Vội Vã
Không chỉ có người Pháp mà cả Âu Châu đều chê đời sống Mỹ vội vàng, tất bật.
Siêu thị ở Đức, chiều Thứ Sáu hai giờ đã đóng cửa nghỉ cuối tuần. Mùa Hè, dân cư bỏ đi nghỉ để lại một Paris trống trơn. Người Mỹ làm việc mỗi năm 1,789 giờ, trong khi ở Pháp, trung bình người ta chỉ làm việc 1,473 giờ. 40% người Mỹ không nghỉ hết số giờ nghỉ phép của họ. Trong một cuộc phỏng vấn của BBC với cư dân ở thủ đô Washington, DC, nhiều người cho biết suốt năm, họ không dùng đến một ngày nghỉ phép nào, nghĩa là đi làm đầu tắt, mặt tối suốt năm.
So với các quốc gia ở Âu Châu, Úc, Á Châu, thì Hoa Kỳ có nhịp sống hối hả nhất! Khách du lịch đến Mỹ không khó để nhận ra điều ấy.
Người Việt đến định cư ở Mỹ cũng chạy theo đời sống Mỹ, nhiều khi còn vội vã hơn người bản xứ. Chợ búa mở cửa đến 11 giờ đêm, quán ăn mở cửa đến sáng.
Ngày cuối tuần Mỹ Trắng đi nhà thờ, người Hispanic sửa xe hay đem con vào chơi công viên, còn Việt ta đi làm thêm giờ phụ trội.
Ngày đến Mỹ, vật tôi ghét nhất là cái đồng hồ báo thức, đó là kẻ thù của những giấc ngủ. Trên đường đến chỗ làm, buổi sáng ai cũng gấp gáp, vơ vội cái hộp đựng cơm và chạy ra xe. Đi làm trễ vài lần là coi như mất việc! Cuộc đời là những cuộc chạy việt dã, như trên xa lộ, không thể lúc nào đó dừng lại, làm một cái “full stop,” là tai nạn xẩy ra lập tức.
Có người cạo râu, ăn sáng hay cả đánh răng trên xe. Năm 1995, ở Virginia xẩy ra một tai nạn thảm khốc trên Freeway 95, một cô gái xinh đẹp đã kẻ mắt trong khi đang lái xe. Thời gian ăn cũng không có, lấy đâu thời gian làm đẹp. “Sáng nay vội, chồng thư chưa gửi kịp. Chiều nay về có kịp đón con không?”
Ở Mỹ, ai cũng mang đồng hồ, đi đâu cũng thấy cái đồng hồ. Đồng hồ trên điện thoại cầm tay, trong xe, trong chợ, ở những bảng hiệu quảng cáo, trên nóc nhà thờ, để người ta chạy theo nó. Chỉ duy nhất một nơi không có đồng hồ, là ở các sòng bài. Ở đó không có đêm mà cũng chẳng có ngày, đi đánh bài thì cứ từ từ không có gì phải nôn nóng!
Ngay cái ăn, cũng phải nhanh, ăn đứng, ăn chạy, ăn trên xe, đó là cái hamburger, gói khoai chiên gọi là “fast food,” thêm ly nước có cái ống hút. Không thể so với tô phở của người Việt Nam, nó chậm rãi, rềnh rang biết bao, nhanh là phỏng miệng!
Kéo ghế ngồi xuống, chờ tô phở đem ra, nào lau đũa, muỗng, vắt chanh, rắc tiêu, còn tương đỏ, tương đen, còn rau giá... Đứng dậy rồi, cũng chưa vội được, ngoái đầu lại, xem nhớ bỏ lại trên bàn đồng bạc lẻ không?
Mỗi ngày, con người bận theo thư tín, điện thoại, Internet, báo chí, truyền hình, những buổi hội họp bạn bè, thăm viếng, cưới hỏi, tang lễ... không còn cả thời gian dành cho con cái hay cả với vợ chồng.
Một ngày đi du lịch cũng là một ngày chạy. Khách sạn báo thức qua điện thoại, ăn sáng thật nhanh còn ra xe, trở về xe không kịp thì bị bỏ lại.
