Immigration Department)

Chính phủ Hồng Kông đã trục xuất 68 người bị xem là sống bất hợp pháp ở Hồng Kông về Việt Nam. Họ đã lên chuyến bay đầu tiên kể từ khi chính quyền nơi đây đưa ra phương pháp thẩm tra mới cho người xin được ty nạn.

Bộ Di Trú tuyên bố hôm thứ Sáu, 29 tháng 12, rằng nhóm này đã được đưa lên một chuyến bay thuê bao về Hà Nội vào ngày thứ Năm. Họ cho biết hoạt động "quy mô tương đối lớn" này đánh dấu lần đầu tiên chính phủ thuê một chuyến bay kể từ khi Cơ Chế Thẩm Tra Thống Nhất được đưa ra vào năm 2014.

Phụ tá Giám Đốc William Fung Pak-ho cho biết, nhóm gồm 30 nam và 38 nữ trong độ tuổi từ 18 đến 64, khoảng một nửa trong số đó là những người không thành công trong việc xin ty nạn. Ba người còn lại là trẻ em dưới hai tuổi. Ông nói rằng họ đã ở lại Hồng Kông trong thời gian trung bình mười tháng, và họ tự nguyện đồng ý về lại nước của họ. Fung từ chối tiết lộ chi phí hoạt động tốn bao nhiêu.


Cảnh sát đứng canh gác trong lúc 68 người xin ty nạn bị đưa lên máy bay trở về Hà Nội ngày thứ Năm, 28 tháng 12, 2017. (Immigration Department)

Chính phủ đã đưa ra Cơ Chế Thẩm Tra Thống Nhất vào tháng 3 năm 2014 để xác định các yêu cầu bảo vệ khỏi bị trục xuất. Những người không có quyền ở lại Hồng Kông có thể đưa ra yêu cầu này dựa trên sự sợ hãi bị tra tấn hoặc khủng bố.

Tỷ lệ chấp nhận thấp

Sau khi bắt đầu hệ thống này, Cao Ủy Tị Nạn LHQ không còn đánh giá các yêu cầu ty nạn. Bộ Di Trú được trao quyền quyết định cuối cùng.

Nhưng các nhóm nhân quyền đã chỉ trích hệ thống mới vì không hữu ích cho người xin ty nạn, với tỷ lệ thành công thấp của các yêu sách. Chính phủ cho biết vào năm ngoái rằng chỉ có 52 trong số khoảng 7,000 người ty nạn (tương đương với 0.7%) được cấp thuận. Fung cho biết Bộ Di Trú sẽ có thể làm tăng hiệu quả của việc trục xuất sau khi có nhiều kinh nghiệm hơn khi giải quyết các trường hợp không được chấp thuận.

Hồng Kông không ký vào Công Ước Ty Nạn của Liên Hiệp Quốc và không cho phép ty nạn. Các trường hợp thành công được chuyển tới các nước khác để tái định cư. Bộ Di Trú nhận được 1,743 yêu cầu không trục xuất giữa tháng 1 và tháng 11 năm nay, giảm 5% so với năm ngoái. Có 6.362 yêu cầu ty nạn đang chờ giải quyết tính đến cuối tháng 11.

Dữ liệu của chính phủ cho thấy hầu hết các đơn xin ty nạn đến từ Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Indonesia.


Saturday, December 30, 2017

LUẬT THUẾ MỚI

Cuối cùng thì luật thuế mới đã ra đời. TT Trump thực hiện được một trong những lời hứa quan trọng nhất của ông. Đây là bộ luật cải tổ thuế lớn nhất từ thời TT Reagan cách đây hơn 30 năm.

Ngay năm 2018, ảnh hưởng trên cá nhân sẽ được thấy qua việc mỗi phiếu lương sẽ được khấu trừ thuế (tax withholding) ít đi, tức là năm tới, tiền quý vị mang về mỗi tháng sẽ nhiều hơn năm qua.

Bộ luật cực kỳ phức tạp dĩ nhiên, và chúng ta sẽ không thể nào điều nghiên chi tiết trong khuôn khổ một bài viết dù khá dài này, chỉ cần biết qua vài điểm chính.

THUẾ LỢI TỨC CÁ NHÂN

Dưới đây là tóm lược tỷ lệ thuế cho các khung thuế, theo cơ quan truyền thông không đảng phái PBS:



Khấu trừ tiêu chuẩn (standard deduction) cho những người không chiết tính chi tiết (no itemized deductions) sẽ là $12.000 cho cá nhân, $18.000 cho chủ gia đình. Hai vợ chồng khai chung sẽ được khấu trừ $24.000. Tức là tăng gấp đôi mức hiện nay. Có lợi lớn cho giới có lợi tức thấp, đối với nhà giàu không áp dụng vì họ đều không lấy khấu trừ tiêu chuẩn.

