Ông Trump vừa trình bày về chính sách di dân
Đổ văn Phúc
Ông Trump, hôm thứ Tư 31/8, đã đi Mexico để gặp gỡ Tổng Thống Pena Nieto theo lời mời của TT Nieto. Theo ông Trump, hai ông đã có những bàn bạc xây dựng và đồng thuận về nhiều điểm trong vấn đề di dân nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của 2 nước. Tuy nhiên, trong một message riêng, TT Nieto cho hay ông không chấp thuận việc bỏ tiền cho ông Trump xây bức tường biên giới.
Sau đó, lúc 8:30 cùng ngày. Donald Trump đã có buổi nói chuyện với cử tri tại Phoenix, Arizona về chính sách di dân của ông. Chương trình của ông có 10 điểm nhấn mạnh trong đó đầu tiên là việc xây bức tường ngăn cách tại biên giới mà ông nói sẽ bắt Mexico trả tiền.
Kế đó là việc có một bộ luật về biên giới (Border Laws) mà ông tin rằng phía Mexico sẽ cộng tác với Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn việc chuyển ma túy và di dân lậu vào Hoa Kỳ cũng như đánh gục bọn Cartel về ma tuý. Ông cho hay những ngày đầu tiên nếu ông làm Tổng Thống, sẽ chấm dứt cái ông gọi là chu kỳ Catch and Release (bắt rồi thả). Sẽ buộc những người di dân lậu trở về nguyên quán rồi sẽ nộp đơn theo luật định. Ông sẽ áp dụng chính sách không khoan thứ (Zero tolerance) với những di dân lậu phạm pháp mà theo ông hiện có khoảng 2 triệu tên trong đất Mỹ. Ông sẽ yêu cầu Quốc Hội thông qua Katie’s Law trong đó có những biện pháp cứng rắn với bọn phạm pháp này. Ông sẽ tăng cường thêm 5000 nhân viên biên phòng, đặt thêm các sensor tại các khu vực trọng yếu ở biên giới. Lập ra Đoàn Đặc Nhiệm chuyên về trục xuất dân lậu. Ông sẽ ngăn chận sự tài trợ để đi đến việc xoá bỏ hàng trăm khu bao che bọn tội phạm tại các thành phố (Santuary Cities). Sẽ hủy bỏ ngay lập tức những lệnh hành chánh hay luật lệ vi hiến về di dân. Tạm ngưng sự nhập cư di dân từ các quốc gia xét có vấn đề nguy hiểm. và sẽ áp dụng những biện pháp điều tra nghiêm ngặt khi cứu xét cho nhập cư.
Ông đưa ra những con số dẫn chứng cho tình hình tồi tệ mà theo ông, chính quyền Obama và truyền thông tả khuynh đã cố tình lờ đi để dân chúng không nhìn thấy sự nguy hiểm của vấn đề di dân bất hợp pháp. Đó là có đến 2 triệu di dân lậu phạm pháp tại Hoa Kỳ trong đó 13 ngàn tên đã được thả khỏi tù ra ngoài xã hội từ năm 2008 đến nay. Nhân dân Mỹ đã gồng chịu một chi phí khổng lồ 113 tỷ đô la cho vấn đề di dân bất hợp pháp này.
Theo ông tiết lộ, Obama sẽ cho nhập cư 620 ngàn dân tỵ nạn từ Syria. Ông chủ trương sẽ có chính sách công bằng, nhưng theo pháp luật và chỉ chấp nhận cho nhập cư những người mà sẽ làm việc, đóng góp cho nước Mỹ. Theo ông, là một nước có chủ quyền, Hoa Kỳ có quyền chọn lựa người di dân, tất cả vì lợi ích của Hoa Kỳ phải được đặt lên hàng đầu.
Trước khi kết thúc, ông đưa ra giới thiệu hơn 10 người mà có con cái hay thân nhân bị bọn di dân lậu giết chết. Những tên giết người này có đứa từng phạm pháp nhiều lần, có lệnh trục xuất, nhưng cơ quan cưỡng chế không thi hành.
Kế đó là việc có một bộ luật về biên giới (Border Laws) mà ông tin rằng phía Mexico sẽ cộng tác với Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn việc chuyển ma túy và di dân lậu vào Hoa Kỳ cũng như đánh gục bọn Cartel về ma tuý. Ông cho hay những ngày đầu tiên nếu ông làm Tổng Thống, sẽ chấm dứt cái ông gọi là chu kỳ Catch and Release (bắt rồi thả). Sẽ buộc những người di dân lậu trở về nguyên quán rồi sẽ nộp đơn theo luật định. Ông sẽ áp dụng chính sách không khoan thứ (Zero tolerance) với những di dân lậu phạm pháp mà theo ông hiện có khoảng 2 triệu tên trong đất Mỹ. Ông sẽ yêu cầu Quốc Hội thông qua Katie’s Law trong đó có những biện pháp cứng rắn với bọn phạm pháp này. Ông sẽ tăng cường thêm 5000 nhân viên biên phòng, đặt thêm các sensor tại các khu vực trọng yếu ở biên giới. Lập ra Đoàn Đặc Nhiệm chuyên về trục xuất dân lậu. Ông sẽ ngăn chận sự tài trợ để đi đến việc xoá bỏ hàng trăm khu bao che bọn tội phạm tại các thành phố (Santuary Cities). Sẽ hủy bỏ ngay lập tức những lệnh hành chánh hay luật lệ vi hiến về di dân. Tạm ngưng sự nhập cư di dân từ các quốc gia xét có vấn đề nguy hiểm. và sẽ áp dụng những biện pháp điều tra nghiêm ngặt khi cứu xét cho nhập cư.