Chỗ này 30 phút, chỗ kia một giờ. Mấy ai được đi du lịch một cách nhàn tản, nằm vài giờ trên võng dưới bóng dừa, nghe sóng biển reo, hay lang thang trong một làng quê, nghe được tiếng con gà gáy trưa?
Tuổi già rồi, trong thói quen và tình nghĩa Việt Nam, ông còn phải đưa đón cháu, lại chạy theo cái kim đồng hồ. Đón đi, chậm thì cháu vào học trễ. Đón về, chậm thì cháu bơ vơ trước cổng trường. Bà thì bận rộn theo chuyện bếp núc, thương con cháu thì cái ăn, cái mang về.
Nhiều bà cụ, đến tuổi cần nghỉ ngơi, còn tham hái mớ chanh, nhặt mấy trái ổi, cắt luống rau sau vườn, ra ngồi ngoài hè phố từ sáng đến tối sẫm, nhặt thêm ít đồng bạc.
Hỏi cụ, lý do còn đi cúng chùa hay dành dụm tiền vé về Việt Nam. Thành ra chẳng có lúc thảnh thơi, lúc nào cũng vội vã lo toan.
Từ nhiều năm nay, chính phủ Canada quyết định chọn một ngày vào mùa Hè, thường là ngày cuối tuần, như là “Một ngày không vội vã” (No Hurry Day).
Việt Nam có nhiều tiếng để gọi như là: “Một ngày không hấp tấp, không hối hả, không vội vã, không khẩn trương.” Lẽ cố nhiên đây không phải là quy định bắt buộc, mà chỉ là gợi ý cho một ngày thanh thản.
Đó là một ngày sống với thái độ: “Chậm lại, bình tâm lại, đừng lo lắng, đừng vội vàng, hãy tin vào quy luật của tự nhiên!”
Thử tưởng tượng ra một ngày nào đó, buổi sáng không có tiếng đồng hồ báo thức, không hẹn hò với ai, không hứa với ai đó làm việc gì, có thể nằm nướng trên giường, “có việc thì lo phay pháy, không việc thì ngáy pho pho!” Một ngày không mở Internet, không “chat,” không Facebook, không đọc báo, không có tiếng điện thoại reo...
Có lúc nào bạn buông ra được nửa bước cái điện thoại cầm tay, hay mắt rời cái màn ảnh truyền hình trong một ngày chưa!
Cuộc đời chúng ta, mỗi năm có được bao nhiêu ngày hạnh phúc như vậy!
Chúng ta cùng xem bài thơ "VỘI" của Thích Tánh Tuệ
Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa
Vội vàng sum họp vội chia xa.
Vội ăn, vội nói rồi vội thở
Vội hưởng thụ mau để vội già.
Vội sinh, vội tử, vội một đời
Vội cười, vội khóc vội buông lơi.
Vội thương, vội ghét, nhìn nhau lạ!
Vội vã tìm nhau, vội rã rời...
Vội bao nhiêu kiếp rồi vẫn vội
Đuổi theo hạnh phúc cuối trời xa.
Ngoài hiên đâu thấy hoa hồng nở
Vội ngày, vội tháng, vội năm qua.
Cứ thế nghìn thu đời vẫn vội
Mặt mũi ngày xưa không nhớ ra.
'' Đáy nước tìm trăng'' mà vẫn lội
Vội tỉnh, vội mê, vội gật gà...
Vội quên, vội nhớ vội đi, về
Bên ni, bên nớ mãi xa ghê!
Có ai nẻo Giác bàn chân vội ?
'' Hỏa trạch '' bước ra, dứt não nề...
Thursday, September 8, 2016
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Blog Archive
-
▼
2016
(1423)
-
▼
September
(123)
- Cho Người Mỹ Share Phòng Nguyễn Hữu Thời ...
- Vợ Chồng Clinton Trong Vụ Whitewater Đỗ Văn Phúc ...
- Nắm tay… Phan Là đàn ông nên chuyện bắt tay...
- TÌM HIỂU "THẾ GIỚI CỦA CHÚNG TA” ...
- Giấy phép và biệt phủ với cái chuồng gà Chưa c...
