Chiến Hạm Mỹ gặp tai nạn hay bị tấn công là câu hỏi, là đầu đề các tổ chức, các chuyên viên, các hải quân một số nước ở Á châu Thái binh dương tập trung điều tra, xem xét. Dĩ nhiên trong đó có Mỹ là một siêu cường hải quân thế giới nhưng là nạn nhân trong mấy tháng bị sáu vụ các tàu của một số nước đụng chạm chết người, hư chiến hạm.
Hải Quân và Bộ Quốc Phòng Mỹ mở một cuộc điều tra tổng hợp về chuỗi va chạm của tàu Mỹ ở Á châu Thái bình dương. Tiêu biểu là khu trục USS John S. McCain va chạm với tàu dầu ở eo biển Singapore sáng sớm ngày 21/08/2017, làm cho chiến hạm Mỹ bị bể một lỗ lớn, nước tràn vào khoang máy, khoang giường ngủ của thuỷ thủ, làm 10 thủy thủ mất tích, 5 người khác bị thương.. Các giới chức Mỹ không loại trường hợp bị tấn công phá hoại. Cụ thể như tư lệnh đặc trách các chiến dịch của hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, đã không loại trừ một tác nhân bên ngoài hay một cuộc tấn công tin học đã gây ra vụ đụng tàu giữa khu trục hạm USS John S. McCain với một tàu chở dầu Alnic MC mang cờ của nước Liberia.
Nay đã có thêm một số ánh sáng soi rọi là khu trục USS John S. McCain của Mỹ không phải bị tai nạn mà bị tấn công phá hoại mà TC bị nghi là tác nhân đứng đằng sau.
Vì vấn đề hết sức tế nhị và chuyên môn, xin phép mượn bài phân tích của đài RFI ngày 25-8-2017 của Pháp nước ít liên quan đến Biển Đông, tương đối vô tư khác với hiện tình căng thẳng giữa Mỹ và TC. Nhà báo Trọng Thành của RFI viết “Trung Quốc bị nghi đứng sau tai nạn tàu chiến Mỹ ở Singapore”. “Vụ chiến hạm Hoa Kỳ USS John S. McCain bị đâm thủng ngay tại vùng biển ngoài khơi Singapore, hôm thứ Hai 21/08/2017, gây chấn động. Đây là vụ tai nạn lớn thứ tư của tàu chiến Mỹ từ đầu năm đến nay. Nhiều người nghi ngờ năng lực của Hải Quân Mỹ, tuy nhiên vai trò của Bắc Kinh trong vụ việc này cũng là câu hỏi được đặt ra. Báo Úc The Australian hôm nay, 25/08, có bài: «Trung Quốc bị nghi đằng sau vụ tai nạn tàu chiến Mỹ».
“Báo Úc dẫn lời một cựu sĩ quan Hải Quân Hoàng Gia Anh, xin ẩn danh, ghi nhận một hiện tượng mà ít người để ý, đó là hoạt động của một tàu chở dầu Trung Quốc, mang tên Guang Zhou Wan, vào thời điểm xảy ra vụ đâm tàu. Các hình ảnh về giao thông hàng hải được ghi lại vào thời điểm đó, cho thấy tàu chở dầu Trung Quốc đã có những chuyển động đáng ngờ, trước khi tai nạn xảy ra.
Một video được Vessel Finder - một trang mạng chuyên theo dõi giao thông hàng hải - cung cấp, cho thấy tàu Trung Quốc đổi hướng bất ngờ, ngay trước khi tàu chở dầu Liberia (thuộc sở hữu của một công ty Hy Lạp, đã đâm vào tàu Mỹ) đột ngột quay ngoắt 90 độ, đâm thẳng vào tàu Mỹ. Việc tàu Liberia đổi hướng 90 độ có thể được giải thích theo ít nhất là hai cách, theo viên sĩ quan. Có thể chiếc tàu này đã đổi hướng vì «hoảng hốt» khi thấy tàu chiến Mỹ di chuyển từ hướng đối diện, nhưng cũng có thể chính con tàu này đã chủ động đâm thẳng vào sườn chiếc tàu Mỹ.
Nhận xét về đoạn video này, cựu chỉ huy Hải Quân Anh lưu ý: «Nếu bạn quan sát chuyển động của tàu Trung Quốc từ đầu, bạn có thể thấy tàu Trung Quốc bám sát đúng theo lộ trình của chiếc Alnic MC. Rồi, ngay trước khi chiếc tàu này quay đầu, tàu Trung Quốc đã chuyển hướng về phía phải… đúng vào lúc vụ va chạm xảy ra».
“Viên cựu sĩ quan hải quân cho rằng có thể «lộ trình» của hai tàu Mỹ và tàu Liberia đã bị đánh cắp, và tàu Trung Quốc «có thể đã» đóng một vai trò trong vụ đụng tàu nói trên. Hiện tại còn thiếu thông tin để đưa ra kết luận, đặc biệt là khi mà trong đoạn video nói trên không có lộ trình chính xác của tàu chiến Mỹ, do Vessel Finder chỉ là một trang mạng theo dõi hàng hải thương mại dân sự.
“Trong khi đó, một cựu sĩ quan khác có một quan điểm khác, ông cho rằng tai nạn xảy ra là do tàu Mỹ đã có một động thái bất thường gây rối loạn giao thông vào thời điểm này.
