Wednesday, September 7, 2016

Tác dụng chữa bệnh của động tác "Úp mặt vào tường"

Vân Hồng

 Tác dụng chữa bệnh của động tác
Từ một động tác khí công cổ, "úp mặt vào tường" đã trở thành động tác "bình dân". Những tác dụng kỳ diệu, biến người bệnh thành người khỏe chính là sức hấp dẫn khó cưỡng nhất.

Cả thế giới đang sôi sục vì bài tập tốn 20 giây này, dù bạn là nam hay nữ cũng nên tập thử

Nam giới bổ thận, dưỡng tinh, nữ giới hết mọi bệnh tật nhờ làm động tác đơn giản này

Làm động tác này khi đi tiểu, khỏi phải uống thuốc mà vẫn bổ thận tráng dương
Có một động tác thể dục mà mới đầu, người ta tưởng rằng chỉ dành riêng cho những võ sư có kỹ năng siêu phàm mới "dám" tập. Bởi nguồn gốc của nó có lịch sử hàng nghìn năm và phổ biến trong giới luyện công phu Trung Hoa.

Tuy nhiên, động tác này sau đó đã được khuyến khích tập luyện ở mọi tầng lớp nhân dân, phổ biến nhất là ở Đài Loan, Trung Quốc, Hàn, Nhật và một số nước châu Âu.

Tiếp đến là nở rộ trong các phòng tập Gym, rồi thì trở thành động tác tập luyện phổ biến từ trong nhà ra ngoài phố.

Động tác đặc biệt đó chính là Face the wall squat Technique (面壁蹲墙功), được miêu tả là động tác úp mặt vào tường, ngồi xuống đứng lên, có nơi còn gọi là động tác ngồi xổm, gọi tắt là "úp mặt vào tường".

Tác dụng chữa bệnh của động tác Úp mặt vào tường - Ảnh 1.
Người dân Châu Âu cũng "nghiện" úp mặt vào tường.

1. Tác dụng "thần kỳ" của bài úp mặt vào tường

- Tốt cho hệ xương khớp

Khi đứng lên ngồi xuống một cách liên tục và đều đặn, kết hợp với việc hít vào thở ra đúng nhịp và thư giãn tốt, tác động đầu tiên chính là khiến cho hệ xương khớp hoạt động nhịp nhàng.

Không chỉ tác động mạnh đến vùng khớp gối, mà còn thay đổi cơ bản sức khỏe của vùng xương chậu.

Theo nghiên cứu cho thấy, bài tập có thể làm kéo dài cột sống, điều chỉnh cột sống, thoát vị đĩa đệm và cải thiện chức năng xương.

Những người bị khom lưng, gù và trật khớp cũng có thể có những tác dụng điều trị và phòng ngừa tái phát đáng kể.

Theo thử nghiệm, nếu một người đứng trong trạng thái bình thường, chiều dài cột sống khoảng 50 cm, nhưng khi thực hiện động tác vươn người, cột sống sẽ kéo dài thêm khoảng 3cm.

Nhưng nếu tập động tác úp mặt vào tường, thì cột sống có thể kéo dài lên tới 10cm. Đây chính là sự khác biệt lớn nhất.

Displaying
- Tốt cho thận, bàng quang và bệnh phụ khoa

Nhiều người bị các bệnh về thận, bàng quang, phụ khoa thì càng nên theo đuổi bài tập này.

Theo y học hiện đại cho rằng, sống lưng không thẳng là nguồn căn của nhiều loại bệnh. Những vùng khác nhau trên đốt sống lưng có bệnh, sẽ đồng thời tác động đến những bộ phận khác, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng gấp đôi.

Ví dụ, đau ở đốt sống thắt lưng đầu tiên có thể dẫn đến loét dạ dày và tá tràng, dãn dạ dày. Đau ở đốt thắt lưng thứ hai có thể dẫn đến giảm năng lượng, đái dầm, viêm đường ruột, táo bón.

Đau ở đốt thắt lưng thứ ba có thể gây tiêu chảy, phù nề, viêm thận, bệnh gút. Đau ở đốt sống lưng thứ tư có thể gây ra đau thần kinh tọa, nhức đầu, đẻ khó.

Đau lệch vùng đốt thắt lưng thứ năm có thể gây ra viêm bàng quang, tiêu chảy, trĩ, nội mạc tử cung…

Tóm lại, do lưng là phần đặc biệt quan trọng trên cơ thể, nếu lưng khỏe mạnh, linh hoạt, khí huyết lưu thông tốt thì không chỉ làm tăng khả năng hoạt động tốt cho thận, mà còn khiến cho nguyên khí đầy đủ.

Nam giới có thể bổ thận tráng dương, kéo dài thời gian "yêu", thậm chí có thể cải thiện chứng xuất tinh sớm.

Nữ giới có thể điều chỉnh chứng kinh nguyệt không đều, tiểu tiện không hết.

Người tập sẽ điều chỉnh được sự cân bằng âm dương, làm cho làn da hồng hào, sáng bóng, có thể phòng tránh đột quỵ, bán thân bất toại.

Mặt khác, người xưa nói rằng "muốn có lực thì nhờ chân, muốn đứng vững thì nhờ lưng", ưu điểm nổi bật của động tác này chính là giúp bạn đứng khỏe và đi vững.

2. Hướng dẫn cách tập "úp mặt vào tường" 

Là một động tác có nguồn gốc khí công cổ nên mới đầu yêu cầu người tập phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Sở dĩ gọi là "úp mặt vào tường" bởi vì bạn luôn cần một điểm tựa để tập đúng tư thế.

Muốn thực hiện động tác, bạn chỉ cần đứng úp mặt vào tường, hai chân khép lại gần nhau, tư thế thả lỏng thoải mái. Sau đó từ từ ngồi xuống, ở tư thế ngồi xổm, rồi từ từ đứng lên, lúc mới tập có thể chống tay vào đầu gối.

Tùy vào lứa tuổi, sức khỏe và thời gian tập luyện, mọi người sẽ tự lựa chọn mức độ cho mình.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả "hơn cả mong đợi", ít nhất bạn cũng cần phải tập thường xuyên, mỗi lần tập khoảng 20-50 cái.

Sau 7 ngày tập liên tục thì mới bắt đầu cảm nhận được tác dụng, cũng là giai đoạn bắt đầu hết cảm thấy "đau mỏi" do làm quen với bài tập.

Những người tập để chữa bệnh cần tập đúng bài bản, đúng tư thế, nhịp thở đều, kéo dài khoảng 30 phút.

No comments:

Blog Archive