- Sau mưa, Tân Sơn Nhất hóa thành sông vì sân golf t...
- ĐÀI RFA ĐUỔI CỔ KAMI VÌ BỊ ÂM BINH NÀY VẠCH MẶT ...
- MƯA TỪ ĐẤT MƯA LÊN Cảm bút của Ngọc Ánh
- Viết Cho Gái-Tuổi-Dần Nguyễn Bích Thủy Ch...
- A- Lăng Nghịch Võ Hương An Hơn hai mươi n...
- Cách làm tiền của một số tổ chức đội lốt Từ -...
- Đảng Việt Tân ma Vs đảng Việt Tân thật - vấn đề ph...
- Cẩn thận khi đi mua thực phẩm !! 1 - THỊT: Smith...
- Đêm qua tôi mơ... Nguyễn Văn Chức, bút hiệ...
- Câu chuyện của một người ăn xin Đang đi trên đ...
- Samurai Nhật “tuốt kiếm” ở Biển Đông, Trung Quốc n...
- Chính phủ Mỹ đối mặt với nguy cơ đóng cửa một phần...
- BỘ THƯƠNG MẠI MỸ BẮT BUỘC WALMART PHẢI XÓA BỎ NHÃN...
- VÌ SAO NGƯỜI VẪN BỊP NGƯỜI? - LÃO MÓC - *...
- Tôi cám ơn ông Nguyễn Phú Trọng- Dân giàu đảng viê...
- Chân dung một cô gái Việt Nam truyện ngắn Tâm...
- Mỹ Gốc Tây Tạng Bầu Ai? Trần Khải Nên bầu...
- Tuyên Ngôn Của Đức Đạt Lai Lạt Ma Về Trách N...
- Cùng Bay với Phi Đội Trời Xanh ở Virginia Cung ...
- Huỳnh Công Ánh Vượt Tù, Vượt Biển Phan Ni Tấn
- Đêm Văn Nghệ “Vàng Thu Áo Lính” Tại Oslo – Nauy ...
- Kỷ niệm 40 năm ngày rời Đà Nẵng... Đỗ Thanh...
- Nhờ không ăn sữa động vật, nhà địa hóa học Jane P...
- Cảm động tình cha con . Cha bán chiếc xe yêu quý đ...
- Điếc... không sợ súng Trần Chấn Hải Mu...
- Ruộng lúa chín vàng trong văn phòng công ty Nhật ...
- Vòng Tay Của “Thế Hệ Te Tua” Bùi Hồng Thúy Anh...
- Thiền giúp ích gì cho cuộc sống của bạn? Cả lớ...
- HÀ THÀNH THANH LỊCH - Phải biết bao nhiêu năm...
- Texas sắp rút khỏi chương trình ty nạn của Obama ...
- BÓNG ĐÈ Mai này Trung quốc không chỉ đô hộ Việ...
- Ai trả lời được câu hỏi này của người Do Th...
- NHIỆM VỤ CON DÂU Bữa tối tại nhà của chú rể, mọi ...
- Đời Người Như Chiếc Lá Thu Vàng Đặng Hà Nội ...
- Vì Sao Nên nỗi? Trước tình cảnh nguy nan của Đấ...
- Động Đất Ở Virginia Phạm Thành Châu Tôi x...
- Mai tôi chết cờ vàng xin đừng phủ. Tướng Lê Quan...
- Chùa Giác Hoàng tai qua nạn khỏi - Nguyễn Qu...
- Cả nước tức cười chuyện kê khai tài sản Văn Qu...
- Vì sao New York bắt được nghi can đặt bom quá nhan...
- Những tác phẩm tuyệt đẹp khiến người xem không thố...
- Galang, Tình Xù và Cây Dù
- Nhìn Larung Gar lần cuốiMột Lạt ma trẻ nhìn xuống ...
- Hồi tưởngMinh NguyệtĐược biết Tập San BĐQ mong muố...
- Vàm Cỏ Đông & Căn cứ HQ Trà Cú Vũ Đoàn
- Hồn ma cũ! Đoàn xuân thu Thưa mấy hôm rồi, bầ...
- THẦN HỘ MẠNG TRÊN FREE WAY HOA KỲHẢY NHỚ SỐ NẦY TH...
