Sunday, September 11, 2016

Người Nhật mất bao nhiêu năm để "tẩy độc" biển ?



Sau khi khảo sát quần thể sinh vật ở 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (được giao nhiệm vụ tìm nguyên nhân cá chết) kết luận, 50% diện tích san hô (trên tổng số 800 ha) khu vực biển 4 tỉnh này đã bị phá hủy. Các nhà khoa học nói rằng, Việt Nam cần đến 50 năm, hệ sinh thái biển ở Miền Trung mới có thể phục hồi hoàn toàn.

Khi biển bị nhiễm độc, các nước trên thế giới làm gì ?
Một giải pháp để làm sạch môi trường là dùng tàu hút trầm tích đáy biển, lấy chất độc cyanure & phenol ra khỏi biển.


Đó chính là phương pháp mà người Nhật sử dụng trong quá trình làm sạch vịnh Minamata, nơi xảy ra thảm họa môi trường Minamata vào năm 1953..


Tại sao người ta phải vét đáy biển?.
Vì rằng, mỗi khi có sóng ngầm, lớp trầm tích độc hại đang lắng đọng, nằm yên dưới đáy sẽ trỗi dậy, cuộn lên trên bề mặt mà khi “trời trong, biển lặng”, chúng ta cứ tưởng là biển sạch.

Lúc bấy giờ, với sự lao động miệt mài, chăm chỉ & đầy ý chí, họ đã MẤT 23 NĂM ĐỂ ĐÁNH BẮT, TIÊU HỦY HẾT SỐ CÁ ĐÃ NHIỄM ĐỘC, ĐỒNG THỜI MẤT 14 NĂM RÒNG RÃ ĐỂ NẠO VÉT, XỬ LÝ SỐ BÙN NHIỄM ĐỘC dưới lòng vịnh Minamata với kinh phí lên tới 48,5 tỉ yên.

Thế nhưng, ngày ấy, với sự thận trọng trong cách xử lý chất độc, đất nước Nhật đã không ngăn cản được bệnh Minamata, một căn bệnh khủng khiếp nhất của mọi thời đại.


Máu của những người tắm biển, ăn cá & các sinh vật vỏ cứng từ vịnh Minamata đã bị nhiễm cyanure & phenol nhưng họ không hề hay biết.

Và một thời gian không lâu, người dân của thành phố Minamata thơ mộng, xinh đẹp thuộc tỉnh Kumamoto (Nhật Bản) bỗng phát bệnh, tay, chân bị liệt, run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ, nói lắp bắp, rú lên đau đớn vì co thắt. Những đứa trẻ sơ sinh bắt đầu bị liệt não, điếc, mù, đầu nhỏ, sống thoi thóp trong què quặt & dị dạng.


Kinh hoàng vì số người mắc bệnh Minamata do nhiễm hóa chất từ Công ty Chisso thải ra đã lên tới 17.000 người !

Thảm họa biển nhiễm độc tại vịnh Minamata đã đi vào lịch sử như một vết hằn đau đớn & khủng khiếp nhất của nhân loại.

Trương Văn Khoa

No comments:

Blog Archive