Quốc Dũng/Người Việt
April 29, 2017
Bà Yến Tuyết (trái) trong chuyến đi Ðà Lạt dự lễ mãn khóa trường Võ Bị Ðà Lạt vào Tháng Mười Hai, 1974. (Hình: Yến Tuyết cung cấp)
FOUNTAIN VALLEY, California (NV) – “Sau 42 năm trên quê hương thứ hai này tôi mới chợt nhận ra tôi và các anh chị, bạn bè ở Ðài Phát Thanh Quân Ðội VNCH chưa một lần gặp mặt đông đủ. Bức tranh chung về người Việt Nam ty nạn vốn đã đầy đủ sắc màu, nhưng vẫn còn thiếu một phần của Ðài Quân Ðội, nên tôi muốn được hoàn thiện bức tranh này bằng cách ghép thêm các mẩu chuyện về những cựu nhân viên đài.”
Ðó là chia sẻ của bà Yến Tuyết, cựu biên tập viên tin tức của đài, về buổi họp mặt lần đầu tiên của các cựu nhân viên đài sau 42 năm xa cách, sẽ diễn ra vào lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy, 6 Tháng Năm, tại tư gia của một trong những thành viên ở Fountain Valley.
Bà cho hay: “Sau ngày mất nước 30 Tháng Tư, 1975, những cựu nhân viên đài tản mác hết. Một số sĩ quan bị đi tù, một số nhân viên và sĩ quan thì vượt biên và mất liên lạc trong cả một, hai thập niên. Khi qua Mỹ, tình cờ người này gặp người kia ở California và tạo thành một nhóm nhỏ, gặp nhau mỗi năm một lần. Tuy nhiên, họp mặt đầy đủ với sự tham dự của nhiều anh chị em thì chưa có lần nào.”
“Vì vậy trong lần hội ngộ này, tôi mong những ai còn sức khỏe thì nên gặp nhau, ít nhất một lần, bởi vì người trẻ nhất hiện nay nhất cũng ở tuổi lục tuần. Tình cờ buổi họp mặt cũng ngay sau ngày tưởng niệm Tháng Tư Ðen. Ðây là dịp để chúng tôi chia sẻ những kỷ niệm, tuy chỉ là chuyện từng đời sống riêng của mỗi người, nhưng hy vọng sẽ góp vào bức tranh chung của người Việt Nam ty nạn để nó phong phú hơn,” bà nói thêm.
Bà tâm sự: “Ðây cũng là dịp để nhiều người và thế hệ sau biết thêm về những tin tức liên quan đến sinh hoạt của một đài quân đội trong thời gian chiến tranh. So với Ðài Phát Thanh Sài Gòn thì Ðài Quân Ðội nhỏ hơn, do nhiệm vụ của đài chỉ là binh vận, tức hỗ trợ tinh thần binh sĩ, dưới sự quản lý của Cục Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.”
Nữ phóng viên duy nhất
Kể về cơ duyên làm việc với đài, bà nói: “Khi tôi học báo chí tại Ðại Học Vạn Hạnh vào đầu năm 1970 thì ba tôi về hưu, do vậy mà tôi muốn tìm một việc làm thêm để có tiền ăn học, nhưng nó phải liên quan đến ngành truyền thông. Lúc đó anh rể tôi làm bên Cục Tâm Lý Chiến cho biết bên Ðài Quân Ðội cần nữ phóng viên. Tôi xin việc và được nhận làm nữ phóng viên duy nhất vào lúc đó của đài.”
“Thời gian đầu, tôi làm việc dưới thời Trung Tá Phạm Hậu, nhưng chỉ vài tháng sau, ông được bổ nhiệm làm quản đốc Ðài Sài Gòn. Khi ông đi thì Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến về làm quản đốc đài cho đến ngày mất nước,” bà nói.
Bà cho hay, trở thành phóng viên lúc mới 20 tuổi nhưng do còn đi học toàn thời gian nên bà xin đổi qua làm biên tập viên tin tức vì được làm theo ca, bởi vì làm phóng viên thì phải đi rất nhiều và có khi phải đi cả ngày để thực hiện phóng sự thu thanh, phỏng vấn.