Mỗi đứa trẻ trong gia đình cũng được khấu trừ từ $1.000 hiện nay, lên $2.000.
Vài ví dụ điển hình về mức thuế phải đóng, dựa trên trường hợp vợ chồng khai thuế chung, có hai con nhỏ, lấy khấu trừ tiêu chuẩn:

- Lợi tức $24.000 một năm, hiện nay lấy về được $900, theo thuế mới, lấy về $4.000

- Lợi tức $30.000 một năm, hiện nay đóng $300, năm tới không đóng thuế mà còn lấy về $3.400

- Lợi tức $55.000 một năm, hiện nay đóng $4.300, năm tới lấy về $300
[Nói cách khác: ngưỡng cửa bắt đầu phải đóng thuế theo luật hiện hành là $30.000; theo luật mới là $55.000. Số người không đóng thuế sẽ tăng từ 35% lên tới 50% dân Mỹ]

- Lợi tức $120.000 một năm, hiện nay đóng $25.000, năm tới đóng $17.000, giảm $8.000 (-32%)

- Lợi tức $1.000.000 một năm, hiện nay đóng $389.000, năm tới đóng $357.000, giảm $32.000 (-8%)

Trên đây là ước tính đơn giản để quý độc giả có một khái niệm thôi, trên thực tế, mỗi trường hợp mỗi người mỗi khác vì nhiều thuế phụ hay khấu trừ khác. Quý độc giả cần tham khảo chuyên gia khai thuế.

Những con số trên chỉ là thuế lợi tức liên bang thôi, không kể đóng góp cho quỹ an sinh Social Security, hay bảo hiểm y tế người già Medicare, hay các thuế tiểu bang và địa phương.

Một điểm quan trọng cho dân cư các tiểu bang đánh thuế lợi tức cá nhân, như Cali: theo luật thuế mới, thuế lợi tức tiểu bang vẫn được khấu trừ khỏi thuế lợi tức liên bang, nhưng bị giới hạn tới $10.000, phần cao hơn không được khấu trừ.
Nếu quý độc giả Cali có lợi tức dưới $120.000 một năm thì khỏi thắc mắc chuyện này vì vẫn được khấu trừ hết. Nếu có lợi tức $120.000, sẽ phải đóng $11.000 (9%) thuế lợi tức cho Cali, được khấu trừ $10.000, không được khấu trừ $1.000 phụ trội còn lại.

Một đại gia lãnh $1.000.000, sẽ phải đóng $130.000 (13%) thuế cho Cali, trước đây được khấu trừ hết, bây giờ chỉ được khấu trừ $10.000, không được khấu trừ phần $120.000 còn lại.

Việc khấu trừ tới $10.000 này cũng áp dụng cho thuế nhà. Do đó, triệu phú phải trả thuế nhà hơn $10.000 mới phải lo không được khấu trừ.

Việc không được khấu trừ quá $10.000 sẽ là gánh nặng lớn cho các nhà giàu trong các tiểu bang giàu đánh thuế tiểu bang nặng như Cali, New York,... Nhà nghèo và trung lưu không bị thiệt hại gì.

THUẾ LỢI NHUẬN KINH DOANH

Thuế lợi nhuận kinh doanh, sẽ giảm từ 35% xuống 21%, bất kể mức nào.
Riêng với các công ty có lợi nhuận dưới $315.000 một năm, 20% lợi nhuận đầu sẽ được khấu trừ, khỏi chịu thuế.

Ví dụ: một tiệm ăn lời $200.000, hiện nay phải đóng 35% tức là $70.000 thuế. Theo luật thuế mới, 20% đầu sẽ được khấu trừ, tức là chỉ phải đóng thuế trên lợi nhuận $160.000, ở mức 21%, tức là chỉ phải đóng $33.600, bớt hơn một nửa.
Tuyệt đại đa số công ty trung và tiểu thương ở trong khung thuế này, và việc khấu trừ 20% cũng như mức thuế 21% sẽ giúp họ có thêm tiền mở mang thêm, thuê thêm nhân viên, mua thêm máy móc dụng cụ. Đây là biện pháp cụ thể giúp tiểu thương mạnh nhất.

Thay đổi thuế xuất công ty là điểm quan trọng nhất trong luật mới vì có thể giảm thuế bạc triệu cho các công ty, có tác động lớn trên kinh tế trong khi những cắt giảm thuế cá nhân của TT Bush có tác động nhẹ hơn vì chỉ giảm vài trăm hay vài ngàn cho cá nhân.

OBAMACARE

Luật bắt buộc phải có bảo hiểm y tế nếu không sẽ bị phạt, bị hủy bỏ. Có nghiã là mọi người có quyền không mua bảo hiểm nếu không muốn. Đây là một điểm cột trụ của Obamacare, bây giờ bị hủy, coi như Obamacare cáo chung phân nửa, chỉ còn lại điều luật không cho các hãng bảo hiểm từ chối những người đã có bệnh trước, là điều mà ai cũng đồng ý.

xxx
TTDC loan tin luật giảm thuế bị đa số dân Mỹ chống đối. Tại sao? Rất giản dị: vì sự xuyên tạc và hù dọa của TTDC thiên tả, và hơn một nửa nước Mỹ nghi ngờ hay chống đối tất cả những gì TT Trump làm cho dù việc làm đó có lợi cho họ. Có những nhà báo hiểu biết nhưng cố tình bóp méo để đánh Trump. Có những nhà báo mù tịt nhưng thấy có dịp đánh Trump thì cứ nhẩy vào đánh tiếp dù không hiểu mình đang nói gì. Tình trạng chia rẽ phe phái chính trị chưa bao giờ vô lý như hiện nay.

