Minh Nguyệt
Được biết Tập San BĐQ mong muốn các thành viên viết bài nói về binh chủng này. Đã mấy lần tôi định viết nhưng còn ngại không biết mình viết có được không hay lại múa rìu qua mắt thợ. Nhân một chuyến đến hội họp ở nhà chú Hào và cô Hằng, con gái của tôi khuyến khích mẹ nên viết bài cho Tập San BĐQ.
Về nhà suy đi nghĩ lại, tôi quyết định viết, dù hay dù dở mình có đóng góp là được.
Nói về binh chủng BĐQ, một binh chủng mà tôi đã gắn bó từ ngày ông xã ra trường năm 1962. Anh được đưa về vùng 4, ngày đó binh chủng mới thành lập nên còn thô sơ và nhỏ bé. Tôi theo chồng xuống vùng 4. Anh nhận đơn vị và đi tác chiến ngay. Ông đại đội trưởng là đại úy Lê Văn Dần. Thân gái bơ vơ anh bỏ tôi lại hậu cứ rồi đi biền biệt. Vì mới rời ghế nhà trường nên tôi nhút nhát lắm, ngày đêm rất lo lắng cho chồng và cầu xin mọi việc đều bình an. Lâu lâu anh mới về một vài ngày rồi lại lên đường làm tròn bổn phận một người trai trong thời loạn.
Thấm thoát thời gian trôi qua, binh chủng BĐQ đã lớn mạnh và thành lập từng tiểu đoàn rồi đến liên đoàn. Chồng tôi được thuyên chuyển về tiểu đoàn 44, hậu cứ đóng tại Cần Thơ. Ông Tiểu Đoàn Trưởng là thiếu Tá Lê Văn Dần. Ông đã từng đánh giặc bách chiến bách thắng khi còn là một đại đội trưởng đại đội thám báo thuộc sư đoàn 21 bộ binh. Ông đã làm cho tụi Việt cộng khiếp vía kinh hồn. Đến khi ông về nắm tiểu đoàn 44 lại càng lẫy lừng hơn. Ông là “con cưng” của Trung Tướng Đặng văn Quang. Ông có một bà vợ tên Hồ Thị Quế. Bà này là cánh tay mặt của ông.
Bà giúp chồng lo cho binh sĩ từ người sống tới người chết. Mỗi lần tiểu đoàn hành quân, những binh sĩ không có tiền, bà cho mượn trước rồi lãnh lương trả sau. Bà rất thương binh sĩ thuộc hạ và gia đình vợ con của họ. Những binh sĩ nào tử trận mà chưa có thân nhân tới, bà tức tốc vào nhà xác nhận và lo tẩm liệm đàng hoàng rồi đợi thân nhân họ tới. Tôi còn nhớ rất rõ khi hai ông tiểu đoàn phó Võ Đài và Nguyễn Văn Hiến hy sinh, bà nhận xác đem về nhà của bà làm lễ rồi đợi vợ con tử sĩ từ miền Trung vào. Bà cùng tôi thường đi bao dàn các đoàn hát cải lương lấy tiền lời để mỗi dịp xuân về hay tết Trung Thu bà đem tiền ra ủy lạo gia đình binh sĩ. Tết âm lịch thì bà tổ chức cây mùa xuân, còn Trung Thu thì bà mua kẹo bánh lồng đèn cho con em binh sĩ. Thật là một người chị rất tốt và thương người. Những kỷ niệm ngày ấy và hình bóng bà cho đến bây giờ vẫn còn in trong tâm tư tôi không bao giờ phai mờ.
Bà cũng được vinh danh là một thượng sĩ danh dự. Ông Bà thường ra vào dinh Đ/t Nguyễn Khánh và ông đã tặng bà một khẩu súng nhỏ bằng bàn tay màu trắng với 6 viên đạn. Bà bề ngoài nhìn rất cứng rắn nhưng khi tiếp xúc với bà thì mới biết bà là con người rất tình cảm. Bà ghen lắm và thường nói với tôi rằng: “Em đừng lo, chồng em mà loạng quạng chị dẫn em đi xử nó ngay”.
Sau này, Thiếu tá Dần rời Tiểu Đoàn 44 BĐQ để đáo nhậm chức vụ Phó Tỉnh Trưởng Nội An tỉnh Chương Thiện, một nơi khét tiếng có nhiều VC. Thời gian này, VC ráo riết tìm cách ám sát, giết hại bà. Bọn chúng treo giải thưởng 1 triệu đồng cho ai giết được bà. Vì thế bà Quế và các con ở lại Cần Thơ và thường xử dụng máy bay để đi thăm chồng chứ không dám đi đường bộ.
