Gian Nan Giấc Mộng Trung Quốc
Ninh Hòa là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Ninh Hòa Tỉnh Khánh Hòa miền Trung, nằm trên con đường huyết mạch Quốc Lộ số 1 nối liền hai miền Nam Bắc Việt Nam. Dân cư của Thị trấn phần lớn là người Hoa. Ngược về lịch sử mấy trăm năm trước, tổ tiên của tôi chạy giặc nhà Thanh từ Trung Quốc đi bằng ghe buồm xuôi Nam, một số người tấp vào bến đò thôn Tiên Du một làng biển nhỏ của huyện Ninh Hoa. Người địa phương gọi chúng tôi là người Tàu, thương tình họ cho chúng tôi lên bờ rồi chúng tôi ở luôn tại đây. Phần lớn số người Tàu chạy đến Ninh Hòa là người từ làng Văn Xương của đảo Hải Nam, môt số khác là người từ tỉnh Quảng Đông và Tiều Châu. Người Tàu khi chạy giặc mang theo nghề Đông Y cổ truyền, họ mở tiệm thuốc bắc, bắt mạch cho toa bán thuốc chửa bịnh cho người địa phương. Một số lái buôn mua bán nông phẩm xuất cảng về Trung Quốc, dần dần người Tàu đến ngày càng đông, nương theo con sông Dinh từ thôn Tiên Du lên Thị Trấn Ninh Hòa.
Tâm trạng của người chạy giặc là luôn nghĩ tới ngày trở về cố quốc. Truyền thống của người Tàu là gia đình nào cũng muốn sanh con trai để nối giòng, nhưng khi con trai lớn lên thì con gái Tàu lại thiếu nên một số con trai lấy vợ người Việt để nhân giống. Và khi sanh ra một đứa con gái thì họ lại muốn con gái lấy chồng người Tàu để giữ gìn giống nòi. Sợ con cái mất gốc, họ xây chùa, lập trường học dạy chữ Tàu. Ở trong một thị trấn nhỏ nên con cái muốn học cao hơn thì phải đi về Trung Quốc mà học. Ở thời đó đi các nước Tây phương du học rất khó, cộng với cái truyền thống bảo thủ và danh dự nên người Tàu chờ ngày thuận buồm xuôi gió cho con lên ghe về cố hương, cho nên người ta thường hỏi nhau vì sao người Hoa đưa con cái về Trung Quốc học trong khi người Việt ở Ninh Hòa thì cho con đi qua các nước tây phương học.
Năm XXXX tôi đến Thành Phố Quê Lâm Trung Quốc (trong một chuyến du lịch, tình cờ gặp một người Ninh Hoà. Anh lập nghiệp và sinh sống ở đây có hơn năm sáu chục năm rồi. Trong lúc hàn huyên tâm sự, tôi tò mò muốn biết lý do và hoàn cảnh nào đã đưa đẩy anh từ huyện lỵ Ninh Hoà Việt Nam qua đến Quế Lâm Trung Quốc. Tôi mang câu hỏi này hỏi anh vì sao người Hoa đưa con cái vể Trung Quốc học trong khi người Việt thì đưa con qua các Tây Phương? luôn tiện tôi hỏi anh về đường đi nước bước năm xưa giửa thời chiến tranh Quốc-Cộng nóng bỏng mà anh có thể đi từ Ninh Hòa Việt Nam đến Quế Lâm Trung Quốc, và kinh nghiệm cuộc sống của anh từ ngày đó cho đến bây giờ nhứt là cuộc sống trong những năm cách mạng của Trung Quốc như thế nào ?
Anh vui vè kể lại mọi chuyện. (Vì lý do tế nhị, anh yêu cầu tôi dấu tên.)
Anh bạn tôi sanh năm 1940 tại Ninh Hòa, mấy năm sau gia đình anh dọn đi Nha
Trang, một thành phố biển cách Ninh Hòa khoảng 30 cây số về phía Nam. Đến năm 1956 anh đậu Trung Học trường Khải Minh Nha Trang, ba của anh muốn con thăng tiến trong học vấn và giữ truyền thốn người Tàu nên sắp xếp cho anh qua Trung Quốc đi học.
