Xuân Thành/Báo Mai
Tổng thư ký Khối Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg hôm Chủ Nhật (27/1) đã nói rằng những kêu gọi lặp đi lặp lại của Tổng thống Donald Trump yêu cầu các nước khác phải tăng đóng góp tài chính của họ bây giờ đã có kết quả thực tế sau khi các quốc gia thành viên NATO đồng ý chi hàng chục tỷ USD cho ngân sách quốc phòng.
Phát biểu trên chương trình “Fox News Sunday” hôm 27/1, ông Stoltenberg cho biết ông Trump đã nêu rõ cam kết của ông đối với NATO, cũng như yêu cầu của ông về việc các nước đồng minh phải đầu tư nhiều hơn. Trong suốt chiến dịch tranh cử 2016 và qua hai năm làm tổng thống Mỹ vừa qua, ông Trump liên tục ép các thành viên NATO phải chi tiêu cho quốc phòng của chính họ nhiều hơn thay vì phụ thuộc vào lực lượng và tiền của Mỹ để bảo vệ toàn khối.
Vào tháng 7/2018, trong cuộc họp NATO tại Brussels, ông Trump đã ép các đồng minh phải hoàn thành cam kết chi 2% GDP cho quốc phòng vào năm 2024.
Ông Stoltenberg nói trên “Fox News Sunday”: “Tại hội nghị thượng đỉnh vào tháng Bảy năm ngoái, chúng tôi đã đồng ý làm nhiều hơn để thúc đẩy và bây giờ chúng tôi đã nhìn thấy kết quả. Cho tới cuối năm tới, các đồng minh NATO sẽ chi thêm 100 tỷ USD cho quốc phòng. Do đó chúng tôi nhìn thấy một số tiền thực sự và một số kết quả thực sự.”
Sau phát biểu của Tổng thư ký NATO, ông Trump đã đăng tweet hoan nghênh ông Stoltenberg và chỉ trích truyền thông “tin giả” vì họ cáo buộc những kêu gọi của ông về việc các đồng minh phải chi tiêu nhiều hơn đã gây tổn hại cho toàn khối NATO.
“Jens Stoltenberg, Tổng thư ký NATO, vừa mới tuyên bố rằng nhờ tôi NATO đã có thể thu được nhiều tiền hơn từ các thành viên hơn trước đây sau nhiều năm ngân sách sụt giảm. Điều đó gọi là chia sẻ gánh nặng. Cũng là đoàn kết hơn. Đảng Dân chủ và [truyền thông] Tin Giả thích miêu tả điều ngược lại!”
Ông Stoltenberg đã thừa nhận rằng những phê bình của ông Trump đang gây áp lực lên NATO, nhưng cho biết những chỉ trích đó của tổng thống Mỹ là cần thiết để khối này chống lại Nga.
“Điều ông ấy đang làm là giúp chúng ta sửa đổi liên minh này, chúng ta cần điều này vì chúng ta đang sống trong một thế giới không thể dự đoán trước với việc Nga ngày càng quyết đoán hơn trong việc sử dụng bạo lực và vũ lực chống lại hàng xóm của họ, Ukraine. Và vì thế NATO phải sửa đổi,” ông Steltenberg nói.
Trước Tổng thư ký NATO, một số lãnh đạo thế giới khác cũng đã lên tiếng công nhận những chỉ trích của Tổng thống Trump giúp các tổ chức đa phương nhìn lại và sửa đổi để thích ứng với thời đại.
Thủ tướng Hoà Lan Mark Rutte
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ hôm thứ Tư (23/1), Thủ tướng Hoà Lan Keith Rutte đã nói: “Người Mỹ đã bỏ phiếu và Trump trở thành Tổng thống và có thể ông sẽ tái đắc cử… vì vậy chúng ta phải làm việc với ông ấy và tôi nghĩ ông ấy là một cơ hội.”
Thủ tướng Hoà Lan Mark Rutte
“Ông ấy chính là cơ hội để cải cách một số tổ chức đa phương mà chúng ta rất trân trọng, như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) – đã hoạt động không hiệu quả. Hoặc như Liên Hiệp Quốc hoặc Liên minh Châu Âu (EU) – có nhiều vấn đề cần giải quyết”, ông Rutte nói thêm.
Thủ tướng Hoà Lan Rutte lưu ý, Tổng thống Trump, ở một cương vị phù hợp, sẽ giúp thúc đẩy các biện pháp cải cách: “Nhìn chung, với Trump, chúng ta có thể thay đổi tổ chức đó”.
Trước đó, trong chương trình trả lời phỏng vấn truyền hình Hoà Lan hôm 20/1, ông Rutter khẳng định rằng: “Sự hiện diện của ông [Trump] có giá trị hữu ích, bởi vì ông ấy chỉ ra những điều không tốt về chủ nghĩa đa phương.”
Cũng phát biểu tại WEF hôm 23/1, Thủ tướng Đức Angela Merkel bảo vệ chủ nghĩa đa phương nhưng cho biết vẫn còn chỗ để cải cách các thể chế quốc tế. “Tôi nghĩ rằng chúng ta nên nói rằng chúng ta sẵn sàng xem xét các thể chế đã được thành lập, nhưng cần cải tổ chúng để sự cân bằng quyền lực thực sự được phản ánh một cách thực tế theo cách mà chúng được xây dựng.” bà Merkel nói.
Xuân Thành
No comments:
Post a Comment