Saturday, May 16, 2020

VỢ MUA 

Phạm Thành Châu

Khi người ta không ưa thì tốt cũng thành xấu, trẻ thành già. Người ta gọi lão là "lão", dù lão chỉ khoảng ngoài bốn mươi vì cái vẻ lóc chóc vênh váo, cứ tưởng mình giàu lắm. Thực sự, lão chỉ làm chủ vài ba cái nhà hàng không lớn cũng không đắc khách lắm. Nhưng nếu biết được lịch sử kiếm tiền của lão thì cũng đáng cho lão hợm mình vì mấy ai làm được như thế.

Lão qua Mỹ với hai bàn tay trắng, với một mớ tiếng Anh lẫn lộn với tiếng Pháp, còn sót lại trong trí nhớ từ thời còn trung học ở quê nhà, tính ra cũng gần ba mươi năm rồi. Người Việt nào đến Mỹ, nếu còn trẻ có thể học tiếp, kiếm mãnh bằng gì đó, đi làm lương khá hơn mà cũng đỡ vất vả thể xác. Nhưng lão thì lỡ cỡ, lại không quen xử dụng trí óc như bọn trẻ nên lão lao ngay vào kiếm tiền bằng hai tay. 

Khởi đầu, lão vào làm công cho một tiệm ăn Á Châu. Chủ Á Châu nào cũng giống nhau, bắt người làm công làm túi bụi nhưng lại trả lương quá tệ. Lão vừa ăn welfare (tiền trợ cấp xã hội) vừa làm lãnh tiền mặt. Hết hạn welfare, lão xin làm thêm trong một xí nghiệp Mỹ, để có bảo hiểm sức khỏe. Như thế, lão làm hai job, không kể ngày đêm, không weekend, không vacation, cho nên hắn trở nên già xọm, mặt mày nhăn nhúm như người ngoài năm mươi.

Ở tiệm ăn Á Châu, lão vừa làm vừa để ý học nghề nấu nướng, cách phục vụ khách hàng, cách quản trị người làm. Được mấy năm, tích lũy được chút vốn, lão sang một tiệm ăn nhỏ. Lão dụ thằng đầu bếp nhà hàng mà lão đã làm công sang làm cho lão. Lão trả công hậu hỉ cho tên đầu bếp này và la cà hỏi bí quyết nấu nướng. Ít lâu sau, lão cho tên đầu bếp ra rìa. Lão tự làm lấy các món ăn, thêm thắt, chế biến cho ngon hơn, ghi chép thành công thức, để sau này nhà bếp cứ thế mà nấu. Lão có một bí quyết duy nhất là nấu ngon mà lại lấy giá rẻ rề. Chỉ ít lâu sau tiệm lão đông khách dần. Lão lại ky cóp và sang một nhà hàng lớn hơn, tuyển ban quản lý, coi sóc việc nấu nướng, thu chi, như một công ty chính cống. Nhà hàng lớn của người Việt tại Mỹ, có được cái lợi là cuối tuần tổ chức tiệc cưới cho đồng bào người Việt ty nạn. Mỗi thứ bảy, lão kiếm khoảng chục nghìn đô cho mỗi tiệc cưới. Vẫn cái kiểu ăn ngon và giá rẽ nên ngày thường cũng cứ đông khách. Có cả khách Mỹ bản xứ, cả khách nói tiếng Xì (spanish) cũng đến. Rồi báo tiếng Mỹ địa phương đăng bài ngợi khen tiệm lão. Lão lại sang một nhà hàng khác. Thế là, chỉ mấy năm lão giàu lên. Lão mua một biệt thự ở khu người giàu, đi một chiếc xe hạng sang để gọi là hưởng thụ cho bỏ những ngày làm công vất vả.

Cuối cùng thì lão sinh tật, lão về Việt Nam kiếm vợ. Nhưng với kinh nghiệm sự đời, lão biết tỏng mấy em đòi làm vợ lão cũng chỉ vì lão là Việt kiều. Lão đã nghe nhiều trường hợp, có em đến phi trường đã biến mất, để thằng chồng ra đón đứng chóc ngóc cả buổi mà chẳng thấy vợ đâu. Có em kiên nhẫn chờ đủ thời gian có quốc tịch là chuồn thẳng. Thế nên nhiều lần về Việt Nam, lão cũng chỉ chơi qua đường rồi trở lại xứ Mỹ tiếp tục sự nghiệp nhà hàng.

Một lần lão mò về quê cũ. Đó là một thành phố miền biển, chuyên làm nước mắm. Xe chạy ngang qua thành phố đó, là ngửi thấy mùi nước mắm, nhưng dân bản xứ lại không cảm thấy gì cả. Cái mùi ngửi mãi, thành tê liệt. Gia đình lão trước kia ở vùng ngoại ô. Cha mẹ đã qua đời, mấy anh chị em thì đã được bảo lãnh qua Mỹ cả, chỉ còn bà con xa và bạn bè, nhưng chắc gì còn ở đó. 

Xuống xe, lão thấy thành phố thay đổi quá nhiều. Nhà cửa mọc cao hơn trước, đường sá đổi tên. Lão đón xe thồ ra vùng ngoại ô, phía bờ biển. Lão nhận ra con đường đất chạy song song với bờ biển, nên xuống xe rồi lửng thửng đi dọc con đường mà thực tâm lão chưa biết mình đi đâu, đến nhà ai? Trước kia nhà cửa lơ thơ, hai bên đường là cây dại với xương rồng, nay thì nhà san sát như trong thành phố. Lão ghé vào một quán nước, gọi một chai nước ngọt, rồi nhìn thiên hạ qua lại. Lão để ý nhìn mặt từng người đi đường nhưng chẳng thấy ai quen. Có thể họ có đấy, nhưng mấy mươi năm rồi, ai cũng già, cũng thay đổi cả. Ngay cả lão chắc gì người khác nhận ra.

Lão lơ đãng nhìn mấy đứa bé đi học về. Chúng đi từng bọn, cãi cọ, đuổi nhau... khiến lão nhớ lại trước đây, khi còn nhỏ lão cũng đi trên con đường này, cũng cãi cọ đuổi bắt nhau. Ngồi một lát thấy đói bụng, lão định vào thành phố kiếm cái gì ăn. Lão đã bỏ ý định vào xóm tìm bạn bè, người quen để thăm hỏi. Vừa móc túi trả tiền nước ngọt, lão chợt thấy từ trong xóm đi ra một đứa con gái, độ mười sáu mười bảy tuổi, tay xách một cái giỏ nhỏ, đi qua trước mặt lão. Thế là hồn vía lão liền xuất ra khỏi người, lơ lửng theo con bé. Lão nhìn sững sờ, mắt không chớp, mũi không thở và miệng há ra. Chỉ mới thấy con bé mà lão đã mê mẩn tâm thần. Đúng là lão già không nên nết. 