Ông đưa ra những con số dẫn chứng cho tình hình tồi tệ mà theo ông, chính quyền Obama và truyền thông tả khuynh đã cố tình lờ đi để dân chúng không nhìn thấy sự nguy hiểm của vấn đề di dân bất hợp pháp. Đó là có đến 2 triệu di dân lậu phạm pháp tại Hoa Kỳ trong đó 13 ngàn tên đã được thả khỏi tù ra ngoài xã hội từ năm 2008 đến nay. Nhân dân Mỹ đã gồng chịu một chi phí khổng lồ 113 tỷ đô la cho vấn đề di dân bất hợp pháp này.
Theo ông tiết lộ, Obama sẽ cho nhập cư 620 ngàn dân tỵ nạn từ Syria. Ông chủ trương sẽ có chính sách công bằng, nhưng theo pháp luật và chỉ chấp nhận cho nhập cư những người mà sẽ làm việc, đóng góp cho nước Mỹ. Theo ông, là một nước có chủ quyền, Hoa Kỳ có quyền chọn lựa người di dân, tất cả vì lợi ích của Hoa Kỳ phải được đặt lên hàng đầu.
Trước khi kết thúc, ông đưa ra giới thiệu hơn 10 người mà có con cái hay thân nhân bị bọn di dân lậu giết chết. Những tên giết người này có đứa từng phạm pháp nhiều lần, có lệnh trục xuất, nhưng cơ quan cưỡng chế không thi hành.
Qua hơn 1 năm, nghe ông Trump nhiều lần, nhưng phải thừa nhận lần này ông ta nói rất xuất sắc. Về quan điểm, tôi hoàn toàn đồng ý với câu nói: Hoa Kỳ là một nước có chủ quyền, nên có quyền muốn chọn lựa ai để cho nhập cư hay không. Ông muốn những người đến Mỹ phải làm ăn, không sống bám vào phúc lợi. Quý vị có nhà, quý vị có cho bất cứ loại người nào vào cư trú không? Hay phải chọn những người hợp với mình, không làm điều gì hại cho mình? Quý vị có hy sinh phần ăn của con mình đem cho người khác một cách phóng khoáng không? . Nếu chịu khó ngồi trước TV xem tin tức hang ngày, chúng ta sẽ thấy trong những tội phạm giết người, cướp của, trộm cắp, hiếp dâm, đa số là người gốc Hispanic và da đen.
Hoặc nếu quý vị bỏ chút thì giờ lái xe đến các văn phòng trợ cấp an sinh xã hội, quý vị sẽ thấy luôn có hàng chục phụ nữ gốc Hispanic la liệt với cả trung đội các trẻ em ngồi chờ lãnh tiền. Đặc biệt, trong khi những người như chúng ta có nhu cầu chỉ dùng các loại cell phone tầm thường, thì bọn trẻ con này mỗi đứa một iPhone, iPad để chơi game! Họ đang cấu vào tiền đóng thuế của chúng ta đấy!
Vì thế, khi nói về người gốc Hispanic, ông Trump đã nói chính xác về họ. Những người Hispanic ở Trung Mỹ khi tràn qua Mỹ, đa số là dân nghèo, thất học. Họ đến Mỹ khó kiếm ra việc làm, và dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp. Số còn lại là bọn chuyển vận, buôn bán ma túy. Người cấp trung lưu thì họ có đời sống thoải mái, không ai qua Mỹ làm gì. Mà muốn qua thì họ dễ dàng làm thủ tục hợp pháp. Nhưng ông Trump bị kết án là do cách nói của ông thiếu tế nhị, dù rằng ông nói sự thật.
Dân Tị Nạn từ Bắc Phi và Syria Gia Tăng
Hôm thứ ba 30/8, có đến hơn 6,500 người ty nạn vượt biển từ Lybia đã được cứu trên biển Địa Trung Hải. Những dân ty nạn này từ Somalia và Eritrea. Lính tuần duyên và những tổ chức nhân đạo Ý đã mở 60 cuộc hành quân trên một chiều dài 20 km dọc theo biển để cứu họ.
