Friday, August 25, 2017

Đức: Phá Ổ Gián Điệp VC Ở Châu Âu


BERLIN -- Có vẻ như cánh sát Đức đã bắt đầu phá vỡ một mạng lưới gián điệp của CSVN tại Châu Âu...

Bản tin RFI viết rằng hôm 24/08/2017, Viện Công tố Đức thông báo là một nghi can người Việt trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin đã bị tạm giam tại Đức sau khi được dẫn độ từ Cộng hòa Séc.

Theo thông báo của Viện Công tố Đức, nghi can người Việt, được viết dưới tên tắt là Long N. H. ( Nguyễn Hải Long ?), 46 tuổi, bị tạm giam để điều tra về tội “hoạt động gián điệp” và “đồng lõa bắt cóc”. Cụ thể, nghi can này, theo sự chỉ đạo của cơ quan mật vụ Việt Nam, vào ngày 20/07 đã thuê tại Praha một chiếc xe tải nhỏ Volkswagen, được sử dụng trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin ngày 23/07 để đưa về Việt Nam.

Ông Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, nguyên là nguyên Chủ tịch Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, bị chính quyền Hà Nội cáo buộc đã biển thủ hàng triệu đô la từ công ty này, nhưng đã bỏ trốn ra nước ngoài cho nên bị chính quyền phát lệnh truy nã quốc tế.

Theo báo chí Đức, ông đã bị một toán người vũ trang bắt cóc tại một công viên ở thủ đô Berlin ngày 23/07 vừa qua, khi đang xin tị nạn tại Đức. Chính quyền Đức đã khẳng định là trong vụ bắt cóc này chắc chắn là có sự tham gia của cơ quan mật vụ Việt Nam. Sau đó, ngày 31/07/2017, Bộ Công an Việt Nam thông báo là ông Trịnh Xuân Thanh đã ra “đầu thú” tại Cơ quan An ninh điều tra và bản thân ông cũng đã được đưa lên đài truyền hình để xác nhận ông “tự nguyện” trở về nước.

Hãng tin CTK của Cộng hòa Séc, trích dẫn “một nguồn thạo tin”, cho biết là một ngày sau vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, một người Việt 46 tuổi đã bị bắt giữ ở Cộng hòa Séc, trước khi bị chính phủ Đức phát lệnh bắt giữ châu Âu vào ngày 11/08.

RFI nhắc rằng vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã gây tổn hại nặng nề quan hệ giữa Việt Nam với Đức, bởi vì đối với Berlin, khi cho người bắt cóc ông Thanh, một người đã xin tị nạn tại Đức và đang được cứu xét, Hà Nội đã vi phạm luật pháp của Đức và luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại Giao Đức đã triệu đại sứ Việt Nam tại Đức vào ngày 01/08 và tuyên bố tùy viên an ninh của tòa đại sứ là "persona non grata", buộc nhân vật này phải rời khỏi Đức trong vòng 48 tiếng.

Trong khi đó, BBC cho biết Đức đang điều tra thêm hai đối tượng liên quan đến nghi vấn bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tháng trước từ Berlin.

Một đối tượng là một công dân Việt ở Cộng hòa Czech, được nghi là một trong những kẻ bắt cóc, sẽ bị dẫn độ về Đức, AFP đưa tin.

Một đối tượng khác là ông Ho. N. T., người gốc Việt làm việc tại cơ quan nhập cư và tỵ nạn của Đức, và đã bị đình chỉ để điều tra vì nghi ngờ cung cấp thông tin cho an ninh Việt Nam.

Báo Đức cũng nói theo nguồn tin của họ nhóm an ninh sang Đức "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" có bảy người.

Trả lời BBC, Bộ Ngoại giao Đức xác nhận qua lời một người phát ngôn rằng hôm 17/8, cuộc họp cao cấp đầu tiên giữa chính phủ Đức và chính phủ Việt Nam về vụ Trịnh Xuân Thanh đã diễn ra tại Berlin.

Về phía Việt Nam, các báo chí vẫn tiếp tục yên lặng về cuộc khủng hoảng này.

Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Tỵ nạn (BAMF) của Đức hiện đang điều tra liệu một nhân viên người Việt của họ có tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hay không, hãng truyền thông DW của Đức đưa tin hôm 22/8.

Theo hãng tin này, một nhân viên gốc Việt tên Ho N. T., đã bị đình chỉ công tác trong thời gian điều tra vụ bắt cóc và có thể phải đối mặt với vấn đề pháp lý.

Công dân người Việt này bị nghi ngờ là đã cung cấp "thông tin" cho nhóm an ninh Việt Nam, gồm bảy người, đã đến Berlin vào tháng 7 để bắt giữ và bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, tờ Sddeutsche Zeitung của Đức đưa tin.

Trong một bản tuyên bố được gửi tới DW, BAMF cho biết, Ho N. T. đã "được triệu tập ngay lập tức đến một cuộc họp nhân sự và cho thôi nhiệm vụ" khi các cáo buộc được công bố trên các phương tiện truyền thông ở Đức.

No comments:

Blog Archive