Huawei từng treo thưởng khuyến khích nhân viên đi ‘trộm cắp’
Giám đốc tài chính (CFO) Huawei bà Mạnh Vãn Châu đang đối mặt với việc dẫn độ sang Hoa Kỳ. (Ảnh: NTDTV)
Trong yêu cầu dẫn độ CFO Huawei Mạnh Vãn Châu sang Mỹ, kèm theo là bản cáo trạng 23 tội danh của bà Mạnh cùng Huawei và 2 công ty con khác, có đề cập đến việc Huawei treo thưởng cho các nhân viên đánh cắp bí quyết thương mại của T-Mobil, 7 vụ lừa đảo hối đoái điện tín và cản trở công lý.
Theo The Epoch Times Chinese, đây là một phần trong nỗ lực chung thực thi pháp luật giữa Bộ Tư pháp, Cục Điều tra Liên bang, Bộ Thương mại và Bộ An ninh Nội địa của Hoa Kỳ.
Chính quyền tổng thống Trump đã tổ chức một cuộc họp báo chung vào hôm 28/1, khởi tố hình sự đối với 4 bị cáo gồm: Công ty TNHH Technologies Huawei, Công ty Huawei Device USA Inc., Công ty TNHH Skycom Tech và Giám đốc tài chính (CFO) Huawei bà Mạnh Vãn Châu, đồng thời hoàn thành thủ tục dẫn độ bà Mạnh từ Canada sang Mỹ.
Vào tối 28/1, giờ địa phương Canada, đài phát thanh công cộng Canada CBC báo cáo, Bộ Tư pháp Canada đã nhận được lệnh yêu cầu dẫn độ của Mỹ.
Theo The Epoch Times Chinese, hành vi trộm cắp bí mật thương mại là nguyên nhân chính gây xung đột thương mại Mỹ – Trung, và chính quyền Trump đang đẩy mạnh các nỗ lực trấn áp những hoạt động gián điệp kinh tế của Trung Quốc tại Mỹ.
Huawei treo nhiều giải thưởng khác nhau, khuyến khích nhân viên trộm cắp
Hôm 10/7/2013, Huawei và công ty con Huawei Device USA Inc. (Huawei USA) tuyên bố việc 2 nhân viên thời vụ của họ (có mã số AX và FW) có hành vi đánh cắp bí mật kỹ thuật của công ty T-mobile, là “chuyện cá nhân” và ‘trái với’ chính sách của Huawei.
Tuy nhiên, 2 ngày sau đó, công ty Huawei USA đã đề xuất lên công ty mẹ Huawei Trung Quốc, chính sách khen thưởng cho các nhân viên đánh cắp được công nghệ bí mật của đối thủ.
Theo bản cáo trạng được Washington công bố, Huawei đã treo thưởng các mức giá khác nhau, cho nhân viên của mình dựa trên giá trị thông tin, bí quyết thương mại mà họ đánh cắp được từ các đối thủ cạnh tranh.
Đồng thời, Huawei còn thành lập “Nhóm quản lý cạnh tranh”, với nhiệm vụ kiểm tra nội dung bí mật thương mại mà nhân viên của họ đánh cắp được, và trao giải thưởng hàng tháng cho nhân viên cung cấp thông tin có giá trị nhất.
Bên cạnh đó, Huawei treo giải thưởng lớn 2 năm một lần cho những ai cung cấp thông tin có giá trị nhất trong 3 lĩnh vực hàng đầu. Chính sách Huawei cũng nhấn mạnh rằng sẽ không có nhân viên nào bị trừng phạt vì làm theo quy định.
Nội dung email của công ty Huawei US
Vào ngày 12 tháng 7 năm 2013, Giám đốc điều hành Nhân sự của công ty Huawei US đã gửi email đến tất cả nhân viên Huawei tại Mỹ để giới thiệu chương trình phần thưởng mới của công ty.
Mặc dù Email thông báo: “Tại Mỹ, chúng tôi sẽ không tha thứ hoặc tham gia vào các hoạt động như vậy. Công ty Huawei US tuyệt đối cấm hành vi này”, nhưng Email không đề cập đến việc chương trình phần thưởng có bị đình chỉ bởi công ty mẹ Huawei hay không, nhưng nhấn mạnh rằng: “Ở một số quốc gia và khu vực, các mệnh lệnh và chương trình thưởng như vậy có thể là bình thường và nằm trong phạm vi kinh doanh hàng ngày của khu vực”.
Scott Kennedy, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, cho rằng việc Huawei khuyến khích nhân viên ăn cắp bí mật thương mại của đối thủ cạnh tranh, là điều đáng ngạc nhiên nhất trong bản cáo trạng.
“Vẫn còn một số câu hỏi chưa được trả lời: Huawei đã đánh cắp những công nghệ nào khác? Chính phủ Trung Quốc có biết không? Huawei có kết thúc kế hoạch này không?”, ông Kennedy nhận xét.
Huawei đánh cắp công nghệ robot từ T-Mobile
Chính sách thưởng do Huawei áp dụng, đã gây ra một vấn đề cho công ty Huawei US tại Mỹ bởi vì công ty con này đang cố gắng giải thích với T-Mobile rằng hành vi trộm cắp trong phòng thí nghiệm là do “các nhân viên bất hảo” thực hiện, trái với ‘chính sách’ của Huawei.
Công ty Huawei US bị nghi ngờ ăn cắp phần mềm, thông số kỹ thuật và thông tin bí mật khác về robot thử nghiệm di động của T-Mobile có tên ‘Tappy’.
Vào thời điểm đó, Huawei đã cung cấp điện thoại di động cho T-Mobile. Trong mối quan hệ kinh doanh với T-Mobile, nhân viên Huawei đã tìm hiểu những chi tiết về các nhân viên T-Mobile, và liên tục tìm kiếm thông tin về các công nghệ độc quyền của T-Mobile.
Điều này đã khiến các nhân viên T-Mobile cảnh giác, sau đó là một loạt những điều kỳ quặc. Hai nhân viên Huawei tại Mỹ đã đưa một nhân viên thứ ba của Huawei (một kỹ sư Trung Quốc) đến phòng thí nghiệm để chụp ảnh robot “Tappy” mà không được phép.
Sau đó, một nhân viên Huawei ở Hoa Kỳ đã đặt một cánh tay của robot vào túi máy tính, và lẻn ra khỏi phòng thí nghiệm. Sau khi T-Mobile phát hiện ra vụ việc, sự tổn thất đã không thể khắc phục được.
Khai Tâm
No comments:
Post a Comment