Trước khi bàn vào cuộc tranh cãi, ta cần phải hiểu rõ thuế là gì?

Trên căn bản, việc thu thuế có ba mục đích chính. Trong cả ba mục đích đó, cách nhìn của phe cấp tiến khác hẳn cách nhìn của khối bảo thủ. Từ đó đi đến xung đột quan điểm, rồi đi đến xuyên tạc, bóp méo để chống phá nhau.

MỤC ĐÍCH ĐẦU TIÊN: KINH PHÍ QUỐC GIA

Đầu tiên và rõ nhất: thuế là nguồn tiền để Nhà Nước chi cho những mục tiêu có lợi chung như quốc phòng, an ninh trật tự, an sinh xã hội, giáo dục, giao thông, tiện nghi công cộng,... Đến đâu là đủ cho Nhà Nước và đến đâu thì mang tính trấn lột dân?

Đảng DC lo bành trướng tối đa vai trò vú em, với hàng hà sa số luật lệ, và đủ kiểu trợ cấp, do đó cần rất nhiều tiền. Họ suốt ngày hô hoán chỉ muốn thu thuế nhà giàu thôi. Trong một cuộc tranh luận trên TV với cụ xã nghiã Sanders, TNS Ted Cruz của Texas đã nói ngay “nước Mỹ không đủ triệu phú để thực hiện kế hoạch thuế của đảng DC”.

MỤC ĐÍCH THỨ HAI: ĐIỀU HÀNH KINH TẾ

Trong chế độ kinh tế thị trường, Nhà Nước không can thiệp trực tiếp quá mạnh vào guồng máy kinh tế, mà chỉ có thể can thiệp gián tiếp bằng chính sách thuế.
Khi kinh tế trì trệ hay khi Nhà Nước muốn kinh tế tăng trưởng mạnh hơn thì giảm thuế để dân có thêm tiền xài, các công ty có thêm tiền đầu tư vào hãng xưởng, thuê nhân công, tăng gia sản xuất. Ngược lại khi kinh tế sôi sục quá, để tránh lạm phát thì Nhà Nước tăng thuế, thu bớt tiền để dân xài bớt lại.

MỤC ĐÍCH THỨ BA: TÁI PHÂN PHỐI LỢI TỨC

Hầu như tất cả chế độ thuế trên thế giới đều mang tính lũy tiến. Tựu trung thì những người có lợi tức cao phải đóng thuế theo tỷ lệ cao hơn để Nhà Nước có tiền trợ cấp cho những người lợi tức thấp hơn.

Đây là hình thức tái phân phối lợi tức. Vấn đề là tái phân phối tới mức nào. Phe DC chủ trương lấy thuế ‘nhà giàu‘ thật nhiều để cấp dưỡng ‘nhà nghèo’ tối đa, trong khi khối CH chủ trương chỉ cần một mức lưới an toàn tối thiểu cho dân nghèo, còn thì người dân nên có tư tưởng tự lực cánh sinh không nằm dài chờ trợ cấp.

xxxPhải nói ngay, luật thuế mới, cũng như bất cứ luật lớn nhỏ nào, không thể thỏa mãn tất cả khối 330 triệu dân Mỹ. Bất cứ luật nào cũng có người có lợi, có người bị thiệt thòi. Trong khối người đang trả thuế, có thể 5% sẽ phải trả thuế cao hơn vì nhiều loại khấu trừ sẽ bị hủy bỏ (như việc giới hạn khấu trừ thuế tiểu bang tới $10.000 như vừa bàn qua, sẽ khiến vài nhà giàu phải đóng thuế nặng hơn), 85% được giảm thuế, 10% không thay đổi gì.

NHỮNG LẬP LUẬN CHỐNG GIẢM THUẾ:
1. GIẢM THUẾ KHIẾN NGHÈO SẼ NGHÈO THÊM, GIÀU ĐƯỢC GIÀU THÊM

Lập luận mỵ dân phiạ. Trước hết, như trên đã ghi nhận, số người không đóng thuế gì hết sẽ tăng từ 35% lên gần 50%: một nửa nước không phải đóng thuế gì hết.

Về mấy ông nhà giàu, lấy ví dụ một ông có lợi tức một triệu như trên. TTDC phớt lờ việc ông này đã đóng $357.000 thuế, mà lo xoáy vào việc ông này được giảm thuế, tức là 'giàu thêm' $32.000.

Sự thật, ông ta không 'giàu thêm', mà chỉ là đóng ít thuế hơn. Số tiền này thay vì đi vào Nhà Nước để các công chức vung ra cửa sổ, ông 'nhà giàu' sẽ được giữ lại để đầu tư kinh doanh, mở thêm cửa tiệm, hãng xưởng. Nếu ông không muốn đầu tư, có thể mang tiền đi mua sắm giúp tiêu thụ hàng hoá, hay bỏ vào ngân hàng giúp ngân hàng có thêm tiền cho khách hàng vay mượn làm kinh doanh. Trong cả ba cách, cách nào cũng là bơm tiền, giúp kinh tế tăng trưởng, tạo công ăn việc làm hay khiến mức lương hiện hữu gia tăng.

