Thursday, September 19, 2019

Người điên tại Vatican

William Marshall / Townhall
Source: Alberto Pizzoli/Pool Photo via AP
(Những tư duy được diễn tả trong bài này là của riêng tác giả chứ không tiêu biểu cho quan điểm của Townhall.com)
***
Tôi đã không bao giờ nghĩ đến việc tôi sẽ bàn đến một vị Giáo Hoàng như là một người điên, nhưng sự việc đã đưa đến điều đó. Nếu làm như vậy thì chắc các tín hữu Công Giáo của tôi sẽ lên án tôi là kẻ phạm thượng chống lại Giáo Hội Mẹ hoặc Thiên Chúa, vậy cứ như thế đi. Nhưng sau khi đọc mục báo của Rocca (Francis X. Rocca's article) trên tờ Wall Street Journal xuất bản ngày 11 háng 9, kể lại chuyện ngài giáo hoàng nói rằng sẽ là "một vinh dự cho tôi được các người [công giáo bảo thủ] Mỹ tấn công" về việc ngài không đứng lên ủng hộ những giáo huấn Công Giáo cổ truyền về hôn nhân, tình dục và nguyên lý đạo đức cho ngành sinh học, trong khi lại đi đả kích chuyện thay đổi khí hậu và di dân …. thì tôi (người viết) không kềm chế được ngôn ngữ của mình nữa !
Chúa ơi, xin Ngài hãy cho con sức mạnh.
Bức ảnh mà tờ Journal đã chọn để đính kèm theo bài viết của Rocca's thật rất thích hợp. Nó đưa lên hình của Giáo hoang Francis đang ra dấu bằng bàn tay trái, miệng thì nhoẽn cười ngây ngô, đôi mày nhướng lên, mắt mở to như thể đang kêu lên "Thiệt quá sức tôi rồi, quý vị không biết đâu!"
Tựa đề của mục báo là "Giáo Hoàng Francis không sợ cảnh tách ly trong giáo hội", khá tóm lược cho việc ông cụ này cảm thấy căng thẳng vì bị yếu kém ra sao tại Vatican. Trong khi ngài phiêu lưu trong vùng sông biển mà ngài không có chuyên môn về nơi này, chẳng hạn như "nạn thay đổi khí hậu do con người tạo ra," thì ngài đang tạo những thay đổi cốt lỏi cho tín điều của đạo Công Giáo trong lãnh vực mà ngài tự cho là có một số hiểu biết chuyên ngành, khiến gieo hoang mang và rối loạn trong lòng những người Công Giáo bảo thủ.
Một trong nhũng hành vi quá táo bạo của GH Francis là nâng một ông giáo sĩ khét tiếng đồng tính là cựu Hồng Y Theodore McCarrick từ nơi bóng tối nhục nhả (mà trước đó GH Benedict đã ký gởi ông ta vào nơi đó) lên đến chức vụ cao vời trong giáo hội, như là một trong những vị cố vấn cho ngài Francis, mặc dù GH Francis đã được cảnh báo cho biết về sự tà vạy của Hồng Y McCarrick. Quả là tâm hồn chao đảo.
Thật cám ơn trời, về sau GH Francis đã cách chức McCarrick tiếp sau vụ phản đốu náo loạn của quần chúng, và ngài Hồng Y McCarrick cuốì cùng đã bị lột áo, bây giờ đã trở thành thầy (Mr) McCarrick,.
Ngay cả lời bình luận của GH Francis được nhắc đến trong bài báo trên tờ Journal về khả năng xảy ra một sự phân ly trong giáo hội (ly giáo) gây nên bởi những đổi thay (hoặc lối suy nghĩ rối loạn) do ngài tạo ra, là bằng chứng cho thấy một sự thiếu mạch lạc hiển nhiên có thể khiến cho toàn bộ Hồng Y Đoàn thắc mắc không biết ông cụ này có thích hợp để lãnh đạo giáo hội có hàng tỷ tín hữu hay không. Cụ Francis nói là "Luôn có một sự chọn lựa cho việc ly giáo trong giáo hội," nhưng lại nói thêm rằng "con đường ly giáo không phải là đạo Chúa Kitô."
Hu hu?
Khi nói rằng việc rạn nứt ly giáo luôn là một "chọn lựa" cho giáo hội, và rồi cùng một giọng điệu, lại nói rằng "sự ly giáo không phải là đạo Chúa Kitô", thì rõ ràng ông cụ đã tự mâu thuần với chính mình. Không, sự ly giáo không phải là một chọn lựa của người Công Giáo. Hãy nhìn lại những gì đã xảy ra cho Giáo hội Giám quyền (Episcopal Church) gây ra bởi những giáo huấn và đường lối mê sảng của họ, kiểu giống như GH đang có. Cái giáo hội đó đã gảy đổ. Sự trung thành với Giáo Hội Giám quyền đã giảm đến 13 % trong hơn 5 năm qua, hầu hết là do "những bất thuận về giáo lý". Sao không nghĩ rằng Giáo Hội Công Giáo La mã cũng có thể gảy vở giống như thế ? Hãy suy gẩm lại đi ! Chúng ta quả thật đang bị rắc rối bởi ông cụ, người đang cầm lái một cơ quan bảo vệ nhân loại có thế lực nhất mà thế giới từng biết đến. Những đóng góp của giáo hội cho ngành giáo dục, y học, khoa học, quy tắc luật pháp, và sự chăm sóc cho người nghèo khổ của thế giới quả thực là bao la.. Tường trình của tờ Journal ghi rằng Giáo hoàng nói "Tôi cầu nguyện để đừng có những rạn nứt ly giáo, nhưng tôi không sợ (chuyện đó)."