Theo bà, thời đó kỹ thuật phát thanh của đài còn rất thô sơ. Trong khi Ðài Sài Gòn có hệ thống phòng thu rất tốt, thì Ðài Quân Ðội hầu như làm thủ công ở mọi công đoạn. Sau khi thu bản tường trình của phóng viên qua điện thoại vào máy cassette, người biên tập còn phải viết lời mở đầu, chẳng hạn: “Ðây là bản tường trình từ mặt trận An Lộc do phóng viên Trần Ðạm Thủy gửi về,” rồi sau đó phải viết bao nhiêu chữ để đọc trong thời gian bao lâu, một phút, hai phút, hay nhiều hơn.
Nhiều khi, lúc thu thanh, tường thuật, các phóng viên hay lặp lại những chữ như “ờ, mà, là, thì” hay thu có quá nhiều tiếng động ở sau; rồi đôi lúc, phóng viên và người được phỏng vấn nói không rõ nghĩa, người biên tập phải dùng kéo cắt đoạn băng rồi dán lại, nghe lại trước khi đem lên phòng thu âm. Ðó là những phương cách rất thô sơ trong giai đoạn đó.
Bà cho hay: “Sau khi biên tập viên làm xong bản tin thì đưa sang cho trưởng ca tin tức kiểm soát. Người trưởng ca, là một sĩ quan, sẽ xét lại tin chúng tôi chọn có đúng không, tin nào nên hay không nên loan… Có những tin quan trọng đã loan giờ đầu thì giờ thứ hai có thể loan lại hay không? Người trưởng ca phải kiểm soát tin tức rất kỹ trước khi đem lên phòng thu để xướng ngôn viên đọc.”
Bà tâm sự: “Lương ở đài rất khiêm nhường nên vào năm 1972, bên Ðài Sài Gòn có tuyển phóng viên, tôi thi và được nhận. Vậy là tôi làm song song hai đài từ năm 1972 đến ngày 30 Tháng Tư, 1975. Tôi là một trong những nhân viên cuối cùng bước ra khỏi Ðài Sài Gòn sau khi lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh được loan báo.”
FOUNTAIN VALLEY, California (NV) – “Sau 42 năm trên quê hương thứ hai này tôi mới chợt nhận ra tôi và các anh chị, bạn bè ở Ðài Phát Thanh Quân Ðội VNCH chưa một lần gặp mặt đông đủ. Bức tranh chung về người Việt Nam ty nạn vốn đã đầy đủ sắc màu, nhưng vẫn còn thiếu một phần của Ðài Quân Ðội, nên tôi muốn được hoàn thiện bức tranh này bằng cách ghép thêm các mẩu chuyện về những cựu nhân viên đài.”
Ðó là chia sẻ của bà Yến Tuyết, cựu biên tập viên tin tức của đài, về buổi họp mặt lần đầu tiên của các cựu nhân viên đài sau 42 năm xa cách, sẽ diễn ra vào lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy, 6 Tháng Năm, tại tư gia của một trong những thành viên ở Fountain Valley.
Bà cho hay: “Sau ngày mất nước 30 Tháng Tư, 1975, những cựu nhân viên đài tản mác hết. Một số sĩ quan bị đi tù, một số nhân viên và sĩ quan thì vượt biên và mất liên lạc trong cả một, hai thập niên. Khi qua Mỹ, tình cờ người này gặp người kia ở California và tạo thành một nhóm nhỏ, gặp nhau mỗi năm một lần. Tuy nhiên, họp mặt đầy đủ với sự tham dự của nhiều anh chị em thì chưa có lần nào.”
“Vì vậy trong lần hội ngộ này, tôi mong những ai còn sức khỏe thì nên gặp nhau, ít nhất một lần, bởi vì người trẻ nhất hiện nay nhất cũng ở tuổi lục tuần. Tình cờ buổi họp mặt cũng ngay sau ngày tưởng niệm Tháng Tư Ðen. Ðây là dịp để chúng tôi chia sẻ những kỷ niệm, tuy chỉ là chuyện từng đời sống riêng của mỗi người, nhưng hy vọng sẽ góp vào bức tranh chung của người Việt Nam ty nạn để nó phong phú hơn,” bà nói thêm.