- Xã hội chủ nghĩa và những kiếp người Trần Thùy D...
- Nhớ cây tre Võ Hương An Nhà tôi ở tr...
- Nhập Quốc Tịch Mỹ Trong 10 Ngày Chú Chín Cal...
- Hồi Ức Nghiệt Ngã Vượt Tù, Vượt Biên Của Người Tù ...
- Học Đòi Nước Lớn!
- ĐIỀU BẤT CÔNG Ở NƯỚC MỸ Nếu ở các nước khác ngườ...
- Cuộc vượt ngục đẫm máu trại tù Gia TrungNguyễn H...
- Vit Bắc Kinh Sau hai vòng đàm phán không chính th...
- Kỹ sư Mỹ gốc Việt chế tạo thành công đạn đại bác t...
- Thông Báo 20 – Mất áo mão để diễn tuồng Băng đảng...
- Chuyện chưa kể về hai nạn nhân gốc Việt trong vụ ...
- Nhân Quả Lệ Hoa Wilson Tôi lớn lên ở Việt ...
- Cây cầu nước tại Hoà Lan Có rất nhiều điều kỳ lạ ...
- NHỮNG NHÀ VỆ SINH TÔI ĐÃ ĐI QUA NGUYEN XUAN QUANG...
- Về việc biến chùa chiền thành các “siêu thị Phật” ...
- Chỉ xin được làm Người Trong nhiều ngày liền, nh...
- Hàng triệu dollars tiền mặt bị tịch thu từ nhữ...
- Nam Hàn đưa phim ‘The Age of Shadows’ đi dự Os...
- BỘ QUẦN ÁO ĐẸP CỦA MÁ. Nguyễn Thị Thanh Dương...
- Phật Bà Nhiệm Màu Và Trái Mãng Cầu Xiêm Kim Chi ...
- CSVN đã in sách tiếng Hán để đưa vào trường... C...
- Cỏ đuôi chồn, tắc kè và vẹm Cậu Bảy Source: FB T...
- Bộ công an nói gì về nghi án Trịnh Xuân Thanh trốn...
- Người Nhật mất bao nhiêu năm để "tẩy độc" biển ? ...
- Người Việt đang phải sống trong một xã hội ung bư...
- Tại sao biểu tượng của Apple là quả táo bị cắn dở ...
- Ma túy “made in China” và vụ ăn thịt người ở Flori...
- 13 sự thật về Bill Gates Trang Busines...
- Do Thái Từ lâu, tui cố tìm hiểu " vì sao...
- DANH NGÔN CỦA MẸ TERESA ...
- Những truyện ngắn 1. SỐNG Chẳng hiểu sao mình...
- Măng Mọc Phương Hoa
- TRÂU BÒ SỐNG THEO BẦY - LÃO MÓC - Như nhiều ng...
- Tu sĩ Thiên Chúa giáo và Phật giáo.Bài 1: Ho...
- Cholesterol và bệnh tim mạch.... BS. Hồ Ngọ...
- Cõi Già Trên Đất Lạ! / Aging in a Foreign Land! An...
- Chuyện dài " Ma dzê in VN " Theo Việt Báo Onl...
- Bài thơ Tình bạn ( của một người MỸ viết và bài dị...
- PHU NHÂN TRONG ÁO LỤA (NCTG) “Cái đám đàn ông h...
- Vội Vã Không chỉ có người Pháp mà cả Âu Châu đều ...
- ÐÃ QUÊN HAY CÒN NHỚ?Bùi Bích Hà , viết ..Chủ Nhật,...
- Cái Nghiệp Nhà Giáo Đặng Hà Nội
- Phỏng vấn ca sĩ “Thanh Lan”, tiếng hát của khung ...
- Tác dụng chữa bệnh của động tác "Úp mặt vào tường"...
- Những vòm bầu bí khổng lồ dày đặc quả ở xứ Hàn. 26...
- Người hùng thầm lặng : Việc tốt là để làm , chứ k...
- Căn Bịnh ... Bỏ Quên Nguyễn Đức Trọng Giong...
-
▼
September
(123)
No comments:
Post a Comment