Tác giả : Gia Hưng | Nguồn: Tinh Hoa | Ngày đăng: 2020-05-01 |
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán còn chưa kết thúc, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bắt đầu xuất kích mạnh mẽ đối đầu với Hồng Kông, không chỉ bắt 15 “đại lão” phe Dân chủ, mà ngay cả Lý Trụ Minh, một thành viên của ủy ban soạn thảo “Luật cơ bản” cũng không buông tha.
Người biểu tình Hồng Kông chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc năm 2019. (Ảnh qua REUTERS)
Vào ngày 18/4, Luật sư cấp cao Hồng Kông Lý Trụ Minh, Cựu Chủ tịch Đảng Dân chủ Hà Tuấn Nhân (Albert Ho), Phó Chủ tịch Đảng Lao động Lý Trác Nhân (Lee Cheuk-yan), Chủ tịch Liên minh Dân chủ Xã hội Hoàng Hạo Minh (Raphael Wong), Phó Chủ tịch Liên minh Dân chủ Xã hội Lương Quốc Hùng (Leung Kwok-hung), Trưởng thư ký Liên minh Dân chủ Xã hội Ngô Văn Viễn (Avery Ng) và Lê Trí Anh (Jimmy Lai) – Chủ tịch Tập đoàn Next Digital, cùng 15 đại biểu của Đảng Dân chủ bất ngờ bị cảnh sát Hồng Kông bắt giữ.
Cảnh sát Hồng Kông tuyên bố, họ bị nghi ngờ tham gia hoặc từng tổ chức các cuộc tuần hành phản đối luật dẫn độ nhưng chưa được phê chuẩn. Văn phòng Liên lạc Hồng Kông và Macao tuyên bố rằng, họ – những người bị bắt – đã cố tình diễn giải sai lệch Luật cơ bản.
Tuy nhiên, Đảng Dân chủ Hồng Kông đã chỉ trích hành động của cảnh sát Hồng Kông là “đàn áp chính trị”.
Lương Gia Kiệt (Alan Leong), một luật sư cao cấp ở Hồng Kông kiêm Chủ tịch Đảng dân sự cho biết: “Tôi nghĩ rằng, vào thời điểm này, việc bắt giữ những nhân sĩ dân chủ quy mô lớn như vậy, có thể là vì ĐCSTQ muốn biện minh cho chính mình trong đợt dịch viêm phổi Vũ Hán lần này, khi chính nó xử lý có sai lầm. Vì để tìm lối thoát, nên ĐCSTQ biến Hồng Kông thành sân sau, hoàn toàn khóa chặt và kiểm soát Hồng Kông trong lòng bàn tay, để tiện triển khai với toàn bộ chiến lược của mình”.
Lưu Tuệ Khanh (Emily Lau), Chủ tịch Đảng Dân chủ Hồng Kông nói: “Các người nói họ đã tham gia (tuần hành) để bắt họ, nhưng đây là chuyện xảy ra từ nhiều tháng trước. Khoảng tháng 8, tháng 10 năm ngoái, tại sao đến bây giờ mới bắt người? Chúng ta đều hy vọng viêm phổi Vũ Hán sẽ xử lý sớm nhất có thể. Tuy nhiên, chính phủ không đi giải quyết vấn đề này (tình hình dịch bệnh) mà lại là đi bắt người. Họ (chính phủ Hồng Kông) không có ý định giúp Hồng Kông giải quyết vấn đề dịch bệnh viêm phổi, mà là đấu tranh chính trị, vì vậy tôi nghĩ họ đã rất sai lầm”.
Các vụ bắt giữ diễn ra chỉ vài giờ sau khi Văn phòng Liên lạc Trung Quốc ở Hồng Kông (HKMAO) tuyên bố họ không bị ràng buộc bởi Luật Cơ bản, khi luật này cấm chính phủ Trung Quốc can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông.
Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Ma Cao đã ban hành 3 điều liên tiếp để bày tỏ lập trường về vụ việc ở Hồng Kông, nhấn mạnh rằng chính quyền trung ương có quyền lực và trách nhiệm duy trì trật tự Hiến pháp của Hồng Kông.
HKMAO nêu rõ, Văn phòng Liên lạc của Chính phủ ĐCSTQ tại Hồng Kông là một tổ chức chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề Hồng Kông, đưa ra lời cảnh báo với những vụ việc có ý đồ làm tê liệt Hội đồng Lập pháp, cản trở hoạt động hiệu quả của hệ thống chính trị đặc khu, phản ánh cụ thể việc thực thi quản trị toàn diện của chính quyền trung ương.