Có thể kinh doanh phát triển khiến ông giàu thêm thật, nhưng trong khi đó, ông cũng giúp không biết bao nhiêu người khác giàu thêm theo, có công ăn việc làm, dù lãnh lương thấp cũng còn nhiều hơn lãnh tiền thất nghiệp.

Trong quan điểm của DC, họ nghĩ cần đánh thuế cao vì Nhà Nước có khả năng xử dụng tiền hữu ích hơn, do đó tiền nên vào tay Nhà Nước càng nhiều càng tốt, người dân giữ lại càng ít càng tốt.

Đây là căn bản khác biệt giữa ý thức hệ xã hội chủ nghiã và kinh tế thị trường. Khối thiên tả luôn luôn tin tưởng ở khả năng điều hành kinh tế của các công chức [trong các xứ CS, tất cả đều do công chức 'lên kế hoạch'], trong khi khối thiên hữu tin vào khả năng của mỗi người dân.

2. GIẢM THUẾ ĐỂ TĂNG THU TỰ NÓ ĐÃ LÀ MỘT NGHỊCH LÝ

GS Ben Voth của đại học SMU đã nghiên cứu về ba cuộc trừ thuế lớn gần đây. Dưới đây là tóm lược kết quả:

- TT Kennedy trừ thuế 1961 khi tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) là 2,6%. Trong 2 năm sau, 1962-1963: GDP tăng 6,1% và 4,4%; thuế thu vào tăng 15% trong hai năm. (Đừng quên TT Kennedy là đảng DC, cũng giảm thuế cho ‘nhà giàu’ khi cần tăng trưởng đấy)
- TT Reagan trừ thuế 1982 khi tăng trưởng ở mức -1,9% (âm). Trong 5 năm sau, 1983-1988: trung bình kinh tế tăng trưởng mỗi năm 3,8%; thuế thu vào tăng 10% mỗi năm.
- TT Bush con trừ thuế 2002 khi kinh tế tăng 1,0%: Trong 4 năm sau, 2003-2007: trung bình kinh tế tăng hơn 2,5% mỗi năm; thuế thu vào cũng tăng 10% mỗi năm.

Tại sao giảm thuế xuất mà tiền thuế thu vào lại tăng? Vì giảm thuế giúp dân có nhiều tiền xài hơn, các công ty có tiền phát triển kinh doanh, gia tăng thu hoạch và lợi nhuận, sẽ đóng thuế nhiều hơn, trong khi nhiều người có việc làm hơn, có lợi tức cao hơn nên có khả năng đóng thuế cao hơn. Đây không phải là chuyện lý thuyết, mà đã được lịch sử chứng minh qua ba lần giảm thuế nêu trên.

3. GIẢM THUẾ SẼ TẠO THÂM THỦNG NGÂN SÁCH

Luật thuế mới có thể sẽ tạo ra $1.400 tỷ thâm thủng ngân sách trong 10 năm tới, theo Phòng Ngân Sách Thượng Viện, không phải $6.000 tỷ như một vài người phóng đại để hù dọa. Lạ thật, cái đảng tăng công nợ gấp đôi, lên tới $20.000 tỷ để lấp thâm thủng ngân sách trong 8 năm Obama bây giờ sao lại hoảng hốt với $1.400 tỷ trong 10 năm tới?

TTDC phán "dân nghèo sẽ cong lưng ra gánh cái thâm thủng" đó, qua việc trợ cấp bị cắt, và cắt thuế chỉ là món quà TT Trump tặng cho các tỷ phú để họ "bảo vệ ngai vàng" của ông.

Hai câu đố vui cho quý vị:

1. Đố quý vị biết nếu các nghị sĩ, dân biểu CH cắt hết trợ cấp của dân Mỹ, bao nhiêu vị sẽ tái đắc cử? (Câu trả lời: zero. Cho nên sẽ không có ông bà CH nào làm chuyện điên này)

2. Đố quý vị biết tại sao TT Trump phải tặng quà cho tỷ phú? (Câu trả lời: vì ông Trump đắc cử nhờ phiếu của 63 triệu... 'tỷ phú'!)

Thật ra, 1.400 tỷ thâm thủng là cách tính phần lớn dựa trên tình trạng kinh tế hiện hữu, mà không kể đến việc kinh tế sẽ tăng trưởng và tiền thuế thu vào sẽ tăng như trong các cuộc giảm thuế của ba vị tổng thống vừa nêu trên.

Chỉ số chứng khoán tăng vùn vụt từ ngày ông Trump đắc cử tổng thống chính vì các doanh gia tin tưởng giảm thuế sẽ đưa đến tăng trưởng kinh tế mạnh, tất cả các công ty sẽ lớn mạnh và lời to.

4. LUẬT THUẾ MỚI KHÔNG CÔNG BẰNG

Có người cho rằng luật mới không công bằng, bắt những người đi làm cật lực lãnh lương cao như chuyên viên điện toán, hay bác sĩ, phải trả thuế tới 37% trong khi các nhà đầu tư giàu có, làm biếng chẳng làm gì, ăn không ngồi ngáp bỏ tiền vào một công ty có lời, chỉ đóng thuế có 21%. Những người đưa ra lập luận này rõ ràng chưa bao giờ làm chủ công ty nào.

