Covid-19, Hoàng thân Monaco và mối liên hệ kỳ lạ với Trung Quốc
Covid-19 đang lây lan nhanh chóng trên toàn cầu. Ngày 19/3, Hoàng tử Albert II của xứ Monaco đã nhiễm Covid-19 và trở thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên bị nhiễm bệnh.
Bài xã luận trên tờ The Epoch Times, có tựa đề “Dường như virus Vũ Hán nguy hiểm hơn đối với những nước ủng hộ Trung Quốc (Where Ties With Communist China Are Close, the Coronavirus Follows)”, gợi ý rằng “các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bên ngoài Trung Quốc đều có chung một đặc điểm: đều có mối quan hệ gần gũi hoặc có lợi ích kinh tế mật thiết với chính quyền Bắc Kinh”.
Vậy thì mối quan hệ giữa hoàng tử xứ Monaco và chính quyền Bắc Kinh là gì?
Hoàng tử Albert II từng ghé thăm Trung Quốc 10 lần
Hoàng tử Albert II, với tư cách người đứng đầu nhà nước và chủ tịch Câu lạc bộ du thuyền Monaco, đã đích thân trao Giải thưởng Đột phá Hàng năm của Câu lạc bộ Du thuyền Monaco cho Guo Chuan, người đã hoàn thành việc chèo thuyền qua “con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21”.
Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 là hai lộ tuyến giao thương chính của Sáng kiến Vành đai và Con đường (sáng kiến BRI, còn được gọi là Một vành đai, Một con đường), một dự án tổ chức phát triển kinh tế đa quốc gia của Trung Quốc, gồm hai tuyến giao thương trên bộ và trên biển.
Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố BRI là một dự án kinh tế thuần túy, nhưng quan chức nhiều chính phủ và các viện chính sách đã chỉ trích sáng kiến của Bắc Kinh là công cụ nhằm mở rộng sức ảnh hưởng trong khi đặt các nước đang phát triển dưới gánh nặng nợ nần. Ví dụ, tờ New York Times trước đây đã báo cáo về một dự án hợp tác BRI giữa Trung Quốc và Pakistan trong việc phát triển máy bay quân sự, hệ thống định tuyến, hệ thống radar và vũ khí tàu chiến.
Quỹ Hoàng tử Albert II, được thành lập vào tháng 6/2006, cũng đã duy trì “sự hợp tác chặt chẽ” với Quỹ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc để tiến hành các dự án như trạm quan sát thực địa nhằm theo dõi hoạt động tảo nở hoa tại hồ Taihu ở Trung Quốc.
Tháng 9/2018, trong chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 10, Hoàng tử Albert II đã ký một loạt thỏa thuận hợp tác với Bắc Kinh.
Ngày 24/3/2019, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến thăm Monaco và nhận xét rằng mối quan hệ Trung Quốc – Monaco là một “mô hình kiểu mẫu” của sự hợp tác “giữa các nước nhỏ và các nước lớn”.
Hoàng tử Albert II đã tổ chức yến tiệc thiết đãi chủ tịch Tập và phu nhân tại cung điện và tiến hành các biện pháp an ninh “chưa từng có tiền lệ” cho ông Tập, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc. Cụ thể, vào thời điểm đó, Monaco đã cấm tất cả các chuyến bay trong không phận và giao thông đường thủy. Du thuyền cũng bị cấm neo đậu tại các cảng sang trọng.
Đài truyền thông Hellomonaco của Monaco đã đưa tin về chuyến thăm này dưới tít giật, “Chuyến thăm lịch sử của chủ tịch Trung Quốc đến Monaco”.
Theo báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc, Hoàng tử Albert II tuyên bố Monaco hy vọng có thể mở rộng hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về mọi mặt, trên mọi lĩnh vực và phương diện.
Cung điện Hoàng gia Monaco tuyên bố quốc gia này đang tìm cách tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại với Trung Quốc, nhưng không cung cấp các chi tiết cuối cùng của thỏa thuận đã ký.
Trước khi đến Monaco, ông Tập đã đến thăm Ý, khi đó hai bên đã ký kết một thỏa thuận cho phép Ý gia nhập Sáng kiến BRI.
