Wednesday, September 4, 2019

Trump đối địch với NY Times, Washington Post – Truyền thông Thiên Tả cần đứng cho vững trước cú “sốc” chí mạng!

By Newt Gingrich / Tường Giang chuyển ngữ.

(Newt Gingrich - cựu chủ tịch Quốc Hội - nguyên giáo sư Sử Địa đại học West Georgia).

Theodore White (1915-1986, 1962 Pulitzer Prize) là một nhà báo và sử gia cùng là tác giả của một trong nhiều tác phẩm. Trong quyển "The Making of the President 1972", ông đã giải mả một cách tuyệt diệu về nguồn gốc, từ sự thù nghịch của giới truyền thông dòng chính đã chuyển hóa thành một hệ thống tuyên-truyền-chống-Tổng-Thống, để hình thành “giá trị” nền tảng cho trào lưu chính trị thiên tả.

Mọi điều chúng ta thường thấy trong cái mà TT Trump gọi là “Fake News” đã thực sự hiện hữu trước năm 1972. Sự song hành này làm cho chúng ta choáng ngợp. Và chính một phần điều đó khiến cho tôi quyết định để dành nhiều thì giờ để phân tích những biến cố năm 1972 và năm 2020 như những mô hình xung đột tương tự.

Chiến dịch của New York Times nhằm bôi nhọ sự nghiệp chính trị của TT Trump với màn săn Phù Thủy “cấu kết với Nga” (dĩ nhiên đã thất bại) cho đến việc vẽ lem luốc TT Trump ở mặt khác như “kỳ thị chủng tộc”, chỉ là cái bóng của sự thù nghịch mà giới truyền thông ngày xưa vào năm 1972 đã dành cho TT Nixon khoảng nửa thế kỷ trước. Sự đồng hành thù nghịch của NY Times, The Washington Post, và các hệ thống truyền hình tả khuynh chỉ giản dị là bằng chứng rằng, đối TT Trump, họ đã gặp một vị Tổng Thống cương quyết thay đổi thế giới của họ và sẵn sàng đối dầu với cái “giá trị” tệ hại của họ.

Tác giả White đã tổng hợp sự phân tích tinh vi của ông về hệ thống của New York Times - Boston Globe - Washington Post (và cả ba guồng máy họ thiết lập) với một giải thích về sự hoán chuyển từ cái mà ông gọi là “ý tưởng tự do” để trở thành là một “học thuyết tự do” – và trào lưu sản sinh ra từ đó. (Tôi sẽ đề cập đến trào lưu này trong bài xã luận kế tiếp, nói đến ảnh hưởng tàn phá ghê gớm của nó đối với các đồ thị của chúng ta ở phần 4 trong loạt bài này).Riêng bài này chỉ đề cập đến lũ truyền thông thù nghịch và ảnh hưởng của nó trong biến cố 1972 và năm 2020 sắp tới.

Lực lượng thực sự đối kháng với TT Nixon thời đó không phải là đảng Dân Chủ, và cũng không phải là của ứng cử viên TT của đảng Con Lừa lúc ấy là Thượng Nghị Sĩ George McGovern. Trong phân tích của Theodore White, lực lượng thù nghịch đối kháng thực sự chính là đám truyền thông thổ tả dòng chính.

Truyền thông Thổ Tả đã ghét Richard Nixon nhiều hơn bất cứ khuôn mặt chính trị nào trước TT Trump. Mặc cho những talk radio, Twitter, Facebook, và cable news, không có điều gì trong phân tích của tác giả White là thay đổi. Ông vẽ ra lằn ranh rõ rệt giữa truyền thông thiểu số ủng hộ Nixon, và đám truyền thông dòng chính – cá mè một lứa, ghét cay ghét đắng tổng thống Nixon. 

Tác giả White nhấn mạnh rằng đó là “văn hóa” của của hàng trí thức New York, và nó đã hình thành dòng máu của ba guồng máy truyền thông kể trên. Nó là một biến đổi từ thế hệ của những nhà báo dựa trên sự thật, rồi chuyển hóa thành những kẻ hành động theo cái “lý tưởng” tả pí lù của cay đắng trộn lẫn thù nghịch.