Thực tế, ông nhà giàu ‘làm biếng’ chủ công ty này phải đóng thuế tới hai lần, có thể ba lần không chừng: lần thứ nhất, đóng 21% trong lợi nhuận của công ty (corporate income tax), lần thứ hai đóng 37% trên số tiền lương hay tiền thưởng được công ty chia lại cho ông (individual income tax), và lần thứ ba, nếu cổ phiếu công ty tăng giá hay có chia cổ tức, lại phải đóng thêm 20% thuế trên lợi nhuận đầu tư (capital gain tax).

Ông bác sĩ chỉ đóng có một lần thuế.

5. CÁC CÔNG TY LẤY QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỈ VÌ MUỐN CÓ LỜI, KHÔNG ĂN THUA GÌ ĐẾN THUẾ

Những người đưa ra lập luận này hiển nhiên chưa bao giờ làm kinh doanh. Các doanh gia luôn luôn coi vấn đề thuế là then chốt. Cong lưng làm cho có lời nhiều để rồi Nhà Nước lấy thuế hết thì ai dại gì làm nữa.

Hiện nay, các công ty Mỹ có gần 3.000 tỷ đô tiền mặt. Thay vì đầu tư vào hãng xưởng thì họ để tiền trong các ngân hàng tại các nước gọi là thiên đường thuế như Bahamas, Ireland,… Tại sao? Không phải vì họ thiếu tưởng tượng, có tiền mà không biết làm gì để sinh lời, nhưng mà vì TT Obama suốt ngày hăm dọa tăng thuế công ty, nên họ sợ mang tiền về đầu tư tại Mỹ sẽ phải đóng thuế đến tắt thở. Để tiền đó, chờ cơ hội đầu tư tại xứ chậm tiến nào đó, có lời cất ở những nơi ít thuế nhất, không dại gì đem về Mỹ cho TT Obama chặt chém.

Một điểm đặc biệt của thuế mới: những số tiền đó có thể chuyển về nước và chịu thuế khoảng 10%. Biện pháp mới này sẽ khuyến khích các đại công ty Mỹ mang tiền lời về Mỹ đầu tư lập hãng xưởng, tạo công ăn việc làm cho Mỹ, nhất là khi thuế lợi nhuận công ty đã giảm mạnh, còn có 21%.

Phải nói ngay, biện pháp giảm thuế này tự nó chưa đủ để các đại công ty mang tiền về Mỹ, vì còn một lý do nữa họ không muốn đầu tư tại Mỹ: những thủ tục, luật lệ hành chánh cực kỳ nặng nề và tốn kém của Mỹ, trong đó có những luật lệ chi tiết liên quan đến bảo vệ môi sinh, hâm nóng địa cầu, quyền lợi nghiệp đoàn,... Chính quyền Trump đang lặng lẽ cắt giảm hàng ngàn luật lệ thủ tục này cũng vì mục đích khuyến khích các công ty này trở về Mỹ thôi.

6. QUA 2027, THUẾ SẼ TĂNG LẠI

Có người hô hoán thuế của 53% dân (hầu hết nghèo và trung lưu), sẽ tăng lại vào năm 2027. Cũng vẫn là chuyện hù dọa.

Thuế xuất cá nhân trên có hiệu lực tới 2025, tới khi đó quốc hội sẽ quyết định tiếp tục giữ nguyên, hay tăng hay giảm, tùy tình hình kinh tế và chính quyền khi đó. Ngay bây giờ không ai biết chuyện gì sẽ xẩy ra.

Mức thuế được giảm mỗi năm sẽ bớt vì lợi tức thiên hạ tăng. Tới năm 2027, nếu vẫn giữ thuế xuất mới này, theo Washington Post, dân có lợi tức $75.000 sẽ bị tăng thuế 4%; dân với lợi tức $30.000 sẽ bị tăng tới 25%. Điều WaPo không viết là cho dù tăng như vậy, thì mức thuế vẫn thấp hơn khấu trừ tiêu chuẩn, tức là những người này vẫn chẳng phải đóng thuế gì hết, hoặc có phải đóng, thì số tiền phụ trội cũng không đáng kể. Theo Tax Policy Center, những người có lợi tức $75.000 sẽ phải đóng thuế ở mức $30 cao hơn mức của 2017! Mười năm nữa mới tăng ba chục đô!

Cái mánh gian của TTDC là chỉ viết "tăng thuế", để hù dọa nhưng không dám ghi rõ con số thật.

7. GIẢM THUẾ KHIẾN 13 TRIỆU NGƯỜI MẤT BẢO HIỂM

Giảm thuế hay không, chẳng ảnh hưởng gì đến bảo hiểm y tế hết. Chỉ là trong luật thuế mới, có điều lệ đặc biệt hủy bỏ việc đóng thuế phạt nếu không có bảo hiểm y tế.

Một khi không bị phạt, nhiều người, nhất là giới trẻ cảm thấy mình khỏe mạnh, sẽ không mua nữa. Họ không có bảo hiểm vì tự ý không muốn mua chứ không ai không cho họ mua như phe cấp tiến ám chỉ một cách thiếu lương thiện khi dùng danh từ ‘mất’. Không muốn mua bảo hiểm khác rất xa với 'mất' bảo hiểm. Chưa kể con số 13 triệu chỉ là giả tưởng, vì thật sự chẳng ai biết bao nhiêu người sẽ không mua bảo hiểm.