Bà tâm sự: “Ðây cũng là dịp để nhiều người và thế hệ sau biết thêm về những tin tức liên quan đến sinh hoạt của một đài quân đội trong thời gian chiến tranh. So với Ðài Phát Thanh Sài Gòn thì Ðài Quân Ðội nhỏ hơn, do nhiệm vụ của đài chỉ là binh vận, tức hỗ trợ tinh thần binh sĩ, dưới sự quản lý của Cục Tâm Lý Chiến thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.”
Nữ phóng viên duy nhất
Kể về cơ duyên làm việc với đài, bà nói: “Khi tôi học báo chí tại Ðại Học Vạn Hạnh vào đầu năm 1970 thì ba tôi về hưu, do vậy mà tôi muốn tìm một việc làm thêm để có tiền ăn học, nhưng nó phải liên quan đến ngành truyền thông. Lúc đó anh rể tôi làm bên Cục Tâm Lý Chiến cho biết bên Ðài Quân Ðội cần nữ phóng viên. Tôi xin việc và được nhận làm nữ phóng viên duy nhất vào lúc đó của đài.”
“Thời gian đầu, tôi làm việc dưới thời Trung Tá Phạm Hậu, nhưng chỉ vài tháng sau, ông được bổ nhiệm làm quản đốc Ðài Sài Gòn. Khi ông đi thì Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến về làm quản đốc đài cho đến ngày mất nước,” bà nói.
Bà cho hay, trở thành phóng viên lúc mới 20 tuổi nhưng do còn đi học toàn thời gian nên bà xin đổi qua làm biên tập viên tin tức vì được làm theo ca, bởi vì làm phóng viên thì phải đi rất nhiều và có khi phải đi cả ngày để thực hiện phóng sự thu thanh, phỏng vấn.
Theo bà, thời đó kỹ thuật phát thanh của đài còn rất thô sơ. Trong khi Ðài Sài Gòn có hệ thống phòng thu rất tốt, thì Ðài Quân Ðội hầu như làm thủ công ở mọi công đoạn. Sau khi thu bản tường trình của phóng viên qua điện thoại vào máy cassette, người biên tập còn phải viết lời mở đầu, chẳng hạn: “Ðây là bản tường trình từ mặt trận An Lộc do phóng viên Trần Ðạm Thủy gửi về,” rồi sau đó phải viết bao nhiêu chữ để đọc trong thời gian bao lâu, một phút, hai phút, hay nhiều hơn.
Nhiều khi, lúc thu thanh, tường thuật, các phóng viên hay lặp lại những chữ như “ờ, mà, là, thì” hay thu có quá nhiều tiếng động ở sau; rồi đôi lúc, phóng viên và người được phỏng vấn nói không rõ nghĩa, người biên tập phải dùng kéo cắt đoạn băng rồi dán lại, nghe lại trước khi đem lên phòng thu âm. Ðó là những phương cách rất thô sơ trong giai đoạn đó.
Bà cho hay: “Sau khi biên tập viên làm xong bản tin thì đưa sang cho trưởng ca tin tức kiểm soát. Người trưởng ca, là một sĩ quan, sẽ xét lại tin chúng tôi chọn có đúng không, tin nào nên hay không nên loan… Có những tin quan trọng đã loan giờ đầu thì giờ thứ hai có thể loan lại hay không? Người trưởng ca phải kiểm soát tin tức rất kỹ trước khi đem lên phòng thu để xướng ngôn viên đọc.”
Bà tâm sự: “Lương ở đài rất khiêm nhường nên vào năm 1972, bên Ðài Sài Gòn có tuyển phóng viên, tôi thi và được nhận. Vậy là tôi làm song song hai đài từ năm 1972 đến ngày 30 Tháng Tư, 1975. Tôi là một trong những nhân viên cuối cùng bước ra khỏi Ðài Sài Gòn sau khi lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương Văn Minh được loan báo.”