Và đây là phân tích của tác giả White:

"Sức mạnh của báo chí tại Hoa kỳ là một sức mạnh đã có từ lúc sơ khai của Hiệp Chủng Quốc. Nó vạch đường lối và chương trình nghị sự cho các cuộc thảo luận cho việc công; và cái thế lực chính trị phổ quát này không hề bị ràng buộc bởi bất cứ đạo luật nào. Nó quyết định là quần chúng sẽ nói và nghĩ về điều gì – một thẩm quyền mà các quốc gia khác chỉ dành cho những nhà độc tài, thành phần lãnh đạo tôn giáo, các đảng phái, và thành phần quan lại chức quyền. Không có đạo luật quan trọng nào của Quốc Hội Mỹ, không có những đầu tư nào đến từ ngoại quốc, không có luật tắc ngoại giao nào, không có một cải cách xã hội nào… mà có thể thành công tại Hiệp Chủng Quốc - Hoa Kỳ này, trừ khi giới truyền thông báo chí đã sửa soạn cho quần chúng sẵn sàng tiếp nhận những điều vừa kể. Và khi giới truyền thông nắm bắt một vấn đề nào và áp đặt vào nghị trình, thì họ sẽ hành động – dù đó là vấn đề môi trường, các vấn đề trong quyền công dân, giải thể chiến tranh Việt Nam, và thậm chí, chuyện tai tiếng của Nixon trong vụ Watergate, tất cả đều là do báo chí cho ưu tiên vào nghị trình của họ”.

Sức mạnh của đám thiên tả được mọc lên từ đám truyền thông này. Kể từ thời Nixon, đám truyền thông đã tìm cách để tấn công những tổng thống nào mà họ xem là thiếu đẳng cấp vì đi ngược lại “giá trị” của họ. Và như tác giả White cắt nghĩa: “Đó là lực lượng báo chí thù nghịch. Những ngôi sao báo chí này chẳng những đặt nghi vấn trên sự cầm quyền của tổng thống, được thể hiện khi những nhà báo nổi tiếng của Hoa kỳ đã từng khảo sát về một tổng thống. Họ đặt nghi vấn trên sự hiểu biết của tổng thống về nước Mỹ; họ nêu lên những câu hỏi chẳng những về hành động của TT, nhưng cả về sức khỏe tâm trí và phẩm hạnh của ông ta. Câu hỏi ở đây là: Chính Tổng Thống, hay chính là báo chí – ai mới là kẻ thực sự có những tiếp cận gần gũi nhất với tâm tình của quần chúng ? Bên tám lạng, người nửa cân – và trong trường hợp của nhiệm kỳ đầu của Nixon, sự cay đắng truyền thống giữa hai bên chỉ dẫn đến hoang tưởng”.

Giống hệt như thời TT Trump ngày nay, một thế hệ sau, cả TT Nixon ngày xưa cũng chẳng ngán báo chí chút nào trong chiến trận của mãnh hổ và quần hồ. TT Nixon thừa hiểu rằng kẻ thù chính yếu của ông là giới báo chí – mà không phải là đảng Dân Chủ.

Một điều sinh tử cần phải hiểu là đám truyền thông báo chí và thành phần khoa bảng cũng như đồng minh của họ ở Hollywood là những kẻ chống lưng cũng như áp đặt một thứ “văn hóa” chủ trương chống lại truyền thống bảo thủ tốt đẹp của nước Mỹ, và tệ hại nhất, là những đám này rất ganh ghét những thành phần bảo thủ nào có hiệu năng thực sự làm lợi cho nước Mỹ.

Đám truyền thông này đã thắng cuộc trong trận chiến với Nixon nhờ vụ tai tiếng Watergate, một biến cố đã đưa ông rời khỏi Bạch Cung. Bọn truyền thông này định dùng cùng chiến thuật với TT Trump trong vụ ngụy tạo cuộc săn phù thủy có tên là “cấu kết với Nga” nhưng họ đã thất bại.

Đám Thiên Tả muốn quên đi nhục cũ là chuyện thăm dò xem sự khả tín của bên nào nặng ký hơn, giữa TT Nixon và tờ báo New York Times, trong đó TT Nixon đạt được tới 61 phần trăm khả tín. Cũng vẫn kết quả tương tự vào 12 năm sau, khi TT Reagan đạt được 58 phần trăm phiếu bầu khả tín từ quần chúng Mỹ.

Cũng đừng hết hồn nếu kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 mà TT Trump sẽ thắng bằng một tỷ lệ mà hôm nay không ai dám tưởng tượng (Vào tháng 9 năm 1971 hay tháng 9 năm 1983 không ai đã dám nghĩ là Nixon và Reagan - Cộng Hòa Bảo Thủ - đã thắng như trời long đất lở, chống lại Tả Phái là đảng Dân Chủ).

Và cũng đừng hết hồn trong năm tới – 2020 – cả đám truyền thông thổ tả sẽ thêm một lần muối mặt, tưởng thắng hóa ra thua, như vụ Hillary Clinton năm 2016 !

Tường Giang.

No comments:

Blog Archive