Saturday, September 24, 2016

Nhờ không ăn sữa động vật, nhà địa hóa học Jane Plant (Anh) vượt qua ung thư dù bị tái phát 8 lần trong 30 năm.

Năm 1987, giáo sư địa hóa học Jane Plant từ Đại học Hoàng gia London (Anh) được chẩn đoán ung thư vú. Năm 1993, trải qua hàng loạt ca phẫu thuật với 35 đợt xạ trị, nhà địa hóa học Jane Plant vẫn bị tái phát ung thư vú lần thứ 5. Lúc này, nhờ hiểu biết cùng kinh nghiệm, nhà khoa học đã thay đổi thói quen ăn uống để ngăn chặn bệnh tật. 

Displaying
Chân dung giáo sư Jane Plant. Ảnh: Janeplant.com.

Theo Telegraph, Jane cùng người chồng là Peter (một giáo sư địa chất) từng làm việc tại Trung Quốc. Biết tỷ lệ phụ nữ Trung Quốc bị ung thư vú chỉ là một trên 100.000, thấp hơn rất nhiều so phương Tây hồi thập kỷ 90, Jane vô cùng ngạc nhiên. Bà tìm hiểu và phát hiện các bác sĩ Trung Quốc rất ít khi gặp các ca ung thư vú.

Điều khiến Jane bất ngờ hơn cả là những phụ nữ Trung Quốc sống và ăn theo chế độ dinh dưỡng phương Tây ở Singapore và Anh vẫn mắc bệnh. Bà đặt ra câu hỏi: "Tại sao phụ nữ ở Trung Quốc lại ít bị ung thư vú". Vợ chồng nhà khoa học bắt đầu suy nghĩ. Họ nhớ ra rằng các đồng nghiệp bản địa của Peter không uống sữa bò và các vị khách Trung Quốc đã tỏ ra rất khó chịu khi được cặp đôi mời kem cùng các thực phẩm từ sữa.

Không còn gì để mất, Jane quyết định bỏ thói quen ăn sữa chua mỗi ngày. Kèm với đó, bà tuyệt đối tránh xa thịt, chủ yếu hấp thụ các nguồn protein thực vật như đậu nành. Chỉ sau 6 tuần, khối u biến mất. Trong vòng 19 năm tiếp theo, Jane không bị tái phát ung thư dù không hề uống thuốc. 

Năm 2011, nữ giáo sư một lần nữa bị ung thư. Bà lập tức xem lại chế độ ăn uống của mình và nhận ra món bột đậu rán tại căng-tin nơi làm việc vẫn chứa sữa động vật. Ngoài ra, Jane còn ăn gan bê nấu bơ 3 lần mỗi tháng. Người phụ nữ tự hứa phải hỏi kỹ nguyên liệu trước khi gọi món ngoài nhà hàng. Quay lại chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt kết hợp đi bộ và tập thiền, Jane một lần nữa thoát khỏi ung thư.

Công nhận phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, điều trị, xạ trị là vô cùng quan trọng trong điều trị ung thư, Jane tin rằng chế độ ăn không sữa động vật góp phần rất lớn trong việc đẩy lùi ung thư. "Chúng ta vẫn nghĩ rằng sữa tốt cho sức khỏe. Nhưng đã có những bằng chứng cho thấy các yếu tố và hormone tăng trưởng trong sữa liên quan đến nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyền tiền liệt, ung thư tinh hoàn cũng như ung thư buồng trứng", nhà khoa học giải thích. Bà khẳng định tránh xa sữa động vật còn hữu ích đối với bệnh nhân ung thư đại trực tràng, ung thư hạch bạch huyết và ung thư cổ họng. "Sữa bò tốt cho bê chứ không tốt cho con người", Jane kết luận.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, giáo sư Jane khuyến cáo cộng đồng ăn nhiều rau, giảm thịt đỏ cùng muối, đường, chất béo; chăm tập thể dục và tránh bị stress để hạn chế rủi ro ung thư.

Sau gần 30 năm với 8 lần tái phát ung thư, Jane Plant được xác nhận hoàn toàn khỏi bệnh ung thư. Bà ra đi tháng 3/2016 do cục máu đông, nhiều khả năng là tác dụng phụ không lường trước của thuốc điều trị.

Chế độ ăn cắt giảm sữa động vật để tránh ung thư

Giáo sư Jane Plant khuyên bệnh nhân ung thư hoặc người có nguy cơ cao bị ung thư bỏ hoàn toàn các thực phẩm từ sữa động vật như bò, dê, cừu và thực hiện những điều sau: 

- Thay sữa động vật bằng sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa gạo hay sữa đậu nành.
- Thay pho mát bằng đậu phụ.
- Thay kem tươi, pho mát tươi bằng kem dừa hoặc kem đậu nành.
- Thay bơ làm từ sữa động vật bằng bơ làm từ đậu nành, đậu phộng hoặc các loại hạt khác.
- Thay kem bằng kem dừa, kem đậu nành.
- Thay chocolate sữa bằng chocolate đen.
- Thay các loại dầu đã qua tinh chế, xử lý bằng dầu ô liu; sử dụng đường mía; thay bánh mì trắng, mì ý và cơm bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt; tránh xa các chất bảo quản, tạo hương liệu và tạo màu.
- Hạn chế hấp thụ thịt, cá và trứng. Ăn nhiều carbohydrate chưa qua tinh chế, đậu, các loại hạt, rau của quả.
- Thay muối bằng thảo mộc; thay cà phê bằng nước hoa quả tự làm, nước lọc hoặc trà thảo dược.

No comments:

Blog Archive