Thursday, January 24, 2019

Suy Nghĩ Về Giáo Dục: Từ Cộng Sản Tới Dân Chủ
 
Nguyễn-Lâm Kim Oanh
blank
(LGT: GS Nguyễn-Lâm KimOanh hoạt động trong giáo dục từ năm 1981, bắt đầu từ tiểu học, lên trung học, rồi đại học; từ học khu qua các đại học tiểu bang California, lên đến hệ thống đại học tiểu bang California. 

Về bộ giáo dục liên bang tại Hoa Thịnh Đốn năm 2011, phụ trách về nghiên cứu và huấn luyện cao cấp trong nha giáo dục quốc tế, tư vấn thân cận và cao cấp của phó thứ trưởng giáo dục kiêm nhiệm giám đốc ủy ban đặc trách người Mỹ gốc Á trực thuộc phủ tổng thống Hoa Kỳ. 

Năm 2012 được tuyển chọn tham dự khoá quản trị và lãnh đạo tại học viện hành chánh cao cấp dành cho nhân viên lãnh đạo trong hệ thống hành chánh liên bang, năm 2015 đắc cử phó chủ tịch hội cựu sinh viên học viện này.

Bài viết đựơc chuyển ngữ qua Anh ngữ, chính yếu từ bài cảm nghĩ này, sau khi đi thăm thủ đô Praha của cộng hòa Tiệp, đăng trong nguyệt san của hội cựu sinh viên học viện quốc gia hành chánh cao cấp số tháng giêng năm 2019.)
 
*
Cuối năm 2018, vào tháng chạp chúng tôi có dịp viếng thăm thành phố Praha, thủ đô của cộng hòa Tiệp; trước kia quốc gia này được biết đến với tên Tiệp Khắc, vài năm sau khi dành đuợc tự do, độc lập thực sự và hoàn toàn, khi khối Đông Âu sụp đổ sau khi bức tường Bá Linh không còn nữa, thoát ra sự kiểm soát của Nga Sô, quốc gia này chia làm hai, với cộng hòa Tiệp (dân số 10 triệu) và Slovakia (dân số 5 triệu).
 
Đây là lần đầu tiên tôi đến thành phố Praha (trong Anh Ngữ Prague), trước đó khi theo dõi tiến trình lịch sử thế giới trong thập niên 90, tôi đã được nghe nói đến "cuộc cách mạng nhung" tại Tiệp Khắc, chuyển giao quyền lực từ độc tài cộng sản qua dân chủ tự do không đổ máu, với một tên tuổi nổi bật là Vaclav Havel, nhà văn, nhà soạn kịch, từ vị trí văn nghệ sĩ trở thành tổng thống Tiệp Khắc, khi tách ra làm 2 nước thì là tổng thống cộng hòa Tiệp, ông đã từ trần năm 2011 thọ 75 tuổi.
 
Khi tham dự khóa học 4 tuần vào năm 2012 tại học viện quốc gia hành chánh cao cấp, tọa lạc tại thành phố Charlottesville, tiểu bang Virginia, (nằm sát University of Virginia do Thomas Jefferson, một danh nhân Hoa Kỳ thiết lập, ông là tổng thống và người chính yếu trong việc soạn thảo tuyên ngôn độc lập và hiến pháp Hoa Kỳ), trong tài liệu học tập có một tập sách rất dầy viết về ông Havel, bao gồm bài diễn văn ông đọc ngày 4 tháng 7 năm 1994 tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Philadelphia khi nhận "huy chương tự do của Hoa Kỳ", sau đó tôi đọc thêm tác phẩm "quyền lực của những người không có quyền lực", ý nghĩ và tư tưởng của ông, nhà văn, nhà soạn kịch, nhà bất động chính kiến, đối kháng với chính quyền cộng sản.
Ông Havel là một người hòa nhã, kín đáo, phong cách lịch sự trong một tinh thần cương quyết và kiên tâm trì chí, đã đặt chủ đề "quyền lực của những người không có quyền lực", qua những vở kịch, bài viết, xã luận, điều này khiến cho ông bị mật vụ cộng sản theo dõi và phải vào tù ra khám 5 năm dưới chế độ cộng sản. Dù chính quyền cộng sản tìm mọi cách ngăn trở sự lưu hành các tác phẩm của ông, song những sản phẩm này vẫn được in ấn bí mật. Dân chúng lén lút tìm đọc và chuyển cho những người khác.
 