Chính trong thời gian này, bà Quế đã tử nạn trong một thảm họa của gia đình.
Sau sự việc này, Thiếu Tá Dần bị đổi ra làm Tiểu Đoàn Trưởng một Tiểu Đoàn thuộc sư đoàn 21 bộ binh. Một lần nọ, TĐ của Ông được đưa về trung tâm huấn luyện để huấn luyện bổ túc. Dịp này, vì không thích bị gò bó trong huấn luyện, ông xin hoán đổi qua TĐ khác để tác chiến. Thời gian này, VC đã tấn công đột kích đêm bất ngờ vào ngay bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Thiếu Tá Lê Văn Dần tử trận cùng viên cố vấn Hoa Kỳ. Ôi đau đớn thay, một người hùng, một người con yêu của đất nước vĩnh viễn ra đi. Thiếu Tá Lê Văn Dần đã để lại trong Quân Sử VNCH những chiến công vô cùng oanh liệt.
Sau này người con gái lớn của ông bà tên Hương, lên xe hoa với hai em còn nhỏ dại ngồi hai bên với chị.
Vợ chồng tôi gắn bó với ông bà trong suốt thời gian chồng tôi phục vụ ở Tiểu đoàn 44 BĐQ. Khi tôi sinh đứa con gái đầu lòng, cháu rất khó nuôi, ông bà bảo tôi mang cháu đến nhà để ông làm phép. Tôi thấy ông lấy một sợi dây ngũ sắc có cột một cục chì nhỏ, xoa đầu và đeo cho cháu. Sau đó ông bảo tôi chuộc lại. Bây giờ con gái tôi đã năm mươi tuổi rồi. Tôi rất mang ơn ông bà và thương nhớ rất nhiều. Nguyện xin ơn trên phù hộ cho ông bà vãng sanh tây phương cực lạc quốc, không còn đau khổ nữa.
Ngày xưa, thời còn là học sinh, tôi đã yêu màu áo trận. Hình ảnh các anh luôn là đề tài cho các cô gái hậu phương yêu thương, nhung nhớ. Ngày ấy, chúng tôi thường được bà Ngô Đình Nhu đến trường, dẫn đi ủy lạo binh sĩ trở về từ các mặt trận. Nhớ những lần đón chào các đoàn quân chiến thắng trên đại lộ Thống Nhất, đoạn đường từ Vườn Bách Thú đến Dinh Độc Lập. Những lần đó, chúng tôi hân hoan choàng những vòng hoa mừng các chiến sĩ nhiều công trận. Nhìn các anh thật oai phong và trong lòng những cô con gái hậu phương, hình ảnh của các anh không bao giờ phai mờ. Những kỷ niệm đó làm cho tôi đã thương lính còn yêu lính nhiều hơn để rồi tôi trở thành vợ của một nguời lính chiến.
Bà cũng được vinh danh là một thượng sĩ danh dự. Ông Bà thường ra vào dinh Đ/t Nguyễn Khánh và ông đã tặng bà một khẩu súng nhỏ bằng bàn tay màu trắng với 6 viên đạn. Bà bề ngoài nhìn rất cứng rắn nhưng khi tiếp xúc với bà thì mới biết bà là con người rất tình cảm. Bà ghen lắm và thường nói với tôi rằng: “Em đừng lo, chồng em mà loạng quạng chị dẫn em đi xử nó ngay”.
Sau này, Thiếu tá Dần rời Tiểu Đoàn 44 BĐQ để đáo nhậm chức vụ Phó Tỉnh Trưởng Nội An tỉnh Chương Thiện, một nơi khét tiếng có nhiều VC. Thời gian này, VC ráo riết tìm cách ám sát, giết hại bà. Bọn chúng treo giải thưởng 1 triệu đồng cho ai giết được bà. Vì thế bà Quế và các con ở lại Cần Thơ và thường xử dụng máy bay để đi thăm chồng chứ không dám đi đường bộ.
Chính trong thời gian này, bà Quế đã tử nạn trong một thảm họa của gia đình.
Sau sự việc này, Thiếu Tá Dần bị đổi ra làm Tiểu Đoàn Trưởng một Tiểu Đoàn thuộc sư đoàn 21 bộ binh. Một lần nọ, TĐ của Ông được đưa về trung tâm huấn luyện để huấn luyện bổ túc. Dịp này, vì không thích bị gò bó trong huấn luyện, ông xin hoán đổi qua TĐ khác để tác chiến. Thời gian này, VC đã tấn công đột kích đêm bất ngờ vào ngay bộ chỉ huy Tiểu đoàn. Thiếu Tá Lê Văn Dần tử trận cùng viên cố vấn Hoa Kỳ. Ôi đau đớn thay, một người hùng, một người con yêu của đất nước vĩnh viễn ra đi. Thiếu Tá Lê Văn Dần đã để lại trong Quân Sử VNCH những chiến công vô cùng oanh liệt.
