Saturday, September 28, 2019

Những tấm ảnh mà Kim Jong-un không muốn bạn thấy 

Minh Minh

Nhiếp ảnh gia Eric Lafforgue là một trong rất ít người may mắn đã có cơ hội đến để xem Bắc Triều Tiên thực sự là như thế nào. Anh cho hay kể từ năm 2008, anh đã mạo hiểm đến Bắc Hàn 6 lần và dùng thẻ nhớ kỹ thuật số để lưu lại những bức ảnh mà chính quyền Kim Jong-un cấm chụp hoặc những người giám sát yêu cầu xóa bỏ. 

Eric Lafforgue cho hay anh không muốn đi du lịch đến vùng đất bí ẩn này mà chỉ đến những nơi được sắp xếp chu đáo từ trước – mặt nổi mà lãnh đạo quốc gia này muốn cho thế giới thấy. Anh muốn thấy mặt ẩn còn lại của nó, muốn có cái nhìn sơ lược một cách chân thực về mảnh đất và con người nơi đây mà không phải chịu sự chỉ đạo ‘diễn xuất’ và kiểm soát của chính quyền.

Eric nói với Bored Panda: “Tôi được tiếp đón như các du khách khác. Họ không cho phép tôi chụp hình cảnh sát, quân đội,… nhưng với ống kính (lens) zoom 30mm và ngồi ở phía sau của xe buýt tôi có thể chụp được rất nhiều…”. Anh cho hay anh đã chụp được hàng ngàn tấm hình về cuộc sống hàng ngày của dân thường và quan chức chính quyền Triều Tiên. “Ngay khi họ đưa đến thăm viếng một địa điểm mới, tôi liền cố gắng đi và quan sát, ghi lại nơi đó”.

Sau chuyến đi lần thứ 6 đến Bắc Hàn hồi tháng 9/2012, Lafforgue đã bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Triều Tiên sau khi chính quyền của Kim Jong-un phát hiện anh đã chia sẻ những tấm ảnh “tiết lộ bí mật” của Triều Tiên lên internet. Họ yêu cầu anh phải gỡ những tấm hình đó xuống.

“Tôi đã từ chối vì tôi muốn chia sẻ tất cả các khía cạnh của Bắc Triều Tiên: cả cái tốt lẫn cái xấu, giống như điều mà tôi đã thực hiện khi đến thăm bất kỳ quốc gia nào khác. Tôi không muốn Triều Tiên là ngoại lệ, và tất nhiên, chính quyền Triều Tiên không thích điều này”. Ngay sau đó, chính quyền Kim đã cấm Lafforgue được nhập cảnh vào Triều Tiên.

“Tôi đã nghỉ trọ tại nhà của người dân ở vùng nông thôn và trong khi dùng bữa với họ, tôi có thể nói chuyện với họ hàng giờ đồng hồ, tất nhiên nhờ người hướng dẫn viên phiên dịch giúp. Họ nói với tôi rất nhiều điều về cuộc sống của họ, điều mà họ mơ ước,… Điều quan trọng cần biết là người dân Bắc Hàn rất ấm áp, họ rất tò mò về du khách và rất hào phóng, mặc dù hầu hết họ đều rất nghèo, gần nhu không có gì cả.”

Dưới đây là những bức ảnh mà Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un chắc chắn không hề muốn thế giới xem được chúng.

#26. Các nhà hàng mới sang trọng được mở dọc theo sông Taedong ở trung tâm mới của Bình Nhưỡng. Chỉ có người giàu mới đủ tiền chi trả cho việc ăn uống ở đó. Tôi đã ăn cá tầm ở đó, nó thực sự rất ngon.
Triều Tiên

#27. Người đàn ông này đang nằm vạ vật nghỉ ngơi trên bãi đá bên bờ biển ở Chilbo. Hướng dẫn viên yêu cầu tôi xóa bức ảnh này vì sợ rằng truyền thông phương Tây có thể nói là người đàn ông này đã tử vong. Thực ra là ông ấy đang còn sống.
Triều Tiên

#28. Những quãng thời gian khó khăn (như người dân nơi đây đa phần thường khó khăn), trẻ em cũng bị huy động làm việc đồng áng.
alt

#29. Một số cảnh tượng thường hay bắt gặp ở Triều Tiên, nhưng vẫn bị cấm chụp hình.
Triều Tiên

#30. Trong Trung tâm Nghệ thuật của Bình Nhưỡng, chúng tôi bị cúp điện. Thực tế thì đây là việc xảy ra hằng ngày ở đất nước này, nhưng Bắc Hàn không muốn bị phơi bày sự thật này. Khi bị cúp điện, họ sẽ nói với bạn rằng đó là do lệnh cấm vận của Hoa Kỳ.
alt