Nhờ những bài viết phân tích chế độ cộng sản thật hay và dễ hiểu, người dân bình thường hiểu được vai trò và sức mạnh của họ trong thể chế đang sống, biết cách diễn tả ý tưởng, phát biểu ôn hòa, đoàn kết đấu tranh chống những độc đoán bất công xã hội. Những vở kịch của ông rất được ưa chuộng với nội dung hóm hỉnh, phê bình chế độ một cách khôi hài, làm mất uy tín nhà cầm quyền, tăng tinh thần dân chúng và khuyến khích họ đoàn kết đấu tranh. Ông sinh năm 1936, vào năm 1968 lúc 32 tuổi, ông có tham gia vào phong trào đòi hỏi cải tổ thể chế có tên là "Mùa Xuân Prague" bùng phát vào 5 tháng giêng năm 1968 và bị quân đội Nga Sô đè bẹp, trấn áp đi đến chấm dứt vào ngày 21 tháng 8 năm 1968. 

Bà Madeleine Albright, bộ trưởng thứ 64 của Hoa Kỳ trong nội các Clinton, phục vụ từ năm 1997 đến 2001, là vị nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ, sinh năm 1937 tại Prague, cùng gia đình trốn chạy chế độ cộng sản Tiệp Khắc năm 1948, đã trình luận án tiến sĩ tại đại học danh tiếng Columbia University về đề tài "Mùa Xuân Prague".
 
Trong bối cảnh chính trị năm 1989, những cuộc biểu tình rầm rộ với sự tham dự của rất đông dân chúng trên đường phố của Praha, rất dễ có bạo động, song với uy tín và sự tin cậy của dân chúng, ông đã đàm phán với nhà cầm quyền cộng sản và đạt được sự chuyển giao quyền lực ôn hòa với danh từ "cuộc cách mạng nhung" (bức màn bằng nhung của sân khấu). Trong khi tại quốc gia sát cạnh, Lỗ Ma Ni (Romania) sự thay đổi diễn ra trong bạo lực. Những cuộc biểu tình này làm rung động khối Đông Âu và góp phần gián tiếp làm cho bức tường Bá Linh sụp đổ mau hơn.
 
Tình hình lúc đó rất phức tạp, bấp bênh, Anh Quốc và Pháp Quốc lưỡng lự với quyết định để cho Đức Quốc được thống nhất, nhờ có lập trường cương quyết và chính sách ngoại giao khôn khéo của tổng thống George H. W. Bush (tổng thống 41 của Hoa Kỳ), Âu Châu mới có thể chuyển mình như vậy, sự thay đổi chế độ diễn ra không đổ máu tại Tiệp Khắc đã tạo niềm tin cho tổng thống Hoa Kỳ ủng hộ thủ tướng Đức Quốc Helmut Kohl tiến hành sự thống nhất trong bối cảnh khối Đông Âu tan rã và sự mất cân bằng quyền lực giữa hai khối tự do và cộng sản.
 
Sau 40 năm dưới chế độ cộng sản từ năm 1948, tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc (Czechoslovakia) dân chủ tự do độc lập năm 1989 là Vaclac Havel, sau đó ông là tổng thống của Cộng Hoà Tiệp 10 năm từ 1993 đến 2003; sau một cuộc trưng cầu dân ý năm 1992 khi Tiệp Khắc (với sự phản đối của ông), tách làm 2 nước là Cộng Hòa Tiệp (Czech Republic) và Slovakia; ông viết 19 tác phẩm kịch nghệ, là đề tài của một cuốn phim, và một bài hát. Nhiều người tán đồng cương vị dành cho ông: một trong những nhà trí thức có ảnh hưởng sâu rộng nhất của thế kỷ 20. Phi trường của thành phố Praha có tên Vaclac Havel Airport Prague từ năm 2012.
 