Sau này người con gái lớn của ông bà tên Hương, lên xe hoa với hai em còn nhỏ dại ngồi hai bên với chị.
Vợ chồng tôi gắn bó với ông bà trong suốt thời gian chồng tôi phục vụ ở Tiểu đoàn 44 BĐQ. Khi tôi sinh đứa con gái đầu lòng, cháu rất khó nuôi, ông bà bảo tôi mang cháu đến nhà để ông làm phép. Tôi thấy ông lấy một sợi dây ngũ sắc có cột một cục chì nhỏ, xoa đầu và đeo cho cháu. Sau đó ông bảo tôi chuộc lại. Bây giờ con gái tôi đã năm mươi tuổi rồi. Tôi rất mang ơn ông bà và thương nhớ rất nhiều. Nguyện xin ơn trên phù hộ cho ông bà vãng sanh tây phương cực lạc quốc, không còn đau khổ nữa.
Ngày xưa, thời còn là học sinh, tôi đã yêu màu áo trận. Hình ảnh các anh luôn là đề tài cho các cô gái hậu phương yêu thương, nhung nhớ. Ngày ấy, chúng tôi thường được bà Ngô Đình Nhu đến trường, dẫn đi ủy lạo binh sĩ trở về từ các mặt trận. Nhớ những lần đón chào các đoàn quân chiến thắng trên đại lộ Thống Nhất, đoạn đường từ Vườn Bách Thú đến Dinh Độc Lập. Những lần đó, chúng tôi hân hoan choàng những vòng hoa mừng các chiến sĩ nhiều công trận. Nhìn các anh thật oai phong và trong lòng những cô con gái hậu phương, hình ảnh của các anh không bao giờ phai mờ. Những kỷ niệm đó làm cho tôi đã thương lính còn yêu lính nhiều hơn để rồi tôi trở thành vợ của một nguời lính chiến.
Chồng tôi là một chiến sĩ BĐQ. Tôi đã từng rất hãnh diện được làm vợ một Người Lính hào hùng, một cấp chỉ huy can đảm của binh chủng BĐQ thiện chiến. Tôi đã từng nghe biết đơn vị của chồng tôi, Tiểu Đoàn 44 BĐQ đã làm khiếp đảm quân thù. Thế nhưng, những ngày chồng đi hành quân biền biệt, tôi chỉ còn biết cầu xin ơn trên che chở phù độ cho anh trở về an toàn. Những khi nhìn thân xác các chiến sĩ hy sinh được mang về hậu cứ, tôi đã rất run sợ, không biết khi nào đến lượt mình làm quả phụ. Làm vợ một người lính chiến, tôi đã thấu hiểu những gian truân phải trả cho tình yêu. Tôi thấu hiểu ý nghĩa những giọt nưóc mắt thầm lặng, những thiệt thòi, đớn đau mất mát. Quả tình là vô bờ bến khi nói đến những điều mà vợ một người lính phải chịu đựng, phải vượt qua, nhất là vợ người lính Việt Nam Cộng Hoà.
Giờ này, ngồi viết cho Tập San BĐQ, bao nhiêu hình ảnh cũ hiện ra trước mắt. Thương cho các anh, thương cho đất nước Việt Nam của mình. Bao nhiêu biến cố cùng biết bao nhiêu tan vỡ.
Ôi Mẹ Việt Nam ơi, các con của Mẹ đành lìa đoạn nơi chôn nhau cắt rốn sống lưu lạc ở những vùng đất tạm dung. Mơ ước môt ngày quê hương thật sự thanh bình để chúng con được trở về xây dựng lại đất Mẹ tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Vài hình ảnh về người phụ nữ quả cảm.
Minh Nguyệt
Giờ này, ngồi viết cho Tập San BĐQ, bao nhiêu hình ảnh cũ hiện ra trước mắt. Thương cho các anh, thương cho đất nước Việt Nam của mình. Bao nhiêu biến cố cùng biết bao nhiêu tan vỡ.
Ôi Mẹ Việt Nam ơi, các con của Mẹ đành lìa đoạn nơi chôn nhau cắt rốn sống lưu lạc ở những vùng đất tạm dung. Mơ ước môt ngày quê hương thật sự thanh bình để chúng con được trở về xây dựng lại đất Mẹ tươi đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Vài hình ảnh về người phụ nữ quả cảm.
Minh Nguyệt
No comments:
Post a Comment