Cuộc sống bận rộn, chúng ta thường phải đối mặt với một danh sách công việc lớn nhỏ tưởng như không bao giờ dứt cho đến tận sát giờ đi ngủ, rồi mỗi sáng khi thức dậy. Cũng vì lý do này mà mọi người đã bỏ qua một việc thật ra rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, được Đông y đánh giá là "10 phút vàng" chăm sóc sức khỏe.
Sau khi thức dậy, bạn đừng vội đi đánh răng rửa mặt hay ăn sáng, hoặc bắt tay ngay vào công việc, mà rất nên dành thời gian đầu tiên trong ngày để ngồi thiền. Nhiều người chưa hiểu tầm quan trọng của thiền, hoặc mặc định đó là việc rất khó theo đuổi. Nhưng quy tắc 10 phút đã được vị Quốc y Đại sư Đặng Thiết Đào chứng minh rằng ai cũng có thể làm được.
Hiện tại, việc ngồi thiền đã trở thành trào lưu gây "sốt" không chỉ tại các nước Châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc, mà còn có sức hút đặc biệt ở nhiều nước phương Tây phát triển cao, gồm Anh và Mỹ... Thiền trở thành động tác thể dục có nhiều người thực hành, có thể tập mọi lúc, mọi nơi.
Đông y có câu nói nổi tiếng "10 phút đầu ngày đổi lấy 10 năm tuổi thọ" chỉ để nhấn mạnh rằng: Sau khi cơ thể trải qua một đêm dài nghỉ ngơi, thời điểm bừng tỉnh đầu giờ sáng là "thời khắc vàng" quan trọng để bạn thêm một lần nâng niu và chăm sóc cơ thể theo cách tốt nhất.
Trải qua nghiên cứu và kế thừa thành tựu hàng ngàn năm của Đông y, Giáo sư - Quốc y Đại sư Trung Quốc Đặng Thiết Đào (101 tuổi) cho rằng, cách dưỡng sinh quan trọng nhất chính là dưỡng thần. "Thần" ở đây là tinh thần, trí óc, tâm trí. Dưỡng thần tốt là cơ thể được nghỉ ngơi tốt, qua đó có thể tái tạo, sinh trưởng và khỏe mạnh theo thời gian.
Giáo sư Đào mỗi sáng thức dậy đều không vội xuống giường, ông ngồi thiền khoảng 7-10 phút, hít thở đều và sâu. Khi tâm trí hoàn toàn an lạc, tinh thần tỉnh táo thì ông mới rời giường. Đã nhiều chục năm nay ông kiên trì như vậy.
Đây là bài tập dễ áp dụng vì có tới 4 kiểu ngồi, trong đó kiểu ngồi thứ 4 ai cũng có thể làm chứ không khó như mọi người nghĩ.
Thiền 7 phút = Ngủ ngon 7 giờ
Trong cuốn sách y học nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc "Hoàng đế nội kinh" có ghi: Vạn bệnh xuất hiện trên đời này đều sinh ra bởi khí. Tất cả những nhân tố ảnh hưởng đến sự vận hành của khí đều khiến con người sinh bệnh.
Khoa học dưỡng sinh cho rằng nên duy trì "khí" cân bằng, vận hành lưu thông, và không có điều gì có thể làm cho khí trở nên tuyệt vời bằng cách ngồi thiền. Khí thông, vạn vật sẽ phát triển. Con người sống được là nhờ vào hơi thở. Ngồi thiền là cách tốt nhất để điều chỉnh và thay đổi hơi thở ổn định, khỏe mạnh.
Nghiên cứu cho thấy, hầu hết những người sống thọ một cách khỏe mạnh trong lịch sử đều sở hữu hơi thở sâu, dài và có khí lực.
Một bậc hiền tài thời cổ đại Trung Quốc là Vương Dương Minh, được ví là cùng đẳng cấp địa vị với Khổng Tử, Mạnh Tử từng nói, "ngồi thiền là con đường để trường sinh bất lão". Sử sách còn chép rằng, những người bị bệnh, ngồi thiền mỗi ngày 30 phút (sáng/tối) đã có thể điều trị khỏi, tai điếc cũng có thể thính trở lại.
Chỉ cần ngồi thiền liên tục sau 2 tuần, cơ thể sẽ thay đổi một cách rõ ràng mà bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận được. Ngồi thiền tuy đơn giản như vậy nhưng lại tạo ra nội công mạnh, có thể ví như tập thể dục cường độ cao, là một liệu trình dưỡng sinh nên làm suốt đời, tăng năng lượng và đảm bảo cho việc kéo dài tuổi thọ.