Trong con mắt người khác, con bé chẳng đẹp đẽ gì cho lắm. Dân nhà quê lam lũ, áo quần cũ xì, tóc tai luộm thuộm, mặt mũi nám đen vì nắng gió. Nhưng không hiểu sao, lão lại bị con nhỏ hớp hồn. Nó đi một quãng xa thì ngừng lại, ngồi xuống cạnh một người đàn ông lớn tuổi, đang lui cui sửa một chiếc xe đạp. Nó để cái giỏ xuống cạnh người đàn ông, có lẽ đựng thức ăn rồi quay về. Lần này lão được dịp nhìn kỹ hơn. Lão ngắm con bé để tự bảo "Nó đẹp thật". Đẹp theo cái nhìn của lão. Con bé chưa phát triển trọn vẹn để thành một cô gái, nhưng vẻ man rợ hoang dã thì đã hiện rõ trên khuôn mặt, lông mày đậm, mắt đen lạnh lùng, miệng vênh lên với đôi môi dày, dáng đi uyển chuyển như con mèo, với hai cái mông bé bé tròn tròn.

Lão nhìn mãi, cho đến khi con nhỏ khuất sau hàng cây ở chỗ đường vào xóm, lão mới nuốt nước bọt, thở phào một hơi. Lão hỏi bà chủ quán "Con ai đó Dì?" Bà lão chỉ tay về phía người đàn ông đang sửa xe đạp "Con thằng Năm Cụt đằng kia kìa" "Phải thằng Năm Định không Dì?" "Chính hắn" Lão nói cám ơn rồi lững thững đến chỗ người đàn ông sữa xe. "Năm Định nhớ tôi không?" Người đàn ông cụt chân ốm nhom da đen thùi, ngước cặp mắt lờ đờ chán đời nhìn lão "Ai mà biết tôi hè? Chắc lâu ngày không gặp" "Thằng Kính đây nè! Lúc nhỏ học chung trường..." Năm Định không buồn, không vui, cố nở nụ cười méo xẹo "À nhớ rồi, ngồi chơi, mới ở đâu về hả?" Năm Định đẩy chiếc ghế đẩu về phía lão "Ngồi đó đi, giờ trông khác quá, sao trông già quá vậy, nhìn không ra" Lão ngồi xuống hỏi vớ vẩn "Sao khá không?" "Khá cái con mẹ tui" "Vợ con ra sao?" "Bốn đứa, chỉ giỏi ăn với phá" "Con nhỏ mới ra đây là đứa nào?" "Con đầu" "Nhà vẫn chỗ cũ hả? Tôi định vào thăm nhưng tìm không ra" "Vẫn nhà cũ. Đâu có đi đâu được".

Sửa xong xe, người đàn ông đứng dậy, lò cò dựng chiếc xe đạp vào hàng rào. Nhìn bộ dạng lão, Năm Cụt đoán tay này là Việt kiều "Về chơi bao lâu? Uống gì? nước ngọt hay cà phê? Để kêu" "Khỏi! mới ngồi uống đằng quán kia. Thấy bạn, tôi ghé lại thăm" Năm Cụt hỏi dò chừng, chứ chưa đoán được lão từ đâu đến. "Sau năm bảy lăm... Rồi đi luôn?" "Ừ, tan hàng, về nhà rồi đi thẳng ra biển" Năm Cụt móc túi lấy gói thuốc rê đen thùi đưa về phía lão, nhưng lão lắc đầu. Gã tự vấn cho mình một điếu, gắn lên miệng, quẹt xạch xạch mấy cái mới có lửa, bập bập rồi nhả khói ra.

Lão ngồi nhìn thằng bạn què, suy nghĩ "Không hiểu con vợ nó có đẹp không mà sinh đứa con đẹp quá thể" "Về nhà đi tôi ghé thăm cho biết!" "Về thì về, để tui gửi chiếc xe đạp cho bà bán quán". Năm Cụt gom cà lê, mỏ lết vào thùng đại liên (thùng sắt nhà binh dùng đựng đạn đại liên), đặt lên xe, vớ lấy cái nạng. Lão nhanh nhẹn giúp thằng bạn què xách giỏ thức ăn, đẩy chiếc xe vào quán của bà cụ, gửi đấy rồi cả hai đi vào con đường nhỏ. Tình bạn nối khố lúc nhỏ khiến Năm Cụt hy vọng. Vẻ lấc cấc tự tin của thằng bạn, chứng tỏ nó có tiền. Phần lão thì lại nghĩ đến con bé gặp lúc nãy. Lão cũng thấy háo hức hồi hộp, y như thời trai trẻ hẹn hò với người thương. Thằng bạn cụt giò dẫn lão vào một căn nhà tranh vách ván. Đúng là nhà nghèo. Đến chiếc ghế cũng ọp ẹp, chỉ muốn xụm khi lão ngồi xuống. lão nhìn quanh căn nhà. Chẳng có gì đáng giá ngoài viên ngọc quí mà lão định mua. Đó là con bé, nhưng lão lại không thấy nó đâu? "Con Quê đâu rồi, nấu miếng nước uống coi".

Có tiếng "Dạ" từ sau bếp vọng lên, có lẽ nó đang nhóm lửa. Lão làm ra vẻ lơ đãng bước ra ngoài nhìn quanh, nhưng chân lại lần xuống phía nhà bếp. Gã chủ nhà chống nạnh đi theo. Lão đã nhìn thấy con bé đang lúi húi thổi lửa nhóm bếp. Lão nghe tiếng heo ụt ịt, bèn bước thẳng vào bếp, vờ chồm nhìn vào chuồng heo và hỏi "Nuôi được mấy con heo?" "Hai con. Nuôi được mấy tháng rồi mà chẳng thấy lớn" Lão quay lại. Con bé đã đứng lên, nó hơi ốm người mảnh khảnh. Lão rùng mình, không dám nghĩ tiếp. Viên ngọc đó bây giờ đối với lão là vô giá. Nếu phải đổi lấy hai cái nhà hàng của lão để được nó, lão cũng chịu ngay. "Bà xã đâu?" "Nó ngoài Chợ Nhỏ. Buôn bán rau trái gì đấy" "Còn mấy đứa nhỏ?" "Đi học" 

Lão nhìn qua ngôi nhà lầu bên kia đường 

"Nhà lầu của ai vậy?" 

"Cán bộ" 

Lão nói để khêu gợi thèm muốn của thằng bạn què 

"Xây cái nhà lầu như vậy ở cho thoải mái" 

"Giỡn chơi! Tiền đâu?" 