Vâng, thưa Đức Thánh Cha, lời khuyên của con là ngài nên sợ. Như mục báo đã ghi rõ, ngài rất quyền thế, rất thông thái, và con nghĩ rằng hiện đang có những vị thánh thiện thật sự trong giáo hội, những người nhận rõ sự thiệt hại mà ngài đang tạo ra, và họ quá sợ hãi về nguy cơ xảy đến cho sự thống nhất tiếp nối của giáo hội, và rằng họ đang trực tiếp thách thức ngài. Đó là điều ngài không nên xem nhẹ.
Một vị giáo sĩ Công Giáo hàng đầu, tổng giám mục (TGM) Carlo Maria Vigano, khâm sứ tòa thánh tại Mỹ từ năm 2011 đến 2016, người được xông hương bởi những tin tức lần đầu được biết đến về vụ GH Francis bao che cho những tội lỗi của Hồng Y McCarrick và nâng ông này lên chức vụ cao trọng, dù rằng ngài GH đã biết rõ về những tội lỗi của ông này, TGM Vigano đã bạo dạn viết một lá thư ngỏ dài 11 trang rêu rao việc bao che của GH Francis mà mọi người Công Giáo nên đọc. Vị TMG này kêu gọi GH Francis từ chức.
Ngài TMG Vigano không đơn độc giữa những nhân vật đáng nể khác đang thắc mắc làm sao GH Francis lại còn tiếp tục ngồi trên ngai của ngài. Một vị hồng y đáng quý ở Mỹ là ngài Raymond Burke, một giáo sĩ bảo thủ đã từng là thẩm phán tối cao của Tòa thượng thẩm ở Vatican, trước khi bị giáo Hoàng Francis bãi chức, đã đề nghị một cách tế nhị hơn rằng việc bãi nhiệm hay từ chức của GH Francis có thể thực hiện bằng một sắc lệnh (order) hoặc, theo lời của chính ngài.. là "hợp pháp" (licit), viện theo lý lẽ của TGM Vigano.
Một số người Công Giáo thắc mắc không biết cuộc bầu chọn GH Francis, (hồi đó là Hồng Y Jorge Bergoglio,) có phải được vận động một cách bất chính bởi một chiến dịch được phối hợp trước hoặc trong khi triệu tập hội nghị kín các hồng y để đưa H.Y. Bergoglio lên làm Giáo Hoàng, vi phạm quy luật của hiến pháp tông truyền hay chăng, căn cứ theo lời bình phẩm của cố H.Y. Godfried Danneels của Belgium, và của cựu H.Y. McCarrick. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng Tám, H.Y. Burke khá thận trọng khi đề cập cập liệu cái âm mưu đó có thể là lý do để vô hiệu hóa việc bầu chọn ngài Francis làm giáo hoàng hay không. Những chính sách và lời tuyên bố đầy lẫn lộn của GH Francis đã báo động những chức sắc cao trọng của Giáo Hội khiến bốn vị Hồng Y, với sự hỗ trợ của ngài H.Y. Burke, đã gửi thỉnh nguyện thư xin giáo hoàng trả lời bằng "Yes or No" cho 5 câu hỏi đơn giản nhằm trong sáng hóa cho học thuyết của giáo hội. Đó là một vấn đề rất ngiêm trọng.
Tôi không tin rằng con người có thể mù quáng chạy theo một cụ già bị ám ảnh bởi danh tiếng, luôn kiếm cơ hội rao giảng cho người Mỹ cách xóa bỏ biên giới, cho phép người ngoại quốc bất hợp pháp tràn vào dất nước họ và công khai chà đạp luật pháp của họ, trong khi suốt ngày cụ sống trong cung điện an toàn được canh giữ bởi toán vệ binh người Thụy Sĩ. Và đầu năm nay khi tôi viết một mục báo có tựa đề “The Silence of the Shepherd” (Sự thinh lặng của Đấng chăn chiên), về sự từ chối không lên tiếng phản bác lại những lời bình luận ghê sợ của vị y sĩ kiêm thống đốc tiểu bang Virginia theo đó ông này đã đề cao một cách hữu hiệu việc sát hại các trẻ sơ sinh.. thì sự thinh lặng này của vị chăn chiên là một sụ thoái thác nhiệm vụ trắng trợn.
Tôi yêu mến giáo hội, tôi thích lịch sử của nó. sự vĩ đại của nó, những đóng góp bao la của nó cho nền văn minh của nhân loại, và những giáo huấn mà giáo hội ban ra, cho tôi là kẻ bất toàn được tuân giữ. Và giáo hội cần có những nguời trong sáng nhất để lãnh đạo. Ngài Giáo Hoàng John Paul II (bây giờ đã được phong thánh) ở đâu rồi khi chúng con đang cần đến ngài nhất ?

Tác giả William F. Marshall là một chuyên gia phân tích tình báo và là điều tra viên trong các ban ngành tư vấn và bất vụ lợi của chính quyền trong hơn 30 năm qua. Ông là một điều tra viên cao cấp cho tập đoàn pháp lý Judicial Watch, Inc. và là một người cọng tác cho các báo Townhall, American Thinker, and The Federalist.
(Quan điển trình bày trong bài trên là của riêng tác giả, không nhất thiết là của Judicial Watch.)
Điền Phong biên dịch

No comments:

Blog Archive