Tiệc mừng các tân sĩ quan trong phòng thu âm Ðài Phát Thanh Quân Ðội ngày 3 Tháng Hai, 1970. (Hình: Quách Vĩnh Trường cung cấp)
Theo bà, vì tin tức bên Ðài Quân Ðội phần lớn lấy tin của Việt Tấn Xã, chỉ có phần phóng sự chiến trường hay tin tức quân sự mới đặc biệt, nên buổi sáng bà đi họp báo để lấy những tin tức cho Ðài Sài Gòn, chiều đó, đôi lúc bà có thể dùng tin đó cho Ðài Quân Ðội.
Theo bà, vì tin tức bên Ðài Quân Ðội phần lớn lấy tin của Việt Tấn Xã, chỉ có phần phóng sự chiến trường hay tin tức quân sự mới đặc biệt, nên buổi sáng bà đi họp báo để lấy những tin tức cho Ðài Sài Gòn, chiều đó, đôi lúc bà có thể dùng tin đó cho Ðài Quân Ðội.
Do làm hai việc nên bà phải sắp xếp thời khóa biểu ở trường và ở cả hai đài sao cho phù hợp. “Buổi sáng tôi làm bên Ðài Sài Gòn, còn buổi chiều thì làm ở Ðài Quân Ðội theo ca. Cũng may là hai đài nằm gần nhau, nên đi qua, đi lại dễ dàng. Thì giờ còn lại tôi đi học và tốt nghiệp cử nhân báo chí năm 1974,” bà cho hay.
Chứng nhân giây phút lịch sử
Bà kể: “Ngoài phần tin tức thì đài còn có nhiều chương trình khác nhau như chương trình nhạc yêu cầu, trong đó có chương trình Dạ Lan rất nổi tiếng, lấy âm nhạc làm phương tiện chính, góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ tinh thần cho người chiến sĩ vào giai đoạn đó.
“Chương trình Dạ Lan nổi tiếng là vậy nhưng tôi chưa có dịp gặp hay nói chuyện với chị Dạ Lan, tức Hoàng Xuân Lan, vì lúc tôi vào thì chị đã nghỉ để chuyển về Ðài Phát Thanh Ðà Lạt. Vậy mà tối 29 Tháng Tư, 1975, sau khi tôi làm xong ca biên tập viên cuối cùng ở Ðài Quân Ðội, ghé qua Ðài Sài Gòn thì tôi gặp chị,” bà kể tiếp.
“Sở dĩ tối đó tôi qua Ðài Sài Gòn vì người yêu tôi là nhà báo Vũ Ánh, khi đó giữ chức chánh sự vụ Sở Thời Sự của đài, còn làm việc ở đây, và ngay thời điểm đó Việt Cộng pháo kích dữ lắm nên tôi muốn ở bên cạnh anh. Tình hình nguy hiểm khi nghe súng đạn nổ khắp nơi, mọi người ngồi núp dưới chân cầu thang. Tôi ngồi kế bên chị Dạ Lan, đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi gặp chị. Lúc đó ai cũng run sợ nên tôi và chị không có cơ hội nói chuyện nhiều với nhau. Sau tôi mới biết khi đó chị trở lại làm ở Ðài Sài Gòn,” bà nhớ lại.
Bà nói: “Sáng 30 Tháng Tư thì anh tôi ở trong Hải Quân ghé nhà và nói nên kiếm đường đi, nhưng vì tôi biết anh Vũ Ánh còn ở đài nên tôi không đi với anh tôi, mà lấy xe đến đài. Mặt khác, anh Ánh cũng có đường đi nhưng chỉ được đi một mình, vì vậy anh không đi. Vào thời điểm đó, nhiều vị chỉ huy đã không vô đài rồi vì đang kiếm đường thoát khỏi Việt Nam.”