“Vẫn theo báo Úc, hiện tại Hải Quân Mỹ không loại trừ các nguyên nhân do phá hoại, bao gồm cả tấn công tin học, tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, chưa có bằng chứng rõ ràng nào để chứng minh cho giả thuyết về một âm mưu tấn công táo tợn như trên.
“Vụ đụng tàu ở vùng biển Singapore là vụ đụng tàu thứ hai gây chết người, và ít nhất là tai nạn thứ tư của Hải Quân Mỹ từ đầu năm đến nay. Dù nguyên nhân gì đi chăng nữa, tai nạn nói trên làm gia tăng nghi ngờ vào năng lực của Hải Quân Mỹ, đúng vào lúc Hoa Kỳ đang phải tăng cường lực lượng tại khu vực Đông Bắc Á để sẵn sàng đối phó với đe dọa Bắc Triều Tiên, và liên tục thực hiện nhiều chuyến tuần tiễu bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, để ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
“Cơ hội «tuyệt vời» cho tuyên truyền Trung Quốc. Một loạt các vụ tai nạn tàu chiến Mỹ được báo chí Nhà nước Trung Quốc đăng tải rộng rãi, và được đưa ra như các bằng chứng cho thấy «sự hung hăng» và «những khuyết tật» của Hải Quân Mỹ. Trả lời AFP, ông James Char, một chuyên gia về an ninh khu vực, tại Đại học Nanyang, Singapore, nhận xét là: «Đứng từ quan điểm của Trung Quốc, đây là cơ hội tuyệt vời để tuyên truyền». Vụ đâm tàu vừa xảy ra càng khiến quan điểm chống Mỹ của Trung Quốc có thêm trọng lượng, Bắc Kinh hy vọng thuyết phục được các nước châu Á là «đừng nên tin cậy vào Mỹ» để bảo đảm an ninh cho mình.
“Theo Hoàn Cầu Thời Báo, các sự việc này cho thấy khả năng chiến đấu và chất lượng chỉ huy của Mỹ đã «suy yếu đồng loạt». Tờ báo có tiếng thân cận với ban lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc bảo đảm là công chúng tại Trung Quốc hoan nghênh các vụ này, bởi họ «tức giận» trước các hoạt động quân sự của Mỹ trong vùng.
“Một chuyên gia Nhật về chính trị quốc tế, tại Đại học Takushoko, cũng thừa nhận là các vụ đụng tàu không để lại những hệ quả cụ thể đáng kể về mặt quân sự, «các tổn thất về tâm lý», về niềm tin là lớn. Điều này lại càng trở nên nghiêm trọng hơn trong bối cảnh Tokyo và Seoul lo ngại về các bảo đảm quân sự từ phía đồng minh Hoa Kỳ…”
“Taskandpurpose.com, một trang mạng của các cựu binh Mỹ, nhận xét: «Bi kịch USS McCain để lại một hệ quả khủng khiếp đối với hệ thống phòng vệ tên lửa Mỹ».
“Hai tàu USS John S. McCain và USS Fitzgerald, gặp nạn ở biển Nhật Bản hồi giữa tháng 6/2017, do đụng phải một tàu hàng Philippines nằm trong số tám khu trục hạm lớp Arleigh Burke, tức thế hệ tàu chiến hiện đại nhất của Mỹ, mà Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ phụ trách khu vực Thái Bình Dương được trang bị. Các tàu chiến lớp này sở hữu hệ thống tên lửa đạn đạo phòng vệ Aegis, có khả năng đánh chặn các tên lửa tầm trung, loại hỏa tiễn mà Bắc Triều Tiên đang dùng để đe dọa các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương.
“Việc hai khu trục hạm nói trên phải tạm thời ngừng hoạt động rõ ràng làm suy yếu rõ rệt khả năng tác chiến của Hạm Đội 7, đặc biệt trong lĩnh vực lá chắn tên lửa.”
“Itay Glick, sáng lập viên của cơ quan an ninh mạng Votiro, nói trên News.com.au. Rằng phản ứng đầu tiên trước tin tai họa của tàu USS McCain- là chiến hạm này bị tin tặc dẫn đến việc đụng chạm. Theo chuyên viên đang làm việc cơ quan chiến tranh mạng của Do Thái, cuộc đụng chạm này liên quan đến TC và Nga. Ông nói “tôi không tin trùng hơp ngẫu nhiên”. “Hai chiến hạm USS McCain and USS Fitzgerald là thành phần của Hạm đội 7, có tương quan giữa hai biến cố và có thế có kết nối với nhau.”
Thiết nghĩ, cái gì chớ mưu sâu kế độc, mượn tay người làm việc cho mình, dùng tiền mua chuộc lính đánh thuê, quân cảm tử, truyện Tàu là nhiều nhứt. Thì cái chuyện TC mua chuộc bằng một hai triệu Mỹ Kim cho thuyền trưởng, người lái tàu dầu tạo va chạm hai chiến hạm Mỹ (USS Fitzgerald giá cả 1, 5 tỷ và USS McCain còn hơn nữa) thì quá rẻ. Đó là chiến tranh, tấn công phá hoại Mỹ. Những hư hại của chiến hạm Mỹ, Mỹ phải tốn cả trăm lần hơn số tiền TC trả cho người mua chuộc./.(VA)
No comments:
Post a Comment