"Để tôi xem, bà xã mấy giờ về?" 

"Chẳng biết! Khi thì chiều, khi thì tối" 

"Nói bả mai ở nhà. Tôi cần gặp để nhờ chút chuyện" 

Gã què tuy không đoán ra chuyện gì, nhưng nghe thằng bạn sáng mai trở lại, đã bớt tuyệt vọng. Cứ tưởng nó đến nói phét vài câu rồi đi luôn, mà không móc chút quà cáp của Việt kiều thì cũng buồn 

"Mai mấy giờ anh tới?" 

"Anh em gì. Bạn bè từ nhỏ quen gọi mày tao, thì bây giờ cũng mày tao cho thân mật" 

"Mai tao biểu nó ở nhà" 

Lão đi lên nhà trên vì đoán con bé đã nấu nước xong. Vừa ngồi xuống ghế thì con bé cũng vừa mang ấm nước lên. Gã què mở nắp bình bỏ chút trà vào. Lão đón lấy ấm nước từ tay con bé, lão làm bộ lúng túng cầm luôn tay nó, bàn tay con bé mềm mại, nhỏ và đẹp. Lão thấy cái gì của nó cũng đều đẹp cả. Con bé lại đứng gần lão, khiến lão sướng mê, tim đập loạn xạ. Con bé yên lặng, đứng chờ châm trà xong để nhận lại cái ấm và đi xuống bếp.

Uống xong ly trà, lão nói "Tao về, để mầy làm việc. Sáng mai tao đến" Cả hai đứng lên. Thằng bạn què lại vớ lấy cái nạng. Lão làm như sực nhớ điều gì, vừa thò tay vào túi quần vừa đi xuống bếp. Con bé đang cho heo ăn. Lão đến phía sau, đưa tay đặt lên vai nó. Con bé giật mình quay lại, thấy lão, nó bước lùi vài bước. Lão đưa tờ một trăm đô cho nó 

"Đây là quà, cầm lấy, trăm đô, đổi ra tiền Việt nhiều lắm" 

Con bé cầm tờ bạc ngước nhìn lão. Đôi mắt đen láy, với cái nhìn bình thường mà lão rung động cả thần trí, như say rượu. lão kinh ngạc "Chưa có ai có cặp mắt đẹp đến như vậy. Nó nhìn mình mà như hớp hồn mình" Sợ thằng bạn què nghi, lão lại quay ra vừa nói nho nhỏ với con bé 

"Mai tôi đến. Sẽ có nhiều tiền nữa." Ra đến đường lớn, lão từ biệt bạn và đón xe thồ về khách sạn.

Hôm sau, hắn đến nhà thằng bạn què rất sớm. Bọn nhỏ chưa đi học. Mỗi đứa cầm một tô cơm, xúc bỏ miệng lia lịa, con bé thì đang la hét với lũ em. Đứa nào cũng ốm nhom, đen thùi, da nổi mốc, loang lổ từ đầu đến chân nhưng mắt thì sáng trưng, nhìn lão một cách tò mò và tinh ranh. Chỉ có con nhỏ, viên ngọc quí của lão là đẹp, nó vẫn vậy mà lão thấy đẹp hơn hôm qua mới chết chứ. Thằng bạn què thấy lão đến bèn gọi vợ từ dưới chuồng heo lên, giới thiệu với lão xong là vớ cái nạng với thúng đạn đại liên, đựng đồ nghề đi làm nhiệm vụ sửa xe đạp.

Chị đàn bà không đoán được mục đích của lão. Chiều hôm qua, từ chợ về, được con gái đưa tờ trăm đô, chị ta bỏ túi nhưng chưa biết trị giá bao nhiêu. Ăn tối xong, chị ta chạy ra chợ, ra tiệm vàng đổi lấy tiền Việt Nam. Chị ta sững sờ. Hơn một triệu đồng! Lớn hơn chị ước lượng rất nhiều. Tối đó chị tra hỏi chồng về lão. khi biết chồng có người bạn Việt kiều, chị nể phục và hãnh diện về chồng mình. Từ nay, ra chợ chị sẽ khoe rầm trời rằng gia đình chị cũng có "thân nhân" Việt kiều chớ có thua ai. Chị sẽ phịa rằng, chồng mình có người anh, mất tích năm bảy lăm, không ngờ là đã chạy thoát qua Mỹ, bây giờ về thăm gia đình. Từ nay khi kẹt tiền, sẽ có khối người cho chị vay. Chị được nghe chồng kể lai lịch lão. Hai người là bạn học. Lên trung học đứa thi đậu tú tài một, tình nguyện đi Sĩ quan Thủ Đức, đứa thi hỏng phải đi hạ sĩ quan. Năm bảy lăm, miền Nam sập tiệm, thằng chạy thoát ra biển, thằng bị thương cụt giò về nhà báo hại vợ con. (Nói đúng ra, vợ chồng Năm Cụt lúc đó chưa có con).

Vì bạn chồng đến nên chị quyết định nghỉ buổi chợ, hi vọng có tí tiền còm. lần này, chị nghĩ nếu bạn chồng cho tiền, chị sẽ giữ tờ bạc Mỹ đó ra chợ khoe với mọi người, trước khi đem đổi ra tiền Việt Nam.

Chị chào hỏi bạn chồng với vẻ thân mật như người ruột thịt. Lão thì chỉ tìm cách nhìn con bé. Suốt đêm qua lão trằn trọc đến gần sáng, hễ nhắm mắt là con bé hiện ra trong đầu, lão nhớ đến ngẩn ngơ. Cái mông tròn vo, đôi mắt đen láy với gương mặt hoang dã và đồi ngực nhỏ của con bé, lão thấy sao đẹp và quí giá đến như vậy. Trông lão giáo giác lơ ngơ như người mất hồn. Mấy đứa bé chào lão để đi học, lão chỉ ậm ừ mà không mở miệng. Chị đàn bà ngồi ngay trước mặt, lão như không thấy. Chị gọi xuống bếp 

"Quê! Lấy cái ấm nấu miếng nước pha trà" lão giật mình, sợ chị ta biết rõ ý nghĩ của mình, nên làm bộ nhìn ngang ngửa ra vẻ chú ý đến ngôi nhà và hỏi 

"Nếu trúng số, độ vài mươi cây vàng thì chị có xây lại nhà không?" Lão biết cứ đem tiền ra nhử thì ai cũng chiều ý lão ngay. Chị đàn bà nghe thế thì cười toe toét 

"Tôi mà trúng số thì có họa là điên mới xây lại nhà này. Vô Chợ Nhỏ mua một căn, mở tiệm, buôn bán cho sướng" Thấy con mắt sáng rỡ của chị đàn bà, lão chẳng thèm quanh co 

"Tôi nhờ chị việc này. Nếu làm được, chị có mấy chục nghìn đô như chơi" 

Chị đàn bà nghe thế, tưởng như tiền sắp vào tay, nhưng chưa hiểu là việc gì 

"Tôi biết gì mà giúp anh?" 