“Khoảng 9 giờ sáng tôi đến đài thì có lệnh bên Phủ Tổng Thống. Ông Dương Văn Minh đòi anh Ánh phải gửi phóng viên qua để thu âm lại một tin rất quan trọng. Thời đó, những tin tức gì bên Phủ Tổng Thống đều do hai phóng viên đặc trách. Hôm đó, anh Lê Phú Bổn và một người nữa là kỹ thuật viên âm thanh được giao trọng trách này,” bà hồi tưởng.
Theo bà, sáng đó, ông Vũ Ánh vẫn cho phát thanh những chương trình tin tức như thường lệ. Khoảng 10 giờ 30 phút đến 11 giờ, bà cùng ông Ánh từ trên lầu nhìn xuống thì thấy ông Lê Phú Bổn và người kỹ thuật trở về. Ông Bổn đưa cuốn băng thu lệnh đầu hàng của ông Dương Văn Minh và nói Phủ Tổng Thống ra lệnh phát thanh nhiều lần.
“Nhận được tin đó chúng tôi sững sờ, tay chân rụng rời. Ai cũng muốn khóc mà không khóc được. Thật là một cảm giác kinh hoàng vào giây phút đó vì không ngờ chiến tranh chấm dứt lại là sự đầu hàng của miền Nam. Anh Vũ Ánh cho phát thanh hai lần lệnh đầu hàng và xúc động nói với tôi: ‘Em ơi, như vậy mình phải rời đài phát thanh vì hết nhiệm vụ rồi. Tổng thống ra lệnh đầu hàng rồi,’” bà hồi tưởng.
“Khi chúng tôi vừa bước ra khỏi cổng đài thì thấy nhóm người mặc quần áo Việt Cộng đi cùng ông Dương Văn Minh vào đài, và lúc đó ông cựu giám đốc đài tên Th. cũng lái xe tới. Tôi không biết giờ cuối cùng ông còn vô làm gì nữa, có lẽ ông không nghe lệnh đầu hàng trên đài hay sao đó. Rồi ông bảo hai chúng tôi leo lên xe và dự định kiếm đường đi khỏi Sài Gòn,” bà kể.
Giọng bà chùng xuống: “Chúng tôi tính đi xuống Cần Thơ nhưng nghe người ta nói pháo kích và người chết dữ lắm, nên chúng tôi ra bến tàu, nhưng không được vì đường sá đông quá, kẹt xe. Chúng tôi bèn chạy về hướng Chợ Lớn thì bánh xe bị bể, đang thay bánh xe thì thấy xe tăng của Cộng Sản xuất hiện trên đường Trần Hưng Ðạo. Chúng tôi nhìn nhau và nghĩ thôi hết rồi, không có đường nào để thoát vào giờ phút đó nữa.”
“Sau đó anh Vũ Ánh đi tù đến 13 năm, còn tôi phải đi thủy lợi, đi bán chợ trời,… Sau khi anh đi tù được khoảng hai năm thì tôi mất tin tức của anh. Vì không thể sống dưới chế độ Cộng Sản nên tôi vượt biên năm 1981, được tàu Panama vớt sau 14 ngày lênh đênh đói khát trên biển và cuối cùng anh tôi bảo lãnh qua Mỹ vào Tháng Tư, 1982,” bà nói.
“Năm 1992, tôi biết tin anh Ánh còn sống và qua Mỹ diện H.O.12. Chúng tôi gặp lại nhau sau 16 năm xa cách. Hai năm sau, chúng tôi lập gia đình, sống với nhau được 20 năm thì anh đột ngột qua đời vào năm 2014,” bà bùi ngùi kể.
Trong thời gian 35 năm sống ở Mỹ, bà Yến Tuyết cộng tác với các đài phát thanh như Ðài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA), Ðài Á Châu Tự Do (RFA), Văn Nghệ Truyền Thanh, VNCR, Mẹ Việt Nam. Bà cũng giữ cột báo “Medicare Hỏi và Ðáp” trên nhật báo Người Việt với tư cách là cố vấn Medicare thuộc chương trình HICAP (Health Insurance Counseling and Advocacy Program) của cơ quan tư nhân vô vụ lợi Council On Aging – Southern California.
No comments:
Post a Comment