Theo nghiên cứu, khi ngồi thiền và đạt đến mức độ cân bằng tâm trí, cơ thể sẽ nhận được những lợi ích vô cùng đặc biệt, cải thiện thể chất, nâng cao công năng hoạt động của lục phủ ngũ tạng, cải thiện trí nhớ và giảm nhẹ các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận, bệnh gút, bệnh phổi, cơ thể nặng nề, chân tay lạnh, bệnh thấp khớp và các loại bệnh tương tự khác.
Một nghiên cứu khác của chính các nhà khoa học Mỹ cũng cho kết quả tương tự triết lý của Giáo sư Đặng Thiết Đào, rằng chỉ cần ngồi thiền từ 5 đến 10 phút, mức tiêu thụ oxy não con người sẽ giảm 17%, và giá trị này tương ứng với những thay đổi cơ thể sau một giấc ngủ sâu trong vòng 7 giờ.
4 cách ngồi thiền: Hãy chọn cho mình một cách
Theo giáo sư Đặng Thiết Đào, nếu ngồi thiền thường xuyên thì bạn sẽ rất ít khi bị ốm. Cách ngồi thiền đúng cần lưu ý như sau:
1. Ngồi toàn kiết già
Đặt bàn chân trái lên đùi phải, rồi đặt bàn chân phải lên đùi trái, tạo thành tư thế ngồi vắt chéo chân cân bằng. Đây là tư thế hoàn thiện và khó nhất, có thể bạn cần thời gian để tập ngồi. Nếu người cao tuổi mới bắt đầu tập thì sẽ càng phải kiên trì vì các gân khớp xương thiếu sự mềm dẻo.
2. Ngồi bán kiết già
Chỉ áp dụng 1 chân so với cách ngồi toàn kiết già. Một chân gập kẹp gấp xuống dưới phía đùi trong của chân kia. Chân còn lại để lên trên. Bạn có thể đổi chân nếu khi ngồi lâu có hiện tượng tê mỏi.
(Ảnh minh họa)3. Ngồi kiết già thấpHai chân không vắt lên đùi như toàn kiết già, mà chỉ cần ngồi khoanh chân là đủ. Chân nên mở rộng.(Ảnh minh họa)4. Ngồi bằng chânHai chân ngồi phẳng trên mặt đất thoải mái, nhưng nên mở rộng đùi so với thân với góc vuông 90 độ.(Ảnh minh họa)8 điều lưu ý:1. Thời gian tốt nhất để ngồi thiền là thực hiện ngay sau khi tỉnh dậy. Vào thời gian khác cũng có thể ngồi thiền bình thường nhưng tốt nhất là phải sau bữa ăn ít nhất một tiếng.2. Nếu có điều kiện, bạn có thể pha một tách trà uống nóng trước khi thiền để giúp thông kinh lạc một cách hiệu quả hơn.3. Sau khi ngồi thiền, có thể vận động thêm 20 phút sẽ làm tăng hiệu quả dưỡng sinh với các hình thức đa dạng như mát xa, tập thể dục nhẹ, đi bộ…4. Nếu xuất hiện trung tiện (đánh rắm) sau khi ngồi thiền, bạn không phải lo lắng vì đó là dấu hiệu tốt trong việc tiêu hóa. Thiền làm tăng cảm giác ngon miệng và dễ dàng đại tiện, cải thiện hệ tiêu hóa.5. Trong quá trình ngồi thiền, bất kể là mùa nào trong năm thì bạn cũng nên mặc đủ quần áo khi cảm thấy lạnh. Nếu quá nóng thì có thể cởi bớt quần áo, mặc đồ thông khí để tăng hiệu quả.6. Khi ngồi thiền cần thả lỏng toàn bộ cơ bắp trên cơ thể, thư giãn, ngồi thiền trên giường hoặc trên ghế không có tựa lưng, nhưng tuyệt đối không ngồi trực tiếp lên mặt đất mà không có thảm.7. Ngồi thiền toàn kiết già có tác dụng tốt nhất lên cơ thể vì bàn chân có rất nhiều huyệt vị, khi đè lên sẽ giống như một lần bạn mát xa, bấm huyệt. Tuy nhiên không nên cố ép mình ngồi tư thế này nếu cơ thể bạn không đủ dẻo, như thế sẽ mất tác dụng tích cực và tự nhiên của việc thiền.8. Khi ngồi thiền cần phải chú ý đến tư thế của cổ, mặt, mắt, miệng phải thẳng, hướng về phía trước, đôi mắt nhẹ nhàng nhắm lại, miệng mím lại, không nên há ra, lưỡi đặt chống lên sát vòm họng là tốt nhất.
No comments:
Post a Comment