Trên phương diện kinh tế, việc không bắt buộc phải mua bảo hiểm sẽ chặn đứng một phần các mưu toan tăng phí bảo hiểm của các hãng bảo hiểm. Lý luận giản dị như abc: bắt thiên hạ mua, các hãng tha hồ tăng giá, thiên hạ không trốn đi đâu được. Trốn qua hệ thống Obamacare thì kẹt vì các hãng bảo hiểm bỏ Obamacare hàng loạt vì lỗ quá. Không bắt thiên hạ mua, tăng giá họ sẽ không mua nữa, các hãng bảo hiểm muốn bán, phải hạ giá thôi.

Có người nói sẽ có nhiều người bị ‘mất’ bảo hiểm thật vì bảo phí cao quá họ không mua nổi nữa. Ở đây có vài điểm những người chỉ trích không nói tới: 1) như vừa bàn, bảo phí có nhiều triển vọng sẽ giảm chứ không tăng, 2) luật Nhà Nước trợ cấp mua bảo hiểm vẫn chưa bị hủy bỏ, do đó, Nhà Nước vẫn trợ cấp tiền mua bảo hiểm nếu cần, và 3) số người thực sự không thể mua bảo hiểm sẽ rất nhỏ.

xxx
Tóm lại, giảm thuế có lợi cho 85% dân đang phải đóng thuế, ngoài ra chẳng ảnh hưởng gì đến những người 'nghèo' hồi nào đến giờ không đóng thuế gì hết. Thế nhưng ta thấy trên TV và báo toàn là chỉ trích và sỉ vả. Tại sao? TTDC chiả tay la hoảng “chúng ta chỉ được trừ có vài ngàn trong khi Bill Gates được trừ vài triệu, bất công quá!”. Hay là "triệu phú được cắt thuế nhiều quá, ai đóng tiền foodstamps cho tôi?".

Trong mục đích đánh phá TT Trump, TTDC và phe cấp tiến cố tình khai thác, kích động cái tính ỷ lại, tham lam, so bì, ganh tỵ, trong bản tính mỗi người. Để rồi giảm thuế cho dân vẫn là cái tội.

Đọc TTDC, người ta có cảm tưởng là mấy anh ‘nhà giàu’ đều là những tay ma quỷ hắc ám chuyên cướp của giết người chiếm đoạt tài sản thiên hạ, do đó chúng cần phải bị đè ra trấn lột hết tiền bạc của cải, trả lại cho dân cùng đinh hay dân nằm nhà chờ oeo-phe. Cứ ‘giàu’ là đã có tội rồi. Nghe hao hao như Mao và Hồ đang nói chuyện.

Sự thật khác xa. Hầu hết dân ‘nhà giàu’ ở Mỹ đều là những người tài giỏi, cật lực làm việc (người giàu nhất thế giới, Jeff Bezos, chủ Amazon, với gia tài 100 tỷ đô, vẫn làm việc không dưới 14 tiếng một ngày). Phần lớn họ từ hai bàn tay trắng đi lên. Không ai là thành phần ăn cướp, cũng chẳng ai làm giàu nhờ tham nhũng kiểu các quan đỏ. Tại sao họ chịu khó và thông minh nên giàu có là ta phải tìm cách lấy bớt tiền của họ? Nhờ những ‘nhà giàu’ sở hữu đủ loại đại công ty này mà chúng ta mới có công ăn việc làm. Hãy nghĩ lại xem Amazon hay Apple, họ đã cung cấp bao nhiêu trăm ngàn jobs cho thiên hạ? Theo phe cấp tiến, có lẽ phải đánh thuế cho tới khi họ phá sản, trở lại nghèo như quý độc giả và kẻ này thì mới là công bằng. Bình đẳng trước chén bo bo của CS.

Còn nói về những người chẳng làm gì, nhưng giàu vì hưởng gia tài, thì câu hỏi là gia tài đó từ đâu ra? Có phải bố mẹ hay ông bà của họ cầy cuốc mà ra không? Quý vị đi làm cật lực, muốn có càng nhiều tiền để lại cho con cháu càng tốt. Đến khi quý vị đi theo các cụ, người ta nhẩy đến lấy hết gia tài để lại cho con cháu quý vị vì không phải tiền chúng làm ra. Quý vị nào ủng hộ ý kiến này xin mời ủng hộ đảng DC.

Cuộc tranh cãi về thuế hiện nay giữa hai khối DC và CH tóm lại chỉ phản ảnh hai cái nhìn khác biệt: DC nhìn thuế như công cụ tạo bình đẳng xã hội bằng cách tái phân phối lợi tức, lấy tiền nhà giàu để trợ cấp cho nhà nghèo, khiến cả nước nghèo ngang nhau (mục đích 3); CH nhìn thuế như công cụ tăng trưởng kinh tế, giảm thuế nhà giàu và công ty để họ đầu tư vào kinh tế khiến cho cả nước giàu lên (mục đích 2). Ở đây, hình ảnh quen thuộc là cái bánh pizza: một là chia cái bánh hiện có ra cho đồng đều hơn, mỗi người đều có phần, nhưng cái phần đó mỗi ngày mỗi nhỏ đi; hai là làm cho cái bánh đó lớn ra, phần mỗi người không đồng đều nhưng mỗi người đều thấy phần của mình lớn ra.