Trước khi nói về cuộc gian truân của đời mình, Anh tóm gọn lịch sử nước Tàu: “Là một nước có nhiều nội chiến nhứt trên thế giới, dân số rất đông, trong nước có nhiều sắc dân, nói nhiều ngôn ngữ địa phương khác nhau rất phức tạp. Người làng này nói chuyện với người làng bên kia không hiểu nhau cho nên đánh nhau suốt mấy trăm năm dân chúng đói khổ triền miên. Mãi cho đến Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt năm 1945, sau khi Nhựt Bổn bị Mỹ dội hai trái bom Nguyên Tử họ đầu hàng và rút khỏi Trung Quốc. Nội chiến lại bắc đầu giữa hai phe Quốc Dân Đảng do ông Tưởng Giới Thạch lảnh đạo và Đảng Cộng Sản do phe Mao Trạch Đông cầm đầu đánh nhau tơi bời. Khi đảng Cộng Sản lên cầm quyền Trung Quốc năm 1949, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc dân số của Trung Quốc đã lên hơn tám trăm triệu và tám mươi lăm phần trăm sống ở thôn quê. Người dân Trung Quốc trong nước khổ chí tử và nhiều người đã chết vì đói, trong khi đó người Tàu ở Hải Ngọai thì được tự do buôn bán, làm ăn khá giả, những người hảo tâm mới đem tiền của về giúp, những người không có tiền thì đem trí óc về xây dựng quê hương. Chiến tranh Triều Tiên xẩy ra năm 1950 Trung Quốc đem một triệu quân lính vào cuộc chiến. Liên quân Liên Hiệp Quốc do Mỹ lảnh đạo ngăn ngừa quân cộng sản nhưng đến năm 1954 khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt thì Trung Quốc đóng cửa biên giới để cải cách. Nói là đóng cửa biên giới chứ thật ra ai có tiển thì cũng có cách đi ra đi vào Trung Quốc.
Năm tôi 16 tuổi, đang sống bình yên tại phố biển Nha Trang, một buổi sáng nọ, có một người đến nhà nói chuyện với ba tôi. Khi câu chuyện kết thúc, người này và tôi cáo biệt cha ra đi. Khi đi tôi chỉ mang một bộ đồ trên mình, không mang hành lý và không tiền bạc mang theo. Chúng tôi lên xe lữa đi một đêm đến Saigon. Tại đây tôi được tiếp xúc và dẫn dắt bởi một người khác. Người lạ mặt thứ hai này đem tôi vào một nhà trọ ở Saigon, tôi ở đó hai ngày, một người lạ mặt khác nửa đến nhà trọ kêu tôi lên xe đò đi về Châu Đốc. Đi cả ngày trời tôi đến Châu Đốc, được một người khác nửa đưa tôi xuống ghe nhỏ chạy qua Miên. Đến Miên chờ đến tối, thì một người lạ mặt khác nửa đến đưa tôi lên xe đi về Nam Vang Phnom Penn. Đến Nam Vang họ đưa tôi đến một nhà nghỉ, hằng ngày có người mang cơm nước, họ dặng tôi không nên đi ra ngoài. Ở đó mấy ngày buồn hiu, tôi muốn quay về Nha Trang nhưng không có ai để bày tỏ ý muốn quay về. Mấy ngày sau thì có một người lạ mặt khác đến đưa tôi lên xe đưa tôi qua biên giới Miên đến Bangkok. Khi tôi đến Bangkok, có một người lạ mặt khác đến rước đưa tôi về một ngôi nhà trọ. Tại đây mọi thứ vật dụng được cung cấp nhưng trong mình của tôi vẩn không có đến một đồng xu.
Trốn tránh hoài tôi phát sợ, trong mình không có tiền và mọi thứ đều có người lạ lo và mổi chặng đường là một người bí mật khác nhau, họ biết tên tôi, lo ăn ở chu đáo, họ săp xếp tất cả. Những người lạ mặt này không bao giờ nói chuyện với tôi quá hai câu và tôi không hề biết những người lạ đó là ai. Khi gặp nhau tôi và những người lạ mặt đó nói chuyện với nhau bằng tiếng Tàu. Một tuần ở tại Bangkok Thailand tôi được đưa cho một vé máy bay của hảng máy bay Anh Quốc bay đi Hongkong. Đến Hong Kong, một người lạ mặt khác đến gặp tôi đưa tôi về một nhà trọ, hai hôm sau tôi được một người lạ mặt đưa lên chuyến xe lữa đêm qua biên giới vào Quãng Châu trong nội địa Trung Quốc. Đến Quãng Châu tôi được đưa vào một trường học tập thể, ở đây có nhiều người chung chí hướng từ nhiều nơi trên thế giới đến. Khoản một tháng sau đó tôi được đưa lên xe lữa đi về Quế Lâm. Tại đây tôi được chánh phủ thu nhận là một người Hoa Kiều Hải Ngoại Yêu Nước vào trường nội trú Trung Học Quê Lâm chấm dứt cuộc hành trình bôn tẩu lúc anh tròn 17 tuổi.