"Tôi ở Mỹ về đây kiếm vợ. Tôi cần một cô vợ càng trẻ càng tốt. Người nào chịu gả con cho tôi thì được vài chục nghìn đô".

Chị đàn bà thất vọng, vì người nào chịu gả con cho lão mới được tiền. Chị ta nghĩ đến những người quen biết, cố nhớ xem nhà ai có con gái để làm mai. Như thế, khi được vợ, làm gì lão cũng tặng chị ta chút ít, chưa kể bên nhà gái cũng phải trả tiền công 

"Anh muốn cô vợ như thế nào? mập hay ốm, bao nhiêu tuổi, học trò hay con nhà làm ăn, buôn bán?" 

"Tôi đã nhắm trước rồi, chỉ cần sự đồng ý của cha mẹ cô ta mà thôi" 

Chị đàn bà vẫn chưa hiểu "Anh cứ nói cho tôi biết. Tôi đến tìm hiểu rồi sẽ nói với cha mẹ cô ta. Ai có con gái lớn trong nhà mà không muốn cho nó lấy chồng. Cái khó là phải nói sao cho cha mẹ cô ta chịu gả con cho anh.. Anh cũng lớn tuổi rồi mà lại lấy vợ quá trẻ, e nhà gái không chịu vì sợ mang tiếng ham tiền. Nhưng không sao tôi đã có cách. Cứ đem tiền ra là ai cũng tối mắt. Hơn nữa, gả cho Việt kiều thì con gái qua đó sẽ bảo lãnh cha mẹ anh em qua hết. Sướng chết mà không chịu sao được!" 

"Vậy chị đã bằng lòng rồi phải không?" 

"Tôi mà có con gái lớn tôi gả ngay. Anh cứ cho tôi biết, nhà con nhỏ ở đâu, tôi sẽ cố giúp anh. Chắc chắn là được. Khi được vợ rồi đừng quên bà mai dong nghe!" 

Lão nói tỉnh bơ "Tôi muốn nói đến cô con gái lớn của chị, chứ có ai xa lạ đâu?" 

Chị đàn bà trợn mắt lên, miệng há hốc "Anh muốn cưới con Quê? Trời đất, chắc anh nói giỡn. Nó còn con nít chay. Vợ chồng gì nó! Nó đáng tuổi con cháu anh" 

Lão thuyết phục chị ta "Xưa ông bà mình thường nói. Nữ thập tam, nam thập lục. Mười ba tuổi lấy chồng được rồi, con chị lớn hơn cái tuổi đó nhiều mà. Chị bàn với ông xã chị đi. Nếu bằng lòng thì mấy căn nhà trong chợ, tôi cũng mua cho ngay, năm bảy chục ngàn đô đâu có thấm gì tôi. Bên Mỹ tôi có ba bốn nhà hàng. Mấy hôm nữa tôi đi Sài Gòn, chị cho biết ý kiến sớm. Hai vợ chồng bàn bạc với nhau cho kỹ. Vì tình bạn tôi muốn giúp đỡ, chứ ở Sài Gòn, con gái thiếu gì, tôi chỉ bỏ nghìn đô là có người dẫn con đến ngay" 

Lão thì đi guốc trong bụng chị ta. Miệng nói thế chứ sức mạnh của đồng đô la, khó ai mà cưỡng chống nổi.

Căn nhà trong chợ sẽ ám ảnh chị ta suốt đời nếu không chịu gả con cho lão. Vấn đề là thằng bạn què của lão, nhưng nếu chị vợ thuyết phục khéo thì dù tự ái, dù sợ mang tiếng ham tiền gả con cho ông già cũng phải dẹp qua một bên, mà giơ tay đón xấp đô la từ trên trời rơi xuống. Thế nên, khi thấy lão muốn đứng lên ra về, chị đâm hoảng, sợ ông thần tài "già" này biến đi mất "Tôi là đàn bà, không có quyền gì cả. Để tối nay, tôi nói lại cho nhà tôi rõ. Nhà tôi có chịu hay không cũng sẽ báo cho anh. Sáng mai mời anh đến. Chỉ sợ nó nhỏ quá tội nghiệp" lão coi như đạt được một nửa thuận lợi, nửa kia thì ngày mai tính sau.

Tối đó, Năm Cụt và mấy đứa con được một bữa ăn như đám giỗ, lại có thêm chai đế phụ họa nên Năm Cụt thấy thỏa mãn vô cùng, mấy đứa con cũng no căng bụng vì bữa ăn ngon. Ăn xong, Năm Cụt lò cò ra hiên nhà ngồi dựa ngữa trên chiếc ghế xe hơi người ta vất đi, phành bụng đón cơn gió mát từ biển thổi vào. Vợ Năm Cụt dọn bữa ăn thịnh soạn là có mục đích. Chị ta muốn anh chồng no say, thần trí lơ tơ mơ, chị mới tiện thuyết phục. Chị ta đang tìm cách vào chuyện cho có vẻ tình cờ thì Năm Cụt đã hỏi vọng vào nhà 

"Lúc sáng thằng Kính ghé nhà mình nói chuyện gì vậy?" Chị vợ nhân dịp đó, đem cái ghế trong nhà ra ngồi cạnh chồng 

"Ảnh đến nhờ mình tìm cho ảnh một cô vợ trẻ, càng trẻ càng tốt. Ai chịu gả con, ảnh chịu trả mấy chục nghìn đô" 

"Con ai trong xóm mình cở tuổi đó?" 

"Tôi chưa biết, nhưng mấy chục nghìn đô đâu phải ít. Tôi thấy tiếc quá nên còn ngần ngừ chưa định giới thiệu con ai cả" chị ta chép miệng thở ra, cố khêu gợi lòng tham của chồng 

"Mình có mấy chục nghìn đô vô Chợ Nhỏ, mua căn nhà, một bên mở bán phụ tùng xe đạp, xe gắn máy, một bên bán chạp phô. Lúc đó, mấy đứa nhỏ đâu còn ăn đói mặc rách, lại được học hành đến nơi đến chốn" 

"Mình không có con gái để gả cho hắn thì tìm người mà giới thiệu. Có tiếc cũng không xơ múi gì được. Tìm không ra người thì báo cho hắn biết, hắn đi nơi khác mà tìm" 

Chị vợ yên lặng một lúc, rồi nói giọng cà rỡn, làm như vô tình nói cho vui "Hỏi ảnh có chịu con Quê, mình gả quách, kiếm mấy chục nghìn đô, dọn ra chợ ở. Ít năm sau, con Quê ở bên Mỹ bảo lãnh qua khỏe re. Sướng thiệt!" 