Đồng thời, Văn phòng các vấn đề Hồng Kông và Macao cũng nêu tên Quách Vinh Khanh, nghị viên phe Dân chủ, người chủ trì cuộc bầu cử chủ tịch Hội đồng Lập pháp, là có ác ý ngừng cuộc họp, vi phạm lời thề, dính líu đến các hành vi không thỏa đáng của nhân viên chính phủ, nhất định phải chịu trách nhiệm pháp luật.
Cảnh sát bắt giữ người biểu tình tại trường Đại học Bách Khoa Hồng Kông. (Ảnh: SCMP)
Đáp lại tuyên bố rằng “Văn phòng Liên lạc của Chính phủ ĐCSTQ tại Hồng Kông” có quyền giám sát các vấn đề Hồng Kông, Cựu Cục trưởng Cục Chính vụ, Trần Phương An Sinh (Anson Chan) biểu thị: “Quyền lực giám sát của Văn phòng Liên lạc của Chính phủ ĐCSTQ tại Hồng Kông là hoàn toàn bịa đặt. Điều 22 của ‘Luật cơ bản’ Hồng Kông là một điều khoản quan trọng để thực hiện ‘Một quốc gia, hai chế độ‘, ràng buộc rõ ràng ‘các ban ngành’ của Chính phủ nhân dân trung ương, không ngoại trừ ban ngành nào.
Trước đây, Khương Ân Trụ, khi đó là Chủ nhiệm Văn phòng liên lạc của Ủy ban trung ương đã nêu rõ rằng, Văn phòng Liên lạc của Chính phủ ĐCSTQ tại Hồng Kông và Đặc khu Hồng Kông không phải là mối quan hệ lệ thuộc, sẽ không can thiệp vào các vấn đề tự trị của Hồng Kông”.
Về việc “Văn phòng Liên lạc của Chính phủ ĐCSTQ tại Hồng Kông” có thực hiện các quyền giám sát và kiểm soát hay không, Phó chủ nhiệm ủy ban pháp luật cơ bản của Ủy ban thường vụ quốc hội Hồng Kông, Đàm Huệ Châu cho biết: “Nếu tình hình ở Hồng Kông tiếp tục nằm ngoài tầm kiểm soát, không loại trừ việc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc tháng sau sẽ thảo luận về vấn đề sửa chữa hoặc giải thích điều 31 của Hiến pháp, tuyên bố bãi bỏ Đặc khu hành chính Hồng Kông, hy vọng người Hồng Kông cân nhắc”.
Nhà bình luận chính trị Trần Duy Kiện cho rằng, tại thời điểm này, ĐCSTQ đã nói thẳng ra ý đồ thực sự đối với Hồng Kông: “Chắc chắn Đàm Huệ Châu được ra lệnh bày tỏ thái độ chứ không phải thái độ cá nhân. Từ ‘điều 23’, ‘điều luật dẫn độ‘, ‘kiểm soát toàn diện’, rồi đến ‘bãi bỏ khu hành chính đặc biệt’; từ lén lút, đục nước béo cò, biến không thành có, lại đến nói thẳng ra. Trong bốn bước này, ĐCSTQ đã đạt được mục tiêu cuối cùng của mình về vấn đề Hồng Kông”.
Ông Trần cho rằng, ĐCSTQ đã mất kiên nhẫn với “một quốc gia, hai chế độ” tại Hồng Kông, cố gắng giải quyết vấn đề một cách dứt khoát. “Tình hình quốc tế hiện nay đã không thể đảo ngược để kiềm chế ĐCSTQ, nếu đã như vậy, ĐCSTQ không còn quan tâm đến lập trường của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác về vấn đề Hồng Kông, thế là là đã không làm thì thôi, đã làm thì phải làm đến cùng, vén tay áo lên làm lớn”.
Ông Trần Duy Kiện nhận định: “Đương nhiên người Hồng Kông chắc chắn sẽ không bỏ qua như vậy. Gió thổi báo hiệu giông bão sắp đến, một trận chiến đẫm máu sắp xảy ra. Huệ Châu muốn người Hồng Kông suy nghĩ lại, nhưng từ phong trào phản đối dự luật dẫn độ bắt đầu từ tháng 6 năm ngoái, người Hồng Kông đã dứt khoát trả lời: ‘Không có tự do, chi bằng chết đi!'”.
Gia Hưng (Theo SOH)
No comments:
Post a Comment