Tốt nghiệp Đại học 1964, tôi ra trường với bằng cấp Bác Sỉ Đông Y, chánh phủ bổ nhậm tôi về Y Viện huyện (Rung Sheng) Long Thành tỉnh Quãng Tây. Lương Bác sĩ mổi tháng 50 đồng Nhân Dân Tệ. Một phiếu thực phẩm để mua 15 kílô gạo, 1 lít dầu ăn, 1 kilô thịt heo. Mổi năm chánh phủ cấp phiếu để mua 1 thước sáu tất vải để may quần và may áo, vì thế đàn ông cũng như đàn bà đều mặt một thứ vải và một màu mà thôi. Nói chung cuộc sống của tám trăm triệu người Trung Quốc lúc đó sống trong cảnh rất là nghèo khổ. Mọi hoạc động của con người và xả hội đều bị kiểm soát, xả hội phải bình đẳng, không một ai hơn ai, đám hỏi đám cưới tiết kiệm tối đa. Bà con ruột thịt thăm nhau phải mang theo gạo, không ai có thêm một hột gạo để mời người khác.
Lương Y sĩ mổi tháng 50 đồng Nhân Dân Tệ. Bác sỉ Giải phẩu lảnh lương 89 NDT. Y sĩ trực đêm được cho thêm 15, 24, 29. 32 và 48 đến 50 và 63 Nhân Dân Tệ tùy theo chức vụ và tay nghề. Suốt hai mươi năm không tăng lương.
Cuộc Cach Mạng Văn Hóa do Bà Giang Thanh vợ của ông Mao Trạch Đông lảnh đạo bắc đầu năm 1964 ở Thủ Đô Bắc Kinh và các tỉnh miền Bắc, đến 1968 mới xẩy ra tại Quế Lâm Tỉnh Quãng Tây. Họ thanh trừng nhiều người trong Y viện, còn tôi vì tôi nắm chức vụ nhỏ và là Hoa Kiều Yêu Nước Hải Ngoại họ cho người theo giỏi từng giây từng phút, có lúc họ kiểm soát việc làm cho đến khi Cách Mạng Văn Hóa chấm dứt. Đến năm 1981 tôi được bổ nhậm về làm Phó Viện Trưởng Y Viện, lương tăng lên 102 Nhân Dân Tệ. Một thời gian sau, tôi được lệnh bỏ Y Viện sang làm Phó Huyện trưởng Huyện Cung Thành tôi được lên lương. Trung Quốc lúc đó không có người thất nghiệp, Tất cả mọi người có công việc làm, tất cả lảnh lương bằng nhau và tất cả mọi người đều có nhà ở. Tôi nghỉ hưu năm 2002.
Ở Trung Quốc vào thời kinh tế khó khăn, tất cả những gì cần cho cuộc sống hằng ngày đều phải có phiếu như phiếu thực phẩm, phiếu mua vải v.v. cho nên có nhiều chuyện thật khôi hài.Tại thành phố Kung Sheng có một người phụ trách bán thịt heo, ông này rất thông cảm cho những ai cần thịt heo loại gì cho mình thích. Khi đưa phiếu mua thịt, người ta dặng ông loại thịt gì ông rất thông cảm lựa loại thịt cho mình. Một hôm bà vợ ông qua đời, cái đám tang của bà vợ ông ta ngươi đi đưa đám đông hơn đám tang của nhà lảnh tự trong huyện. Lý do là ông vẩn còn đứng bán thịt, đến khi ông ta chết thì đám tang chỉ vọn vẹn có mấy người đi đưa đám.
Từ thập niên 70 cho đến thập niên 90, tại Trung Quốc có 4 thứ người quang trọng nhứt cho cuộc sống của người Trung Quốc: Thứ nhứt là người lái xe, anh tài xế có tên tiếng lóng là 6 bánh xe để di chuyển khi đi xa. Người thứ hai là người bán thịt tên lóng là con dao. Người thứ 3 là cán bộ y tế tên lóng là người áo trắng, Người thứ tư là thôn trưởng tiếng lóng gọi là người cầm cờ đỏ. Là người cấp giấy phép để đi đường. Dân số ước tính hơn tám trăm triệu tất cã đều có nhà để ở, có công việc làm không một ai thất nghiệp và sống ngon ngoản dưới sự ưu ái của bốn người này. Ông Tài Xế, Ông Bán Thịt, Ông Y Sĩ và Ông Thôn Trưởng.
Đường Bình
No comments:
Post a Comment