Cơ quan ty nạn LHQ nói rằng có đến 105 ngàn người ty nạn đã đổ bộ lên đất Italy mà đa số dùng bờ biển Libya để xuất phát. Có đến hơn 3000 dân ty nạn đã bỏ thây trên biển từ đầu năm đến nay. Hiện còn khoảng 275 ngàn đang chờ ở Libya để vượt biển qua Âu Châu.
Năm 2015, có hơn 1 triệu 322 ngàn dân ty nạn đổ vào Âu Châu. Họ đa số là dân Syria, dân Afghanistan, Iraq, Kosovo, Albania, Pakistan, Iran, Ukraine, dân Bắc Phi (Somalia, Kenya, Sudan, Nigeria…). Qua các biên giới Syria qua Thổ, Iraq, Albania hoặc vượt biển Địa Trung Hải đổ vào Italy. Thống kê của Cơ Quan Ty Nạn LHQ cho hay từ đầu năm 2016 đến nay đã có 136 ngàn vượt biển đến Âu Châu. Đức là nước nhận nhiều nhất có thể lên đến 477 ngàn trong năm 2015, kế đó là Thụy Điển, Hungary, Áo, Ý, Pháp, Begium, Hoà Lan… Hiện các giới chức Germany ước lượng có hơn 1 triệu dân ty nạn đến nước Đức.
Việc ty nạn ồ ạt này đã gây mâu thuẫn giữa các nước Âu Châu. Những nước có tỷ lệ dân tyy nạn cao như Thụy Điển, Hungary, Italy (gần 2% so với dân số) yêu cầu các nước khác phải san sẻ. Anh Quốc thì đã quá e ngại, nên không chấp nhận các điều khoản của Liên Hiệp Âu Châu. Và có lẽ từ đó, dân Anh đã thông qua Trưng Cầu Dân Ý, rút ra khỏi Liên Âu.
Nhìn trở lại thời kỳ “Thuyền Nhân Việt Nam” với hàng triệu người vượt biển và khoảng hơn nửa số người bỏ thây trên biển, chúng ta thấy bùi ngùi khôn xiết. Người Việt ra đi trên những chiếc thuyền mong manh, vượt qua một vùng biển rộng. Ngày nay, người ty nạn từ Bắc Phi đi trên những con tàu khá lớn, có mang phao cấp cứu, và chỉ vượt một chiều ngang Địạ Trung Hải khoảng 800 km là được các nước văn minh sẵn sàng đón nhận. Người ty nạn VN đến đâu thì chấp nhận hoà đồng vào nếp sống mới, không đòi hỏi, không gây rối; mà chịu khó học hành, thăng tiến đóng góp cho quốc gia mình định cư. Khác hẳn với số người gốc Hồi Giáo Trung Đông và Bắc Phi, đang là gánh nặng và mối lo về an ninh cho các nước Âu Châu. Cũng mang thân ty nạn, chúng tôi rất cảm thông nỗi đau của những người Syria và Bắc Phi phải bỏ nhà cửa, quê hương chạy nạn binh đao. Chúng ta không chống lại chính sách nhân đạo để thu nhận họ vào Mỹ – như Mỹ từng thu nhận chúng ta. Nhưng trong hàng chục ngàn người Hồi Giáo này, chắc chắn không thiếu những bọn khủng bố cực đoan mà sự có mặt của họ tại Hoa Kỳ sẽ là mối nguy hiểm cận kề cho sinh mạng người dân. Đó là chưa kể đến việc họ cứng ngắt với đức tin và lối sống Hồi Giáo và sẽ khó hoà đồng với văn hoá Mỹ.
Trong khi ứng cử viên Donald Trump đưa ra chính sách gắt gao để thanh lọc người ty nạn thì bà Clinton chủ trương mở toang cửa biên giới. Hoa Kỳ đã có dự trù nhận 10000 dân Syria, trong khi Clinton đề nghị 25000; Obama trước khi hết nhiệm kỳ thì táo tợn hơn, đòi tăng gấp sáu lần số dân ty nạn. Hôm thứ Ba, cựu Tổng Thống Bill Clinton lại đề nghị đưa ty nạn Syria vào thành phố Detroit để tái sinh thành phố này.
Trong bài “ Viễn Ảnh Một Xã Hội Phúc Lợi Hoa Kỳ”, chúng tôi đã đưa ra hình ảnh một thành phố Detroit, từng là một thành phố công nghiệp xe hơi giàu có – đã tàn lụi để trở nên 1 thành phố chết với những khu phố bỏ hoang, cỏ mọc tràn ra đường, những hí viện tráng lệ tan tành, rêu mốc. Từ đó, 300 ngàn dân ty nạn cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp tràn vào. Tội phạm gia tăng vượt bực làm cho những gia đình da trắng phải bỏ đi. Nay nếu theo ý của Bill Clinton mà đưa dân ty nạn Syria vào thêm, thì quý vị có thể hình dung được tương lại của Detroit sẽ vè đâu.
No comments:
Post a Comment