Chống đối là điều dễ hiểu. Điều khó chấp nhận là những lập luận xuyên tạc thiếu lương thiện, dùng lời lẽ dối trá lừa gạt những người ít hiểu biết.

Rất có thể đây là canh bạc vĩ đại của đảng CH. Cải tổ thuế thành công, DC không có hy vọng nắm quyền ít nhất cho tới năm 2024. Nếu cải tổ thất bại, không mang lại phát triển kinh tế, công ăn việc làm cho dân thì hậu quả cho CH có thể thấy ngay vào cuộc bầu cử năm tới vì dân Mỹ không đủ kiên nhẫn chờ năm ba năm xem tác động thực sự của giảm thuế ra sao.

Tất cả các nghị sĩ và dân biểu DC, không có một người nào biểu quyết phê chuẩn luật thuế mới. Bà Nancy Pelosi, lãnh tụ khối DC tại Hạ Viện, tuyên bố “Đây là tận thế!”. TTDC nhất loạt đả kích và truyền thông tỵ nạn ta chăm chú thông dịch.

Một câu đố vui nữa cho quý vị:

Đố quý vị biết qua năm 2018, những người chống đối này sẽ làm gì?

Câu trả lời: sẽ không có tới một người xuống đường biểu tình đòi thu hồi luật thuế mới, ngoan cố đòi đóng mức thuế cao như cũ. Tất cả, từ bà Pelosi tới các cụ tỵ nạn, sẽ rất bận điều nghiên luật mới thật kỹ để xem mình có thể trừ được bao nhiêu tiền thuế. Chửi thì chửi, bớt được đồng nào vẫn cố lấy cho bằng được!

Vũ Linh

Quý độc giả có thể chia sẻ ý kiến trong phần ‘Góp Ý’ ngay dưới bài viết, hay qua tiết mục ‘Liên Lạc’ (Contact) trên “diendantraichieu.blogspot.com” này, hay qua email: Vulinh11@gmail.com.
Những niềm tin huyễn hoặc về sức khỏe


December 26, 2017
(Hình minh họa: Getty Images)

Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

LTS: Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh được biết trong cộng đồng người Việt nhiều năm qua với chuyên khoa về hiếm muộn, vô sinh, và lựa chọn trai gái theo ý muốn. Ông đã từng làm nghiên cứu về bệnh hiếm muộn, và các bệnh ung thư của phụ nữ tại National Cancer Institute trực thuộc National Institutes of Health. Bác Sĩ Minh là Board Certified về Obstertrics, Gynecology và Reproductive Endocrinology Infertility. Phòng mạch tọa lạc trong khuôn viên bệnh viện Fountain Valley, tại 11180 Warner Ave., Suite 465, Fountain Valley, CA 92708. Số phone liên lạc: (714) 429-5848, trang nhà: www.bacsihongocminh.com.

Qua nhiều năm tháng, chúng ta thu thập được khá nhiều kiến thức về các “tập tục” hay thói quen được tin là tốt cho sức khoẻ. Một số khiến thức được truyền miệng từ thế hệ trước sang qua thế hệ sau, gọi là kiến thức “dân gian”. Một số khác thoạt nghe rất ư là khoa học, rất ư là logic, nhưng thật ra không có một bằng chứng khoa học nào hỗ trợ hết, hoặc nếu có thì đã lỗi thời. Ở thời đại Internet và mạng xã hội, kiến thức “dân gian” và kiến thức “khoa học” về sức khoẻ, lẫn lộn với nhau, loạn cào cào, thượng vàng hạ cám, khó phân biệt chính tà. Những quan niệm, tập tục, thói quen về sức khoẻ cần phải được định nghĩa lại cho đúng. Một số niềm tin huyễn hoặc nầy đã được tác giả đề cập qua nhiều bài viết trước đây.

Giải độc và tẩy rửa cơ thể

Những luận cứ về giải độc và tẩy rửa nội tạng của cơ thể là vô căn cứ. Gần đây rất nhiều người trong giới thượng lưu Mỹ, các “ngôi sao” điện ảnh, gọi là celebrities và nhiều công ty sản xuất thực phẩm đã không ngừng cổ xuý cho ý tưởng dùng một số nước trái cây, sinh tố, trà, hay bột dược thảo để tẩy uế, để tẩy độc ra khỏi cơ thể.

Ý tưởng sạch sẽ và mạnh khoẻ, không có độc tố thoạt nghe rất ư là hấp dẫn và quyến rũ, nhưng, thật ra cơ thể của chúng ta đã thường xuyên giải độc từng phút từng giây nhờ vào năm cơ phận chính, lá gan, hai trái thận, đường ruột, lá phổi, và lớp da, trong đó lá gan và trái thận đóng phần quan trọng nhất. Bạn không cần làm một điều gì khác, có chăng chỉ tạo thêm việc cho cơ thể phải… giải độc vì những thứ lằng nhằng nầy.

Để tiết kiệm tiền, nên uống nước lạnh để giúp cơ thể giải độc là đủ.

