Tỷ phú trẻ Trung Quốc bị cáo buộc đánh cắp nghiên cứu của Mỹ
Một tỷ phú người Trung Quốc từng học tại Đại học Duke bị cáo buộc đã đánh cắp ý tưởng công nghệ tàng hình đặc biệt của một giáo sư nổi tiếng người Mỹ và sau đó phát triển nguyên mẫu của mình ở Trung Quốc.
Công nghệ tàng hình hàng đầu thế giới
Lưu Nhược Bằng, được biết đến là Elon Musk của Trung Quốc, người sáng lập tập đoàn Kuang-Chi Group, theo học tại Đại học Duke từ năm 2006 đến 2009 dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ David Smith.
Tiến sĩ Smith, công tác và giảng dạy tại Đại học Duke, là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về siêu vật liệu.
Lưu Nhược Bằng cho biết anh ta từ lâu đã rất hâm mộ tiến si Smith và ước mơ được học tập và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của ông.
Lưu Nhược Bằng trong lễ ra mắt Martin Aircraft tại Thâm Quyến. (Photo by Visual China Group via Getty Images/Visual China Group via Getty Images)
Phát minh lớn nhất của tiến sĩ Smith là một loại siêu vật liệu, nó có chức năng giống như một “áo choàng tàng hình”. Siêu vật liệu này là một loại vật chất lạ không có trong tự nhiên.
Chiếc “áo choàng tàng hình” của tiến sĩ Smith không giống như chiếc áo nổi tiếng của Harry Potter vốn có khả năng “tàng hình” trong mắt con người, mà nó “tàng hình” trước tín hiệu vi sóng.
Quân đội Hoa Kỳ đã nhìn thấy tiềm năng của vật liệu "vô hình" và đã chi hàng triệu đô la hỗ trợ cho nghiên cứu cơ bản của tiến sĩ Smith về thiết kế vật liệu quang học và điện từ, với hy vọng họ có thể sử dụng thành quả nghiên cứu này trong quân đội Hoa Kỳ.
Hành vi đáng ngờ
Năm 2006, phòng thí nghiệm của tiến sĩ Smith chế tạo thành công một nguyên mẫu “áo choàng tàng hình”.
Theo The Chronicle, tờ báo nội bộ của Đại học Duke, cũng vào năm 2006, Lưu ghi danh tại Đại học Duke, học tập và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của tiến sĩ Smith.
Trong mắt các sinh viên và các giáo sư, Lưu là người dễ mến, có định hướng, rất thông minh và đầy triển vọng. Tiến sĩ Smith nhận xét Lưu là một người có vẻ hồn nhiên và đáng yêu. Lưu dần dần trở thành người chủ chốt của phòng thí nghiệm.
Một ngày, Lưu dường như đưa ra một gợi ý ngây thơ; phòng thí nghiệm của tiến sĩ Smith nên hợp tác với một phòng thí nghiệm khác của Trung Quốc.
Phòng thí nghiệm này thuộc Đại học Đông Nam Nam Kinh, do Thôi Thiết Quân điều hành. Tiến sĩ Smith đã đồng ý vì ông muốn chia sẻ thành quả hợp tác.
Vào cuối năm 2007, tiến sĩ Smith cho phép Lưu đưa hai đồng nghiệp cũ của mình từ Trung Quốc đến thăm phòng thí nghiệm của mình.
Trong khoảng thời gian từ ba đến sáu tháng, hai nhà nghiên cứu được chính phủ Trung Quốc đài thọ đã làm việc cho một vài dự án, bao gồm cả dự án “áo choàng tàng hình”.
Một ngày, khi tiến sĩ Smith không có mặt tại phòng thí nghiệm, những người này đã chụp ảnh phòng thí nghiệm và đo đạc các thiết bị trong phòng.
Họ đã mang theo hình ảnh và số đo của tất cả các thiết bị sử dụng để chế tạo “chiếc áo choàng tàng hình” về Trung Quốc, theo thông tin từ hãng tin NBC.
Trong cuốn sách Gián điệp trường học: Cách CIA, FBI và tình báo nước ngoài bí mật khai thác trường đại học Mỹ (Spy Schools: How the CIA, FBI and Foreign Intelligence Secretly Exploit America's Universities), tác giả Dan Golden viết rằng Lưu đã thuyết phục tiến sĩ Smith tham gia Dự án 111 của Chính phủ Trung Quốc, đây là dự án tuyển dụng các nhà khoa học ở nước ngoài làm việc cho Trung Quốc.
Dự án của tiến sĩ Smith được tài trợ bởi Văn phòng Nghiên cứu Khoa học Không quân Hoa Kỳ, còn dự án của Thôi Thiết Quân được Quỹ Khoa học Cơ bản Quốc gia Trung Quốc và Dự án 111 tài trợ.
Một số nhà quan sát, bao gồm cả cựu trợ lý giám đốc phản gián FBI Frank Figliuzz, tin rằng Lưu thực sự đang thực hiện một điệp vụ cho chính phủ Trung Quốc.
"Chúng tôi biết rằng người Trung Quốc có một danh sách về tình báo và công nghệ [của Hoa Kỳ] mà họ nhắm đến hàng năm. Chúng tôi biết rằng nghiên cứu mà Lưu đã lấy từ Đại học Duke nằm trong danh sách bộ sưu tập đó".
Lẽ ra đã không cho tốt nghiệp
Cho đến khi Lưu tốt nghiệp vào năm 2009, đã xuất hiện một email Lưu gửi cho một người bạn cùng lớp cho thấy ngay từ đầu Lưu đã có ý định để Trung Quốc sẽ thu lợi từ nghiên cứu của tiến sĩ Smith. Trong email, Lưu thừa nhận trong thời gian làm việc tại phòng thí nghiệm của tiến sĩ Smith, Lưu cũng đồng thời làm việc để thương mại hóa nghiên cứu của tiến sĩ Smith tại Trung Quốc.
Tiến sĩ Smith nói rằng nếu ông biết email này trước khi Lưu tốt nghiệp, thì Lưu hẳn sẽ không được cấp bằng từ Đại học Duke.
Giờ Lưu đã có bằng tiến sỹ Đại học Duke, quay về Trung Quốc với tầm bằng này và ra mắt công ty công nghệ của riêng mình, hiện trị giá 6 tỷ đô la.
Minh Dũng
No comments:
Post a Comment