#31. Người Triều Tiên hoang tưởng quá mức! Tôi chụp tấm hình bà mẹ mệt mỏi và đứa trẻ đang nằm ngủ trên ghế. Tôi bị người hướng dẫn viên đề nghị xóa tấm hình này bởi lẽ họ cho là chắc chắn tôi sẽ nói lại rằng hai mẹ con họ là người vô gia cư.
alt

#32. Một thời gian dài lệnh cấm buôn bán trên ‘thị trường chợ đen’ đã được thực thi nghiêm ngặt. Và những người buôn bán trên ‘thị trường xám’ phổ biến hơn, họ kiếm được một số tiền nhỏ nhờ bán thuốc lá hoặc bánh kẹo.
alt

#33. Có rất nhiều người mệt nhọc vì phải đạp xe nhiều giờ đồng hồ để đi làm việc đồng áng. Chụp hình họ là phạm pháp.
alt

#34. Giao thông công cộng giữa các khu dân cư lớn gần như không có. Người dân phải được cấp giấy phép để đi từ nơi này sang nơi khác. Trên đường quốc lộ, bạn sẽ thấy nhiều người lính xin quá giang.
alt

#35. Các quan chức chính quyền đã nói rằng bức ảnh này có vấn đề ở hai điểm: 1) Cậu thiếu niên này đội mũ lưỡi trai một cách kỳ quặc (theo cách tôi chỉ cho cậu ấy), 2) Có binh lính ở phía sau.
alt

#36. Hình ảnh rất hiếm hoi chụp một chiếc xe lăn. Trong 6 chuyến đi, tôi thấy chỉ có 2 cái.
alt

#37. Điều này không bao giờ được phép xảy ra: Một chiếc chổi dựa vào bục của tượng Kim Il Sung tại Mansudae, Bình Nhưỡng.
alt

#38. Hàng ngàn người Bắc Triều Tiên phải xếp hàng khi đến thăm các đài tưởng niệm vào Ngày Lễ hội Kimjongilia.
alt

#39. Phơi bày sự nghèo đói là phi pháp, nhưng thể hiện sự giàu là điều cấm kỵ lớn hơn ở Bắc Hàn. Vào buổi chiều Chủ Nhật ở một công viên, tôi thấy chiếc xe này thuộc sở hữu của một người thuộc giới tinh anh của Bình Nhưỡng. Chủ nhân của chiếc xe đang ăn thịt nướng BBQ.
alt

#40. Chính quyền Kim Jong-un cấm chụp ảnh người dân nếu họ không mặc quần áo đẹp. Hướng dẫn viên của tôi nhận định rằng người đàn ông này không mặc quần áo đủ đẹp để được phép chụp hình.
alt

#41. Trước kia, vào ngày này của mùa Xuân, người dân phơi thảm trên bờ sông Taedong. Kể từ khi tượng Kim Il Sung được dựng lên, việc chụp hình những chiếc thảm đã bị cấm.
alt

#42. Chụp ảnh trong khu vực DMZ (vùng phi quân sự) là khá dễ dàng, tuy nhiên nếu bạn đến quá gần với những người lính, họ sẽ ngăn bạn lại.
alt

#43. Hoàn hảo là điều then chốt cho bất kỳ hoạt động nào ở Bắc Triều Tiên. Chỉ có một tiết mục xuất sắc của xuất sắc mới được chọn để biểu diễn trực tiếp trước khán giả.
alt

#44. Những đứa trẻ trên con đường nhỏ ở Begaebong đang thu lượm hạt ngô
alt

#45. Bình Nhưỡng được xem như là bộ mặt của Bắc Triều Tiên, nên bên ngoài các tòa nhà được chăm chút khá kỹ lưỡng. Nhưng khi có cơ hội hiếm hoi được bước chân vào bên trong, bạn sẽ thấy nó thực sự tàn tạ.
alt

#46. Tôi đã đến Chongjin, thành phố này nằm ở miền Bắc của Triều Tiên, vài năm trước đã trải qua nạn đói. Máy ảnh của tôi bị tịch thu trong khoảng thời gian tôi đi xe buýt. Khi ở khách sạn, tôi đã hiểu tại sao lại có cảnh tượng này trên đường phố.
alt

#47. Người đàn ông đang tắm sông ở gần thị trấn
alt

#48. Hàng năm, người từ nơi thành thị tới nông thôn để giúp đỡ các dự án công. Trong những ngày này, họ sơn lại các cột mốc lộ giới. Trước kia chính quyền nhìn nhận rằng đây là hành động tích cực, nhưng bây giờ, họ lại sợ rằng chúng ta có thể hiểu điều này là bóc lột sức lao động.
alt

No comments:

Blog Archive