Vị trí của thư viện Vaclac Havel, nằm trên một con đường nhỏ gần bờ sông Vtlava (dòng sông chính chảy qua thành phố Praha), khoảng 4 dặm cách xa trung tâm thành phố, nơi tọa lạc quốc hội, các phủ bộ biểu hiệu của quyền lực, nơi buôn bán sầm uất đông người qua lại. Khi đến nơi, phải bấm chuông đợi một lúc mới có một bà thư ký ra mở cửa, sau khi chỉ dẫn tổng quát một vòng, chúng tôi được tự do trong thư viện, nơi tồn trữ các tài liệu, sách vở, phim ảnh về cuộc đời của ông, trang trí rất thô sơ và chỉ có 3 phòng với một dành cho các cuộc hội thảo, các máy móc điện toán và màn ảnh truyền hình chiếu về tiến trình tranh đấu và thành quả của Vaclac Havel. Trên tường có đề những trích dẫn từ các diễn văn, tuyên bố, từ sách vở và kịch nghệ, hình ảnh của ông với các nhà lãnh đạo trên thế giới, điển hình như:
 
- chúng ta hành động theo đuổi mục đích chính đáng mặc dù không biết là có thể thành công hay thất bại.

- là thường dân với lương tâm sống trong xã hội, khi thấy sự bất công, chúng ta phải phản đối, có thể bị tù tội vì chính quyền độc tài, chúng ta trở nên bất đồng chính kiến và rồi đối kháng, chứ ngay từ đầu chúng ta không quyết định như vậy.
 
Khi đi quanh quẩn trọng thư viện, xem hình ảnh, đọc những trích dẫn trong tác phẩm, diễn văn, phát biểu; ý tưởng của tổng thống Havel trong thông điệp đầu năm 1990 gửi tới quốc dân Tiệp Khắc, một năm sau khi có độc lập, tự do, dân chủ, thoát khỏi chế độ cộng sản, làm tôi cảm kích, xúc động và cảm nhận ý nghĩ quan trọng của bài trích dẫn này, dưới đây là lời của ông Vaclac Havel:

"Về nền cộng hòa mà tôi mơ tưởng cho quốc gia, câu trả lời của tôi như sau: Đó là một nền cộng hòa độc lập, tự do, dân chủ; một nơi phồn thịnh song có công bằng xã hội; một nền cộng hòa nhân bản, phục vụ cho mỗi cá nhân, hy vọng và tin tưởng mỗi cá nhân sẽ đóng góp lại cho xã hội thật nhiều. Đó là một nền cộng hòa bao gồm những con người hiểu chuyện và biết cách cư xử cho lợi ích chung, nếu không có những con người như vậy thì sẽ bất lực để giải quyết những vấn để của nhân loại trong nhân văn, kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị."
 
Về nền cộng hòa mà tôi mơ tưởng cho quốc gia, câu trả lời của tôi như sau: Đó là một nền cộng hòa độc lập, tự do, dân chủ; một nơi phồn thịnh song có công bằng xã hội; một nền cộng hòa nhân bản, phục vụ cho mỗi cá nhân, hy vọng và tin tưởng mỗi cá nhân sẽ đóng góp lại cho xã hội thật nhiều. Đó là một nền cộng hòa bao gồm những con người hiểu chuyện và biết cách cư xử cho lợi ích chung, nếu không có những con người như vậy thì sẽ bất lực để giải quyết những vấn để của nhân loại trong nhân văn, kinh tế, môi trường, xã hội, chính trị,

No comments:

Blog Archive