Năm Cụt quả thật bị vợ phục rượu, không còn sáng suốt nên bị vợ đưa vào bẫy mà không để ý, cũng trả lời xụi lơ 

"Mình chỉ có con Quê, nhưng nó chỉ mới mười sáu tuổi, chồng con gì được. Luật pháp cũng không cho phép, lạng quạng bị tù mà còn mang tiếng ham tiền mà gả con cho thằng già" 

"Lúc trưa tôi có đi hỏi rồi. Mấy ông cán bộ ở xã, bày cách làm lại khai sinh, khai tuổi lớn lên, mười tám, mười chín, rồi gả chồng cho nó, làm hôn thú hợp lệ, sẽ được giấy tờ theo chồng qua Mỹ" 

" Không được đâu, đừng nói bậy. Thằng Kính là bạn tôi, bây giờ làm thằng rể, còn tôi thì làm cha vợ nó. Mà nó lại già như tôi coi sao được" 

Chị vợ đã nghĩ sẵn những câu để nói với chồng 

"Cưới xong nó đi Mỹ liền, ai biết mà đàm tiếu. Cứ nói anh Kính gần bốn mươi thôi, có ai đi hỏi giấy tờ để biết tuổi thật đâu. Ngày trước, biết bao người cho con vượt biển, bị hải tặc hãm hiếp, chết đói, chết khát, lại bão tố làm đắm thuyền, chết trên biển biết bao nhiêu, vậy mà họ vẫn cho con đi. Mình bây giờ cho con đi bằng máy bay, qua đó có sẵn nhà cửa xe cộ... Sướng như tiên, bởi vậy tôi mới trùng trình, không muốn đưa cái lợi cho người khác. Chỉ sợ anh Kính không chịu, chê con Quê nhỏ, không đẹp. Việt kiều về Việt Nam kiếm vợ đẹp, ai dại chi mà lấy vợ xấu".

Năm Cụt đã ngấm rượu, đầu gục qua một bên. Chị vợ kê miệng sát tai chồng 

"Có chịu không thì nói cho tôi biết. Sao lại làm thinh? nói đi rồi tôi đưa vô giường ngủ" 

Năm Cụt lè nhè "Để tôi ngủ, bà tính sao thì tính" 

"Nhưng mà có chịu không? Cho tôi biết để mai tôi nói lại với ảnh. Anh phải nói chịu, tôi mới dám hỏi người ta. Người ta bằng lòng mà anh nói ngược lại, mất lòng người ta mà mình cũng mất toi mấy chục nghìn đô. Anh phải nói rõ cho tôi nghe. Chịu hay không?" 

Năm Cụt buồn ngủ ríu mắt, trả lời lè nhè "Ừ! thì chịu. Để tôi đi ngủ" Năm Cụt lảo đảo đứng lên. Đã cụt giò còn say rượu, đố ai đi mà không ngã? Chị vợ phải dìu anh chồng say vào giường.

Chuyện con nhỏ Quê sắp lấy chồng Việt kiều được giữ kín đến nổi chính cô dâu tương lai là con Quê cũng không được biết. Nó chỉ nghe lóm rằng có người đưa tiền cho cha mẹ nó mua nhà trong Chợ Nhỏ mà thôi. Gần tới ngày cưới, má nó chỉ nói với nó "Ngày mai mày đi lấy chồng đó nha Quê", nó nghe mà chỉ cúi gầm mặt xuống, chả nói năng gì. Người ta nói "đồng bạc đâm toạt tờ giấy" đúng thật. Mọi việc tiến hành thủ tục, giấy tờ hôn thú hợp lệ đều giao phó cả cho tờ đô la Mỹ phụ trách. Nó như lá cờ lệnh, đến cửa công sở nào thì nơi đó răm rắp thi hành, nhanh như gió. Chủ tịch xã đích thân làm khai sanh giả cho con nhỏ, rồi ký giấy xác nhận hôn thú.

Chỉ mấy hôm sau là tiệc cưới linh đình tại nhà hàng lớn nhất thành phố. Làng xã, quận huyện, tỉnh... tất cả quan chức chánh quyền, ai muốn ăn tiệc cứ cho biết tên, để tiện sắp xếp chỗ ngồi. Cô dâu như đứa con nít, đi bên lão già dịch, trông như cha con. Mặt cô dâu không vui, không buồn, được anh chồng già kẹp tay dẫn đi chào quan khách dự tiệc. Chú (lão) rể ưỡn ngực, vếch mặt lên, coi bộ hớn hở, vui mừng lắm. Quan khách dự tiệc chỉ thấy cô dâu đi bên cạnh một hình nộm làm bằng đô la Mỹ.

Bửa tiệc kéo dài tới khuya thì tan hàng. Chú rể già đưa cô dâu về khách sạn. Đến đây thì lại có vấn đề. Vấn đề quan trọng nhất của chú rể. Cô dâu nhất định không chịu. Không hiểu làm cáh nào và vào lúc nào mà con Quê mặc trong người nó đến bốn cái quần dài, thắt dây lưng chớ không phải dây thun. Lúc lên giường là nó dùng cái mền quấn quanh người, rồi hai tay giữ chặt mép mền, nó mím miệng, nghiến răng, cương quyết tử thủ. Lão thấy tấn công trực diện khó thắng đối phương, nên lão tạm thời rút lui, chờ đối phương sơ hở là tấn công liền. Lão im lặng, nằm bên cạnh giả vờ ngủ.

Con gái tuổi đó, hễ nằm xuống là ngủ say như chết. Con Quê quả thật có ngủ say. Hai tay đã buông lơi, mắt nhắm, hơi thở đều hòa. Lão rất rành về tình trạng người đã ngủ say. Muốn làm gì phải làm mạnh và nhanh. Nếu cầm nhẹ nhẹ, kéo từ từ người ngủ sẽ giật mình thức giấc. Lão kéo nhanh cái mền, con nhỏ liền lăn mình nằm ngửa ra, vẫn ngủ say. Lão thò tay nắm chặt lưng quần chỗ thắt nút, tay kia giật mạnh đầu giây. Vậy là một chiếc quần đã lỏng dây lưng. Lão lại tiếp tục đến phòng tuyến thứ hai... Thình lình con Quê tỉnh dậy. Nó co chân đạp lão một đạp, mạnh và bất ngờ, đến độ lão văng ngay xuống đất.