Trong chuyến thăm của ông Tập đến Monaco, AP và các cơ quan truyền thông khác bày tỏ quan ngại về sự hợp tác giữa Monaco với gã khổng lồ công nghệ Huawei về mạng viễn thông 5G.
Monaco đã chọn Huawei
Ngày 9/7/2019, sau chuyến thăm của ông Tập, Monaco chính thức trở thành quốc gia đầu tiên ở châu Âu được phủ sóng toàn diện 5G bằng công nghệ của Huawei như một bộ phận của cơ sở hạ tầng cốt lõi. Trước đó Mỹ đã cố gắng cảnh báo các đồng minh châu Âu về những rủi ro an ninh quốc gia tiềm tàng khi sử dụng thiết bị Huawei, bởi Huawei có liên kết với quân đội Trung Quốc.
Cùng ngày, Thủ tướng Monaco Serge Telle; Xavier Niel, doanh nhân người Pháp sở hữu Tập đoàn Viễn thông Monaco; và Guo Ping, phó chủ tịch Huawei, đã tham dự một sự kiện công bố quyết định chính thức về thiết lập mạng 5G của Huawei tại Monaco.
Telle cũng có xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Nguy cơ đến từ Huawei là gì?
Tờ National Post của Canada đã đăng tải một bài viết năm 2019, theo đó, tác giả lập luận việc hợp tác với Huawei chẳng khác nào “việc từ bỏ quyền kiểm soát mạch sống của nền kinh tế và xã hội chúng ta” trước chính quyền Trung Quốc.
Các khu vực chịu chi phối bởi 5G trong tương lai không chỉ giới hạn ở ngành viễn thông, mà là tất cả các khía cạnh trong đời sống xã hội, theo bài báo. Công nghệ 5G sẽ đi vào cốt lõi của ngành tài chính, hệ thống chăm sóc sức khỏe, phẫu thuật từ xa, cũng như nguồn cung điện và nước. Do đó việc chọn lựa nhà cung cấp 5G nào không chỉ là vấn đề bảo vệ an ninh thông tin, mà còn phải cân nhắc đến mức độ đáng tin cậy của dữ liệu và hệ thống mà cuộc sống hàng ngày của chúng ta phụ thuộc vào.
Vì vậy, các vấn đề an ninh xoay quanh việc này đã được các quan chức Hoa Kỳ nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, “Huawei là một công cụ của chính quyền ĐCSTQ”. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho rằng, “việc chấp nhận công nghệ 5G của Huawei chẳng khác nào việc “chọn một chính quyền chuyên chế thay vì dân chủ”.
Ngay từ năm 2012, nhà điều hành chính của Monaco, Monaco Telecom, đã bắt đầu hợp tác với Huawei.
Tháng 2/2019, tập đoàn Viễn thông Monaco và Huawei đã ký kết một biên bản ghi nhớ về hợp tác 5G.
Monaco cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với một gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc khác, ứng dụng thanh toán di động Alipay của Alibaba, vào tháng 6/2017. Đây là lần đầu tiên Alipay ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với chính phủ một nước.
Trong bài xã luận “Dường như virus Vũ Hán nguy hiểm hơn đối với những nước ủng hộ Trung Quốc”, tờ The Epoch Times nhận định:
Hãy lấy lịch sử là tấm gương, như các học giả Trung Quốc cổ đại vẫn làm, rõ ràng đại dịch Covid-19 là một tai họa liên quan đến ĐCSTQ và 70 năm cai trị tàn bạo của nó. Ngày nay, chúng ta có một thế giới phẳng, liên kết qua lại chặt chẽ với nhau. Bất kỳ quốc gia, cộng đồng hoặc tổ chức nào quá thân mật với ĐCSTQ và mắc vào cái bẫy lừa dối của nó sẽ nếm trái đắng như một hậu quả”.
Có lẽ tình huống hiện tại của Monaco là một ví dụ như vậy.
Bài viết là quan điểm riêng của tác giả Li Chen trên tờ The Epoch Times và không nhất định phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên. Bản dịch của Thái Học. Quý Khải biên tập.
No comments:
Post a Comment