Uống nước trái cây, nước rau cải

Ở đây muốn nói đến loại “máy sinh tố juicer” chỉ vắt nước trái cây nhưng bỏ chất xơ. Thật ra, chất xơ mới là thành phần chính có lợi cho sức khoẻ, giúp ta no lâu, giảm cholesterol, giảm lượng đường trong máu. Nước juice trái lại chỉ chứa nhiều đường trong đó. Tốt hơn hết là ăn và nhai trái cây, rau cải tươi.

Nước juice trái cây chứa nhiều đường. Tốt hơn hết là ăn và nhai trái cây, rau cải tươi. (Hình minh họa: Getty Images)

Uống nước lạnh có vắt chanh để giải độc và điều hoà độ pH

Hiểu theo thuyết âm dương, ngũ hành, hay hiểu theo sự cân bằng giữa nồng độ acid và kiềm, các tế bào trong cơ thể bao giờ cũng ở mức độ bão hòa, không nóng không lạnh, không âm không dương, không acid hay kiềm tính quá độ. Một cơ thể khỏe mạnh, là một cơ thể không bị mất cân bằng đi xa quá điểm trung hoà, thí dụ như nồng độ acid pH hơi kiềm một chút chẳng hạn.

Nước chanh không thay đổi độ pH, của cơ thể. Chỉ cần nước lạnh là đủ. Có chút chanh để dễ uống nước, nhưng không nhất thiết phải có để giải độc.

Uống thuốc vitamin C để trị cảm cúm

Lý thuyết uống vitamin C để trị cảm cúm được đề xuất bởi khoa học gia từng lãnh giải Nobel, Linus Pauling, nhưng không có một nghiên cứu nào chứng minh điều ấy. Có chăng, uống nhiều vitamin C lại tăng oxidant free radicals chứ không giảm đi so với ăn trái cây. Khi cảm thì nên uống nước nhiều, và ăn cam tươi.
Uống nhiều thuốc bổ, antioxidants

Khoảng 40% dân Mỹ, rất trung kiên, uống thuốc bổ mỗi ngày. Tuy nhiên nghiên cứu mới năm 2013, cho thấy không có một bằng chứng nào chứng tỏ uống thuốc bổ, thậm chí đa sinh tố multivitamin, có thể giúp chống bệnh tật như đau tim hay ung thư, hay làm cho ta khỏe hơn cả.

Thuốc antioxidants cũng thế. Mặc dù một số thức ăn như trái cây, có chứa antioxidants giúp đỡ cho cơ thể, nhưng uống thuốc thì, ngược lại, có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư, vì chính thuốc làm tăng oxidants do phản ứng dây chuyền.

Uống thuốc bổ biotin để bớt rụng tóc và tốt móng tay

Đúng, là những người thiếu chất biotin thì sẽ rụng tóc và móng tay dễ bị gãy. Nhưng, tình trạng thiếu biotin chỉ xảy ra khi chúng ta bị đói dài hạn, lâu ngày. Ở Mỹ, không dễ gì bị đói như ở những nơi bị chiến tranh như Phi Châu hay Syria. Uống thuốc bổ chỉ mắc công cho cơ thể phải, giải độc mà thôi.

Sợ ăn bột ngọt

Rất nhiều websites của Mỹ, đả phá, cho rằng bột ngọt là chất độc. Thật ra không có một bằng chứng ngộ độc bột ngọt nào xảy ra cả. Theo những nghiên cứu mới, một số người than phiền bị bị nhức đầu, nôn mửa, tức ngực, hồi hộp vì ăn bột ngọt, trên thực tế họ chỉ ăn đường mà không biết. Dĩ nhiên, cũng không nên nấu nướng quá nhiều bột ngọt, không tốt, nhưng một tí để thêm hương vị cũng chẳng sao.

Súc rửa âm đạo

Hiện nay ở các hiệu thuốc Tây đều có bán các loại thuốc, nước để súc rửa âm đạo. Thật ra, môi trường âm đạo luôn luôn được tự động giữ sạch. Càng súc với rửa, càng làm xáo trộn môi trường ấy, dễ đưa đến bệnh nhiễm trùng.

Súc rửa ruột già

Có nhiều người tin rằng phải bơm nước, có khi “tưới vòi” cả 15 gallons, để tẩy rửa ruột già. Thật ra, đường ruột của chúng ta làm việc rất đắc lực để tẩy uế hằng ngày. Xịt nước với áp suất cao vào ruột già, chỉ làm cho ta dễ bị lủng ruột, hại thận mà thôi.

Xem nhiều hình ảnh trên mạng xã hội, Instagram về xuống cân

Không thiếu gì những hình ảnh được “ chia sẻ” trên mạng lưới xã hội khoe thân thể gọn, đẹp, eo thon này nọ. Mạng xã hội có thể giúp ta động viên tinh thần trong thời gian ngắn, nhưng sự đua tranh cuối cùng sẽ làm tổn thương về tâm thần, mất tự tin, gây bệnh trầm cảm, vì nghĩ là mình không thể đạt được một thân hình đẹp như người trên mạng.

Người Mỹ có câu “If it ain’t broke, don’t fix it.” và “Keep it simple” có nghĩa là, nếu không hư thì đừng có sửa, và hãy giữ mọi thứ đơn giản. Càng đơn giản càng tốt khi nói đến sức khoẻ.

Blog Archive