Nó ngồi thu lu ở góc giường, người quấn chặt chiếc mền, gục đầu lên đầu gối tiếp tục ngủ. Lão chẳng biết đối xử cách nào, cứ nằm nhìn nó mãi. Sau cùng, lão đánh thức nó dậy "Em nằm xuống ngủ đi. Anh sẽ không làm gì em cả" Con bé không nói tiếng nào, nằm xuống, co quắp như con tôm, yên lặng ngủ. Lão nghĩ đến việc sắp xếp cho cô vợ chưa xơ múi nầy, dần dần thích hợp với cuộc sống mới ở Mỹ. Kế toán bên Mỹ đã gửi tiền qua để thanh toán tiền mua nhà ngoài Chợ Nhỏ cho gia đình bên vợ, cộng thêm một số tiền để làm vốn buôn bán. Bây giờ lão lại đưa thêm tiền cho bên vợ, bắt một đường dây điện thoại để cô vợ, khi đến Mỹ, có thể gọi về với gia đình bất cứ lúc nào cô thích. Bấy giờ, việc bắt điện thoại không phải dễ dàng như sau này, phải tốn rất nhiều tiền hối lộ mới hy vọng được ưu tiên, nếu không thì đừng hòng. Sáng hôm sau, lão và vợ đến nhà cha mẹ vợ mời cả gia đình đi ăn điểm tâm. Lúc gọi xe xích lô, nó lắc đầu không chịu ngồi chung. Lão phải gọi thêm chiếc nữa.

Bây giờ, lại chứng minh một lần nữa sức mạnh của đồng tiền. Chưa đầy một tuần mà gia đình Năm Cụt đã đổi khác. Họ đã dọn qua "nhà mới" ngoài Chợ Nhỏ. Ngôi nhà đã vượt quá ước mơ của chị đàn bà quanh năm suốt tháng chỉ nghĩ đến gạo cho bữa ăn kế tiếp. Nhà lầu, mặt tiền ngay chợ, rất tiện buôn bán. Phía sau là vườn rộng với cây ăn trái và cây cảnh, lại có lối đi mở ra con hẻm bên cạnh. bọn trẻ đi học với áo quần tươm tất. Vợ chồng Năm Cụt không còn làm nghề cũ nữa, họ chưa hết ngất ngây với hạnh phúc thần tiên, như từ địa ngục bay vút lên thiên đàng. Sáng nay lại được vợ chồng thằng rể mời đi ăn điểm tâm, là món xa xỉ mà sau ngày miền Nam sập tiệm, họ không hề nghĩ đến. "Lão" chàng rể hôm đó vẫn vui vẻ với gia đình bên vợ. Cô dâu xuống xe là chạy nhào vào lòng mẹ, cười nói tự nhiên. Hai mẹ con kéo nhau vào phòng tâm sự. Không biết hai người trao đổi gì với nhau mà bà mẹ cứ nhìn chàng rể cười cười vẻ tinh quái. Có lẽ con nhỏ đã kể chuyện lúc tối ở khách sạn.

Hôm lão về Sài Gòn để lên máy bay đi Mỹ, cả gia đình vợ đều vô tiễn đưa. Cô vợ đã trở lại vẻ trẻ con, vui đùa với mấy đứa em và phe lờ lão chồng, coi như không có lão trên thế gian.

Gần một năm sau, lão lại về Việt Nam đón vợ qua Mỹ. Khi đến Mỹ, về nhà, lão chỉ cho con nhỏ phòng ngủ, chỉ cách sử dụng các phương tiện trong nhà. Lão cũng mướn một cô sinh viên, ở luôn trong nhà, làm bạn và dạy tiếng Mỹ cho nó. Tối đến, lão ngủ riêng một phòng, con nhỏ ngủ riêng một phòng. Trong nhà gồm bốn người. Lão, vợ lão, cô sinh viên và người giúp việc. Cô giúp việc đến làm một số giờ nhất định rồi ra về.

Con Quê, vợ lão thì ôm cái điện thoại gọi về Việt Nam, nói suốt ngày. Lão chẳng cần phải lịch sự kiểu Âu Mỹ, tôn trọng chuyện riêng tư người khác. Hễ con nhỏ nói điện thoại là lão cầm điện thoại trong phòng lão lên nghe trộm. Lần nào nó cũng khóc. Nó nhớ mẹ cha, nhớ em, nhớ nhà, nhớ hàng xóm... nghĩa là nó nhớ mọi thứ ở Việt Nam. Nó hỏi thăm sức khỏe của cha mẹ và các em, hỏi chuyện buôn bán của gia đình ra sao? Khi nghe mẹ nó nói chuyện làm ăn ngày càng khá thì nó cười. Nó hỏi chuyện học hành của các em, cả chuyện áo quần sách vở. Nó dặn mẹ, đừng để các em thua kém bạn bè, đừng để đứa nào khinh "nhà mình nghèo", nó nhắc mẹ nó mua đồ nhắm cho ba nó mỗi buổi chiều, nhưng đừng mua nhiều rượu "Ba uống nhiều rượu dễ sinh bịnh".

Mẹ nó nói chuyện xong thì đưa điện thoại cho lũ em nói chuyện với chị. Tụi nhỏ giành điện thoại, cãi cọ, gây gỗ nhau. Con nhỏ hỏi chuyện học hành 

"Tụi bây học dở, thua bọn hàng xóm, tao không đánh được tụi bây nhưng tao sẽ khóc" Nó có hỏi chúng có được mẹ cho tiền ăn quà rong không? 

"Lúc trước tao thèm cây kẹo mà không có tiền mua, bây giờ tụi bây cứ ăn đủ thứ giùm tao. Nhưng nhớ học, chớ đừng ham chơi. Tao qua bên này là vì cha mẹ, vì tụi bây. Tao ở đây rất buồn, đừng để tao buồn thêm, tao khóc, người ta biết." 

Đại khái là ngày nào nó cũng gọi về nhà, cũng chừng đó hỏi thăm, cũng khóc, đến độ lão chán, chẳng cần nghe trộm nữa. Ấy vậy mà khi ra khỏi phòng, tuy hai mắt sưng húp nhưng mặt nó tỉnh bơ, lạnh tanh như không hề khóc bao giờ.

Hơn sáu tháng sau nó mới bớt khóc vì nhớ nhà. Nhờ ăn uống đầy đủ, lại ở trong bóng mát nên chỉ một năm sau, con nhỏ trổ mã, thành một cô gái cao lớn đẹp rực rỡ. Lão phục con mắt của mình, đã nhìn thấy những nét tuyệt vời, tiềm ẩn trong con nhỏ, từ khi nó còn lem luốt, gầy gò. Mắt nó hơi xếch, đen láy, sâu thẫm với hàng lông mày đậm và tia nhìn hoang dã, dữ tợn. Mũi thanh tú nhưng miệng nó như mím lại vẻ bí ẩn. Thân hình nó phát triển gọn ghẽ, chắc nịch với những bước đi uyển chuyển, nhẹ nhàng như con báo trong rừng hoang. Bạn có thấy các cô người mẫu thời trang chưa? Các cô này mỗi khi trình diễn, thường đi kiểu hai chân bước tréo nhau, mặt như tượng gỗ, không cảm giác, không hề cười, không nhìn ai. Người ta bảo, mục đích cho khán giả không nhìn cô ta mà chỉ chú ý đến áo quần cô đang mặc mà thôi. Con nhỏ này, đương nhiên đẹp hơn các cô người mẫu dù không son phấn, nó có điểm giống là không thèm nhìn lão bao giờ, coi lão như người vô hình. Nhưng lão thì thường xuyên ngắm nó, dù chỉ ngắm trộm. Lão như biết tường tận từng phân vuông thân thể nó, phát triển mỗi ngày thế nào. Chỉ cần nhìn mái tóc dài buông trên đôi vai tròn, nhìn gương mặt, là lão thấy rõ (dưới lớp vải) làn da trắng nõn như trứng gà bóc, và đồi ngực tròn như hai trái cam. Biết rõ hai đùi dài, thon, mịn và thơm mùi trinh nữ... Nghĩa là lão đang biết mình đang có một đóa hồng hàm tiếu, đang vươn từng cánh hoa, đón ánh nắng mai rực rỡ, ấm áp.

Đến đây, thì chúng ta không thể gọi cô gái đó là"con nhỏ", "con bé" hay "nó" một cách xách mé nữa mà phải gọi là cô Quế, chứ không phải Quê, mặc dù trên giấy tờ tiếng Mỹ chỉ ghi chữ "Que". Lão ít khi trò chuyện với cô Quế, cần gì lão nói với cô sinh viên dạy Anh văn, chuyển lời đến cô ta. Khi đi chơi đây đó hay mua sắm, lão đưa đến nơi và bình thản đi sau, cách cô sinh viên với cô Quế một quãng xa. Một lần cao hứng, lão bảo cô sinh viên trang điểm, chưng diện cho cô Quế, rồi đưa cô đến nhà hàng của lão.

Mới bước vào nhà hàng là mọi con mắt đổ dồn về phía cô, vừa thán phục vừa kinh ngạc, chỉ thiếu điều mọi người đều quì xuống để đón một nữ hoàng. Cô nổi bật bên cô sinh viên, lộng lẫy trong ánh đèn màu, mặt vênh lên, mắt nhìn thẳng, mày cau lại vẻ miệt thị. Lão xoa tay, mỉm cười thú vị. Lão có một viên ngọc quí, vô giá theo con mắt của lão.

Trong nhà, nhờ có cô sinh viên làm bạn nên dần dà cô Quế chịu nói chuyện và cười vui khi xem chương trình ca nhạc Việt Nam. Thỉnh thoảng trong bữa ăn ở nhà, cô có đối đáp chút ít với lão. Rồi lão tập cho cô Quế lái xe, đưa đi thi lấy bằng. Lão mua cho cô một chiếc xe mới tinh, chụp mấy tấm hình cô đứng bên chiếc xe để cô gửi về gia đình.

Nhân một lần cô sinh viên xin nghỉ vài hôm, lão đích thân dọn bữa ăn tối ra cho hai người, lão và cô Quế. Trong ly nước ngọt của cô, lão bỏ vào một viên thuốc an thần.

Đến khuya, lão sang phòng cô. Lão mở đèn ngủ. Ánh đèn mờ ảo như cảnh thiên thai. Cô đang ngủ say, hơi thở đều hòa. Lão đến ngồi cạnh cô, cúi xuống cởi quần áo cô... Rồi lão đến ngồi vào ghế bành, bên giường cô.

Lão chỉ ngồi ngắm cô, lão nhìn từ sợi tóc cho đến ngón chân của cô. Thỉnh thoảng cô Quế trở mình, nhưng lão không sợ vì lão biết thuốc vẫn còn tác dụng, và với mỗi thế nằm, thân thể cô đều đẹp một cách riêng. Gần như suốt đêm, lão ngồi bất động, chỉ để ngắm cô. Đến gần sáng, lão đứng lên, cúi xuống hôn lên trán cô Quế, mặc lại quần áo cho cô, tắt đèn. Khi lão vừa bước ra khỏi phòng, khép cửa lại thì cô Quế dụi tay lên chùi mặt, có lẽ là nước mắt. Nước mắt của lão hay của cô? Chỉ có cô biết được mà thôi.

Cô Quế dậy muộn. Người làm đến, dọn sẵn bữa ăn sáng rồi rút vào bếp. Trong lúc điểm tâm, lão nói với cô 

"Ít lâu nữa, chị sinh viên sẽ đưa em đi làm thẻ xanh. Từ khi làm hôn thú với anh đến nay, đã đủ thời gian để em có quyền ly dị anh mà không bị trả về Việt Nam. Anh dự định sẽ đưa em ra ngồi kết, nghĩa là thu tiền cho nhà hàng của chúng ta. Mục đích cho em quen việc quản lý tiền bạc, quản lý người làm và có dịp tiếp xúc với mọi người. 

Em đẹp, chắc chắn sẽ có nhiều người si mê em. Anh chỉ xin em hai điều. Khi em để ý thương yêu ai, em cho anh biết. Anh sẽ tìm hiểu tư cách tánh tình, hoàn cảnh của người đó, nếu thấy không có gì quá đáng, em sẽ tiếp tục giao thiệp và nếu em muốn thì anh và em sẽ làm thủ tục ly dị, và em cùng người đó tiến tới hôn nhân. Anh sẽ chia cho em một nhà hàng nào mà em thích, để em làm vốn sinh sống, không phải lệ thuộc vào chồng. Điều thứ hai là sau khi lập gia đình, thỉnh thoảng em ghé về đây ít phút cho anh thăm. Như vậy, tuần sau, buổi tối, em ra ngồi thu tiền, chị sinh viên sẽ phụ với em. Mọi người ở đây, chỉ biết em là em gái của anh mà thôi. Chẳng ai biết được gì khác về em" 

Và lão cười pha trò một cách vô duyên "Khi em xa anh, em có gia đình thì việc gởi tiền về cho gia đình em, em sẽ phải nhớ, nhiệm vụ đó không còn là của anh nữa" 

Cô Quế ngừng ăn, mặt lạnh tanh nhìn lão, bình tĩnh như đang nghe kể về chuyện một người nào khác. Cô không nói gì, và lão cũng không nói thêm.

Thế là từ đó, cô Quế ra ngồi thu tiền ở nhà hàng. Thường thì nhà hàng ca nhạc, khiêu vũ nào cũng để đèn mờ, duy chỗ cô thu ngân lúc nào cũng sáng, thế nên cô Quế nổi bật, lộng lẫy với gương mặt liêu trai với một chút u sầu đông phương. Đứng xa, cứ tưởng là một bức tranh tiên nữ huyền ảo.

Chỉ ít lâu sau, mọi người đồn đãi nhau về cô thu ngân, rồi kéo đến nhà hàng để chiêm ngưỡng cô. Lão có ba nhà hàng, cô Quế không ngồi kết ở nhà hàng nào nhất định, khiến cho lũ đàn ông con trai, cứ chạy lòng vòng, còn lão thì mặc sức mà lên giá. Nhưng những con thiêu thân, khi đã say mê người đẹp rồi thì cứ chen nhau đưa đầu cho lão chém.

Thật ra, họ đến chiêm ngưỡng cô hơn là tán tỉnh, vì có ai nói gì với cô, cô cũng không trả lời, mà chỉ gật đầu hay lắc đầu và kèm theo một tia nhìn bình thường với nụ cười xã giao mà thôi. Ánh mắt của cô long lanh đẹp lạ lùng, khiến quả tim thằng đàn ông nhũn ra, tưởng như nụ cười đó, ánh mắt đó, chỉ dành riêng cho gã mà thôi.

Những đêm cuối tuần, nhà hàng mở cửa đến gần sáng, vậy mà cô cũng thức khuya cho đến khi người quản lý báo cáo số thu trong ngày, và bao giờ hắn cũng kết luận "Hễ có cô Quế ngồi kết thì khách vào rất đông" Cô ngồi cạnh lão, nghe thế chỉ mỉm cười. Lão biết cô chú ý đến số thu vì đó là thú vui của cô, giống như người chơi thể thao, muốn biết thành tích của mình chứ không phải ham tiền. Từ trước tới giờ, cô không để ý đến tiền bạc hay biết trị giá đồng đô la so với tiền Việt Nam ra sao.

Lão vẫn đối xử với cô Quế như với cô sinh viên, không bao giờ có cử chỉ hay lời nói khác thường. Dần dà cô Quế đã bớt im lặng, đôi khi còn chuyện trò, cười đùa với lão một cách tự nhiên. Những buổi tối không đến nhà hàng, sau bữa ăn cả nhà ngồi ở phòng khách xem chương trình ca nhạc Việt Nam. Trên ghế xô pha đối diện với máy truyền hình, cô ngồi giữa, cô sinh viên một bên, lão một bên. Nhiều lúc cô tựa đầu vào vai lão như đứa trẻ lười biếng, có khi buồn ngủ quá cô nằm xuống gối đầu lên đùi lão, cố nhướng mắt xem, nhưng chỉ một lúc là cô ngủ say. Thế là buổi thưởng thức video ca nhạc phải chấm dứt, mai xem tiếp, vì băng ca nhạc mở ra là cho cô Quế xem. Thế rồi có một chuyện xảy ra.

Hôm đó vào khoảng bảy, tám giờ tối ở nhà hàng. Cô Quế vẫn ngồi kết như thường lệ, khách khứa chưa đông bao nhiêu. Lão ra dấu cho cô tiếp viên, cô ấy gật đầu. Lão ra xe, cô tiếp viên cũng theo ngã sau nổ máy xe chạy theo xe lão. Chuyện này thỉnh thoảng cứ xảy ra, ai cũng coi bình thường vì họ cần lấy thêm hàng hay vật thực cho nhà hàng. Nhưng lần này cô Quế giao việc cho cô sinh viên rồi ra xe chạy theo cô tiếp viên.

Lão lái xe về nhà, mở cửa vào phòng mình, cô tiếp viên cũng đưa xe vào sân, xuống xe đi vào theo lão.. Nhưng khi cô tiếp viên sắp bước vào phòng lão thì bị một bàn tay giữ lại. Cô tiếp viên giật mình quay nhìn. Cô Quế đưa cho cô ta hai tờ trăm đô và ra dấu đi ra. Diễn biến bất ngờ đến độ lão chưa kịp hiểu thì đã bị cô Quế ném cho hai chiếc giày vào người. Cô ném mạnh đến độ, chiếc giày va vào mặt lão còn văng vào chiếc đèn bàn vỡ loảng xoảng.

Ném xong hai chiếc giày, cô Quế vào phòng mình đóng cửa lại. Lão chạy theo nhưng cửa đã khóa. Lão lúng túng nói vọng vào 

"Anh xin lỗi em! Anh chỉ qua đường khi cần mà thôi. Anh ăn bánh trả tiền. Cô ta chẳng phải là gì của anh cả. Anh và em có ly dị, cô ta cũng chẳng được chia phần. Mở cửa cho anh vào, anh xin lỗi em!"

Cô vẫn im lặng. Lão cố lắng nghe, hình như có tiếng động mà lão đoán không ra, giống như tiếng sịt mũi nho nhỏ rồi tiếng sột soạt của tờ giấy hay gì đấy. Và tiếng nói lao xao, tiếng cười, tiếng nhạc nổi lên. Lão biết cô đã mở TV. Cô không thèm nghe lão nói.

Từ hôm đó, trong nhà không khí trở nên nặng nề. Cô ít khi chuyện trò, cứ ở riết trong phòng. Cô cũng không ra nhà hàng ngồi kết nữa. Còn lão thì khuya nào về, cũng mang rượu ra ngồi uống một mình trong phòng khách. Lão ngồi dựa ngửa, chân gác lên cái bàn nhỏ, vừa uống rượu vừa xem TV. Trước đây, thời còn trong nhà binh ở Việt Nam, lão là tay uống rượu mạnh có tiếng. Càng uống, lão càng lầm lì chứ không say. Từ khi qua Mỹ, lão bỏ rượu, nay uống rượu trở lại.

Một lần, lão uống quá nhiều rượu, đến độ đi về phòng không vững, cứ ngã vào vách rầm rầm. Khi lăn được lên giường là lão chẳng còn biết trời trăng gì nữa.

Sáng hôm sau tình dậy, lão giật mình thấy cô Quế nằm bên cạnh, một tay gác lên người lão, đầu dụi vào ngực lão, ngủ say. 

PTC. 

No comments:

Blog Archive